Đỗ Khắc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
118(04): 123 - 127<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CỦA ĐỘNG VẬT ĐẤT<br />
DƢỚI CÁC KIỂU THẢM THỰC VẬT TRONG QUÁ TRÌNH<br />
PHỤC HỒI TỰ NHIÊN Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG<br />
Đỗ Khắc Hùng1, Lê Ngọc Công2*, Nguyễn Thị Thu Hà2<br />
1<br />
<br />
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong ba kiểu thảm thực vật nghiên cứu đã gặp 18 loài Giun đất và 12 nhóm Mesofauna khác.<br />
Trong đó số loài Giun đất cao nhất ở rừng thứ sinh (9 loài), ở thảm cỏ (7 loài) và ít nhất là ở thảm<br />
cây bụi thấp (5 loài). Số lƣợng và sinh khối trung bình của Giun đất trong đất rừng thứ sinh là 25,6<br />
con/m2 và 12,38g/m2, ở thảm cây bụi thấp là 36,67 con/m2 và 8,21g/m2, ở thảm cỏ là 14 con/m2 và<br />
2,1g/m2 . Số nhóm Mesofauna đã gặp cao nhất ở thảm cây bụi thấp (8 nhóm), rừng thứ sinh (7<br />
nhóm), thấp nhất là thảm cỏ chỉ có 4 nhóm. Số lƣợng và sinh khối trung bình nhóm Mesofauna trong<br />
đất rừng thứ sinh là 40 con/m2 và 5,47g/m2, ở thảm cây bụi thấp là 28 con/m2 và 0,79g/m2, ở thảm cỏ là 10<br />
con/m2 và 0,27g/m2. Sự phong phú của động vật đất thay đổi rõ rệt theo chiều hƣớng phục hồi độ<br />
che phủ của thảm thực vật. Động vật đất ở rừng thứ sinh là phong phú nhất, tiếp theo là thảm cây<br />
bụi thấp và kém phong phú nhất là ở thảm cỏ.<br />
Từ khoá: Rừng thứ sinh, thảm cây bụi, thảm cỏ, độ che phủ, huyện Vị Xuyên.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Động vật đất nói chung, Giun đất và các<br />
nhóm Mesofauna khác nói riêng có vai trò<br />
quan trọng trong quá trình hình thành đất, quá<br />
trình phân giải chất hữu cơ, các quá trình mùn<br />
hóa và khoáng hóa góp phần vào sự hoàn trả<br />
lại vật chất cho các hệ sinh thái. Ngƣợc lại,<br />
đặc điểm lớp phủ thực vật là một trong những<br />
yếu tố quan trọng tác động đến cấu trúc định<br />
tính và định lƣợng của quần xã động vật đất.<br />
Để tìm hiểu ảnh hƣởng của các kiểu thảm<br />
thực vật đến sự thay đổi về thành phần loài,<br />
độ phong phú của động vật đất, chúng tôi<br />
tiến hành thu lƣợm, phân tích mẫu Giun đất<br />
và các nhóm Mesofauna khác dƣới các kiểu<br />
thảm: rừng thứ sinh, thảm cây bụi thấp và<br />
thảm cỏ trong quá trình phục hồi tự nhiên ở<br />
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Đối tƣợng nghiên cứu là các loài, phân loài<br />
Giun đất và các nhóm Mesofauna khác dƣới<br />
các kiểu thảm thực vật trong quá trình phục<br />
hồi tự nhiên: rừng thứ sinh, thảm cây bụi thấp<br />
và thảm cỏ ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915.462404<br />
<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp thu mẫu<br />
Mẫu Giun đất và các nhóm Mesofauna khác<br />
đƣợc thu theo phƣơng pháp của Ghilliarov<br />
M.S (1975)[3] trong các hố đào ở các kiểu<br />
thảm rừng thứ sinh, thảm cây bụi thấp và<br />
thảm cỏ. Mỗi kiểu thảm đào 6 hố đƣợc phân<br />
bố đồng đều ở các vị trí. Mỗi hố đào có kích<br />
thƣớc 50x50cm, đào theo từng lớp đất sâu 10<br />
cm cho đến khi hết Giun đất và các nhóm<br />
Mesofauna khác. Đất đào lên đƣợc cho vào<br />
một tấm nilon, dùng tay bóp vụn đất để chọn<br />
và nhặt Giun đất và các nhóm Mesofauna.<br />
Các mẫu Giun đất sau khi thu ngoài thực địa<br />
đƣợc rửa sạch đất và loại bỏ các vụn hữu cơ<br />
trƣớc khi đƣợc định hình trong dung dịch<br />
formalin 4%. Các mẫu Mesofauna khác sau<br />
khi thu ngoài thực địa đƣợc rửa sạch đất và<br />
loại bỏ các vụn hữu cơ trƣớc khi đƣợc định<br />
hình trong cồn 70%. Thời gian thu mẫu tháng<br />
5 năm 2013.<br />
Phương pháp phân tích mẫu<br />
Phân tích, mô tả Giun đất và các nhóm<br />
Mesofauna khác theo phƣơng pháp và các<br />
khóa định loại của Thái Trần Bái (1983)[1],<br />
Thái Trần Bái (2000)[2], Ghilliarov M.S<br />
(1975)[3]. Số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng<br />
123<br />
<br />
Đỗ Khắc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
pháp thống kê. Số lƣợng và sinh khối trung<br />
bình đƣợc tính trên 1m2 đất.<br />
Tất cả các mẫu Giun đất và các nhóm<br />
Mesofauna khác đƣợc xác định thành phần<br />
loài, độ phong phú tại Phòng Sinh thái Môi<br />
trƣờng đất, Viện Sinh thái và Tài nguyên<br />
sinh vật.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Sự thay đổi thành phần, số lượng và sự phân<br />
bố của các loài Giun đất dưới các kiểu thảm<br />
thực vật<br />
Kết quả phân tích thành phần các loài Giun<br />
đất ở ba kiểu thảm trong quá trình phục hồi tự<br />
<br />
118(04): 123 - 127<br />
<br />
nhiên là rừng thứ sinh, thảm cây bụi thấp và<br />
thảm cỏ, đƣợc trình bày tại bảng 1.<br />
Trong ba kiểu thảm thực vật nghiên cứu đã<br />
gặp 18 loài Giun đất thuộc 2 họ<br />
(Glossoscolecidae, Megascolecidae), 2 giống<br />
(Pontoscolex, Pheretima). Trong đó giống<br />
Pheretima có số loài đã gặp cao nhất (17 loài),<br />
còn giống Pontoscolex chỉ gặp 1 loài. Về<br />
phân bố của các loài Giun đất trong các kiểu<br />
thảm cũng không đồng đều, số loài Giun đất<br />
đã gặp cao nhất ở rừng thứ sinh (9 loài), ở<br />
thảm cỏ (7 loài) và thấp nhất ở thảm cây bụi<br />
thấp (5 loài).<br />
<br />
Bảng 1. Thành phần loài, sự phân bố và độ phong phú của Giun đất<br />
dưới các kiểu thảm thực vật<br />
STT<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
<br />
Loài, phân loài<br />
HỌ GLOSSOSCOLECIDAE<br />
(Michaelsen, 1900)<br />
Pontoscolex corethrurus (Miller,<br />
1856)<br />
HỌ MEGASCOLECIDAE (part<br />
Rosa, 1891)<br />
Pheretima adexilis Thai, 1984<br />
Ph. digna Chen, 1946<br />
Ph. exigua exigua Gates, 1932<br />
Ph. exigua austrina Gates, 1932<br />
Ph. exilisaria exilisaria Thai, 1984<br />
Ph. hiepcatanla Do et Tran, 1994<br />
Ph. infantiloides Chen, 1938<br />
Ph. kinfunnontis Chen, 1946<br />
Ph. lacertina Chen, 1946<br />
Ph. leucocirca Chen, 1946<br />
Ph. manicata manicata Chen, 1946<br />
Ph. neoexilis Thai et Samphon, 1988<br />
Ph. planata Gates, 1926<br />
Ph. robusta Perrier, 1872<br />
Ph. socsonensis Thai, 1984<br />
Ph. vuongmontis Thai, 1984<br />
Ph. wui Chen, 1935<br />
Pheretima non<br />
Tổng số lƣợng<br />
Tổng sinh khối<br />
Số lƣợng trung bình (con/m2)<br />
Sinh khối trung bình (g/m2)<br />
<br />
Rừng thứ sinh<br />
n%<br />
p%<br />
<br />
12,50<br />
<br />
6,25<br />
<br />
3,13<br />
3,13<br />
6,25<br />
<br />
3,13<br />
3,13<br />
9,38<br />
6,25<br />
46,88<br />
128<br />
<br />
13,20<br />
<br />
Thảm cây bụi thấp<br />
n%<br />
p%<br />
<br />
60,88<br />
<br />
50,37<br />
<br />
8,69<br />
<br />
14,41<br />
<br />
19,52<br />
3,22<br />
<br />
2,53<br />
1,21<br />
<br />
14,29<br />
9,52<br />
<br />
3,17<br />
3,17<br />
<br />
14,29<br />
<br />
1,58<br />
<br />
4,76<br />
4,76<br />
4,76<br />
<br />
47,53<br />
0,57<br />
19,0<br />
<br />
4,76<br />
42,86<br />
84<br />
<br />
2,35<br />
22,63<br />
<br />
1,94<br />
<br />
1,94<br />
4,5<br />
32,25<br />
<br />
35,54<br />
0,6<br />
21,97<br />
20,03<br />
<br />
3,34<br />
<br />
7,12<br />
<br />
4,34<br />
92<br />
<br />
24,37<br />
<br />
61,9<br />
25,6<br />
<br />
24,62<br />
36,67<br />
<br />
12,38<br />
<br />
Chú thích: n%: độ phong phú về số lượng; p%: độ phong phú về sinh khối<br />
<br />
124<br />
<br />
Thảm cỏ<br />
n%<br />
p%<br />
<br />
12,624<br />
14<br />
<br />
8,21<br />
<br />
2,1<br />
<br />
Đỗ Khắc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Sự thay đổi về độ phong phú của các loài Giun<br />
đất dưới các kiểu thảm thực vật<br />
Số liệu ở bảng 1 cho thấy số lƣợng và sinh<br />
khối trung bình trong 1m2 đất ở rừng thứ sinh<br />
là 25,6 con/m2 và 12,38g/m2. Trong số 9 loài<br />
Giun đất đã gặp ở rừng thứ sinh có<br />
Pontoscolex corethrurus là loài phong phú<br />
hơn cả về số lƣợng (n%=12,50) và Pheretima<br />
robusta là loài phong phú hơn về sinh khối<br />
(p%=35,54).<br />
Số lƣợng và sinh khối trung bình Giun đất<br />
trong 1m2 đất ở thảm cây bụi thấp là 36,67<br />
con/m2 và 8,21g/m2. Trong số 5 loài Giun đất<br />
đã gặp ở thảm cây bụi thấp có Pontoscolex<br />
corethrurus là loài phong phú hơn cả về số<br />
lƣợng (n%=60,88) và sinh khối (p%=50,37).<br />
Số lƣợng và sinh khối trung bình Giun đất<br />
trong 1m2 đất ở thảm cỏ là 14 con/m2 và<br />
2,1g/m2. Trong số 7 loài Giun đất đã gặp ở<br />
thảm cỏ có Pheretima adexilis và Ph.<br />
infantiloides là hai loài phong phú hơn cả về<br />
số lƣợng (n%=14,49) và Ph. manicata<br />
manicata là loài phong phú hơn về sinh khối<br />
(p%=47,53).<br />
Các loài Giun đất chỉ gặp ở rừng thứ sinh bao<br />
gồm: Pheretima exigua austrina, Ph.<br />
kinfunnontis; Ph. lacertina; Ph. leucocirca;<br />
Ph. robusta; Ph. socsonensis. Hai loài Giun đất<br />
chỉ gặp ở thảm cây bụi thấp là: Pheretima<br />
exilisaria exilisaria và Ph. hiepcatana. Các loài<br />
Giun đất chỉ bắt gặp ở thảm cỏ bao gồm:<br />
Pheretima adexilis; Ph. infantiloides; Ph.<br />
manicata manicata; Ph. neoexilis; Ph. planata.<br />
Trong số 18 loài Giun đất đã gặp tại khu vực<br />
nghiên cứu, có 2 loài thuộc nhóm thảm mục,<br />
đó là Pheretima lacertina và Ph. manicata<br />
manicata. Rừng thứ sinh bắt gặp cả 2 loài<br />
thuộc nhóm thảm mục này. Sự có mặt của các<br />
loài Giun đất thuộc nhóm thảm mục chứng tỏ<br />
đất ở khu vực đó có độ tơi xốp, có lớp lá rụng.<br />
Ngoài ra, ở các điểm nghiên cứu khu vực<br />
rừng thứ sinh và thảm cây bụi thấp còn gặp<br />
các loài Giun đất khác thuộc nhóm đất – thảm<br />
mục và nhóm ở đất chính thức. Chúng cũng là<br />
những loài có kích thƣớc cơ thể từ trung bình<br />
đến lớn. Trong khi đó, không gặp loài Giun<br />
đất nào thuộc nhóm thảm mục và nhóm đất -<br />
<br />
118(04): 123 - 127<br />
<br />
thảm mục ở các điểm nghiên cứu thảm cỏ đã<br />
chứng tỏ đất ở đây với chất lƣợng thảm mục<br />
kém hơn so với ở rừng thứ sinh và thảm cây<br />
bụi thấp. Bên cạnh đó những loài Giun đất đã<br />
gặp ở đây có kích thƣớc cơ thể trung bình,<br />
nguyên nhân do đất ở thảm cỏ không tơi xốp.<br />
Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Lê<br />
Văn Triển (1995)[4].<br />
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng lớp thảm mục dƣới<br />
các kiểu thảm thực vật và hàm lƣợng mùn có<br />
liên quan chặt chẽ với nhau. Hàm lƣợng mùn<br />
ở lớp đất mặt (0-10cm) ảnh hƣởng đến sự<br />
phân bố của Giun đất. Từ kết quả phân tích<br />
một số tính chất hóa học của đất dƣới các<br />
kiểu thảm, chúng tôi đã ghi nhận đƣợc đất<br />
rừng thứ sinh có hàm lƣợng mùn cao nhất<br />
(4,86%), tiếp theo thảm cây bụi thấp có hàm<br />
lƣợng mùn là 3,80%, thấp nhất ở thảm cỏ là<br />
3,35%. Các số liệu cho thấy vai trò quan<br />
trọng của từng kiểu thảm thực vật, độ che phủ<br />
và lớp thảm mục của nó trong việc cung cấp<br />
các chất hữu cơ chủ yếu cho đất làm tăng độ<br />
phì nhiêu và có tác dụng bảo vệ đất, chống<br />
xói mòn rửa trôi các chất dinh dƣỡng tích lũy<br />
trong đất. Do vậy rừng thứ sinh có độ che phủ<br />
cao, tổ hợp thành phần loài lớn, lƣợng cành<br />
rơi lá rụng trả lại cho đất cao hơn, từ đó thành<br />
phần loài và khối lƣợng Giun đất tăng lên.<br />
<br />
Sự thay đổi thành phần, số lượng và sự<br />
phân bố các nhóm Mesofauna khác dưới<br />
các kiểu thảm thực vật<br />
Kết quả phân tích thành phần loài, số lƣợng<br />
và sự phân bố của các nhóm Mesofauna khác<br />
thu đƣợc ở các kiểu thảm rừng thứ sinh, thảm<br />
cây bụi thấp và thảm cỏ tại điểm nghiên cứu<br />
đƣợc ghi ở bảng 2.<br />
Bảng 2 cho thấy dƣới các kiểu thảm thực vật<br />
nghiên cứu đã gặp 12 nhóm Mesofauna khác.<br />
Trong đó số nhóm Mesofauna đã gặp cao nhất<br />
là thảm cây bụi thấp (8 nhóm), gồm:<br />
Blattodae, Scarabaeidae A, Homoptera A,<br />
Formicidae, Isopoda, Araneae, Polydesmida<br />
và Hirudinidae. Tiếp theo là rừng thứ sinh (7<br />
nhóm) gồm: Blattodae, Staphilinidae T,<br />
Carabiidae, Homoptera A, Gryllidae,<br />
Polydesmida và Hirudinidae. Thấp nhất là ở<br />
thảm cỏ chỉ có 4 nhóm gồm: Scarabaeidae A,<br />
Gryllidae, Formicidae, Araneae.<br />
125<br />
<br />
Đỗ Khắc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
118(04): 123 - 127<br />
<br />
Bảng 2. Thành phần, số lượng và độ phong phú của các nhóm Mesofauna khác<br />
dưới các kiểu thảm thực vật<br />
STT<br />
<br />
Nhóm động vật<br />
<br />
1<br />
Blattodae<br />
2<br />
Scarabaeidae A<br />
3<br />
Staphilinidae T<br />
4<br />
Carabiidae<br />
5<br />
Homoptera A<br />
6<br />
Formicidae<br />
7<br />
Isoptera<br />
8<br />
Gryllidae<br />
9<br />
Isopoda<br />
10<br />
Araneae<br />
11<br />
Polydesmida<br />
12<br />
Hirudinidae<br />
Tổng số lƣợng<br />
Tổng sinh khối<br />
Số lƣợng trung bình<br />
(con/m2)<br />
Sinh khối trung bình<br />
(g/m2)<br />
<br />
Rừng thứ sinh<br />
n%<br />
p%<br />
35<br />
36,58<br />
10<br />
5<br />
25<br />
<br />
5<br />
20<br />
35<br />
<br />
1,32<br />
54,86<br />
1,76<br />
<br />
0,15<br />
5,34<br />
36,58<br />
<br />
80<br />
<br />
Thảm cây bụi thấp<br />
n%<br />
p%<br />
23,81<br />
50,67<br />
4,76<br />
16,22<br />
<br />
19,05<br />
23,81<br />
<br />
4,40<br />
7,09<br />
<br />
14,29<br />
9,52<br />
4,76<br />
23,81<br />
84<br />
<br />
11,49<br />
5,07<br />
5,06<br />
50,67<br />
<br />
10,94<br />
40<br />
<br />
Thảm cỏ<br />
n%<br />
p%<br />
20<br />
<br />
47,76<br />
<br />
40<br />
<br />
2,99<br />
<br />
20<br />
<br />
46,27<br />
<br />
20<br />
<br />
2,99<br />
<br />
20<br />
2,37<br />
<br />
28<br />
5,47<br />
<br />
0,54<br />
10<br />
<br />
0,79<br />
<br />
0,27<br />
<br />
Chú thích: n%: độ phong phú về số lượng; p%: độ phong phú về sinh khối<br />
<br />
Sự thay đổi về độ phong phú của các<br />
nhóm Mesofauna khác dưới các kiểu<br />
thảm thực vật<br />
Kết quả thống kê ở bảng 2 cho thấy số lƣợng<br />
và sinh khối trung bình nhóm Mesofauna<br />
trong 1m2 đất ở rừng thứ sinh là 40 con/m2 và<br />
5,47g/m2, ở thảm cây bụi thấp là 28 con/m2 và<br />
0,79g/m2, ở thảm cỏ là 10 con/m2 và<br />
0,27g/m2. Tại các điểm nghiên cứu, nhóm<br />
Nhện (Araneae) là nhóm phổ biến đã bắt gặp<br />
ở cả rừng thứ sinh, thảm cây bụi thấp và thảm<br />
cỏ. Nhƣ vậy, cũng giống nhƣ Giun đất, sự<br />
phong phú của các nhóm Mesofauna khác<br />
biến đổi rõ rệt theo từng kiểu thảm thực vật.<br />
Mesofauna ở rừng thứ sinh là phong phú nhất,<br />
tiếp theo là thảm cây bụi thấp, thấp nhất là ở<br />
thảm cỏ.<br />
KẾT LUẬN<br />
1. Trong ba kiểu thảm thực vật nghiên cứu đã<br />
gặp 18 loài Giun đất và 12 nhóm Mesofauna<br />
126<br />
<br />
khác. Trong đó số loài Giun đất cao nhất ở<br />
rừng thứ sinh (9 loài), ở thảm cỏ (7 loài) và ít<br />
nhất là ở thảm cây bụi thấp (5 loài). Số lƣợng<br />
và sinh khối trung bình của Giun đất trong<br />
1m2 đất rừng thứ sinh là 25,6 con/m2 và<br />
12,38g/m2, ở thảm cây bụi thấp là 36,67<br />
con/m2 và 8,21g/m2, ở thảm cỏ là 14 con/m2<br />
và 2,1g/m2 . Số nhóm Mesofauna đã gặp cao<br />
nhất ở thảm cây bụi thấp (8 nhóm), rừng thứ<br />
sinh (7 nhóm), thấp nhất là thảm cỏ chỉ có 4<br />
nhóm. Số lƣợng và sinh khối trung bình nhóm<br />
Mesofauna trong 1m2 đất ở rừng thứ sinh là<br />
40 con/m2 và 5,47g/m2, ở thảm cây bụi thấp là<br />
28 con/m2 và 0,79g/m2, ở thảm cỏ là 10<br />
con/m2 và 0,27g/m2.<br />
2. Sự phong phú của động vật đất thay đổi rõ<br />
rệt theo chiều hƣớng phục hồi độ che phủ của<br />
thảm thực vật. Động vật đất ở rừng thứ sinh là<br />
phong phú nhất, tiếp theo là thảm cây bụi thấp<br />
và kém phong phú nhất là ở thảm cỏ.<br />
<br />
Đỗ Khắc Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Thái Trần Bái (1983), Giun đất Việt Nam (Hệ<br />
thống học, khu hệ, phân bố và địa lý động vật).<br />
Luận án Tiến sĩ Sinh học, Maxcova.<br />
[2]. Thái Trần Bái (2000), Đa dạng giun đất ở Việt<br />
Nam. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Sinh<br />
học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.307-311.<br />
<br />
118(04): 123 - 127<br />
<br />
[3]. Ghilliarov M.S (1975), Phương pháp nghiên<br />
cứu động vật không xương sống ở đất<br />
(mesofauna). Nxb Khoa học Maxcova (tiếng Nga).<br />
[4]. Lê Văn Triển (1995), Khu hệ giun đất miền<br />
Đông Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Sinh học,<br />
<br />
Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
RESEARCH THE CHANGES OF SOIL ANIMALS UNDER THE TYPE OF<br />
VEGETATIONS IN NATURAL RESTORATION PROCESS IN VI XUYEN<br />
DISTRICT IN HA GIANG PROVINCE<br />
Do Khac Hung1, Le Ngoc Cong2*, Nguyen Thi Thu Ha2<br />
1<br />
<br />
Ha Giang College of Education<br />
2<br />
College of Education – TNU<br />
<br />
In three vegetation types encountered 18 species studied Earthworms and other Mesofauna 12<br />
groups. Earthworms in which the highest number of species in secondary forests (9 species), in<br />
grass (7 species) and at least in the low shrub vegetation (5 species). The number and average<br />
biomass of Earthworms in secondary forest land is 25,6 shrimp/m2 and 12,38g/m2, at low shrub<br />
vegetation is 36,67 shrimp/m2 and 8,21g/m2, in carpet she is 14 shrimp/m2 and 2,1g/m2. Some<br />
groups met Mesofauna highest in low shrub vegetation (8 group), secondary forest (7 group), the<br />
lowest is only 4 groups lawn. The number and average biomass Mesofauna groups in secondary<br />
forest land is 40 shrimp/m2 and 5,47g/m2, in low scrub 28 shrimp/m2 and 0,79g/m2, in the grass 10<br />
shrimp/m2 and 0,27g/m2. The abundance of soil animals marked change in the direction of<br />
recovery of vegetation cover. Animals in secondary forest land is the most abundant, followed by<br />
low shrub vegetation is rich and poor in the grass.<br />
Key words: Secondary forest, scrub, grass, cover, Vi Xuyen distric.<br />
<br />
Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:17/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014<br />
Phản biện khoa học: TS. Đinh Thị Phượng – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915.462404<br />
<br />
127<br />
<br />