TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 132-136<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NƯỚC THẢI SAU CHƯNG CẤT CỒN<br />
ĐỂ SẢN SUẤT CHẾ PHẨM BIO-HR DÙNG TRONG CHĂN NUÔI<br />
Võ Thị Hạnh1*, Lê Thị Bích Phượng1, Trần Thạnh Phong1,<br />
Lê Tấn Hưng1, Trương Thị Hồng Vân1, Lê Thị Hương1, Tô Thanh Hằng2<br />
(1)<br />
<br />
Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)hanhthunhan@gmail.com<br />
(2)<br />
Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh<br />
<br />
TÓM TẮT: Nước thải sau chưng cất cồn (NTSCCC) của nhà máy rượu Bình Tây được sử dụng làm môi<br />
trường nuôi cấy giống hỗn hợp vi sinh vật (VSV) có ích tạo chế phẩm sinh học BIO-HR. Chế phẩm BIOHR chứa mật độ tế bào Bacillus sp. ≥ 107 CFU/ml, Lactobacillus sp. ≥ 107 CFU/ml, Saccharomyces sp. ≥<br />
106 CFU/ml, pH 4-5, không chứa Coliforms, có mùi thơm và vị chua và bảo quản được trong thời gian<br />
trên một tháng. Hiệu quả sử dụng của chế phẩm BIO-HR (2,5 ml Bio-HR/lít nước) cho gà Lương Phượng<br />
3 tuần tuổi uống, sau 8 tuần nuôi, tăng trọng bình quân (kg/con) cao hơn lô đối chứng 30%; hệ số tiêu tốn<br />
thức ăn (FCR) thấp hơn lô đối chứng 16%. Vì vậy, các nhà máy sản xuất cồn thay vì tốn chi phí để xứ lý<br />
toàn bộ nước thải, có thể tận dụng NTSCCC để sản xuất chế phẩm sinh học giàu VSV có ích, tạo thêm<br />
việc làm cho người lao động và tăng lợi nhuận cho nhà máy; giúp người chăn nuôi mua được chế phẩm<br />
sinh học giá rẻ và hiệu quả sử dụng cao.<br />
Từ khóa: Bacillus, Coliforms, Lactobacillus, Saccharomyces, chăn nuôi, vi sinh vật có ích.<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Tính trung bình, lượng nước thải của các<br />
nhà máy sản xuất ethanol gấp 10 lần thể tích<br />
ethanol thành phẩm. Tùy thuộc vào loại nguyên<br />
liệu và qui mô sản xuất ethanol mà các nhà máy<br />
lựa chọn các phương pháp tái sử dụng và xử lý<br />
khác nhau.<br />
Nước thải chưng chất cồn từ nguyên liệu<br />
tinh bột (bắp, lúa miến, lúa mạch, lúa mì, khoai<br />
tây...) có giá trị dinh dưỡng cao, gồm tế bào<br />
nấm men tự phân giải, giàu các vitamin nhóm<br />
B, protein thô (1-4%, dựa trên chất khô), chất<br />
xơ, các axít amin và các chất khoáng [4].<br />
Ở Hoa Kỳ, ethanol được sản xuất từ tinh bột<br />
ngô, trung bình 25,4 kg bột ngô sản xuất ra 10,6<br />
lít ethanol, 8,2 kg bã rượu khô và 8,2 kg<br />
CO2 [5]. Chất thải sau chứng cất cồn được ly<br />
tâm để tách nước, phần chất rắn khoảng 65% độ<br />
ẩm, gọi là bã rượu ướt, hoặc được sấy khô gọi là<br />
bã rượu khô, phần chất lỏng được cô đặc và<br />
phối trộn lại với bã rượu ướt. Tất cả các loại bã<br />
rượu được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi [3].<br />
Nước thải chưng cất cồn từ tinh bột còn được<br />
sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ [6], nhân<br />
sinh khối Lactobacillus sakei CY1 [8] và<br />
Saccharomyces cerevisiae [5].<br />
Công ty cổ phần rượu Bình Tây có dây<br />
<br />
chuyền công nghệ sản xuất cồn thực phẩm tiên<br />
tiến, sử dụng nguyên liệu tinh bột gạo và một<br />
phần nhỏ tinh bột khoai mì qui mô 20.000<br />
lít/ngày, NTSCCC (100-200 m3 /ngày) được cho<br />
qua máy lọc khung bản để tách nước, phần chất<br />
rắn dạng bột nhão được bán giá rẻ làm thức ăn<br />
gia súc, phần nước được cho qua hệ thống xử lý<br />
nước thải theo phương pháp sinh học (vốn đầu<br />
tư 16 tỉ đồng) đạt tiêu chuẩn loại A trước khi<br />
thải ra môi trường. Tuy nhiên, chi phí để vận<br />
hành hệ thống xử lý nước thải rất cao (khoảng<br />
35.000 đ/khối nước thải).<br />
Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là tận<br />
dụng NTSCCC của nhà máy rượu Bình Tây làm<br />
môi trường nuôi cấy hỗn hợp VSV có ích, tạo<br />
chế phẩm sinh học giá rẻ dùng trong chăn nuôi.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Vật liệu<br />
Nước thải sau chưng cất cồn được lấy từ<br />
nhà máy rượu Bình Tây, và được gửi phân tích<br />
các chỉ tiêu: chất khô (%), đạm thô (%), tinh bột<br />
(%), xơ thô (%), P, K, Mg và Coliforms.<br />
Giống VSV có ích: chứa hỗn hợp các chủng<br />
Bacillus spp. 109 CFU/ml, Lactobacillus spp.,<br />
109 CFU/ml và Saccharomyces spp. 108<br />
CFU/ml (được sản xuất tại Pilot Công nghệ vi<br />
sinh, Viện Sinh học nhiệt đới).<br />
132<br />
<br />
Vo Thi Hanh et al.<br />
<br />
Qui trình sản xuất chế phẩm BIO-HR<br />
Giống VSV có ích → Môi trường NTSCCC<br />
(rỉ đường mía 2% w/v) → Lên men tĩnh 3-5<br />
ngày ở nhiệt độ phòng → đóng chai: chế phẩm<br />
Bio-HR [2]. Theo dõi các chỉ tiêu: mật độ tế bào<br />
Bacillus spp., vi khuẩn lactic, nấm men, pH,<br />
Coliforms, mùi vị của các dịch nuôi cấy (sản<br />
xuất 3 mẻ).<br />
Xác định mật độ tế bào VSV: bằng phương<br />
pháp đếm khuẩn lạc trên môi trường chọn lọc<br />
[1].<br />
Thử nghiệm hiệu quả chế phẩm Bio-HR trên<br />
gà Lương Phượng<br />
Chế phẩm BIO-HR được thử nghiệm trên gà<br />
Lương Phượng từ 3 tuần tuổi bằng cách pha với<br />
nước sạch cho gà uống, thử nghiệm được chia<br />
lô ngẫu nhiên, mỗi lô 30 con (đồng đều giới<br />
tính, trọng lượng và khỏe mạnh), tại Trung tâm<br />
<br />
Nông Lâm Ngư, Đại học Nông lâm tp. Hồ Chí<br />
Minh theo các công thức như sau: lô 1 (đối<br />
chứng): Cám hỗn hợp Con Cò; Lô 2: Cám hỗn<br />
hợp Con Cò + Chế phẩm BIO-HR (2,5 ml/lít<br />
nước uống); lô 3: Cám hỗn hợp Con Cò + Chế<br />
phẩm BIO-HR (5,0 ml/lít nước uống); Lô 4:<br />
Cám hỗn hợp Con Cò + Chế phẩm Bio-HR (7,5<br />
ml/lít nước uống).<br />
Theo dõi các chỉ tiêu tăng trọng trung<br />
bình, thức ăn tiêu tốn và hệ số tiêu tốn thức ăn<br />
(kg thức ăn/kg thể trọng) sau 8 tuần nuôi. Số<br />
liệu thu được của các công thức được phân tích<br />
biến lượng (ANOVA) đơn yếu tố để đánh giá sự<br />
khác biệt ở mức P ≤ 0,05, thao tác trên phần<br />
mềm MINITAB 16 for Window.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Thành phần lý hóa sinh của nước thải sau<br />
chưng cất cồn<br />
<br />
Bảng 1. Các chỉ tiêu phân tích của nước thải sau chưng cất cồn<br />
Chỉ tiêu<br />
pH<br />
Chất khô (%)<br />
Đạm thô (g/l)<br />
Tinh bột (g/l)<br />
Xơ thô (g/l)<br />
P (mg/l)<br />
K (mg/l)<br />
Mg (mg/l)<br />
Coliforms<br />
<br />
Hàm lượng<br />
3,9<br />
1,82<br />
12,25<br />
1,03<br />
1,35<br />
222,59<br />
164,62<br />
27,23<br />
Không phát hiện<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy, thành phần NTSCCC của<br />
nhà máy rượu Bình Tây gồm đạm thô (12,25<br />
g/l), P (222,59 mg/l), K (164,62 mg/l) và không<br />
có Coliforms nên thích hợp cho các chủng VSV<br />
có ích sinh trưởng.<br />
Sản xuất chế phẩm BIO-HR qui mô 10 lít/mẻ<br />
<br />
Môi trường NTSCCC được cho thùng nhựa<br />
10 lít, cấy 5% giống hỗn hợp VSV có ích, để<br />
lên men tĩnh trong 3 ngày ở nhiệt độ phòng.<br />
Mật độ tế bào Bacillus sp., Lactobacillus sp.,<br />
Saccharomyces sp. và pH của ba đợt sản xuất<br />
được trình bày trong bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2. Mật độ VSV có ích và pH trong chế phẩm BIO-HR (qui mô 5 lít/mẻ)<br />
Các đợt sản<br />
xuất<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
133<br />
<br />
Bacillus sp.<br />
(CFU/ml)<br />
1,0 × 107<br />
1,5 × 107<br />
1,2 × 107<br />
<br />
Lactobacillus<br />
sp. (CFU/ml)<br />
4,5 × 109<br />
3,6 × 109<br />
4,0 × 109<br />
<br />
Saccharomyces<br />
sp. (CFU/ml)<br />
7,0 × 106<br />
8,5 × 106<br />
8,0 × 106<br />
<br />
Coliforms<br />
<br />
pH<br />
<br />
Không phát<br />
hiện<br />
<br />
4,05<br />
4,1<br />
4,15<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 132-136<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy, mật độ tế bào VSV có ích<br />
và pH của ba mẻ sản xuất tương đương nhau,<br />
Bacillus sp. (≥ 107 CFU/ml), Lactobacillus sp.<br />
(≥ 109 CFU/ml), Saccharomyces sp. ( ≥ 7,0 ×<br />
106 CFU/ml) và pH khoảng 4 và không có<br />
Coliforms. Trong môi trường NTSCCC,<br />
Bacillus sp. phát triển trên bề mặt môi trường,<br />
sinh ra các enzyme và chất trao đổi. Đồng thời,<br />
Lactobacillus sp. lên men đường thành axít<br />
lactic làm giảm pH của môi trường, tạo điều<br />
kiện<br />
thích<br />
hợp<br />
cho<br />
nấm<br />
men<br />
<br />
(Saccharomyces sp.) lên men đường thành rượu,<br />
xảy ra phản ứng ester hoá ứng giữa axít lactic<br />
và rượu, tạo ra mùi thơm của dịch nuôi cấy.<br />
Sản xuất chế phẩm BIO-HR qui mô 100<br />
lít/mẻ<br />
Môi trường NTSCCC được cho vào bồn<br />
nhựa 100 lít, cấy 5% giống hỗn hợp VSV có<br />
ích, để lên men tĩnh trong 3 ngày ở nhiệt độ<br />
phòng. Mật độ tế bào Bacillus sp., Lactobacillus<br />
sp., Saccharomyces sp. và pH của ba đợt sản<br />
xuất được trình bày trong bảng 3.<br />
<br />
Bảng 3. Mật độ VSV có ích và pH trong chế phẩm BIO-HR (qui mô 100 lít/mẻ)<br />
Các mẻ<br />
sản xuất<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Bacillus sp.<br />
(CFU/ml)<br />
8,5 × 106<br />
7<br />
<br />
1,0 × 10<br />
<br />
6<br />
<br />
7,5 × 10<br />
<br />
Lactobacillus<br />
sp. (CFU/ml)<br />
3,0 × 109<br />
9<br />
<br />
2,5 × 10<br />
<br />
9<br />
<br />
2,0 × 10<br />
<br />
Bảng 3 cho thấy, mật độ tế bào Bacillus sp.<br />
(≥ 7,0 × 106 CFU/ml), Lactobacillus sp. (≥ 109<br />
CFU/ml), Saccharomyces sp. (≥ 6,0 × 106<br />
CFU/ml) và pH khoảng 4,1 trong MT NTSCCC<br />
qui mô 100 lít/mẻ tương đương với qui mô 10<br />
lít/mẻ.<br />
<br />
Saccharomyces<br />
sp. (CFU/ml)<br />
6,0 × 106<br />
6<br />
<br />
7,5 × 10<br />
<br />
6<br />
<br />
Coliforms<br />
<br />
pH<br />
4,1<br />
<br />
Không phát<br />
hiện<br />
<br />
7,0 × 10<br />
<br />
4,0<br />
4,15<br />
<br />
Theo dõi thời gian bảo quản chế phẩm<br />
Bio-HR<br />
Chế phẩm BIO-HR được đóng vào chai 1 lít và<br />
bảo quản ở điều kiện thoáng mát, tránh ánh nắng.<br />
Mật độ VSV có ích và pH của chế phẩm BIO-HR<br />
được theo dõi sau 7 đến 30 ngày bảo quản.<br />
<br />
Bảng 4. Mật độ VSV hữu ích và pH của chế phẩm BIO-HR sau 7 - 30 ngày bảo quản<br />
Thời gian<br />
bảo quản<br />
(ngày)<br />
7<br />
15<br />
30<br />
<br />
Bacillus sp.<br />
(CFU/ml)<br />
<br />
Lactobacillus<br />
sp. (CFU/ml)<br />
<br />
Saccharomyces<br />
sp. (CFU/ml)<br />
<br />
1,0 × 107<br />
<br />
2,0 × 109<br />
<br />
5,5 × 106<br />
<br />
6<br />
<br />
8<br />
<br />
6<br />
<br />
6,0 × 10<br />
<br />
6<br />
<br />
2,5 × 10<br />
<br />
4,0 × 10<br />
<br />
8<br />
<br />
1,0 × 10<br />
<br />
Bảng 4 cho thấy, mật độ tế bào VSVgiảm<br />
không đáng kể và pH ổn định sau 30 ngày bảo<br />
quản ở nhiệt độ thường.<br />
Kết quả thử nghiệm hiệu quả chế phẩm BioHR trên gà Lương Phượng<br />
Bảng 5 cho thấy, trọng lượng đầu vào<br />
và tổng lượng thức ăn tiêu thụ giữa các lô<br />
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(P > 0,05); nhưng trọng lượng khi xuất chuồng<br />
<br />
3,0 × 10<br />
<br />
6<br />
<br />
1,0 × 10<br />
<br />
Coliforms<br />
<br />
pH<br />
4,0<br />
<br />
Không phát<br />
hiện<br />
<br />
4,05<br />
4,1<br />
<br />
và hệ số tiêu tốn thức ăn ở các lô có sự khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05); trong đó,<br />
tổng tăng trọng cao nhất ở lô 2 và lô<br />
3 (bổ sung 2,5 ml và 5 ml Bio-HR/lít<br />
nước uống) tương ứng là 52,79 kg và 53,235 kg,<br />
cao hơn lô 1 (43,5 kg) 1,3 lần và hệ số tiêu<br />
tốn thức ăn ở lô 2 và 3 tương ứng là 2,39 và<br />
2,45 thấp hơn lô đối chứng 1,15 lần (2,78)<br />
(bảng 5).<br />
<br />
134<br />
<br />
Vo Thi Hanh et al.<br />
<br />
Bảng 5. Tăng trọng trung bình, thức ăn tiêu tốn và hệ số tiêu tốn thức ăn của gà sau 8 tuần nuôi<br />
(thời điểm thu hoạch)<br />
Lô 1<br />
P (mức ý<br />
Công thức<br />
Lô 2<br />
Lô 3<br />
Lô 4<br />
(đối chứng)<br />
nghĩa)<br />
Các chỉ tiêu<br />
(n = 30)<br />
(n = 30)<br />
(n = 30)<br />
(n = 30)<br />
13,5a<br />
13,49a<br />
13,535a<br />
13,415a<br />
0,973<br />
Tổng trọng lượng đầu vào (kg)<br />
Tổng trọng lượng đầu ra khi xuất<br />
b<br />
a<br />
a<br />
ab<br />
43,5<br />
52,79<br />
53,235<br />
48,685<br />
0,000<br />
chuồng (kg)<br />
30<br />
39,3<br />
39,7<br />
35,27<br />
0,000<br />
Tổng tăng trọng (kg)<br />
Tổng lượng ăn tiêu thụ (kg)<br />
83,5<br />
93,9<br />
97,1<br />
90,4<br />
0,165<br />
Hệ số tiêu tốn thức ăn (kg thức<br />
2,78<br />
2,39<br />
2,45<br />
2,56<br />
0,000<br />
ăn/kg thể trọng)<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
Tỷ lệ sống trung bình (%)<br />
(a,b) trong cùng hàng ngang, là những chữ cái khác nhau thì có sự sai khác thống kê rõ rệt (P < 0,05).<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
NTSCCC của nhà máy rượu Bình Tây có<br />
thành phần hoá lý sinh thích hợp để nuôi cấy<br />
giống hỗn hợp VSV có ích tạo chế phẩm sinh<br />
học BIO-HR. Chế phẩm BIO-HR chứa mật độ<br />
tế bào Bacillus spp. > 107 CFU/ml,<br />
Lactobacillus spp. > 107 CFU/ml, và<br />
Saccharomyces sp. > 106 CFU/ml, pH 4, không<br />
chứa Coliforms, có mùi thơm và vị chua và bảo<br />
quản được trong thời gian trên một tháng.<br />
Hiệu quả sử dụng của chế phẩm Bio-HR<br />
(2,5 - 5 ml ml Bio-HR/lít nước) cho gà Lương<br />
Phượng 3 tuần tuổi uống, sau 8 tuần nuôi, tổng<br />
tăng trọng cao cao hơn đối chứng 1,3 lần và hệ<br />
số tiêu tốn thức ăn thấp hơn lô đối chứng 1,15<br />
lần.<br />
Lời cảm ơn: Công trình này được hỗ trợ<br />
kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ<br />
tp. Hồ Chí Minh (2012-2013).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Benson H. J., 1990. Microbiological<br />
applications. Wm. C. Brown Publishers,<br />
USA, pp. 87-92.<br />
2. Võ Thị Hạnh, Lê Thị Bích Phượng, Trần<br />
Thạnh Phong, Lê Tấn Hưng Trương Thị<br />
Hồng Vân, 2007. Sản xuất và thương mại<br />
hoá các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi<br />
trồng thủy sản. Tuyển tập hội nghị khoa học<br />
và công nghệ gắn với thực tiễn lần 2. Nxb.<br />
Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.<br />
<br />
135<br />
<br />
3. Krzywonos M., Cibis E., Miskiewicz T.,<br />
and Ryznar-Luty A., 2009. Utilization and<br />
biodegradation of starch stillage (distillery<br />
wastewater), Electron. J. Biotech., 12(1):<br />
0717-3458.<br />
4. Mustafa A. F, McKinnon J. J., Ingledew M.<br />
W., Christensen D. A., 2000. The nutritive<br />
value for ruminants of thin stillage and<br />
distillers’ grains derived from wheat, rye,<br />
triticale and barley. J. Sci. Food Agr., 80(5):<br />
607-613.<br />
5. Shurson J., 2004. Quality and Nutritional<br />
Characteristics of Distiller's. Dried Grains<br />
with Solubles. (DDGS). Dept. of Animal<br />
Science.<br />
University<br />
of<br />
Minnesota.<br />
www.ddgs.umn.edu/.<br />
6. Tanaka Y., Murata A., Hayashida S., 1995.<br />
Accelerated composting of cereal Shochudistillery<br />
wastes<br />
by Actinomycetes:<br />
promotive composting of Shochu-distillery<br />
waster (I). Seibutsu-kogaku Kaishi, 73: 365372.<br />
7. Yang Fan-Chaing, Tung Han-Lin, 1996.<br />
Reuse of thin stillage from rice spirit for the<br />
culture of the yeast Saccharomyces<br />
cerevisiae. Process Biochemistry, 31(6):<br />
617-620.<br />
8. Yuliani E., Imai T., Teeka J., Tomita S.,<br />
2011. Utilization of sweet potato-shochu<br />
distillery wastewater as growth stimulating<br />
of Lactobacillus sakei CY1. Int. J. Aca.<br />
Res., 3(2): 419-423.<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 132-136<br />
<br />
A STUDY ON USING ETHANOL DISTILLERY WASTE<br />
TO PRODUCE BIO-HR PRODUCT FOR LIVESTOCK<br />
Vo Thi Hanh1, Le Thi Bich Phuong1, Tran Thanh Phong1,<br />
Le Tan Hung1, Truong Thi Hong Van1, Le Thi Huong1, To Thanh Hang2<br />
(1)<br />
<br />
Institute of Tropical Biology, VAST<br />
Nong Lam University, Ho Chi Minh city<br />
<br />
(2)<br />
<br />
SUMMARY<br />
The ethanol distillery waste (stillage) of the Binh Tay company was used for the growth of useful<br />
microorganisms, such as, Bacillus sp., Lactobacillus sp. and Saccharomyces sp., to produce BIO-HR product.<br />
The BIO-HR product obtained after 3 days of fermentation at room temperature contained cell density of<br />
Bacillus sp. ≥ 107 CFU/ml, Lactobacillus sp. ≥ 107 CFU/ml, Saccharomyces sp. ≥ 106 CFU/ml, pH 4-5<br />
without Coliforms.<br />
Effects of the Bio-HR on Luong Phuong chicken showed that if chickens drink a solution of 2.5 g BioHR/litre of tap water for 8 weeks, the average weight (kg/head) was 30% higher than the control plot and<br />
Feed Consumption Rate (FCR) was reduced by 16% compared to the control plot. Therefore, instead of entire<br />
waste water treatment, the ethanol producers can reuse stillage to produce a bio-product of high quality for<br />
livestock, reducing the cost of waste water treatment, and thus creating more jobs for workers and achieving<br />
more profit.<br />
Keywords: BIO-HR product, ethanol distillery waste (stillage), livestock, useful microorganisms.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 21-6-2012<br />
<br />
136<br />
<br />