intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu sự phát triển của sợi nấm sò (Pleurotus ostreatus) trên giá thể từ vỏ lạc và cám gạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu sự phát triển của sợi nấm sò (Pleurotus ostreatus) trên giá thể từ vỏ lạc và cám gạo nghiên cứu sử dụng các nguồn phụ phẩm để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp vỏ lạc kết hợp cám gạo để làm giá thể trồng nấm sò Pleurotus ostreatus.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu sự phát triển của sợi nấm sò (Pleurotus ostreatus) trên giá thể từ vỏ lạc và cám gạo

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nghiên cứu sự phát triển của sợi nấm sò (Pleurotus ostreatus) trên giá thể từ vỏ lạc và cám gạo Study on the mycelium growth of oyster mushroom (Pleurotus ostreatus) in peanut shell and rice bran subtrates Hoàng Thị Hòa*, Tăng Thị Phụng *Email: hoangthihoadhsd@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 02/02/2022 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 15/6/2022 Ngày chấp nhận đăng: 30/9/2022 Tóm tắt Trong nghiên cứu này, vỏ lạc và cám gạo được nghiên cứu xử lý để làm giá thể trồng nấm sò. Thành phần chất dinh dưỡng carbon, nitrogen của hai nguyên liệu được xác định phù hợp làm nguyên liệu trồng nấm sò Pleurotus ostreatus, cám gạo có tỷ lệ C/N = 64,7; vỏ lạc có C/N = 34,5. Nguyên liệu vỏ lạc được nghiền tới kích thước 1 - 3 mm, xử lý bằng nước vôi (4g vôi/lít) và ủ trong 8 ngày ở độ ẩm 65%. Khi bổ sung cám gạo 10% đã tăng tốc độ phát triển trung bình của sợi nấm lên 300%. Độ ẩm và pH phù hợp cho sự phát triển của nấm sò trên cơ chất vỏ lạc tương ứng là 65% và pH = 6. Sau 20 ngày, các sợi nấm sò đã phát triển tốt, phủ kín giá thể và bắt đầu chuyển sang giai đoạn hình thành quả thể. Từ khóa: Vỏ lạc; cám gạo; nấm sò. Abstract In this study, peanut shell and rice bran were treated to make growing medium for oyster mushroom. The content of carbon and nitrogen of two materials were determined. Rice bran with ratio C/N of 64,7 and peanut shell with ratio C/N of 34,5 are suitable as raw materials for growing oyster mushroom, Pleurotus ostreatus. Raw peanut shells were chopped to size about 1-3 mm, sprayed with lime water to achieve 65% moisture content, and incubated for 8 days. Adding 10% rice bran showed that the average growth rate of mycelium increased by 300%. The 65% moisture content and pH of 6 are suitable for mycelium growth of oyster mushrooms on peanut shell substrate. After 20 days, the oyster mycelium had grown and covered the substrate and started to change the stage of forming fruit body. Keywords: Peanut shell; rice bran; oyster mushroom. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ hợp nhiều phụ phẩm nông nghiệp gồm rơm lúa nước, rơm lúa mì, thân cây ngô, bã mía, mùn cưa và vỏ trấu Ở nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn gắn với tăng để làm giá thể trồng nấm sò (Pleurotus ostreatus) kết trưởng xanh, phụ phẩm trong nông, lâm, thuỷ sản được quả cho thấy giá thể kết hợp giữa mùn cưa và vỏ trấu coi là nguồn tài nguyên tái tạo, đầu vào quan trọng, kéo theo tỉ lệ 3:1 cho hiệu quả cao nhất khi trồng nấm sò ở dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp là nguồn quy mô nhỏ [5]. nguyên liệu có giá trị trong trồng trọt, chăn nuôi, cung Tại Việt Nam, rơm rạ, bã mía và một số nguyên liệu cấp dinh dinh dưỡng cho đất và bảo vệ môi trường [1]. khác đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng để Một trong những hướng sử dụng phế phụ phẩm nông trồng nấm rơm, nấm linh chi. Tác giả Nguyễn Thị Xuân nghiệp là dùng làm giá thể trồng cây, trồng nấm. Rơm Thu đã sử dụng rơm và lục bình để làm giá thể trồng lúa mì, thân ngô, lõi ngô, mùn cưa... đã được nghiên nấm rơm [6]. Nguyễn Thị Quyên đã trồng thử nghiệm cứu sử dụng để trồng nhiều loại nấm khác nhau như nấm Hoàng đế trên cơ chất phế phẩm nông nghiệp nấm mỡ, nấm sò, nấm hương,... phù hợp với điều kiện bao gồm lõi ngô nghiền, mùn cưa, bông phế thải tại của từng khu vực khác nhau trên khắp thế giới. Ruhul Sơn La. Các công thức thí nghiệm có bổ sung thêm A và các cộng sự đã nghiên cứu sử dụng rơm rạ, vỏ cám gạo, cám ngô, bột đậu tương. Kết quả sau 69 lạc, lá mía, lá chuối và các loại cỏ khác nhau, vỏ cà phê ngày, năng suất nấm đạt cao nhất 590,0 kg/tấn cơ để trồng nấm Hoàng đế [2]. Nuhu A. và cộng sự nghiên chất khô [7]. Nguyễn Thị Lâm Hải và các cộng sự đã cứu phối hợp cám gạo, bột ngô và cám lúa mì ở các tỉ đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của một lệ khác nhau (10, 20, 30, 40 và 50%) làm chất bổ sung số chủng nấm sò (Pleurotus.spp) trên rơm rạ. Kết quả cho thấy rơm rạ có bổ sung cám gạo là cơ chất tốt để trên cơ chất rơm rạ và đánh giá năng suất của nấm cho 5 chủng nấm sò phát triển [8]. Lê Vĩnh Thúc đã so Hoàng đế [3]. Morzina Akter và các cộng sự đã kết sánh hiệu quả của các cơ chất: Bã mía, mùn cưa cao su, trấu, rơm và mụn dừa tới năng suất trồng nấm sò Người phản biện: 1. GS. TS. Đỗ Quang Kháng với kết quả xác định được bã mía là nguồn cơ chất cho 2. TS. Phạm Thị Điệp năng suất nấm sò cao nhất [9]. 92 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022
  2. LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Việt Nam là quốc gia có sản lượng đậu phộng (lạc) - Phân tích hàm lượng Carbon tổng số theo phương chiếm 2% sản lượng thế giới với sản lượng khoảng pháp Walkley - Black. 530.000 tấn/năm [10]. Vỏ lạc chiếm 20% khối lượng - Nitơ tổng số phân tích theo phương pháp Kjehldal. củ lạc, là một phụ phẩm hữu cơ nếu được tận dụng tốt sẽ tăng giá trị trong chuỗi sản xuất lạc. Với mục tiêu 2.2.3. Phương pháp theo dõi, đánh giá sự phát triển của nghiên cứu sử dụng các nguồn phụ phẩm để nâng sợi nấm cao giá trị sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của việc sử dụng - Xác định ảnh hưởng của hàm lượng cám gạo đến phụ phẩm nông nghiệp vỏ lạc kết hợp cám gạo để làm sự phát triển của sợi nấm ở nồng độ 0, 6, 8, 10, 12% giá thể trồng nấm sò Pleurotus ostreatus. (tương ứng với các mẫu C0, C6, C8, C10, C12). - Xác định ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU sợi nấm ở các giá trị pH 5, 6, 7, 8 (tương ứng với các 2.1. Vật liệu nghiên cứu mẫu p5, p6, p7, p8) Để thực hiện nghiên cứu này, những vật liệu sau đây - Xác định ảnh hưởng độ ẩm vật liệu đến sự phát triển đã được sử dụng: của sợi nấm ở các giá trị 55%, 60%, 65%, 70% (tương ứng với các mẫu M55, M60, M65, M70). - Vỏ lạc, cám gạo, được thu gom tại Chí Linh, Hải Dương. Các giá trị theo dõi gồm: - Giống nấm sò Pleurotus ostreatus được cung cấp bởi - Tốc độ phát triển trung bình của sợi nấm (cm/ngày) Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam. Địa chỉ: Đường được tính theo công thức: Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ V = D/T. Liêm, Thành phố Hà Nội. Trong đó: - Các hóa chất: Axit 3,5 - dinitrosalicylic (DNS) D: Chiều dài của sợi nấm (cm); Kali natri tartarat (KNaC4H4O6.4H2O), glucose có độ tinh khiết PA, xuất xứ Trung Quốc. T: Thời gian hệ sợi nấm mọc trên nguyên liệu (ngày). - Độ dài của sợi nấm theo thời gian nghiên cứu (cm). 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thời gian tơ nấm phủ kín bịch của các thí nghiệm: Số 2.2.1. Nuôi trồng nấm sò ngày từ khi cấy meo giống đến lúc tơ ăn đầy, kín tất cả - Xử lý các nguyên liệu: Vỏ lạc được nghiền nhỏ các bịch giá thể. đến kích thước khoảng 1-3 mm. Nguyên liệu sau khi 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu nghiền được phun ẩm bằng nước vôi đến pH = 8÷9, độ ẩm 65%, ủ thành đống và theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và Sử dụng phần mềm SPSS 20,0 để tính giá trị trung đặc điểm của đống ủ trong các khoảng thời gian khác bình và đánh giá sự khác nhau giữa các giá trị trung nhau 4, 8 và 12 ngày từ đó xác định thời gian ủ thích bình ở mức ý nghĩa 0,05. hợp nhất. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN - Tạo giá thể trồng nấm: Vỏ lạc sau khi ủ được phối 3.1. Thành phần dinh dưỡng trong các nguyên liệu trộn với cám gạo với tỷ lệ thích hợp, điều chỉnh môi trồng nấm trường và độ ẩm bằng vôi bột, nước đến pH, độ ẩm khác nhau sau đó đưa đi đóng trong túi nilon chịu nhiệt Carbon, nitơ tổng số và tỉ lệ C/N, pH của giá thể là những thông số quan trọng trong trồng nấm. Dinh với khối lượng 1kg/túi. Các túi môi trường được thanh dưỡng phù hợp sẽ giúp sợi nấm phát triển và hình trùng ở nhiệt độ 121oC trong 30 phút sau để nguội đến thành quả thể thu được nấm đạt năng suất và chất nhiệt độ phòng. lượng. Các thành phần trên của vỏ lạc và cám gạo - Cấy giống nấm: Giống nấm sò Pleurotus ostreatus được phân tích, tính toán và trình bày trong Bảng 1. được cấy vào các túi môi trường với lượng giống bằng 2% khối lượng cơ chất. Nấm sau khi được cấy được Bảng 1. Thành phần hóa học của vỏ lạc và cám gạo treo trên giàn, các túi treo cách nhau 5 -7cm, nuôi trong Hàm lượng (%) điều kiện nhiệt độ 25-30oC. Thành phần hóa học Vỏ lạc Cám gạo - Số lượng thí nghiệm: Mỗi thí nghiệm trồng 15 bịch Nitơ tổng số 0,87 0,55 nguyên liệu, mỗi bịch 1kg. Carbon hữu cơ 30,0 35,6 2.2.2. Phương pháp xác định thành phần của nguyên liệu Tỉ lệ C/N 34,5 64,7 pH (1:5) 5,89 7,45 - Xác định nhiệt độ của đống ủ nguyên liệu: Dùng nhiệt kế cắm sâu vào đống ủ 20-25cm, để 10 phút sau đó Từ kết quả trên có thể thấy, vỏ lạc và cám gạo đều là đọc kết quả. những nguyên liệu có tỉ C/N tương đối thấp với giá trị tương ứng là 34,5 và 64,7 so với các nguyên liệu - Xác định độ ẩm của vật liệu trong quá trình ủ: Bằng giàu cellulose khác như lõi ngô (C/N = 72), mùn cưa phương pháp sấy đến khối lượng không đổi. (C/N = 325), giấy vụn (C/N = 400) [10]. Cả hai nguyên Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022 93
  3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC liệu đều có tỉ lệ C/N nhỏ hơn 100 nằm trong khoảng các vật liệu có thể sử dụng để trồng nấm tốt. Tỉ lệ C/N trong nguyên liệu thấp sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển của sợi nấm do hàm lượng nitrogen cao, được sử dụng dễ dàng cho sinh tổng hợp purine và pyrimidine cần thiết cho quá trình tổng hợp các amino acid - vật liệu chính để tạo nên cấu trúc cho các sợi nấm. Một số nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng trên các cơ chất vỏ quả bông có tỉ lệ C/N = 34,87, cơ chất có chứa 80% rơm rạ (C/N = 49,19) và rơm lúa mì (C/N = 64,43), lõi a. Vỏ lạc trước khi ủ b. Vỏ lạc sau khi xử lý đạt ngô (C/N = 72) hiệu quả hơn các nguyên liệu có tỉ lệ yêu cầu C/N cao như mùn cưa, giấy vụn,... trong trồng nấm Hình 1. Vỏ lạc trước và sau khi ủ [10,11]. Vì vậy, hai nguyên liệu vỏ lạc (C/N = 34,5) và cám gạo (C/N = 64,7) có thể phối hợp tạo được một Nhờ các phản ứng phân giải của vi sinh vật nguyên liệu mềm ra tuy nhiên sau 4 ngày vỏ lạc được phân loại giá thể có tỉ lệ C/N trong khoảng 34,5 đến 45,0 phù giải chưa tốt nên còn cứng, chưa đồng đều các chỗ hợp sử dụng trong trồng nấm cân đối được thời gian do chưa được đảo trộn. Khi thời gian ủ càng dài vỏ lạc phát triển của sợi nấm và quả thể nấm. Đặc biệt cám càng mềm, tuy nhiên nếu thời gian ủ kéo quá dài ảnh gạo là nguyên liệu có hàm lượng dinh dưỡng cao, hưởng đến năng suất sản xuất và tổn hao dinh dưỡng khả năng chuyển hóa tốt, có thể cung cấp dinh dưỡng của nguyên liệu trong quá trình ủ. Vì vậy, y thời gian cho quá trình phát triển của sợi nấm và quả thể nấm sau khi ủ 8 ngày được lựa chọn để xử lý nguyên liệu để thu được nấm có chất lượng. vỏ lạc làm giá thể trồng nấm. 3.2. Xác định thời gian xử lý nguyên liệu vỏ lạc thích hợp 3.3. Ảnh hưởng của lượng cám gạo bổ sung đến sự Vỏ lạc được xử lý theo quy trình trong mục 2.2.1, phát triển của sợi nấm sò kết quả theo dõi quá trình xử lý được trình bày trong Cám gạo bổ sung vào cơ chất trồng nấm nhằm mục Bảng 2. đích tăng độ xốp, cung cấp chất dinh dưỡng cho nấm Bảng 2. Nhiệt độ, độ ẩm và đặc điểm của đống ủ theo thời gian phát triển đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi quá trình phân giải các hợp chất cellulose còn chậm. Cám gạo Thời gian Nhiệt độ Độ ẩm Nhận xét được phối trộn với nguyên liệu vỏ lạc đã xử lý ở các (ngày) (oC) (%) tỉ lệ 0, 6, 8, 10, 12% (tương ứng với các mẫu C0. C6, 1 24,5 65,0 Nguyên liệu cứng C8, C10, C12), điều chỉnh độ ẩm của hỗn hợp về 65%, 4 45,0 62,0 Nguyên liệu cứng, không đồng đều thực hiện quy trình nuôi cấy nấm (Hình 2) và theo dõi 8 36,5 61,0 Nguyên liệu mềm, đồng đều ảnh hưởng của lượng cám gạo tới tốc độ phát triển 12 32,0 60,0 Nguyên liệu rất mềm, đồng đều của hệ sợi nấm. Kết quả được trình bày trong Bảng 3. Kết quả cho thấy nhiệt độ đống ủ tăng nhanh trong Kết quả cho thấy, lượng cám gạo bổ sung khác nhau 4 ngày đầu do các vi sinh vật phát triển chủ yếu là ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của hệ sợi nấm. Ở xạ khuẩn phân hủy cellulose thành các thành phần mẫu đối chứng C0, không có cám gạo, sợi nấm phát đơn giản. Tiến hành đảo trộn đống ủ và tiếp tục ủ thì triển với tốc độ chậm, chiều dài sợi đạt 5.5±0.63 sau thấy nhiệt độ tăng lên trong các ngày tiếp theo nhưng 25 ngày. Khi bổ sung cám gạo từ 6 đến 12%, tốc độ tăng chậm hơn giai đoạn đầu, sau đó nhiệt độ giảm phát triển của sợi nấm tăng lên rõ rệt từ 2,2 lần đến 3,2 xuống. Kết quả này có thể giải thích là do ở các ngày lần. Mẫu C10 bổ sung 10% cám gạo, sau 20 ngày sợi tiếp theo, quá trình lên men yếm khí, thuỷ phân đã ở nấm đã phát triển phủ kín bịch, nhanh hơn 5 ngày so giai đoạn cuối, phản ứng xảy ra chậm hơn. Cùng với với các mẫu khác. Mẫu C6 có hàm lượng cám gạo bổ nhiệt độ, độ ẩm của vật liệu giảm dần theo thời gian sung 6%, dinh dưỡng kém hơn các mẫu khác ở trong ủ nhưng không nhiều. giai đoạn ban đầu khi quá trình thuỷ phân cellulose chưa cao. a. Nguyên liệu được xử lý, đóng bịch, b. Bịch nấm sau khi cấy giống c. Các sợi nấm lan đều trên bề mặt thanh trùng bịch nấm sau 20 ngày Hình 2. Các bịch nấm trong quá trình nuôi cấy 94 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022
  4. LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Bảng 3. Ảnh hưởng của hàm lượng cám gạo bổ sung đến tốc độ phát triển của hệ sợi nấm Thời gian Tốc độ phát triển theo tỉ lệ cám gạo (cm) TT (ngày) C0 C6 C8 C10 C12 1 5 0,9±0,12 a 1,8±0,14 b 2,8±0,25c 3,4±0,14 d 2,6±0,29e 2 10 1,9±0,07 a 3,6±0,29 b 6,7±0,29c 7,9±0,29 d 6,3±0,07e 3 15 2,8±0,14a 6,5±0,75b 9,7±0,25c 11,4±0,07d 9,5±0,50e 4 20 4,1±0,25 a 9,4±0,50 b 14,3±0,14 c 17,5±0,75 d 14,1±0,50e 5 25 5,5±0,63 a 12,3±0,25 b 17,4±0,29 c - 17,1±0,75d Ghi chú: Các số liệu trong bảng là trung bình của 3 lần lặp lại, trong cùng một hàng các trung bình nghiệm thức mang chữ số mũ giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (a < 0,05). Khi thiếu dinh dưỡng sợi nấm kém phát triển hoặc rơm rạ và lõi ngô lên tới 20% [13]. Nuhu Alam bổ sung giống nấm bị chết khi chưa lan vào giá thể. Mẫu C12 tới 40% cám lúa mì khi nuôi trồng nấm trắng [3]. Có có hàm lượng cám bổ sung cao nhất là 12%, tuy có thể giải thích hàm lượng cám gạo cần bổ sung trên khả năng cung cấp dinh dưỡng cao ban đầu cho nấm cơ chất vỏ lạc thấp là do vỏ lạc có tỉ lệ C/N (34,5) phát triển nhưng cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thấp hơn rất nhiều so với các các nguyên liệu rơm rạ các vi sinh vật khác sinh sôi. Các vi sinh vật cạnh tranh (C/N = 115,4), lõi ngô (C/N =72) [10], hàm lượng pro- phát triển trong đó có nấm mốc sẽ kìm hãm phát triển tein chiếm tới 9% nên dễ dàng cung cấp dưỡng chất của hệ nấm sò hoặc một số vi sinh vật thuỷ phân cơ cho nấm hơn các nguyên liệu trên. chất tạo ra axit hữu cơ làm pH giảm gây thối giá thể. Sau 25 ngày nuôi cấy, các mẫu C6, C8, C12 và 20 3.4. Ảnh hưởng của độ ẩm cơ chất đến tốc độ phát ngày với mẫu C10, hệ sợi nấm đã phát triển phân bố triển của hệ sợi nấm dày, trắng muốt, lan đều hết toàn bộ giá thể vỏ lạc Phối trộn vỏ lạc đã xử lý với cám gạo hàm lượng 10% và bắt đầu chuyển sang giai đoạn hình thành quả thể (so với nguyên liệu) và điều chỉnh độ ẩm của vật liệu nấm. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên đến các giá trị 55, 60, 65, 70% (tương ứng với các mẫu cứu của nhóm tác giả Lê Vĩnh Thúc khi theo dõi sự M55, M60, M65, M70). Sau đó đóng bịch và thực hiện phát triển của hệ sợi nấm sò nâu trên các giá thể khác quy trình nuôi cấy nấm, theo dõi ảnh hưởng của độ ẩm nhau cho thấy, thời gian sợi nấm lan kín bịch phôi với tới tốc độ phát triển của sợi nấm trong vòng 30 ngày. mùn cưa là 24 ngày, bã mía là 27 ngày, rơm 30 ngày, Kết quả được trình bày trong Bảng 4, Hình 4. và vụn dừa 28 ngày [9]. Nghiên cứu của Tsegaye và cộng sự cũng cho thấy khi trồng nấm sò trên giá thể Bảng 4. Ảnh hưởng của độ ẩm cơ chất đến tốc độ phát bổ sung bã cà phê cần 23,5 ngày để sợi nấm lan trên triển của hệ sợi nấm toàn bộ giá thể [12]. Thời gian Tốc độ phát triển (cm) TT (ngày) M55 M60 M65 M70 Hình 3 mô tả tốc độ phát triển trung bình của sợi nấm sau thời gian nuôi cấy. Từ kết quả này có thể thấy khi 1 5 1,6±0,12 2,5±0,12 2,7±0,21 2,1±0,07d a b c được bổ sung cám gạo, tốc độ phát triển trung bình 2 10 3,2±0,14a 4,8±0,25b 5,7±0,14c 4,2±0,25d của sợi nấm tăng dần từ 122,7% (mẫu C6) đến 300% 3 15 6,3±0,29a 7,5±0,25b 9,2±0,14c 7,1±0,63d (mẫu C10) so với đối chứng. Mẫu C10, tốc độ phát 4 20 8,2±0,50a 10,2±0,14b 13,4±0,63c 9,3±0,25d triển trung bình của sợi nấm đã tăng lên 300% so với 5 25 10,5±1,24a 12,3±0,75b 17,1±0,25c 11,5±0,24d mẫu đối chứng và cao hơn từ 24,3% (so với mẫu C8) 6 30 13,5±1,24a 15,1±0,25b - 13,8±0,25a tới 79,5% (mẫu C6). Từ các kết quả trên, hàm lượng cám gạo 10% được lựa chọn để hoàn thiện công thức Ghi chú: Các số liệu trong bảng là trung bình của 3 lần giá thể nuôi trồng nấm sò trên cơ chất chính là vỏ lạc. lặp lại, trong cùng một hàng các trung bình nghiệm thức mang chữ số mũ giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (a < 0,05) Hình 3. Tốc độ phát triển trung bình của sợi nấm theo hàm lượng cám gạo bổ sung Hàm lượng cám gạo bổ sung với cơ chất vỏ lạc trong Hình 4. Ảnh hưởng của độ ẩm tới tốc độ phát triển nghiên cứu này thấp hơn so với một số nghiên cứu ở trung bình của sợi nấm trong và ngoài nước trên các loại cơ chất khác. Trong Nấm cần độ ẩm cao để phát triển. Bên cạnh đó, nước nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thùy và các cộng sự cũng là thành phần cần thiết giúp các quá trình thủy hàm lượng cám gạo bổ sung khi dùng để nuôi nấm phân các hợp chất cao phân tử như cellulose, tinh bột sò đạt năng suất và chất lượng cao nhất trên cơ chất làm nguồn cơ chất cho nấm phát triển. Do đó, hàm Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022 95
  5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC lượng nước cao sẽ giúp quá trình thủy phân diễn ra Tuy nấm sò có khoảng pH rộng nhưng nếu pH quá cao thuận lợi, tạo được cơ chất giàu dinh dưỡng và hệ sợi hoặc quá thấp của giá thể cũng sẽ ảnh hướng lớn đến nấm phát triển tốt hơn. Nuhu Alam đã nuôi trồng nấm sự phát triển của hệ sợi nấm. Nếu pH thấp sợi nấm sẽ trắng trên cơ chất rơm và cám lúa mì với độ ẩm trong bị ức chế. Trong trường hợp nuôi trồng ở nhiệt độ cao khoảng 70-80% [3], Morzina Alker sử dụng cơ chất là vi sinh vật ưa chua phát triển làm cho môi trường bị hỗn hợp của rơm, thân ngô, bã mía với độ ẩm 65-70% thối, sợi nấm không phát triển. pH cao có ưu điểm là cho nấm sò [5], Nguyễn Bích Thủy sử dụng nguyên hạn chế hiện tượng nhiễm vi sinh vật có hại cạnh tranh liệu từ rơm rạ, mùn cưa, lõi ngô 65-67% ẩm để trồng nấm sò vua [13]. với hệ sợi nấm tuy nhiên nó hạn chế cả sự phát triển của sợi nấm và quá trình phân giải các cơ chất cung Với cơ chất từ vỏ lạc, khi tăng độ ẩm từ 55-65% tốc độ cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của sợi. Theo kết phát triển trung bình của sợi nấm tăng 51%, tiếp tục quả được trình bày trong Hình 5, khi tăng một đơn vị tăng độ ẩm lên 70%, tốc độ phát triển trung bình của pH từ 5 lên 6 tốc độ phát triển trung bình của sợi nấm sợi nấm giảm xuống. Kết quả trên Bảng 4 cho thấy cao hơn 45%. Tiếp tục tăng pH lên 7 và 8, tốc độ phát sợi nấm sò phát triển tốt nhất trong điều kiện giá thể vỏ lạc có độ ẩm 65% (mẫu M65), chỉ sau 25 ngày các triển của sợi nấm giảm dần, lớn nhất là 67,3% ở mẫu tơ nấm đã lan hết toàn bộ giá thể, sớm hơn 5 ngày so p8. Bên cạnh đó, Bảng 4 cũng cho thấy, mẫu p6 chỉ với các mẫu còn lại. Có thể giải thích kết quả này là sau 20 ngày, sợi nấm đã lan phủ kín bịch, sợi tơ nấm do khi độ ẩm thấp, không cung cấp đủ nước theo yêu dài hơn từ 0,2-4,3cm so với các mẫu còn lại mặc dù cầu môi trường phát triển của nấm; khi độ ẩm cao làm thời gian sớm hơn 5 ngày. Như vậy, pH = 6 là phù hợp giá thể bị chua, dễ nhiễm vi sinh vật gây hại cạnh tranh cơ chất vỏ lạc trong nghiên cứu này. Kết quả này cũng với hệ sợi nấm do đó làm hệ sợi nấm phát triển chậm. phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả khác [14] Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu, độ ẩm 65% phù trong đó khoảng pH tối ưu cho các sợi nấm phát triển hợp nhất cho sự phát triển của sợi nấm, tạo điều kiện từ 5,5 - 6,5 tùy thuộc vào từng loại cơ chất khác nhau. môi trường thuận lợi cho quá trình thủy phân các hợp chất cao phân tử như tinh bột, cellulose,... để cung cấp 4. KẾT LUẬN dưỡng chất cho nấm phát triển. Hai nguyên liệu vỏ lạc có tỉ lệ C/N 34,5 và cám gạo có 3.5. Ảnh hưởng của pH cơ chất đến tốc độ phát triển tỉ lệ C/N 64,7 có thể phối hợp tạo được một loại giá thể của nấm sò có tỉ lệ C/N phù hợp sử dụng trong trồng nấm. pH của cơ chất ban đầu ảnh hưởng tới sự phát triển Hàm lượng cám gạo bổ sung có ảnh hưởng lớn sự của nấm sò. Giá trị pH thích hợp tùy thuộc vào đặc phát triển của sợi nấm, tốc độ phát triển trung bình của điểm của loại cơ chất sử dụng và chủng giống nấm sợi nấm tăng từ 122,7-300% so với đối chứng, 10% được nuôi trồng. Thông thường, nấm sò phát triển trong môi trường từ axit yếu đến bazơ yếu [14]. Với cơ cám gạo bổ sung cho kết quả tốt nhất. chất vỏ lạc, pH được khảo sát trong khoảng từ 5-8. Kết Giá thể từ vỏ lạc sau khi ủ 8 ngày điều chỉnh pH=6, quả được trình bày trong Bảng 5 và Hình 5. độ ẩm 65% và bổ sung cám gạo 10% dùng để nuôi Bảng 5. Ảnh hưởng của pH cơ chất đến tốc độ phát triển trồng nấm sò. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy sau của hệ sợi nấm 20 ngày nuôi cấy hệ sợi nấm phát triển phân bố dày, TT Thời gian Tốc độ phát triển (cm) trắng muốt, lan đều hết toàn bộ giá thể vỏ lạc và bắt (ngày) p5 p6 p7 p8 đầu chuyển sang giai đoạn hình thành quả thể nấm. 1 5 1,8±0,12a 2,8±0,12b 2,6±0,14c 1,6±0,25d LỜI CẢM ƠN 2 10 4,1±0,25a 6,7±0,25b 5,6±0,12c 3,4±0,75d 3 15 7,2±0,25a 11,7±0,12b 9,3±0,29c 6,3±0,07d Kết quả nghiên cứu này thuộc đề tài KHCN cấp cơ sở, 4 20 10,7±0,14a 17,4±0,14b 13,8±0,49c 9,5± 0,12d mã số 21.KHCN/21-22 được tài trợ bởi Trường Đại 5 25 15,1±0,75a - 17,2±0,25b 13,1±0,29c học Sao Đỏ. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ Ghi chú: Các số liệu trong bảng là trung bình của 3 lần trợ của Trường Đại học Sao Đỏ đã tạo điều kiện để lặp lại, trong cùng một hàng các trung bình nghiệm thức chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này. mang chữ số mũ giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (a < 0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. [https://nongnghiep.vn/tao-nguon-loi-khong-lo-tu- phu-pham-nong-nghiep-d311595.html [2]. Ruhul A., Abul K., Nuhu A. and Tae Soo L. (2010), Effect of different substrates and casing materials on the growth and yield of Calocybe indica, Mycobiology, 38(2), 97-101. [3]. Nuhu A., Ruhul A., Abul K. & Tae Soo L (2010), Influence of different supplements on the Hình 5. Ảnh hưởng của pH đến tốc độ phát triển commercial cultivation of milky white mushroom, trung bình của sợi nấm Mycobiology, 38(3): 184-188. 96 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022
  6. LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM [4]. Kerketta A., Singh H. K., & Shukla C. S. (2017), [10]. Lê Vĩnh Thúc, Mai Vũ Duy và Nguyễn Thị Ngọc Assessment of Mycelial Growth and Yield Minh (2015), So sánh một số loại cơ chất tiềm Attribute of Calocybe indica; International Journal năng trồng nấm bào ngư xám (pleurotus sajor- of Current Microbiology and Applied Sciences, caju) ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chı́ Khoa 6(12): 1082-1087 học Trường Đai học Cần Thơ. Nông nghiệp, Thủy [5]. Palitha Rajapakse (2011), Proceedings of the 7 sản và Công nghệ Sinh học 39, trang 36-43. International Conference on Mushroom Biology [11]. MD, Amin R, Chakraborty R (2018), Influence and Mushroom Products (ICMBMP7). of Substrate pH and Watering Frequency on the [6]. Morzina Akter, Riyadh F. Halawani, Fahed A. Growth of Ha Thi Hoa, Chun-Li Wang, Chong-Ho Aloufi, Md. Abu Taleb, Sharmin Akter, Shreef Wang (2015), The Effects of Different Substrates Mahmood (2022), Utilization of Agro-Industrial on the Growth, Yield, and Nutritional Composition Wastes for the Production of Quality Oyster of Two Oyster Mushrooms (Pleurotus ostreatus Mushrooms; Sustainability, 14, 994. and Pleurotuscystidiosus), Mycobiology, 43(4): [7]. Nguyễn Thị Xuân Thu, Nguyễn Thành Hối, Lê 423-434 Minh Châu (2010), Ảnh hưởng tỉ lệ rơm và lục [12]. Tsegaye Z, Tefera G (2017), Cultivation of Oyster bình lên năng suất nấm rơm, Tạp chí Khoa học, Mushroom (Pleurotusostreatus Kumm, 1871) 15b 161-166, Trường Đại học Cần Thơ. using Agro-Industrial Residues, Journal of Applied [8]. Nguyễn Thị Quyên, Đoàn Đức Lân, Đặng Văn Microbiological Research. Vol: 1, Issu: 1 (15-20). Công, Vũ Phương Liên (2021), Đánh giá sự sinh [13]. Nguyễn Thị Bích Thùy, Ngô Xuân Nghiễn, Nguyễn trưởng và năng suất nấm hoàng đế (Calocybe Thế Thắng, Trần Đông Anh, Nguyễn Xuân Cảnh, indica P&C) nuôi trồng trên phế phẩm nông Nguyễn Văn Giang, Trần Thị Đào (2016), Đánh nghiệp tại Sơn La, Tạp chí Khoa học và Công giá sinh trường và năng suất của nấm sò vua nghệ Đại học Tây Bắc, (22): 7 - 14 (Pleurotus eryngii (DC.:Fr.) Quel) trên nguyên [9]. Nguyễn Thị Lâm Hải, Nguyễn Thị Bích Thuỳ, liệu nuôi trồng khác nhau, Vietnam J.Agri.Sci., Nguyễn Thị Luyện, Trần Đông Anh, Nguyễn Văn Vol. 14, No. 5: 816-823. Giang, Nguyễn Thị Ngọc (2017), Đánh giá khả năng [14]. Sultana R, Ismail Hossain MD, Saifullah MD, sinh trưởng và năng suất của một số chủng nấm sò Amin R, Chakraborty R (2018), Influence of (Pleurotus.spp) trên rơm rạ, Tạp chí khoa học nông Substrate pH and Watering Frequency on the Growth of Oyster Mushroom, Int J Plant Biol nghiệp Việt Nam, 15 (11), trang 1547-1555. Res 6(4): 1097. THÔNG TIN TÁC GIẢ Hoàng Thị Hòa - Năm 2016: Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Hóa học, chuyên ngành Hoá hữu cơ tại Học viện Khoa học & Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. - Tóm tắt công việc hiện tại: Trưởng khoa Thực phẩm & Hóa học, Trường Đại học Sao Đỏ. - Lĩnh vực quan tâm: Polyme thiên nhiên, hợp chất có hoạt tính sinh học. - Điện thoại: 0934375210 Email: hoangthihoadhsd@gmail.com Tăng Thị Phụng - Năm 2009: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên khoa Thực phẩm và hóa học, Trường Đại học Sao Đỏ. - Lĩnh vực quan tâm: Dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng thực phẩm, tận dụng phế phụ phẩm trong sản xuất thực phẩm. - Điện thoại: 0978760967 Email: tangphungcntp@gmail.com Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022 97
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2