intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển của các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio trên môi trường chọn lọc và không chọn lọc

Chia sẻ: Huynh Thi Lucky | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

140
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra ảnh hưởng của rửa tế bào Vibrios bằng nước muối sinh lý và nước biển lọc vô trùng đến sự phát triển của chúng trên môi trường chọn lọc và không chọn lọc. Bốn chủng vi khuẩn phát sáng được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm Vibrio campbellii LMG21363,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển của các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio trên môi trường chọn lọc và không chọn lọc

  1. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển của các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio trên môi trường chọn lọc và không chọn lọc Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra ảnh hưởng của rửa tế bào Vibrios bằng nước muối sinh lý và nước biển lọc vô trùng đến sự phát triển của chúng trên môi trường chọn lọc và không chọn lọc. Bốn chủng vi khuẩn phát sáng được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm Vibrio campbellii LMG21363, Vibrio harveyi BB120, Vibrio harveyi JAF483 và Vibrio harveyi JAF548. Hai chủng vi khuẩn cuối cùng là hai chủng đột biến từ chủng V. harveyi BB120. Các chủng vi khuẩn tăng sinh trong môi trường Marine Broth (MB) ở 28°C trong 24 giờ. Sau đó, canh chuẩn được ly tâm và rửa hai lần với nước biển lọc vô trùng hoặc nước muối sinh lý rồi được cấy trải trên môi trường không chọn lọc (Marine Agar, MA) và môi trường chọn lọc (Thiosulfate Citrate Bile Sucrose, TCBS).
  2. Số lượng khuẩn lạc mọc trên môi trường MA luôn nhiều hơn so với môi trường TCBS bất kể rửa tế bào vi khuẩn bằng nước muối sinh lý hay nước biển lọc vô trùng. Rửa vi khuẩn bằng nước biển vô trùng cho số khuẩn lạc trên môi trường TCBS cao gấp 10-300 lần so với rửa bằng nước muối sinh lý (p < 0,01). Phân tích thống kê cho thấy có sự tương tác giữa hai yếu tố “dung dịch rửa vi khuẩn” và “môi trường nuôi cấy” lên khả năng phát triển của vi khuẩn (p < 0,01). Kết quả nghiên cứu này cho thấy rửa Vibrio bằng nước muối sinh lý có thể làm tổn thương do sốc về áp suất thẩm thấu vì vậy làm ảnh hưởng đến phát triển của chúng trên môi trường chọn lọc. Nguồn: Lê Hồng Phước, Peter Bossier, Patrick Sorgeloos. 2012. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển của các loài vi khuẩn thuộc giống vibrio trên môi trường chọn lọc và không chọn lọc. Viện Nghiên cứu NTTS II.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2