TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 52, 2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG (B, Mo,<br />
Zn) VÀ CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG (α-NAA) TÁC ĐỘNG TĂNG<br />
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea)<br />
TRÊN ĐẤT CÁT Ở THỪA THIÊN HUẾ<br />
Nguyễn Đình Thi<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Sử dụng phối hợp các nguyên tố vi lượng B, Mo, Zn và chất kích thích sinh trưởng α-<br />
NAA tác động tăng sinh trưởng và năng suất cây trồng đã được thực hiện rất thành công ở<br />
nhiều nước trên thế giới nhưng chưa có nghiên cứu nào theo hướng này cho cây lạc trồng trên<br />
đất cát ở Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm này được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng<br />
Tứ Hạ năm 2007 – 2008 đã xác định được: Sử dụng phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA đã tăng sinh<br />
trưởng và năng suất lạc ở mức sai khác có ý nghĩa; Sử dụng hỗn hợp B, Mo, Zn đã tăng năng<br />
suất củ tới 23,23%; Sử dụng phối hợp B, Mo, Zn kết hợp với α-NAA tăng năng suất củ tới<br />
28,69%. Nồng độ phù hợp của các nguyên tố vi lượng là 0,03% và của α-NAA là 20 ppm.<br />
<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Sử dụng hợp lý nguyên tố vi lượng (B, Mo, Zn) và chất điều hoà sinh trưởng (α-<br />
NAA) góp phần tăng năng suất cây trồng là hướng nghiên cứu có hiệu quả cao, đã được<br />
khẳng định ở nhiều nước trên thế giới [2, 6] nhưng còn ít được thực hiện ở Việt Nam.<br />
Ở Thừa Thiên Huế, lạc là cây trồng chính nhưng năng suất hiện còn thấp (17,6<br />
tạ/ha, 2005). Việc nghiên cứu bón bổ sung vi lượng và chất điều hoà sinh trưởng cho lạc<br />
trên đất cát ở đây là hướng nghiên cứu mới, có triển vọng do: 1) Thừa Thiên Huế là tỉnh<br />
có diện tích đất cát nghèo dinh dưỡng lớn và khí hậu tương đối khắc nghiệt; 2) Các loại<br />
đất cát ở Việt Nam đã được xác định là rất thiếu vi lượng; 3) Chưa có công trình nghiên<br />
cứu toàn diện nào theo hướng diện được công bố [7].<br />
Từ năm 2005 đến nay, tại Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Tứ Hạ, chúng tôi đã<br />
tiến hành nhiều thí nghiệm riêng rẽ và đã xác định được liều lượng cũng như thời kỳ xử<br />
lý thích hợp góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc [4, 5]. Thí nghiệm này<br />
được bố trí dựa trên những kết quả thu được nhằm nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của<br />
các nguyên tố vi lượng (B, Mo, Zn) và chất điều hoà sinh trưởng (α-NAA) đến sinh<br />
trưởng và sự tạo năng suất lạc, làm cơ sở tạo hỗn hợp tăng năng suất lạc trên đất cát ở<br />
Thừa Thiên Huế và những vùng tương tự khác.<br />
<br />
<br />
127<br />
II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Vật liệu<br />
Giống lạc thí nghiệm: L14, đây là giống có triển vọng ở miền Trung [1]<br />
Hóa chất sử dụng: ZnSO4.4H2O; H3BO3; (NH4)6Mo7O24.4H2O và α - NAA 80%<br />
hoạt chất<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Thí nghiệm gồm 8 công thức, được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu<br />
nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Các công thức đều được xử lý vi lượng cho hạt trước<br />
khi gieo và phun lên lá vào thời kỳ sau ra hoa [4, 5]. Diện tích mỗi ô là: 1,5 x 5 = 7,5 m2.<br />
Công thức 1: đối chứng (xử lý nước lã)<br />
Công thức 2: xử lý α - NAA (20 ppm)<br />
Công thức 3: xử lý B (0,02%) + Mo (0,02%) + Zn (0,02%)<br />
Công thức 4: xử lý B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%)<br />
Công thức 5: xử lý B (0,04%) + Mo (0,04%) + Zn (0,04%)<br />
Công thức 6: xử lý B (0,02%) + Mo (0,02%) + Zn (0,02%) + α - NAA 20 ppm<br />
Công thức 7: xử lý B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) + α - NAA 20 ppm<br />
Công thức 8: xử lý B (0,04%) + Mo (0,04%) + Zn (0,04%) + α - NAA 20 ppm<br />
Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm gồm: chiều cao thân, số cành và chiều dài<br />
cành, số lượng và khối lượng nốt sần, chỉ số diện tích lá, khối lượng diện tích lá, hiệu<br />
suất quang hợp, tích luỹ chất khô, số lượng và khối lượng quả trên cây, khối lượng 100<br />
quả và khối lượng 100 hạt, năng suất sinh vật, năng suất kinh tế, hệ số kinh tế.<br />
Mỗi chỉ tiêu được xác định theo phương pháp nghiên cứu hiện hành cho cây lạc<br />
và cho sinh lý thực vật [3]. Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học theo chương trình<br />
MSTATC.<br />
III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của B, Mo, Zn và α-NAA đến sinh trưởng và<br />
năng suất lạc, chúng tôi thu được một số kết quả mới lần lượt trình bày ở các bảng sau:<br />
3.1. Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến sinh trưởng thân cành lạc<br />
Chiều cao cây là chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng tạo nên bộ khung tán cây, mang<br />
lá (nguồn) và quả (vật chứa kinh tế). Kết quả ở bảng 1 cho thấy sử dụng các hỗn hợp tác<br />
động đã thay đổi chiều cao cây qua các thời kỳ theo dõi. Công thức xử lý phối hợp B,<br />
Mo, Zn và α-NAA làm tăng chiều cao cây ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng<br />
và các công thức phối hợp khác. Công thức 7 có chiều cao cây lớn nhất, chiều cao cây<br />
<br />
128<br />
thấp nhất ở công thức đối chứng và công thức 5. Như vậy, phối hợp vi lượng và chất<br />
điều hoà sinh trưởng cho lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế đã có tác dụng tăng<br />
trưởng chiều cao cây.<br />
Bảng 1: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến chiều cao thân chính<br />
Chiều cao thân chính tại thời kỳ ...... (cm/cây)<br />
Công thức<br />
Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa Thu hoạch<br />
1 3,00 de 10,16 d 27,20 e 32,820 e<br />
2 2,89 e 10,78 c 26,57 e 33,79 cd<br />
3 3,00 de 10,83 c 29,67 c 33,36 de<br />
4 3,28 bc 11,13 c 30,46 bc 34,11 bc<br />
5 3,13 cd 9,34 e 28,56 d 33,01 e<br />
6 3,39 b 12,64 ab 29,96 c 34,72 b<br />
7 3,63 a 12,94 a 31,50 a 35,34 a<br />
8 3,39 b 12,22 b 30,94 ab 34,61 b<br />
LSD0,05 0,181 0,484 0,896 0,607<br />
Đối với cây lạc, số cành và chiều dài cành là những chỉ tiêu có tương quan thuận<br />
và chặt với năng suất. Phần lớn quả lạc (khoảng 70 - 80%) được tạo ra trên cành [1].<br />
Qua số liệu bảng 2 cho thấy xử lý phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA đã tăng số cành và<br />
chiều dài cành lạc ở mức sai khác có ý nghĩa. Trong các công thức thí nghiệm, công<br />
thức 7 cho kết quả cao nhất về số cành và chiều dài cành cấp 1, cấp 2.<br />
Bảng 2: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến sự tạo cành lạc<br />
Công Số cành (cành/cây) Chiều dài cành (cm/cây)<br />
thức Cành cấp 1 Cành cấp 2 Cành cấp 1 Cành cấp 2<br />
1 4,80 cd 1,80 g 38,63 e 26,12 f<br />
2 5,00 ab 1,97 d 39,41 b-e 28,62 de<br />
3 4,90 b-d 1,97 d 39,12 c-e 29,17 cd<br />
4 5,07 ab 2,07 b 40,44 bc 29,87 bc<br />
5 4,77 d 1,83 f 39,04 de 27,89 e<br />
6 5,07 ab 2,00 c 40,32 b-d 29,74 bc<br />
7 5,17 a 2,13 a 41,98 a 31,11 a<br />
8 4,97 bc 1,93 e 40,54 b 30,50 ab<br />
LSD0,05 0,170 0,027 1,231 1,029<br />
3.2. Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến số lượng và khối lượng nốt sần<br />
Nốt sần lạc là kết quả cộng sinh giữa vi khuNn Rhizobium với rễ cây, trong quan<br />
hệ đó lạc cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cho vi khuNn còn vi khuNn sẽ thực hiện<br />
quá trình khử N2 thành dạng đạm dễ sử dụng cung cấp lại cho cây nhờ enzyme<br />
nitrogenase.<br />
129<br />
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến số lượng và khối<br />
lượng nốt sần trên cây lạc cho thấy xử lý phối hợp các nguyên tố trên với nồng độ hợp<br />
lý đã tăng đồng thời số lượng và khối lượng nốt sần hữu hiệu ở các thời kỳ theo dõi.<br />
Bảng 3: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến số lượng và khối lượng nốt sần<br />
Số lượng nốt sần ở thời kỳ ... Khối lượng nốt sần ở<br />
Công<br />
(nốt/cây) thời kỳ ... (g/cây)<br />
thức<br />
Tr. ra hoa Ra hoa Sau ra hoa Tr. ra hoa Ra hoa Sau ra hoa<br />
1 32,89 c 110,69 d 385,00 e 0,017 a 0,133 cd 0,393 b<br />
2 42,56 a 129,24 c 503,78 ab 0,024 a 0,128 d 0,501 a<br />
3 34,00 c 129,78 c 436,33 c 0,020 a 0,149 bc 0,396 b<br />
4 35,89 bc 140,89 b 492,33 b 0,022 a 0,166 ab 0,418 b<br />
5 24,00 d 81,89 e 394,56 de 0,017 a 0,160 ab 0,381 b<br />
6 38,67 ab 130,89 c 515,44 ab 0,021 a 0,154 ab 0,411 b<br />
7 42,31 a 165,56 a 527,56 a 0,023 a 0,177 a 0,424 b<br />
8 41,60 a 134,33 bc 419,56 cd 0,022 a 0,161 ab 0,403 b<br />
LSD0,05 4,120 7,098 27,350 0,0189 0,0189 0,0597<br />
3.3. Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến chỉ số diện tích lá và khối lượng<br />
diện tích lá<br />
Chỉ số diện tích lá và khối lượng diện tích lá là những chỉ tiêu quan trọng để<br />
đánh giá khả năng tạo và vận chuyển chất hữu cơ từ nguồn (lá) về vật chứa kinh tế (quả<br />
và hạt). Chỉ số diện tích lá và khối lượng diện tích lá thích hợp chứng tỏ bộ lá có cấu<br />
trúc thuận lợi để cây thực hiện quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ và khả năng trao đổi<br />
nước tốt hơn.<br />
Bảng 4: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA chỉ số diện tích lá<br />
và khối lượng diện tích lá<br />
Chỉ số diện tích lá ở thời kỳ ... Khối lượng diện tích lá tại thời<br />
Công<br />
(m2 lá/m2 đất) kỳ ...... (g/dm2)<br />
thức<br />
Tr. ra hoa Ra hoa Sau ra hoa Tr. ra hoa Ra hoa Sau ra hoa<br />
1 0,387 dc 1,983 c 4,094 c 0,411 c 0,489 b 0,473 b<br />
2 0,404 a-c 2,017 bc 4,360 bc 0,440 a-c 0,502 b 0,493 ab<br />
3 0,398 bc 2,048 bc 4,464 b 0,454 a-c 0,501 b 0,479 ab<br />
4 0,418 ab 2,120 ab 4,872 a 0,473 ab 0,513 ab 0,508 ab<br />
5 0,359 d 1,863 d 4,303 bc 0,417 bc 0,478 b 0,481 ab<br />
6 0,404 a-c 2,160 a 4,836 a 0,457 a-c 0,509 ab 0,518 a<br />
7 0,429 a 2,221 a 4,993 a 0,485 a 0,533 a 0,523 a<br />
8 0,395 bc 2,114 ab 4,481 b 0,425 bc 0,501 b 0,497 ab<br />
LSD0,05 0,0267 0,0981 0,2839 0,0534 0,0267 0,0378<br />
<br />
130<br />
Kết quả sử dụng B, Mo, Zn và α-NAA cho lạc đã tăng hợp lý chỉ số diện tích lá<br />
ở tất cả các thời kỳ theo dõi. Ở thời kỳ trước ra hoa và ra hoa, xử lý phối hợp các<br />
nguyên tố vi lượng hoặc nguyên tố vi lượng với chất điều hoà sinh trưởng α-NAA đã<br />
tăng chỉ số diện tích lá ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng, tuy nhiên công thức<br />
xử lý riêng rẽ α-NAA lại có chỉ số diện tích lá thấp hơn. Thời kỳ sau ra hoa, chỉ số diện<br />
tích lá tăng trong khoảng thích hợp để cây có hoạt động quang hợp tốt và đạt giá trị cao<br />
nhất tại công thức 7 (4,993 m2 lá/m2 đất).<br />
Khối lượng diện tích lá đã tăng ở tất cả các thời kỳ theo dõi khi được xử lý B,<br />
Mo, Zn và α-NAA. Công thức xử lý đồng thời B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) +<br />
α-NAA (20 ppm) có khối lượng diện tích lá cao nhất trong cả 3 thời kỳ theo dõi. Điều<br />
này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng khả năng chịu hạn và tạo chất hữu cơ của lạc.<br />
3.4. Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến hiệu suất quang hợp và tích luỹ<br />
chất khô<br />
Kết quả của quá trình quang hợp là tạo nên phần lớn lượng chất khô trong cây. Ở<br />
thời kỳ trước ra hoa, lượng chất khô cây tích luỹ được chủ yếu sử dụng để tạo nên thân<br />
lá cành và bộ rễ. Hiệu suất quang hợp ở thời kỳ này ít sai khác giữa các công thức có xử<br />
lý B, Mo, Zn và α-NAA.<br />
Thời kỳ ra hoa, cây chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực,<br />
nhiều chất hữu cơ thứ cấp được hình thành đồng thời cây phải tiêu hao một lượng chất<br />
hữu cơ để ra hoa nên hiệu suất quang hợp giảm so với thời kỳ trước. Sang thời kỳ sau ra<br />
hoa, phần lớn vật chất cây tổng hợp được sẽ chuyển hoá thành chất thứ cấp như: dầu,<br />
protein... tích luỹ trong quả và hạt. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở 2 thời kỳ này, xử lý<br />
các công thức phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA không tăng hiệu suất quang hợp thuần ở<br />
mức sai khác có ý nghĩa.<br />
Khác với hiệu suất quang hợp thuần, khối lượng chất khô cây tích luỹ được qua<br />
các thời kỳ theo dõi giữa các công thức thí nghiệm lại sai khác có ý nghĩa. Nguyên nhân<br />
là do dưới tác động phối hợp của B, Mo, Zn và α-NAA đã làm thay đổi khối lượng diện<br />
tích lá và chỉ số diện tích lá, vì vậy, cho dù hiệu suất quang hợp không tăng nhưng cây<br />
lại tăng được lượng chất khô tích luỹ. Nhìn chung, công thức 7 phối hợp B (0,03%) +<br />
Mo (0,03%) + Zn (0,03%) + α-NAA (20 ppm) vẫn cho hiệu suất quang hợp thuần và<br />
tích luỹ chất khô cao hơn các công thức còn lại.<br />
Bảng 5: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến hiệu suất quang hợp và tích luỹ chất khô<br />
Hiệu suất quang hợp tại thời kỳ .... Khối lượng vật chất khô tại thời<br />
Công<br />
(g chất khô/m2 lá/ngày) kỳ...... (g chất khô/cây)<br />
thức<br />
Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa Trước ra hoa Ra hoa Sau ra hoa<br />
1 2,709 ab 1,542 a 0,939 a 1,05 d 6,52 cd 20,24 d<br />
2 2,726 ab 1,603 a 0,956 a 1,10 cd 6,63 cd 20,89 cd<br />
3 2,757 ab 1,585 a 1,029 a 1,13 cd 6,77 c 20,78 cd<br />
131<br />
4 2,778 ab 1,681 a 1,040 a 1,21 ab 7,15 b 22,53 ab<br />
5 2,547 b 1,507 a 0,970 a 1,08 d 6,48 d 18,76 e<br />
6 2,805 ab 1,612 a 0,996 a 1,17 bc 7,14 b 21,58 bc<br />
7 2,880 a 1,626 a 1,106 a 1,26 a 7,75 a 23,29 a<br />
8 2,726 ab 1,546 a 0,940 a 1,10 d 6,77 c 21,07 cd<br />
LSD0,05 0,2730 0,1569 0,2111 0,071 0,243 1,065<br />
3.5. Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến các yếu tố cấu thành năng suất<br />
và năng suất<br />
Bên cạnh tác dụng tăng sinh trưởng thân cành thì hỗn hợp B, Mo, Zn và α-NAA<br />
còn ảnh hưởng tích cực đến các chỉ tiêu quả và hạt. Kết quả ở bảng 6 cho thấy xử lý<br />
phối hợp vi lượng B, Mo, Zn và chất điều hoà sinh trưởng α-NAA đã thay đổi số quả,<br />
khối lượng quả và hạt lạc. Công thức xử lý B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) + α-<br />
NAA (20 ppm) đạt các chỉ tiêu quả và hạt cao nhất trong các công thức ở mức sai khác<br />
ý nghĩa.<br />
Bảng 6: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến sự tạo quả lạc<br />
Công Tổng số quả Số quả chắc KL quả chắc KL 100 quả KL 100 hạt<br />
thức (quả/cây) (quả/cây) (g/cây) (g) (g)<br />
1 30,97 b 20,07 e 20,19 g 142,06 d 51,91 d<br />
2 31,33 b 21,47 cd 23,46 d 143,78 c 52,36 cd<br />
3 31,00 b 21,17 cd 24,31 c 144,12 c 52,26 cd<br />
4 33,87 a 22,03 b 24,88 b 148,52 b 53,88 ab<br />
5 28,33 c 19,23 f 21,24 f 144,88 c 51,82 d<br />
6 31,57 b 21,63 bc 24,42 c 147,73 b 53,51 b<br />
7 34,30 a 22,77 a 25,98 a 150,24 a 54,17 a<br />
8 31,77 b 20,97 d 22,38 e 144,96 c 52,70 c<br />
LSD0,05 1,117 0,515 0,439 1,006 0,605<br />
Với tác dụng tăng số lượng và khối lượng các chỉ tiêu quả và hạt, hỗn hợp B<br />
(0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) + α-NAA (20 ppm) đạt năng suất sinh vật (11,152<br />
tấn/ha) và năng suất kinh tế (6,001 tấn/ha) cao nhất, tăng 28,69% so với đối chứng<br />
không xử lý.<br />
Bảng 7: Ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến năng suất lạc<br />
Công Năng suất sinh Năng suất kinh tế<br />
Hệ số kinh tế<br />
thức vật (tấn/ha) tấn/ha % so đ/c<br />
1 7,441 f 3,497 g 100,00 0,47 f<br />
2 7,897 cd 4,064 d 116,21 0,52 c<br />
3 7,988 c 4,211 c 120,41 0,53 b<br />
4 8,232 ab 4,310 b 123,23 0,52 b<br />
<br />
132<br />
5 7,618 ef 3,680 f 105,24 0,48 e<br />
6 8,069 bc 4,231 c 120,98 0,52 b<br />
7 8,364 a 4,501 a 128,69 0,54 a<br />
8 7,802 de 3,874 e 110,76 0,50 d<br />
LSD0,05 0,2282 0,1017 - 0,009<br />
Xử lý phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA hợp lý cho cây lạc trồng trên đất cát ở<br />
Thừa Thiên Huế không chỉ tăng năng suất sinh vật, năng suất kinh tế mà còn tăng hệ số<br />
kinh tế ở mức sai khác ý nghĩa so với đối chứng. Điều đó chứng tỏ hỗn hợp vi lượng -<br />
chất điều hoà sinh trưởng bên cạnh tác dụng tăng các hoạt động sinh lý, tăng trưởng<br />
thân lá còn có tác dụng tăng sự tạo quả và thúc đNy quá trình vận chuyển và tích luỹ sản<br />
phNm đồng hoá từ nguồn (lá, rễ...) về vật chứa kinh tế của lạc (quả, hạt).<br />
V. Kết luận<br />
4.1. Xử lý phối hợp B, Mo, Zn và α-NAA cho lạc trồng trên đất cát đã có tác<br />
dụng tốt đến tăng trưởng thân, lá, nốt sần ở rễ, quả và năng suất lạc.<br />
4.2. Công thức xử lý phối hợp B (0,03%) + Mo (0,03%) + Zn (0,03%) + α-NAA<br />
(20 ppm) có tác dụng tốt hơn so với các công thức còn lại mức sai khác có ý nghĩa ở tất<br />
cả các chỉ tiêu sinh lý sinh trưởng và năng suất. Năng suất kinh tế tăng tới 28,69% so<br />
với đối chứng.<br />
4.3. Bước đầu khuyến cáo sử dụng hỗn hợp nguyên tố vi lượng - chất điều hoà<br />
sinh trưởng trên vào 2 thời điểm: ngâm hạt trước khi gieo và phun lên lá ở thời kỳ kết<br />
thúc ra hoa cho cây lạc trồng trên đất cát ở Thừa Thiên Huế.<br />
VI. Kiến nghị<br />
Cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của B, Mo, Zn và α-NAA đến phNm<br />
chất lạc và các chỉ tiêu sâu bệnh hại lạc.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Nguyễn Thị Chinh, Kỹ thuật thâm canh lạc năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà nội,<br />
2006.<br />
2. Dương Văn Đảm, Nguyên tố vi lượng và phân vi lượng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội<br />
(1994)<br />
3. Trần Thế Hanh, Nghiên cứu ảnh hưởng của DH1, α - NAA, PIX đến một số chỉ tiêu sinh lý<br />
và năng suất của giống lạc L14 trên đất bạc mầu Việt Yên - Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ<br />
Nông nghiệp, Mã số 4.01.01, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, 2004.<br />
4. Nguyễn Đình Thi, Hoàng Minh Tấn, Đỗ Quý Hai, Ảnh hưởng của việc xử lý B, Mo, Zn cho<br />
hạt trước khi gieo đến sinh trưởng và năng suất lạc trên đất cát ở Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu<br />
hội nghị KHCN tuổi trẻ các trường ĐH và CĐ khối Nông-Lâm - Ngư toàn quốc lần thứ ba,<br />
133<br />
(3/2007) 318 - 323.<br />
5. Nguyễn Đình Thi, Hoàng Minh Tấn, Hoàng Kim Toản, Ảnh hưởng của α-NAA và CCC<br />
đến sinh trưởng và năng suất lạc trên đất cát ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí KHKT Nông<br />
nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp I, code: 1859 – 0004, tập V, số (4/2007) 13 – 16.<br />
6. Lê Văn Tri, Chất điều hòa sinh trưởng và năng suất cây trồng; NXB Nông nghiệp, Hà Nội<br />
(1998)<br />
7. Nguyễn Vy, Phạm Thuý Lan, Hiểu đất và biết bón phân, NXB Lao động Xã hội (2006)<br />
<br />
<br />
USING THE COMBINATION OF MICRONUTRIENT (B, Mo, Zn) AND PLANT<br />
HORMONE (α-NAA) TO IMPROVE THE GROWTH AND POD YIELD<br />
OF PEANUT ON SANDY SOIL IN THUA THIEN HUE PROVINCE<br />
Nguyen Dinh Thi<br />
College of Agriculture and Forestry, Hue University<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
The using B, Mo, Zn and α-NAA to increase crop yields has been successful in many<br />
countries but there has been no research on this technique applied to stimulate the growth and<br />
yield of peanut on sandy soil in Thua Thien Hue province. This experiment was conducted in<br />
2007 – 2008 at Tu Ha Crops Research Center, College of Agriculture and Forestry, Hue<br />
University to investigate the effect of using B, Mo, Zn and α-NAA at difference concentraions on<br />
the growth and productivity of peanut. The results showed that B, Mo, Zn and α-NAA have<br />
significant effects on the growth and pod-yield. The pod-yield could increase up to 23.23 –<br />
28.69% when comparing with control. For peanut planted on sandy soil in Thua Thien Hue, it is<br />
best to use the combination of B (0.03%), Mo (0.03%), Zn (0.03%) and α-NAA (20ppm) to soak<br />
seeds before sowing and spray on leaves after the flowering stage.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
134<br />