intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tác động của chỉ số điều kiện tài chính tới lạm phát ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của chỉ số điều kiện tài chính tới lạm phát ở Việt Nam bằng cách sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive- Distributed Lag Model-ARDL), dựa trên bộ dữ liệu chuỗi thời gian từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tác động của chỉ số điều kiện tài chính tới lạm phát ở Việt Nam

  1. Nghiên cứu tác động của chỉ số điều kiện tài chính tới lạm phát ở Việt Nam Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Nhật Minh Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 02/08/2023 Ngày nhận bản sửa: 23/08/2023 Ngày duyệt đăng: 29/08/2023 Tóm tắt: Bài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của chỉ số điều kiện tài chính tới lạm phát ở Việt Nam bằng cách sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive- Distributed Lag Model-ARDL), dựa trên bộ dữ liệu chuỗi thời gian từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện tài chính nới lỏng sẽ tạo áp lực tới lạm phát trong ngắn hạn nhưng không có tác động trong dài hạn. Bên cạnh đó, giá dầu và cung tiền M2 cũng có tác động tích cực tới lạm phát của Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đề xuất một số khuyến nghị cho các cơ quan thực thi chính sách nhằm nâng cao hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Từ khóa: Chỉ số điều kiện tài chính, Chính sách tiền tệ, Lạm phát 1. Giới thiệu lại lẫn nhau. Trong đó, điều kiện tài chính quốc gia là các biến số tài chính hiện tại Thị trường tài chính và nền kinh tế thực của quốc gia, có tác động đến hành vi của có mối liên hệ chặt chẽ và có tác động qua các chủ thể trong nền kinh tế. Điều kiện Impact of financial condition index on inflation: the case of Vietnam Abstract: This paper investigates the impact of the financial condition index on inflation in Vietnam by using the Autoregressive- Distributed Lag Model (ARDL) combined with a time series dataset from January 2013 to December 2022. Research results show that loosening financial conditions will put pressure on inflation in the short term but not in the long term. In addition, the oil price and M2 money supply also have a positive impact on Vietnam’s inflation. On that basis, this paper also proposes policy recommendations to improve the effectiveness of monetary policy in Vietnam. Keywords: Financial condition index, Monetary policy, Inflation Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.09.2576 Pham, Thi Hoang Anh1, Nguyen, Nhat Minh2 Email: anhpth@hvnh.edu.vn1, minhnn@hvnh.edu.vn2 Organization of all: Banking Academy of Vietnam © Học viện Ngân hàng Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 1 Số 256- Tháng 9. 2023
  2. Nghiên cứu tác động của chỉ số điều kiện tài chính tới lạm phát ở Việt Nam tài chính được hiểu là một thước đo phản Trong giai đoạn này, CSTT của các quốc ánh mức độ dễ dàng trong việc tiếp nhận gia thay đổi liên tục, từ CSTT nới lỏng để các nguồn vốn trong nước của các doanh ứng phó với tác động tiêu cực của đại dịch nghiệp, hộ gia đình và Chính phủ của mỗi Covid đến CSTT thắt chặt để kìm chế lạm quốc gia (IMF, 2014). Điều kiện tài chính phát bùng nổ. Vậy liệu những thay đổi trong ảnh hưởng đến kế hoạch tiết kiệm và đầu tư các điều kiện tài chính tiền tệ đó có thể đạt của các hộ gia đình và doanh nghiệp, do đó được mục tiêu mà các chính phủ kì vọng nó đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hay không. Bài nghiên cứu tập trung đánh hưởng đến hoạt động kinh tế trong hiện tại giá tác động của các điều kiện tài chính tới cũng như triển vọng kinh tế trong tương lai. lạm phát tại Việt Nam thông qua mô hình Những thay đổi trong điều kiện tài chính là phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive- trung tâm của cơ chế truyền dẫn chính sách Distributed Lag Model- ARDL) cho giai tiền tệ (CSTT), trong đó, lạm phát là một đoạn 2013- 2022. trong các biến số kinh tế vĩ mô chịu ảnh Bài nghiên cứu được kết cấu thành năm hưởng lớn nhất. Vì vậy, việc đánh giá các phần chính như sau: Sau phần giới thiệu điều kiện tài chính là rất quan trọng trong nghiên cứu, trong phần 2, nhóm nghiên việc thực thi CSTT nhằm hướng tới mục cứu thực hiện tổng quan lý thuyết cũng tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế như các công trình nghiên cứu có liên vĩ mô tại các quốc gia. quan đến chỉ số điều kiện tài chính cũng Để đánh giá các điều kiện tài chính, các như các kênh tác động của chỉ số điều kiện tổ chức quốc tế (như IMF, ADB, ECB, tài chính đến lạm phát. Phương pháp phân OECD), các ngân hàng trung ương tích và dữ liệu cần thiết cho đánh giá tác (NHTW) và các tổ chức nghiên cứu độc động của điều kiện tài chính tới lạm phát lập (như Bloomberg, Goldman Sachs) đã tại Việt Nam được thể hiện trong phần 3. nghiên cứu và xây dựng chỉ số điều kiện tiền Trên cơ sở đó, kết quả định lượng từ mô tệ (Monetary Conditions Index- MCI) cũng hình ARDL và các khuyến nghị chính sách như chỉ số điều kiện tài chính (Financial được trình bày trong các phần 4 và 5 của conditions index- FCI). Chỉ số điều kiện bài nghiên cứu. tiền tệ (Monetary Conditions Index- MCI) đã được nghiên cứu khá rộng rãi nhưng nó 2. Tổng quan nghiên cứu chỉ bao gồm hai yếu tố trên thị trường tiền tệ là lãi suất và tỷ giá. Tuy nhiên, trước 2.1. Tổng quan về chỉ số điều kiện tài sự phức tạp của thị trường tài chính, đặc chính và chiều tác động của chỉ số điều biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn kiện tài chính tới lạm phát cầu, các nhà hoạch định chính sách nhận thấy cần phải tích hợp, bổ sung thêm các Chủ đề về FCI gần đây nhận được sự quan yếu tố phản ánh thị trường vốn dài hạn bao tâm của nhiều học giả do tính phức tạp của gồm tín dụng và chứng khoán vào MCI để khu vực tài chính. Zheng & Yu (2014) định cho thấy một cái nhìn toàn diện hơn về thị nghĩa FCI là một chỉ số toàn diện được xây trường tài chính. dựng dựa trên sự kết hợp của các biến số Đại dịch Covid-19 và những cú sốc địa trên thị trường tiền tệ (như lãi suất, tỷ giá) chính trị trên thế giới gần đây đã có tác và thị trường tài sản (như chỉ số chứng động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới nói khoán và giá nhà). Trong khi đó, Osorio và chung và thị trường tài chính nói riêng. cộng sự (2011) định nghĩa FCI là một công 2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023
  3. PHẠM THỊ HOÀNG ANH - NGUYỄN NHẬT MINH cụ để trích xuất thông tin có trong các biến quý) và 0,59 (lạm phát 3 quý). Với phương số tài chính hiện tại để dự báo về trạng thái pháp nghiên cứu tương tự, Chow (2013) tiến tương lai của nền kinh tế thông qua việc hành kiểm tra liệu FCI có là công cụ hữu ích loại bỏ các biến số mang tính chu kỳ. Eika để đưa ra các định hướng điều hành chính và cộng sự (1996) cho rằng FCI được coi sách tiền tệ tại Singapore hay không. Tuy là chỉ số mở rộng của chỉ số điều kiện tiền nhiên, trong nghiên cứu này, Chow (2013) tệ (MCI) khi bổ sung các biến phản ánh đã xây dựng chỉ số FCI dựa trên phương giá tài sản và điều kiện tài chính của một pháp tiếp cận tổng có trọng số cho từng quốc gia bên cạnh lãi suất và tỷ giá. Hiện thành phần gồm lãi suất, tỷ giá hối đoái, tăng có khá ít các nghiên cứu về FCI tại Việt trưởng tín dụng, giá cổ phiếu và giá nhà dựa Nam. Nghiên cứu của Lê Đạt Chí và Trần trên kết quả mô hình VAR. Kết quả phân Hoài Nam (2015), Nguyễn Thanh Phương tích tương quan chéo và kiểm định quan hệ và cộng sự (2021) tập trung xây dựng một nhân quả Granger cho biết giá trị hiện tại chỉ số FCI cho Việt Nam dựa trên phương của FCI có tương quan dương với lạm phát pháp phân tích nhân tố (PCA). Các nhân tố trong một năm tiếp theo. Điều này có nghĩa được sử dụng để tính FCI trong các nghiên là chỉ số điều kiện tài chính được xây dựng cứu này bao gồm tăng trưởng kinh tế, tăng cung cấp chỉ báo hữu ích về lạm phát trong trưởng thị trường chứng khoán, chênh lệch tương lai ít nhất trong khoảng thời gian một lãi suất, tỷ giá thực, tăng trưởng tín dụng. năm. Từ đó nghiên cứu kết luận chỉ số điều Như vậy, có thể thấy mặc dù có nhiều định kiện tài chính cung cấp thông tin hữu ích về nghĩa khác nhau nhưng về bản chất, FCI là tình trạng tài chính tại Singapore và CSTT. sự mở rộng hơn của chỉ số điều kiện tiền Các nghiên cứu của Guillaumin và Vallet tệ (MCI) do bao gồm một tập hợp lớn các (2017) và Doojav và Purevdorj (2019) cũng thông tin từ tất cả các biến số tài chính đại chỉ ra rằng FCI có khả năng dự báo lạm phát diện cho môi trường tài chính. FCI sẽ loại hiệu quả trong ngắn hạn khi nghiên cứu tại bỏ ảnh hưởng chu kì của các biến số kinh tế thị trường Thụy Sĩ và Mông Cổ. Bên cạnh vĩ mô, do đó nó sẽ chỉ phản ánh những biến đó, Zheng và Yu (2014) và Li và Yuanchun động ngắn hạn trong môi trường tài chính (2019) cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực và là công cụ hữu hiệu để các nhà hoạch khi nghiên cứu tác động của FCI tới lạm định chính sách có thể đánh giá đúng hiện phát tại Trung Quốc trong giai đoạn lần lượt trạng điều kiện tài chính tại quốc gia của từ 2000- 2013 và 2007- 2016. mình. Mặc dù có nhiều nghiên cứu đi trước Ganchev và Paskaleva (2020) cho rằng đánh giá tác động và mối quan hệ giữa FCI FCI là một trong những công cụ quan trọng và lạm phát tại nhiều quốc gia nhưng kết nhất để dự báo kinh tế và tài chính đối với quả của các nghiên cứu này cho tới nay vẫn các NHTW và tổ chức tài chính quốc tế. chưa có sự thống nhất. Kết quả phân tích tương quan cho biết mối Goodhart và Hofmann (2001) đã xây dựng tương quan dương giữa FCI và lạm phát. chỉ số FCI cho các quốc gia G7 bằng cách bổ Kết quả kiểm định Granger lại chứng minh sung thêm giá nhà và giá cổ phiếu vào chỉ số rằng FCI là nguyên nhân của lạm phát. điều kiện tiền tệ, từ đó đưa ra các dự báo về Nghiên cứu kết luận rằng việc nới lỏng các lạm phát trong tương lai. Kết quả phân tích điều kiện tài chính sẽ kích thích lạm phát tương quan cho biết mối tương quan giữa trong tương lai. Ngoài ra nghiên cứu còn FCI và lạm phát là khá cao với hệ số tương cho biết FCI của các quốc gia Châu Âu quan trung bình tối đa là 0,55 (lạm phát 7 nhạy cảm với những cú sốc từ bên ngoài Số 256- Tháng 9. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 3
  4. Nghiên cứu tác động của chỉ số điều kiện tài chính tới lạm phát ở Việt Nam với mức độ nhạy cảm khác nhau tùy thuộc quốc gia có hệ thống tài chính phụ thuộc từng quốc gia. vào ngân hàng hơn là hệ thống tài chính Ở chiều ngược lại, Sahoo (2017) đã tiến phụ thuộc vào thị trường (Iturriaga, 2000). hành kiểm tra mối quan hệ giữa FCI và lạm Thêm vào đó, với kênh tín dụng, CSTT có phát tại Ấn Độ. Nghiên cứu đã xây dựng hiệu lực lớn hơn đến khả năng tiếp cận vốn chỉ số FCI gồm 4 chỉ số phụ: lãi suất ngắn của doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn là những hạn, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá nhà ở và doanh nghiệp lớn bởi các doanh nghiệp vừa tổng dòng vốn FDI với quyền số như nhau. và nhỏ bị hạn chế về khả năng tiếp cận vốn Nghiên cứu kết luận rằng, FCI là một công trên thị trường chứng khoán (Lin và cộng cụ tốt để dự báo lạm phát. Tuy nhiên, kết sự, 2021). McCandless & Weber (1995) khi quả kiểm tra tương quan cho biết hệ số nghiên cứu về mối tương quan dài hạn giữa tương quan giữa FCI và lạm phát là -0,59 tăng trưởng tiền tệ và các biến số kinh tế vĩ hàm ý rằng nếu điều kiện tài chính càng nới mô của 110 quốc gia trong giai đoạn 1960- lỏng thì tỉ lệ lạm phát càng thấp. 1990 đã tìm ra mối tương quan tích cực cao giữa tăng trưởng cung tiền và lạm phát. Bên 2.2. Tổng quan về kênh tác động của điều cạnh đó, Nassar (2005) cũng tìm thấy mối kiện tài chính tới lạm phát quan hệ tích cực trong dài hạn giữa cung tiền và lạm phát tại Madagascar trong giai Tác động của FCI tới lạm phát được lý giải đoạn 1982- 2004. thông qua các kênh truyền tải tác động của Hơn nữa, trong kênh tín dụng, trạng thái chính sách tiền tệ như kênh lãi suất, kênh bảng cân đối kế toán của các ngân hàng có tín dụng và kênh tỷ giá như sau: ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động cho Kênh lãi suất là kênh truyền dẫn CSTT vay. Điều kiện tài chính nới lỏng với CSTT truyền thống đã được đề cập đến trong các mở rộng có thể dẫn đến cải thiện bảng cân mô hình kinh tế vĩ mô. Kênh lãi suất có thể đối kế toán của ngân hàng theo hai cách. được sử dụng để giải thích tác động của Thứ nhất, lãi suất ngắn hạn thấp hơn có xu FCI tới lạm phát thông qua tác động của hướng làm tăng tỷ suất lợi nhuận ròng và lãi suất tới chi phí vốn, từ đó tác động đến dẫn đến lợi nhuận ngân hàng cao hơn. Thứ đầu tư của doanh nghiệp và tiêu dùng của hai, CSTT mở rộng làm tăng giá tài sản và hộ gia đình (Boivin và cộng sự, 2010). Cụ dẫn đến tăng vốn của ngân hàng. Khi bảng thể, điều kiện tài chính nới lỏng thông qua tổng kết tài sản của ngân hàng cải thiện thì việc giảm mặt bằng lãi suất trong ngắn hạn cho vay tăng, tổng cầu tăng và giá cả tăng. và dài hạn sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn, Đối với kênh tỷ giá hối đoái, khi điều kiện từ đó tăng nhu cầu chi tiêu cho đầu tư. Kết tài chính thay đổi thông qua tỷ giá sẽ ảnh quả là tổng cầu tăng và giá cả tăng. hưởng đến lạm phát thông qua hai con Trong kênh tín dụng, các ngân hàng đóng đường. Trong cơ chế tỷ giá linh hoạt, mỗi vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính sự thay đổi của cung tiền sẽ ảnh hưởng đến và phù hợp để giải quyết các vấn đề thông tin tỷ giá (do sự thay đổi lãi suất đồng nội tệ bất cân xứng trên thị trường tín dụng. Điều so với ngoại tệ). Trường hợp nới lỏng điều kiện tài chính nới lỏng sẽ làm tăng cung tín kiện tài chính thông qua tăng cung tiền, lãi dụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tiếp cận suất đồng nội tệ giảm, đồng nội tệ giảm tín dụng, giúp tăng nhu cầu đầu tư và tiêu giá sẽ có tác động kích thích xuất khẩu (do dùng. Vì vậy tổng cầu và giá cả tăng. Kênh hàng hóa dịch vụ nước ngoài đắt hơn), tổng tín dụng sẽ phát huy được hiệu quả tại các cầu và giá cả tăng. Mukhtarov và cộng sự 4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023
  5. PHẠM THỊ HOÀNG ANH - NGUYỄN NHẬT MINH (2019) kết luận rằng tỷ giá hối đoái và giá tư mới vào nhà xưởng, thiết bị… bởi công dầu tăng 1% sẽ làm tăng lạm phát tương ty có thể phát hành cổ phiếu với giá cao so ứng là 1,81% và 0,58% khi nghiên cứu với chi phí mua thiết bị mới. Trường hợp về trường hợp của Azerbaijan. Tương tự, chỉ số Tobin’q >1 và thấp thì chi tiêu cho Choi và cộng sự (2018) khi nghiên cứu tác thiết bị mới ảnh hưởng tiêu cực nên nhu động của giá dầu tới lạm phát tại 72 nền cầu đầu tư mới giảm. kinh tế tiên tiến và đang phát triển đã chỉ ra rằng khi giá dầu thế giới tăng 10% sẽ làm Lý thuyết ảnh hưởng của sự giàu có đến tăng lạm phát trong nước trung bình một tiêu dùng: Lý thuyết này được phát triển lượng khoảng 0,4 điểm phần trăm. Ngoài đầu tiên bởi Modigliani và Brumberg ra, sự thay đổi của tỷ giá còn ảnh hưởng (1954) trong lý thuyết vòng đời của tiết đến trạng thái bảng tổng kết tài sản của các kiệm và tiêu dùng và sau đó được bổ sung chủ thể trong nền kinh tế. Thông qua đó bởi Ando và Modigliani (1963). Theo đó, ảnh hưởng đến chi tiêu và ảnh hưởng đến của cải và sự giàu có của cá nhân, hộ gia tổng cầu, giá cả. đình quyết định hành vi tiêu dùng của họ. Trong thời gian qua, đã có những thay đổi Việc mở rộng hay thu hẹp điều kiện tiền tệ đáng kể trong cách thức hoạt động của thị sẽ làm thay đổi giá trị của các nguồn lực trường tài chính. Ngoài ra, việc điều hành tiêu dùng sẵn có và làm cho các công ty CSTT cũng đã thay đổi, theo đó chú trọng hoặc cá nhân trở nên giàu hơn hoặc nghèo hơn vào việc ổn định giá cả. Các nghiên hơn tương đối. Cụ thể, trong trường hợp cứu về kinh tế học đạo đức đã kích thích điều kiện tài chính nới lỏng bằng cách mở suy nghĩ mới về cách CSTT có thể ảnh rộng điều kiện tiền tệ sẽ làm gia tăng tài hưởng đến nền kinh tế. Kênh giá tài sản là sản vốn của con người bao gồm tài sản vốn kênh chi phối tác động chính trên các khía thực (thông qua tăng giá tài sản bất động cạnh của việc truyền tải CSTT liên quan sản) và tài sản vốn tài chính (thông qua việc đến giá trị thị trường của tài sản và của cải tăng giá cổ phiếu và trái phiếu). Cơ chế này cá nhân. Kênh này truyền tải tác động của được lý giải bởi, lãi suất thấp sẽ khuyến CSTT theo hai cơ chế: thông qua lý thuyết khích đầu tư, nên nhu cầu về tài sản thực và Tobin’s q và hiệu ứng của cải. tài sản tài chính tăng. Tương tự, việc giảm lãi suất có nghĩa là tỷ lệ chiết khấu thấp Lý thuyết Tobin’q: Lý thuyết này được hơn sẽ làm tăng giá trị hiện tại của dòng thu giới thiệu năm 1968 bởi James Tobin và nhập và lợi tức nhận được trong tương lai William Brainard. Lý thuyết này được sử từ các khoản đầu tư vào tài sản. Kết quả là dụng nhằm giải thích cơ chế tác động của của cải sẽ gia tăng và chủ sở hữu sẽ quyết chính sách tiền tệ thông qua ảnh hưởng định sử dụng một phần trong số đó để đầu của nó tới giá cổ phiếu công ty vì thế ảnh tư thêm hoặc tiêu dùng thêm hoặc cả hai. hưởng tới đầu tư, tổng cầu và giá cả. Trong trường hợp ngược lại, với điều kiện Chỉ số Tobin’q = Giá trị thị trường của tài chính thắt chặt sẽ làm giảm của cải nên công ty / Giá thay thế tài sản tiêu dùng và đầu tư giảm. Hiệu ứng của cải Nếu chỉ số Tobin’q >1 và cao, hàm ý rằng là một kênh truyền tải CSTT quan trọng giá trị thị trường của cổ phiếu cao hơn giá đặc biệt tại những quốc gia mà các hộ gia thay thế tài sản, hay giá tài sản thay thế đình đầu tư nhiều vào tài sản tài chính và tương đối rẻ so với giá thị trường của cổ tài sản thực. Sức mạnh của hiệu ứng của phiếu. Từ đó, kích thích doanh nghiệp đầu cải tùy thuộc vào tỷ trọng của tài sản tương Số 256- Tháng 9. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 5
  6. Nghiên cứu tác động của chỉ số điều kiện tài chính tới lạm phát ở Việt Nam ứng trong tổng tài sản của khu vực tư nhân Để tiến hành nghiên cứu tác động chỉ số (Goodhart và Hofmann, 2001). điều kiện tài chính tới lạm phát của Việt Khác với các nghiên cứu trước đây, bài Nam, trước hết, nhóm nghiên cứu tiến nghiên cứu của chúng tôi có những điểm hành xây dựng chỉ số điều kiện tài chính mới sau: Thứ nhất, một số nghiên cứu đi dựa theo phương pháp phân tích thành trước tại Việt Nam chưa bao gồm biến số phần chính (Principal component analysis- đại diện cho thị trường bất động sản. Trong PCA) với các biến số đưa vào phương pháp khi đó, các nghiên cứu của Goodhart và như Bảng 1. Hofmann (2001) và Mayes và Viren (2001) Phương pháp phân tích thành phần chính đều cho rằng sử dụng giá nhà để xây dựng (PCA) là một trong các phương pháp được chỉ số FCI sẽ tăng khả năng giải thích và sử dụng phổ biến để tổng hợp các yếu tố, dự đoán lạm phát. Do đó, nhóm nghiên cứu trong đó đặc biệt được sử dụng nhiều trong sẽ bổ sung thêm biến số về giá nhà trên thị các việc tổng hợp, phân tích các chỉ số trường bất động sản (đại diện cho nền kinh riêng lẻ. English và cộng sự (2005) nêu bật tế thực) để tính toán chỉ số điều kiện tài ưu điểm của phương pháp PCA là phương chính. Thứ hai, hầu hết các nghiên cứu tại pháp này có thể tổng hợp và xây dựng chỉ Việt Nam mới dừng lại ở việc xây dựng chỉ số mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ loại số FCI, nghiên cứu này sẽ đánh giá thêm mô hình kinh tế cụ thể nào. Bên cạnh đó, tác động của các FCI tới lạm phát tại Việt PCA cũng đánh giá sự đóng góp của các chỉ Nam, từ đó đề xuất khuyến nghị chính sách số tài chính phù hợp với những biến động giúp kiềm chế lạm phát. quan trọng lịch sử trong mở rộng hệ thống tài chính và cho phép giải thích tầm quan 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu trọng hệ thống của từng thành phần (Brave và Butters, 2011). Phương pháp PCA còn 3.1. Phương pháp đo lường chỉ số điều giúp khắc phục vấn đề hạn chế của số liệu kiện tài chính tại Việt Nam cũng như cho phép đưa nhiều biến số vào để tính toán chỉ số FCI mà không ảnh hưởng Bảng 1. Tổng hợp các biến số xây dựng chỉ số điều kiện tài chính tại Việt Nam Tên biến thành phần xây dựng chỉ số điều TT Nhóm thị trường Viết tắt Nguồn kiện tài chính tại Việt Nam Lãi suất liên ngân hàng qua đêm onrate 1 Thị trường tiền tệ Chênh lệch lãi suất cho vay và đi vay spread IMF Cung tiền M2 m2 Dự trữ ngoại hối reserve IMF 2 Thị trường ngoại hối Tỷ giá exchange Bruegel Tỷ giá hối đoái thực đa phương reer 3 Thị trường chứng khoán Chỉ số VN-Index stock Fiinpro 4 Thị trường bất động sản Giá nhà trung bình house GSO 5 Thị trường trái phiếu Khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ govbond VBMA 6 Thị trường hàng hóa Giá dầu thế giới oil IndexMundi Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả 6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023
  7. PHẠM THỊ HOÀNG ANH - NGUYỄN NHẬT MINH Bảng 2. Tổng hợp các biến số trong mô hình đánh giá tác động của chỉ số điều kiện tài chính đến lạm phát tại Việt Nam TT Tên biến Kí hiệu Nguồn dữ liệu Kì vọng dấu Nguồn tham khảo Phạm Thế Anh (2009), Phạm Thị Thu Trang (2009), Nguyễn Thị Chỉ số giá tiêu 1 CPI Tổng Cục Thống kê + Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành dùng (2010), Huỳnh Thế Nguyễn và Vũ Thị Tươi (2016) Chỉ số điều kiện Tính toán nhóm Chow (2013), Zheng và Yu (2014), 2 FCI + tài chính tác giả Li và Yuanchun (2019) 3 Giá trị xuất khẩu EX Tổng Cục Thống kê +/- Ulfa và Abbas (2018) 4 Giá trị nhập khẩu IM Tổng Cục Thống kê +/- Herawati và Sidik (2022) McCandless và Weber (1995); 5 Tổng cung tiền M2 M2 IMF + Nassar (2005) Choi và cộng sự (2018); Mukhtarov 6 Giá dầu thế giới OIL IndexMundi + và cộng sự (2019); Lacheheb và Sirag (2019) 7 Tỷ giá USD/VND EXC Investing.com +/- Arize và cộng sự (2004) Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả đến độ chính xác của bậc tự do các mô hình Về mô hình nghiên cứu, bài viết sử kinh tế lượng (Hatzius và cộng sự, 2010; dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy Debuque-Gonzales và cộng sự, 2017). Chỉ (Autoregressive-Distributed Lag Model số FCI tính theo PCA càng cao đồng nghĩa -ARDL) để đánh giá tác động của chỉ số điều với việc các điều kiện tài chính càng được kiện tài chính tới lạm phát của Việt Nam với nới lỏng hơn, và ngược lại. Bên cạnh đó, những ưu điểm sau: (i) Mô hình ARDL phù một điểm mới trong nghiên cứu này tại hợp với các nghiên cứu có mẫu nhỏ; (ii) Có Việt Nam là chỉ số FCI đã được bổ sung khả năng thực hiện hồi quy với các biến có thêm biến số về giá nhà trên thị trường bất độ trễ khác nhau và không phân biệt thứ tự động sản (đại diện cho nền kinh tế thực) để sai phân I(0), I(1), hoặc cả 2; (iii) Ước lượng tính toán chỉ số điều kiện tài chính trong cho một phương trình duy nhất thay vì hệ khi các nghiên cứu đi trước chỉ mới dừng phương trình giống như kiểm định Johansen lại ở các biến số như lãi suất, tỷ giá hối và Granger; và (iv) Có khả năng tính toán đoái, tín dụng và thị trường tài chính. trong ngắn hạn với mô hình ECM bằng biến Để xây dựng chỉ số FCI theo phương pháp đổi tuyến tính mà không làm mất bậc tự do PCA, nhóm nghiên cứu triển khai theo bốn (Pesaran và cộng sự, 2001). Phương trình bước bao gồm: (i) Lựa chọn các biến để xây nghiên cứu có dạng: dựng chỉ số; (ii) Chuẩn hóa các biến bằng phương pháp Normed PCA; (iii) Tính toán các thành phần chính (components) theo phương pháp PCA; (iv) Tổng hợp chỉ số theo bình quân gia quyền các thành phần chính. 3.2. Mô hình đánh giá tác động của chỉ số điều kiện tài chính tới lạm phát tại Việt Nam Số 256- Tháng 9. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 7
  8. Nghiên cứu tác động của chỉ số điều kiện tài chính tới lạm phát ở Việt Nam Bài viết sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp theo tần của chỉ số điều kiện tài chính tới lạm phát suất tháng của các biến số kinh tế vĩ mô của của Việt Nam theo các bước sau: (1) Lựa Việt Nam từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 chọn mô hình ARDL với độ trễ tối ưu theo năm 2022 với 120 quan sát. Đối với các dữ tiêu chuẩn AIC; (2) Kiểm tra mối quan hệ liệu được sử dụng để xây dựng chỉ số điều đồng liên kết bằng kiểm định đường bao; kiện tài chính, nhóm tác giả đã tiến hành (3) Ước lượng tác động ngắn hạn và dài thu thập từ các nguồn uy tín như World hạn theo mô hình hiệu chỉnh sai số; (4) Bank, IMF, Bruegel, Hiệp hội thị trường Kiểm tra tính ổn định và tính vững của mô trái phiếu Việt Nam, FiinPro và Tổng Cục hình thông qua: (i) Kiểm định ARCH cho thống kê. Theo đó, sau khi thu thập dữ liệu, phương sai sai số thay đổi; (ii) Kiểm định nhóm tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu Breusch-Godfrey về vấn đề tương quan bậc trước khi thực hiện tính toán chỉ số FCI 2; (iii) Kiểm định Ramsey RESET nhằm của Việt Nam thông qua việc chuẩn hóa kiểm định mô hình phù hợp và không bỏ dữ liệu bằng phương pháp Normed PCA; sót biến; (iv) Kiểm định tổng tích lũy của tính toán các thành phần chính; và tổng hợp phần dư (CUSUM) và tổng tích luỹ hiệu chỉ số theo bình quân gia quyền các thành chỉnh của phần dư (CUSUM-SQ). phần chính. Các dữ liệu khác như chỉ số Bảng 3 trình bày kết quả thống kê mô tả của giá tiêu dùng, giá trị xuất nhập khẩu được các biến trong nghiên cứu. Theo đó, chỉ số thu thập từ Tổng cục Thống kê trong khi điều kiện tài chính FCI của Việt Nam trong các dữ liệu về tổng cung tiền M2, giá dầu giai đoạn 2013- 2022 có giá trị nhỏ nhất thế giới hay tỷ giá USD/VND được thu đạt -1,718, giá trị lớn nhất là 2,452 với giá thập từ các nguồn dữ liệu tin cậy như IMF, trị trung bình là 2,28e-09 và độ lệch chuẩn IndexMundi và Investing.com. đạt 0,977. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho các 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận biến trong mô hình sau khi lấy logarit tự nhiên theo chuẩn AIC của phương pháp Nhóm nghiên cứu thực hiện ước lượng Augmented Dickey-Fuller (ADF) và mô hình ARDL nhằm đánh giá tác động phương pháp Phillips- Perron (PP) cho Bảng 3. Phân tích thống kê mô tả CPI FCI EX IM M2 OIL EXC Giá trị trung bình 156.879 2.28e-09 19.437 18.961 8.006.685 68,38 22.507,99 Giá trị cao nhất 180,065 2,452 35.257 32.905 12.864.954 116,80 24.840 Giá trị thấp nhất 135,125 -1,718 7146 7240 3.551.305 21,04 20.810 Độ lệch chuẩn 12,799 0,977 6.845 6.352 2.932.294 23,641 874,3 Kiểm định ADF I(0) -0,453 0,406 -0,065 -0,847 -2,575* -2,117 -1,255 Kiểm định ADF I(1) -7,614*** -14,080*** -9,653*** -3,033** -8,018*** -8,996*** Kiểm định PP I(0) -0,475 -0,174 -1,825 -1,725 -4,419*** -2,108 -1,614 Kiểm định PP I(1) -7,656*** -17,950*** -38,599*** -30,156*** -7,136*** -6,910*** Ghi chú: Số quan sát: N = 120 *,**,*** tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả 8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023
  9. PHẠM THỊ HOÀNG ANH - NGUYỄN NHẬT MINH Bảng 4. Kết quả nghiên cứu Ngắn hạn Dài hạn Biến giải thích Hệ số hồi quy Biến giải thích Hệ số hồi quy D(lnCPI(-1)) 0,269119*** lnIM - 0,173125* D(FCI) 0,004344*** lnM2 0,161237** D(lnOIL) 0,011697*** lnOIL 0,033618** D(lnOIL(-1)) 0,010852*** EC = lnCPI - (0,0105*FCI + 0,1673*lnEX – 0,1731*lnIM + 0,1612*lnM2 + 0,0336*lnOIL + 0,1324*lnEXC) *,**,*** tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu qua phần mềm EVIEWS 10 thấy các biến đủ tiêu chuẩn để áp dụng mô và Yuanchun (2019). Điều này là hợp lý hình ARDL do đều dừng ở chuỗi gốc I(0) bởi vì trong giai đoạn điều kiện tài chính hoặc dừng ở sai phân bậc nhất I(1). nới lỏng thì lãi suất thấp hơn, cung tiền cao Dựa theo hệ số AIC, mô hình ARDL tối ưu hơn do đó người dân và doanh nghiệp có được lựa chọn là ARDL (2, 1, 2, 0, 0, 2, 0). nhiều nguồn tài chính hơn trong hoạt động Kết quả các kiểm định liên quan đến tính chi tiêu và đầu tư, từ đó gia tăng lạm phát. ổn định và tin cậy của mô hình được trình Ngược lại, trong các giai đoạn điều kiện tài bày tại Phụ lục của bài nghiên cứu. Kết quả chính bị thắt chặt, thể hiện qua việc lãi suất cho thấy mô hình nghiên cứu (i) Có mối tăng cao, cung tiền hạn chế, dẫn đến sự suy quan hệ đồng liên kết (ii) Không gặp phải giảm về nhu cầu đầu tư cũng như tiêu dùng hiện tượng phương sai sai số thay đổi; (iii) của người dân và doanh nghiệp, từ đó lạm Không gặp phải vấn đề tương quan bậc hai; phát sẽ được duy trì ở mức thấp. (iv) Không bỏ sót biến; và (v) Có tính ổn Đối với mô hình dài hạn, kết quả nghiên định cao. cứu trong mô hình lạm phát cho thấy chỉ Kết quả ước lượng trong ngắn hạn và dài số điều kiện tài chính hàng tháng của hạn đối với mô hình lạm phát được trình Việt Nam không có ý nghĩa thống kê. Kết bày ở Bảng 4. Các kết quả đáng chú ý của quả này tương đồng với nghiên cứu của mô hình bao gồm: Goodhart và Hofmann (2001), Guillaumin Thứ nhất, trong mô hình ngắn hạn, kết quả và Vallet (2017), Doojav và Purevdorj hồi quy cho thấy tác động thuận chiều của (2019) khi thể hiện rằng chỉ số điều kiện chỉ số điều kiện tài chính đến lạm phát với tài chính của Việt Nam chỉ có khả năng dự ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Theo đó, trong báo lạm phát trong ngắn hạn, nhưng khó có điều kiện các biến số khác không thay đổi, thể dự báo trong dài hạn. nếu chỉ số điều kiện tài chính hàng tháng Thứ hai, trong mô hình ngắn hạn, hệ số của Việt Nam tăng 1 điểm (hàm ý Việt Nam hồi quy lnCPI(-1) có giá trị dương và có nới lỏng điều kiện tài chính) thì tỷ lệ lạm ý nghĩa thống kê ở mức 1% thể hiện rằng phát tăng trung bình 0,43%. Nói cách khác, tại Việt Nam lạm phát của tháng liền trước trong giai đoạn điều kiện tài chính nới lỏng có tác động dương mạnh mẽ đến lạm phát thì tỉ lệ lạm phát cũng có xu hướng cao hơn. tại của tháng hiện tại. Kết quả này thể Kết quả này tương đồng với nghiên cứu hiện lạm phát ở Việt Nam chịu tác động của Chow (2013), Zheng và Yu (2014), Li rất mạnh từ yếu tố lạm phát kỳ vọng. Nếu Số 256- Tháng 9. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 9
  10. Nghiên cứu tác động của chỉ số điều kiện tài chính tới lạm phát ở Việt Nam kỳ này xảy ra lạm phát cao thì người dân (2019) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa cũng kỳ vọng rằng lạm phát sẽ tiếp tục tăng giá dầu và lạm phát tại Algeria dựa trên mô trong khoảng thời gian sau đó. Kết quả này hình ARDL. tương đồng với kết quả nghiên cứu trước Thứ tư, hệ số hồi quy của cung tiền M2 đây của Phạm Thế Anh (2009), Phạm Thị trong mô hình dài hạn là 0.161 và có ý nghĩa Thu Trang (2009), Nguyễn Thị Thu Hằng thống kê ở mức 5% thể hiện rằng trong dài và Nguyễn Đức Thành (2010) khi nghiên hạn, nếu cung tiền M2 tăng 1% thì lạm phát cứu về các yếu tố ảnh hưởng của lạm phát của Việt Nam tăng trung bình 0,161% với ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả này thường điều kiện các biến số khác không thay đổi. ít gặp trong các bài nghiên cứu về lạm phát Trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2013 đến ở nước ngoài, đặc biệt là các nước có tỷ tháng 12 năm 2022, cung tiền M2 của Việt lệ lạm phát thấp và ổn định (Huỳnh Thế Nam tăng trung bình khoảng 3,4%/tháng. Nguyễn và Vũ Thị Tươi, 2016). Điều này làm động lực giúp tăng trưởng Thứ ba, mô hình ADRL cho thấy kết quả kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lạm phát giá dầu có tác động dương và có ý nghĩa khi tốc độ tăng trưởng cung tiền nhanh hơn thống kê ở mức 1% tới lạm phát ở Việt Nam tốc độ tăng trưởng sản lượng thực tế. Kết trong giai đoạn 2013- 2022. Cụ thể, trong quả của nghiên cứu tương đồng với kết điều kiện các biến số khác không thay đổi, quả nghiên cứu của McCandless và Weber nếu giá dầu tăng 1% thì CPI của Việt Nam (1995) và Nassar (2005) khi tìm ra được tăng trung bình 0,011%. Nói cách khác, giá mối quan hệ tích cực trong dài hạn giữa dầu tăng khiến lạm phát của Việt Nam có cung tiền M2 và lạm phát. xu hướng gia tăng. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Choi và cộng 5. Khuyến nghị chính sách và kết luận sự (2018) và Mukhtarov và cộng sự (2019). Theo đó, xăng dầu là sản phẩm có vai trò Bài nghiên cứu đo lường chỉ số điều kiện quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất tài chính và đánh giá tác động của chỉ số và đời sống xã hội, được xem là nguyên liệu điều kiện tài chính tới lạm phát tại Việt Nam đầu vào quan trọng, cần thiết cho nền kinh trong giai đoạn 2013- 2022. Kết quả nghiên tế. Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng trực tiếp cứu từ mô hình ADRL cho thấy điều kiện đến chi phí sinh hoạt của người dân thông tài chính nới lỏng sẽ tạo áp lực tới lạm phát qua việc gia tăng các chi phí liên quan đến trong ngắn hạn, nhưng không tác động tới đi lại, giao thông từ đó làm gia tăng chỉ số lạm phát trong dài hạn. Kết quả nghiên cứu giá tiêu dùng và lạm phát. Bên cạnh đó, giá này cho thấy, lạm phát tại Việt Nam chịu xăng dầu còn ảnh hưởng gián tiếp đến lạm tác động bởi yếu tố tiền tệ trong ngắn hạn. phát bởi xăng dầu là nguyên liệu đầu vào Nói cách khác, các NHTW nên xem xét tính quan trọng của nhiều ngành công nghiệp. toán và ứng dụng chỉ số FCI như một công Khi chi phí đầu vào tăng lên thì chi phí cho cụ điều hành để tránh tác động tiêu cực tới sản phẩm cuối cùng sẽ tăng lên, từ đó dẫn lạm phát trong ngắn hạn. đến gia tăng lạm phát trong toàn nền kinh Kết quả của mô hình ADRL cũng cho thấy, tế. Tương tự trong mô hình dài hạn, giá dầu giá dầu và giá dầu thế giới có tác động cũng tác động tích cực đến lạm phát với hệ dương đến lạm phát tại Việt Nam với mức số hồi quy lnOIL bằng 0,033 và có ý nghĩa ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả nghiên cứu thống kê ở mức 5%. Kết quả này tương này cho thấy NHTW chú trọng để phối hợp đồng với nghiên cứu của Lacheheb và Sirag với một số bộ ngành có liên quan theo dõi 10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023
  11. PHẠM THỊ HOÀNG ANH - NGUYỄN NHẬT MINH thường xuyên và dự báo tốt sự biến động chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tiền tệ. Kết quả của giá dầu. Đây là yếu tố quan trọng giúp này hàm ý NHTW cần điều hành linh hoạt NHNN chủ động xây dựng các kịch bản và đồng bộ các công cụ CSTT nhằm kiểm tương ứng nhằm chủ động trong điều hành soát tăng trưởng tổng phương tiện thanh CSTT. Đồng thời, NHNN tiếp tục chỉ đạo toán ở mức hợp lý. Theo sát các diễn biến các NHTM có chính sách hỗ trợ, tạo điều vĩ mô trong nước và quốc tế để có chính kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng sách ứng phó chủ động và phù hợp. Tăng dầu tiếp cận vốn với mức lãi suất ưu đãi. cường phối hợp với chính sách tài khóa và Nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm ra bằng các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm chứng thực nghiệm cho thấy lượng cung hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát. tiền M2 có tác động thuận chiều đến lạm Đồng thời, điều hành tín dụng linh hoạt, phát trong ngắn hạn và dài hạn lần lượt tại hướng dòng chảy vốn tín dụng vào lĩnh vực mức ý nghĩa 1% và 5%. Kết quả này một sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh lần nữa khẳng định lạm phát tại Việt Nam vực ưu tiên để phục hồi kinh tế. ■ Akaike Information Criteria (top 20 models) -8.825 -8.830 -8.835 -8.840 -8.845 -8.850 -8.855 -8.860 ARDL(2, 1, 2, 0, 0, 2, 0) ARDL(2, 1, 1, 0, 0, 2, 0) ARDL(2, 1, 2, 2, 0, 2, 0) ARDL(2, 1, 2, 0, 0, 2, 1) ARDL(2, 1, 1, 0, 0, 2, 1) ARDL(2, 1, 1, 0, 1, 2, 0) ARDL(2, 1, 2, 0, 1, 2, 0) ARDL(2, 1, 1, 1, 0, 2, 0) ARDL(2, 1, 2, 1, 0, 2, 0) ARDL(2, 2, 2, 0, 0, 2, 0) ARDL(2, 2, 1, 0, 0, 2, 0) ARDL(2, 1, 2, 2, 0, 2, 1) ARDL(2, 1, 2, 2, 1, 2, 0) ARDL(2, 2, 2, 2, 0, 2, 0) ARDL(2, 1, 2, 0, 0, 2, 2) ARDL(2, 1, 1, 0, 0, 2, 2) ARDL(2, 1, 1, 0, 2, 2, 0) ARDL(2, 1, 2, 0, 1, 2, 1) ARDL(2, 1, 1, 0, 1, 2, 1) ARDL(2, 1, 2, 1, 0, 2, 1) Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu qua phần mềm EVIEWS 10 Phụ lục 1. Kết quả ước lượng lựa chọn mô hình ARDL với độ trễ tối ưu Phụ lục 2. Các kiểm định chẩn đoán Mô hình lạm phát Kiểm định chẩn đoán Giá trị thống kê Prob. ARCH Heteroskedasticity 2.237022 0.1115 Số 256- Tháng 9. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 11
  12. Nghiên cứu tác động của chỉ số điều kiện tài chính tới lạm phát ở Việt Nam Mô hình lạm phát Kiểm định chẩn đoán Giá trị thống kê Prob. Breusch-Godfrey LM 2.002791 0.1402 Ramsey RESET 0.195484 0.8454 CUSUM Ổn định CUSUM-SQ Ổn định Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả qua phần mềm EVIEWS 10 1.2 30 1.0 20 0.8 10 0.6 0 0.4 -10 0.2 0.0 -20 -0.2 -30 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 CUSUM of Squares 5% Significance CUSUM 5% Significance Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu qua phần mềm EVIEWS 10 Phụ lục 3. Kết quả kiểm định tổng tích lũy của phần dư 1.2 1.2 1.0 1.0 0.8 0.8 0.6 0.6 0.4 0.4 0.2 0.2 0.0 0.0 -0.2 -0.2 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 CUSUM of Squares 5% Significance CUSUM of Squares 5% Significance Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu qua phần mềm EVIEWS 10 Phụ lục 4. Kết quả kiểm định tổng tích luỹ hiệu chỉnh của phần dư 12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023
  13. PHẠM THỊ HOÀNG ANH - NGUYỄN NHẬT MINH Tài liệu tham khảo Ando, A., & Modigliani, F. (1963). The “Life Cycle” Hypothesis of Saving: Aggregate Implications and Tests, The American Economic Review, Vol. 53, No. 1, Part 1 (Mar., 1963), 55-84. Arize, A. C., Malindretos, J., & Nippani, S. (2004). Variations in exchange rates and inflation in 82 countries: an empirical investigation. The North American Journal of Economics And Finance, 15(2), 227-247. doi: 10.1016/j. najef.2003.12.002 Boivin, J., Kiley, M. T., & Mishkin, F. S. (2010). How Has the Monetary Transmission Mechanism Evolved Over Time? Handbook of Monetary Economics, 369–422. doi: 10.3386/w15879 Brave, S. A., & Butters, R. A. (2011). Monitoring financial stability: A financial conditions index approach. Economic Perspectives, 35(1), 22. Bruegel (2023). Real effective exchange rates for 178 countries: a new database. Retrieved 17 April 2023, from: https:// www.bruegel.org/publications/datasets/real-effective-exchange-rates-for-178-countries-a-new-database. Choi, S., Furceri, D., Loungani, P., Mishra, S., & Poplawski-Ribeiro, M. (2018). Oil prices and inflation dynamics: Evidence from advanced and developing economies. Journal of International Money and Finance, 82, 71-96. doi: 10.2139/ssrn.3036910 Chow, H.K. (2013). Can a Financial Conditions Index Guide Monetary Policy? The Case of Singapore. Research Collection School Of Economics. Debuque-Gonzales, M., & Gochoco-Bautista, M. S. (2017). Financial conditions indexes and monetary policy in Asia. Asian Economic Papers, 16(2), 83-117. doi: 10.1162/ASEP_a_00522 Doojav, G. O., & Purevdorj, M. (2019). The relationship between financial condition and business cycle in Mongolia. East Asian Economic Review, 23(2), 203-223. doi: 10.11644/KIEP.EAER.2019.23.2.361 Eika, K. H., Ericsson, N. R., & Nymoen, R. (1996). Hazards in implementing a monetary conditions index. Oxford Bulletin of Economics and Statistics, 58(4), 765-790. doi: 10.1111/j.1468-0084.1996.mp58004009.x English, W., Tsatsaronis, K., & Zoli, E. (2005). Assessing the Predictive Power of Measures of Financial Conditions for Macroeconomic Variables, Investigating the Relationship between the Financial and Real Economy. BIS Paper No. 22., pp.288-252. Ganchev, G.T., & Paskaleva, M.G. (2020). The importance of financial condition indices in South-Eastern Europe, International Journal of Contemporary Economics and Administrative Sciences, 10(1), pp.78-106. doi: 10.5281/zenodo.3940493 Goodhart, C., & Hofmann, B. (2001). Asset prices, financial conditions, and the transmission of monetary policy. In conference on asset prices, exchange rates, and Monetary Policy, Stanford University (pp. 2-3). Guillaumin, C., & Vallet, G. (2017). Forecasting inflation in Switzerland after the crisis: the usefulness of a monetary and financial condition index. Cahier de recherche du Creg. Hatzius, J., Hooper, P., Mishkin, F. S., Schoenholtz, K. L., & Watson, M. W. (2010). Financial conditions indexes: A fresh look after the financial crisis (No. w16150). National Bureau of Economic Research. Herawati, M., & Sidik, M. (2022). Impact of Imports and Interest Rates on Inflation: A Case Study in ASEAN Countries 2006-2019. Economics and Business Quarterly Reviews, 5(3). Huỳnh Thế Nguyễn và Vũ Thị Tươi (2016). Tác động của các yếu tố vĩ mô đến lạm phát tại Việt Nam. Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM, số 11(3), 16-25. IMF (2023). International Financial Statistics - IMF Data. Retrieved 20 April 2023, from: https://data.imf.org. IndexMundi (2023). Commodity Prices. Retrieved 18 April 2023, from: https://www.indexmundi.com/commodities. International Monetary Fund (IMF). (2014). How Do Changes in the Investor Base and Financial Deepening Affect Emerging Market Economies?. Global Financial Stability Report, Chapter 2, April, International Monetary Fund, Washington, DC Investing.com (2023). USD/VND - US Dollar Vietnam Dong. Retrieved 17 April 2023, from: https://www.investing.com/ currencies/usd-vnd. Iturriaga, F. J. L. (2000). More on the credit channel of monetary policy transmission: an international comparison. Applied Financial Economics, 10(4), 423-434. doi: 10.1080/09603100050031552 Lacheheb, M., & Sirag, A. (2019). Oil price and inflation in Algeria: A nonlinear ARDL approach. The Quarterly Review of Economics and Finance, 73, 217-222. doi: 10.1016/j.qref.2018.12.003 Lê Đạt Chí, & Trần Hoài Nam (2015). Xây dựng chỉ số điều kiện tài chính cho Việt Nam. Phát triển & Hội nhập, số 21(31). Li, N., & Yuanchun, L. (2019). Construction of China’s financial conditions index in the post-crisis era. China Political Economy, 2(2), 258-276. doi: 10.1108/cpe-10-2019-0025 Lin, C., He, L., & Yang, G. (2021). Targeted monetary policy and financing constraints of Chinese small businesses. Small Business Economics, 57, 2107-2124. doi: 10.1007/s11187-020-00365-5 Mayes, D. G., & Virén, M. (2001). Financial conditions indexes. Bank of Finland Working Paper No. 17/2001. doi: 10.2139/ssrn.315489 Số 256- Tháng 9. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 13
  14. Nghiên cứu tác động của chỉ số điều kiện tài chính tới lạm phát ở Việt Nam McCandless, G. T., & Weber, W. E. (1995). Some monetary facts. Federal Reserve Bank of Minneapolis Quarterly Review, 19(3), 2-11. Modigliani, F., & Brumberg, R. (1954). Utility analysis and the consumption function: An interpretation of cross-section data. In K. K. Kurihara (Ed.), Post-Keynesian economics, 388–436). New Brunswick, NJ: Rutgers University Press. Mukhtarov, S., Mammadov, J., & Ahmadov, F. (2019). The impact of oil prices on inflation: The case of Azerbaijan. Nassar, K. (2005). Money demand and inflation in Madagascar. IMF Working Paper, WP/05/236. Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010). Các nhân tố Vĩ mô quyết định lạm phát Việt nam giai đoạn 2000- 2010: Các bằng chứng và thảo luận. Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR. Nguyễn Thanh Phương và cộng sự (2021). Các phương pháp xây dựng chỉ số điều kiện tài chính quốc gia và vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 224 + 225, tháng 1&2 năm 2021, pp. 15-28. Osario, C., Unsal, D. F., & Pongsaparn, R. (2011). A quantitative assessment of financial conditions in Asia. IMF Working Paper 11/173, 3-16. Pesaran, M. H., Shin, Y., & Smith, R. J. (2001). Bounds testing approaches to the analysis of level relationships. Journal of applied econometrics, 16(3), 289-326. doi: 10.1002/jae.616 Phạm Thế Anh (2009). Xác định các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Phát Triển. Phạm Thị Thu Trang (2009). Các yếu tố tác động tới lạm phát tại Việt Nam - Phân tích chuỗi thời gian phi tuyến. Tạp chí Khoa học – Kiến thức Kinh tế, Số 12, trang 32-38. Sahoo, M. (2017). Financial conditions index (fci), inflation and growth: Some evidence. Theoretical and Applied Economics, 3(612), 147-172. Tổng cục Thống kê (2023). Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ. Truy cập ngày 28/6/2023, từ https://www.gso.gov.vn/cpi-vi/. Ulfa, N., & Abbas, T. (2018). The effect of export and import on inflation in Indonesia period 1990-2016. Journal of Maliksussaleh Public Economics Volume, 1(02). Vietnam Bond Market Association (2023). Dữ liệu thị trường trái phiếu. Truy cập ngày 15/5/2023, từ https://vbma.org.vn/vi Zheng, G., & Yu, W. (2014). Financial conditions index’s construction and its application on financial monitoring and economic forecasting. Procedia Computer Science, 31, 32-39. doi: 10.1016/j.procs.2014.05.242 14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2