intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tác động của công nghiệp 4.0 và đổi mới sáng tạo đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học địa phương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tác động của công nghiệp 4.0 và đổi mới sáng tạo đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học địa phương thực hiện phỏng vấn với hơn 200 sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học và 20 doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Bình trong vòng 5 năm từ 2017 đến đầu năm 2022 từ đó đưa ra các giải pháp đổi mới quá trình đào tạo giúp các trường đại học địa phương cải thiện chương trình đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tác động của công nghiệp 4.0 và đổi mới sáng tạo đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học địa phương

  1. 28| Phần I. Những vấn đề chung về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng... NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƢƠNG PGS.TS. Nguyễn Đức Vƣợng; TS. Nguyễn Văn Chung Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt: Trong thời đại công nghiệp số hóa 4.0 và đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp không những ngày càng đầu tƣ mạnh vào các giải pháp công nghệ mới cho phép các quy trình, máy móc và sản phẩm của họ đƣợc tích hợp vào một hệ thống để làm việc hiệu quả hơn mà còn quan tâm rất lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng cho thời kỳ đổi mới sáng tạo. Do đó chất lƣợng nguồn nhân lực đòi hỏi ngày càng cao nhằm đáp ứng các yêu cầu về công nghệ điều này gây không ít khó khăn cho các trƣờng đại học địa phƣơng trong quá trình đào tạo. Nghiên cứu này thực hiện phỏng vấn với hơn 200 sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học và 20 doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Bình trong vòng 5 năm từ 2017 đến đầu năm 2022 từ đó đƣa ra các giải pháp đổi mới quá trình đào tạo giúp các trƣờng đại học địa phƣơng cải thiện chƣơng trình đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lƣợng cao hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lƣợng đào tạo đã có nhiều thay đổi nhờ những yêu cầu khắt khe từ xã hội trong thời kỳ công nghiệp số hóa 4.0 và đổi mới sáng tạo. Tỷ lệ sinh viên sau khi ra trƣờng đáp ứng đƣợc các tiêu chí của doanh nghiệp ngày càng cao nhờ những đóng góp từ doanh nghiệp cũng nhƣ quá trình tự đánh giá và tự thay đổi của trƣờng đại học. Từ khóa: Đổi mới sáng tạo; công nghiệp 4.0; nguồn nhân lực; đào tạo; đại học địa phƣơng 1. GIỚI THIỆU Ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ bắt đầu diễn ra ở nhiều nƣớc và phát triển khá mạnh mẽ. Các doanh nghiệp bắt đầu có sự thay đổi cả về chất lƣợng lẫn tính nhanh gọn, toàn bộ quá trình sản xuất của các doanh nghiệp bắt đầu đƣợc quản lý và giám sát một cách tự động nhờ khả năng ứng dụng khoa học công nghệ. Tuy nhiên quá trình này vẫn diễn ra một cách chƣa linh hoạt, để duy trì tính cạnh tranh trong môi trƣờng toàn cầu hóa, các công ty sản xuất cần liên tục phát triển hệ thống sản xuất thông minh của họ đồng thời nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đầu vào để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trƣờng [1]. Không giống nhƣ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0), cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (4.0) dựa trên dữ liệu đƣợc thu thập và phân tích trong thời gian thực và kết quả phân tích đƣợc sử dụng để đƣa ra quyết định đúng đắn giảm thiểu sai sót, tiết kiệm chi phí đồng thời tạo ra ác sản phẩm tốt hơn, đây chính là yếu tố quan trong giúp các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cũng nhƣ mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh. Do đó nguồn nhân lực phải đƣợc cải thiện đáng kể mới có thể đáp ứng đƣợc kịp thời sự thay đổi về công nghệ và chiến lƣợc kinh doanh sáng tạo mới. Các trƣờng đại học là nguồn cung cấp nhân lực chất lƣợng cao chính cho các doanh nghiệp đang không ngừng nổ lực thay đổi để đáp ứng kịp xu hƣớng.
  2. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |29 Các trƣờng đại học địa phƣơng nơi chất lƣợng đào tạo cần phải nổ lực nhiều hơn nhằm đáp ứng đƣợc mặt bằng chung về chất lƣợng nhân lực cho xã hội. Do đó nghiên cứu tác động của công nghiệp 4.0 và đổi mới sáng tạo đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các trƣờng đại học địa phƣơng là rất cần thiết trong giai đoạn này nhằm giúp các trƣờng đại học địa phƣơng tìm ra đƣợc phƣơng pháp giúp quá trình đào tạo đúng hƣớng và cải thiện chất lƣợng đào tạo. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn đầu, giai đoạn bản lề cho các nƣớc đang phát triển tiến đến theo kịp với xu hƣớng thế giới. Tuy nhiên, những yếu tố đƣợc coi là ƣu thế của các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam nhƣ lực lƣợng lao động thủ công trẻ, chi phí thấp sẽ không còn [2]. Đổi mới giáo dục đào tạo trƣớc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong Trƣờng Đại học giúp hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc và mọi nơi; giúp sinh viên có thể cá nhân hóa, hoàn toàn quyết định việc học tập theo nhu cầu của bản thân [3]. Nhƣ các cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ, tác động xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng rất sâu rộng, không chỉ dẫn đến những vấn đề kinh tế và xã hội do ngƣời dân mất việc làm, mà còn khiến tính chất công việc ở cả nông thôn và thành thị ngày càng biến động [4]. Do đó đào tạo nhân lực chất lƣợng cao tại chỗ cần đƣợc quan tâm nhiều hơn nhằm giải quyết vấn đề lao động vùng nông thôn. Có thể thấy việc tăng cƣờng cơ hội trong thời đại CMCN 4.0 đang là vấn đề đƣợc nhà nƣớc ta rất quan tâm trong những năm gần đây [5]. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền công nghiệp mới và đồng thời tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin (CNTT), nhiều trƣờng đại học trên thế giới đã và đang đổi mới toàn diện và theo đó Giáo dục 4.0 đang đƣợc đánh giá là mô hình phù hợp [6]. Bài viết này với mục đích nghiên cứu tác động của công nghiệp 4.0 và đổi mới sáng tạo đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các trƣờng đại học địa phƣơng từ đó giúp cải thiện năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực tại địa phƣơng. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 200 sinh viên với 200 bảng hỏi và 20 doanh nghiệp với 20 bảng hỏi với thiết kế dành riêng cho từng đối tƣợng với trên 40 câu hỏi khác nhau cho từng bảng hỏi từ đó thống kê phân tích bằng phần mềm excel. Trong đó chủ yếu xem xét đến các yếu tố đào tạo công nghệ 4.0 đối với ngành kỹ thuật và các kỹ năng về đổi mới sáng tạo đối với ngành kinh doanh. Thời gian nghiên cứu trong vòng 5 năm từ 2017 đến đầu 2022 4. Kết quả nghiên cứu Có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ sinh viên làm đúng hoặc liên quan đến ngành nghề đào tạo từ 2017 đến 2019 tƣơng đối thấp so với năm 2021. Điều này có thể đƣợc suy luận rằng trong quá trình đổi mới và sáng tạo cũng nhƣ công nghệ 4.0 liên tục đƣợc thúc đẩy trong thời gian từ 2017 của chính phủ đã tạo ra một cuộc cạnh tranh đáng kể giữa các doanh nghiệp về nguồn nhân lực. Số lƣợng sinh viên ra trƣờng không đáp ứng các tiêu chuẩn mới của doanh nghiệp khó xin đƣợc việc làm đúng ngành đào tạo hoặc liên quan đến ngành đào tạo. Có tới trên 18% sinh viên ra trƣờng làm không liên quan đến ngành đào tạo. Sau quá trình điều chỉnh về nội dung chƣơng trình đào tạo từ 2019 đến nay trình độ sinh viên đƣợc nâng cao nhờ một số học phần đƣợc bổ sung về nghiên cứu đổi mới sáng tạo và công nghệ điều này đã giúp chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc nâng cao đồng nghĩa với việc chƣơng trình của trƣờng đại học cơ bản đáp ứng thời kỳ mới thời kỳ công nghiệp 4.0 và đổi mới sáng tạo.
  3. 30| Phần I. Những vấn đề chung về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng... Bảng 1. Tình hình thu nhập, việc làm của sinh viên từ 2017 – 2021 Nội dung 2017 2019 2021 Đã có việc làm 97% 98% 100% Tình hình việc làm hiện nay Chƣa có việc làm 3% 2% 0 Đúng ngành đào tạo 13% 15% 16% Công việc hiện tại có phù hợp với Liên quan đến ngành đào tạo 50% 56% 58% ngành đƣợc đào tạo Không liên quan đến ngành đào 20% 18% 16% tạo Đáp ứng một cách đầy đủ 23% 24% 29% Mức độ đáp ứng của kiến thức, kỹ năng đƣợc đào tạo ở Trƣờng ĐHQB so với Đáp ứng đƣợc một phần 54% 56% 65% yêu cầu công việc hiện tại Không 10% 8% 6% SV tham gia thêm khóa học nào do yêu Có 16% 17% 18% cầu công việc Không 74% 75% 82% Trong năm 2021 khi chƣơng trình đào tạo đã hoàn thiện nhiều nội dung trong đó có tăng cƣờng các học phần liên quan đến đổi mới sáng tạo và các học phần quản trị doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 chất lƣợng nguồn nhân lực đã đƣợc cải thiện đáng kể. Cụ thể 100% sinh viên khóa 58, 59 sau khi ra trƣờng đều xin đƣợc việc làm. Đa số sinh viên hiện nay ngay sau khi ra trƣờng đều xin đƣợc việc làm phù hợp với ngành đào tạo. Cụ thể có 18% sinh viên làm đúng với chuyên ngành đào tạo và 65% sinh viên làm viện có liên quan đến chuyên ngành. Tuy nhiên vẫn còn 16% sinh viên tìm đƣợc việc làm không liên quan đến ngành đào tạo. Có 65% sinh viên ra trƣờng xin đƣợc việc làm với mức thu nhập trên 6 triệu và 35% sinh viên có thu nhập từ 4 - 6 triệu đồng một tháng. Số lƣợng sinh viên xin đƣợc việc làm ngay khi ra trƣờng từ 1 đến 6 tháng 65%. 7 đến 12 tháng là 6% và trên 12 tháng là 25%. Chỉ có 29% SV sau khi ra trƣờng Đáp ứng một cách đầy đủ kiến thức, kỹ năng đƣợc đào tạo ở Trƣờng ĐHQB so với yêu cầu công việc hiện tại. Trong khi đó có tới 65% Đáp ứng một phần kiến thức, kỹ năng đƣợc đào tạo ở Trƣờng ĐHQB so với yêu cầu công việc hiện tại và 6% không Đáp ứng một cách đầy đủ kiến thức, kỹ năng đƣợc đào tạo ở Trƣờng ĐHQB so với yêu cầu công việc hiện tại. Đa số sinh viên sau khi ra trƣờng khá hài lòng với công việc. Bảng 2. Khả năng p ứng công việc của Sinh viên ối v i yêu cầu của doanh nghiệp Kết quả (%) TT Nội dung 2017 2019 2021 Sinh viên đáp ứng yêu cầu của công việc liên quan đến công 1 70 72 75 nghệ mới có thể sử dụng đƣợc ngay Sinh viên đáp ứng yêu cầu của công việc liên quan đến đổi 2 20 23 25 mới quản lý cho doanh nghiệp 3 Sinh viên có khả năng tự làm việc và khởi nghiệp 2 5 10 Trong năm 2021 nhìn chung sinh viên sau khi ra trƣờng đa số đều đáp ứng yêu cầu của công việc liên quan đến công nghệ mới có thể sử dụng đƣợc ngay chiếm 75%. Trong khi đó
  4. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |31 trong năm 2017 và 2019 chỉ dao động từ 70% - 72%. Số lƣợng sinh viên có khả năng tự làm việc và khởi nghiệp trong năm 2021 cũng cao hơn nhiều so với các năm trƣớc điều này cho thấy chƣơng trình đào tạo cơ bản đã đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong thời kỳ mới thời kỳ công nghiệp 4.0 và đổi mới sáng tạo. 5. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ - Để nâng cao tỷ lệ tìm cơ hội việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo trong thời kỳ công nghệ 4.0 và đổi mới sáng tạo cần phải định hƣớng việc làm cho sinh viên ngay từ khi nhập học đồng thời điều chỉnh chƣơng trình đào tạo một cách bài bản theo hƣớng phát huy tính sáng tạo cũng nhƣ tích hợp nhiều học phần công nghệ hơn phù hợp với thị trƣờng lao động yêu cầu chất lƣợng cao nhƣ hiện nay. - Nâng cao trình độ của giảng viên, tăng cƣờng đào tạo chuyên sâu một số lĩnh vực cụ thể. Khuyến khích cán bộ - viên chức, giảng viên nâng cao năng lực ngoại ngữ, công nghệ thông tin. - Tạo điều kiện cho sinh viên đƣợc khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ngay khi còn ngồi trên giảng đƣờng đồng thời nâng cao kỹ năng tƣ duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tƣ duy phản biện của sinh viên TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Industry 4.0: Building the digital enterprise. https://www.pwc.com/gx/en/industries/industries- 4.0/landing-page/industry-4.0-building-your-digital-enterprise-april-2016.pdf [2]. Cổng thông tin điện tử học viện cảnh sát (2020), Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu của Cách mạng Công nghiệp 4.0, http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/phat- trien-nguon-nhan-luc-viet-nam-dap-ung-yeu-cau-cua-cach-mang-cong-nghiep-4-0-6294 [3]. Giao, Ha. (2018), Một số nhận định về trƣờng đại học trƣớc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. [4]. Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thƣơng (2021), Cách mạng công nghiệp 4.0 và dịch bệnh Covid-19 đã tạo ra xu hƣớng mới về việc làm. https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/cach-mang- cong-nghiep-4.0-va-dich-benh-covid-19 [5]. Quỹ phát triển đại học quốc gia thành phố HCM (2017), Giáo dục đại học trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, http://vnuf.vnuhcm.edu.vn/tin-tuc/giao-duc-dai-hoc-trong-cuoc-cach-mang- cong-nghiep-4- 0/3530316864html [6]. Báo thế giới và Việt Nam (2017), “Tƣơng lai của Giáo dục đại học 4.0 tại Việt Nam” http://baoquocte.vn/tuong-lai-cuagiao-duc-dai-hoc-40-tai-viet-nam-53650.html
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2