intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của các công cụ tương tác trong giảng dạy tiếng Anh đối với khả năng học tập độc lập môn Ngữ pháp của sinh viên không chuyên Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Tác động của các công cụ tương tác trong giảng dạy tiếng Anh đối với khả năng học tập độc lập môn Ngữ pháp của sinh viên không chuyên Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long" nhằm đánh giá tác động của công cụ tương tác trong giảng dạy tiếng Anh đối với khả năng học tập độc lập môn ngữ pháp tiếng Anh không chuyên. Ngoài ra, bài viết này còn xây dựng bộ công cụ tham khảo có tên “Tense guide” giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kỹ năng chia thì.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của các công cụ tương tác trong giảng dạy tiếng Anh đối với khả năng học tập độc lập môn Ngữ pháp của sinh viên không chuyên Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long

  1. PHẦN MỞ ĐẦU Đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa: “Tác động của các công cụ tương tác trong giảng dạy tiếng Anh đối với khả năng học tập độc lập môn Ngữ pháp của sinh viên không chuyên Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long” 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc học tiếng Anh trong thời gian qua đang thể hiện nhiều bất cập về chương trình, nội dung cũng như yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với môn. Có rất nhiều yếu tố chính tác động đến năng lực học tập của người học trong việc học tiếng Anh như phương pháp giảng dạy, công cụ giảng dạy, nội dung truyền đạt, năng lực truyền đạt của giáo viên, hay khả năng học tập độc lập của sinh viên. Trong các yếu tố đó thì việc sử dụng công cụ tương tác trong giảng dạy có thể giúp người học tìm hiểu, thay đổi cách học, nhận thức và tạo động lực học tốt hơn. Việc ứng dụng các công cụ tương tác trong giảng dạy giúp cho người học tiếng Anh tăng cường khả năng tự học tập (Nguyen, 2011). Khi người học có khả năng học tập độc lập (tự học), người học có thể học tốt hơn môn tiếng Anh và môn học ngoại ngữ trở thành niềm đam mê giúp tạo hiệu ứng rộng cho việc nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác. Về lâu dài, các công cụ tương tác sẽ được nhân rộng để phục vụ cho việc tự học nâng cao trình độ giảng dạy của giáo viên và người học ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa nơi còn thiếu giáo viên tiếng Anh. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá tác động của công cụ tương tác trong giảng dạy tiếng Anh đối với khả năng học tập độc lập môn ngữ pháp tiếng Anh không chuyên. Ngoài ra, đề tài cũng xây dựng bộ công cụ tham khảo có tên công cụ “Tense guide” giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kỹ năng chia thì trong ngữ pháp tiếng Anh và khả năng tự nhận biết để từ đó hình thành ý thức học tập tốt hơn. Khi sinh viên có thể tự sử dụng công cụ “Tense guide” giúp cho việc học của mình, điều này thể hiện khả năng tự học của sinh viên có chuyển biến tích cực, công cụ đã giúp sinh viên điều chỉnh ý thức học tập độc lập của mình, đây chính là mục tiêu của đề tài. Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 1/21
  2. 3. Tổng quan về cơ sở lý luận của đề tài 3.1. Đặc điểm chung về khả năng học tập độc lập của người học tiếng Anh không chuyên tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long Nhìn chung người học tiếng Anh không chuyên tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long mà đại diện theo nghiên cứu này là sinh viên lớp Cao đẳng Quản trị Kinh doanh khóa 2011 là ở mức trung bình. Cụ thể theo kết quả phân tích số liệu thu thập được từ công cụ Bảng câu hỏi khảo sát thì trung bình khả năng học tập độc lập ở mức 3.5649 (>=3.5) so với dãy điểm tự đánh giá từ 1 đến 7. Kết quả này hoàn toàn tương đồng với thực trạng chung của tình hình giảng dạy và học tập tiếng Anh không chuyên tại các Trường Cao đẳng, Đại học ở Việt Nam. Điều này một phần cũng từ các nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan như tiếng Anh là môn học phụ trong chương trình đào tạo bậc cao đẳng, đại học ngoài một số trường có đào tạo chuyên ngành tiếng Anh. Sinh viên sau khi ra trường thường không sử dụng được ngôn ngữ (theo kết quả báo cáo sơ bộ từ đợt khảo sát sinh viên và doanh nghiệp tại dự án do WUSC tài trợ Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long năm 2012). Ngoài ra, do thụ động, sợ bị mất mặt, họ thường im lặng và thường không tự tin đề xướng bất cứ hoạt động gì (Lê, 1999). 3.2. Khái niệm về khả năng học tập độc lập Thuật ngữ khả năng học tâp độc lập (tiếng Anh là learning autonomy) được sử dụng khá nhiều trong các nghiên cứu học thuật về giáo dục gần đây (Trinh, 2005). Tuy nhiên “khả năng học tập độc lập” trong từng nghiên cứu khác nhau dù có các tên gọi khác nhau nhưng lại có cùng nguyên lý và cách hiểu. Theo Nguyen (2009), khả năng người học tiếng Anh tự điều chỉnh thói quen học tập của mình nhằm từng bước cụ thể hóa và nâng cao kết quả học tập được gọi là khả năng học tập độc lập. Theo Trinh (2005), học tập độc lập là một quá trình có nhiều bước mà trong đó người học có khả năng hoạch định, thực hiện việc học tập, quản lý, đánh giá quá trình học tập đề từ đó thay đổi thói quen và hành vi của mình. Hoặc tự học là khả năng tự chịu trách nhiệm về việc học của chính mình, lần đầu tiên được được đặt ra bởi Holec (1981). Trịnh (2010) cũng có nhận định tương tự Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 2/21
  3. nhưng có phần chi tiết hơn. Tự học (self-study) là việc xác định đúng đắn động cơ học tập, tự quản lý và có thái độ tích cực đối với việc học, điều chỉnh các hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình. Trịnh cho rằng năng lực tự học có thể giúp người học có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với người khác. Qua quá trình nghiên cứu và lược khảo tài tiệu, tác giả nhận thấy rằng các thuật ngữ khả năng học tập độc lập, khả năng tự học, khả năng học tự điều chỉnh… tuy có khác nhau nhưng vẫn chia sẽ các đặc điểm nghiên cứu rất tương đồng. Khả năng học tập độc lập là tập hợp các hoạt động nhằm giúp người học thay đổi thói quen học tập, hình thành các chuyển biến và hành động học tập kể cả ngoài giờ học đề cuối cùng người học có khả năng tự nhận định đánh giá, tự khám phá và tự tìm tòi kiến thức mà mình cần. Tóm lại, định nghĩa này do tác giả nghiên cứu đưa ra sử dụng tối đa những đặc điểm của các thuật ngữ được đề cập ở trên và có các yếu tố phù hợp với điều kiện và bối cảnh của nghiên cứu nhất. 3.3. Ngữ pháp chương trình tiếng Anh không chuyên Chương trình tiếng Anh không chuyên tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long sự dụng bộ giáo trình Know How làm cơ bản và đánh giá sinh viên các nội dung kiến thức gồm ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu và viết sơ cấp. Trong đó, nội dung ngữ pháp chiếm gần 50% tổng số nội dung thi cuối học môn. Về nội dung chương trình hiện tại, phần kiến thức là kiến thức cũ đã được sinh viên học trước ở phổ thông cơ sở và trung học. Về kỹ năng, bộ giáo trình có lồng ghép tất cả các kỹ năng nhưng nội dung thi và đánh giá lại không đặt nặng. Chương trình ngữ pháp tiếng Anh không chuyên 1 và 2 bao gồm nhiều nội dung ngữ pháp như danh từ, tính từ, giới từ, liên kết … trong đó có đề cập đến 4 thì là (1) thì hiện tại đơn, (2) thì quá khứ đơn, (3) thì hiện tại tiếp diễn và (4) thì hiện tại hoàn thành. Các thì này chiếm hơn 65% số lượng câu hỏi cho phần ngữ pháp được đánh giá cuối môn học. Vì tính chất quan trọng của nó trong cơ cấu bài thi khi sinh viên học các học phần này tại Trường, tác giả đề tài giới hạn nội dung ngữ pháp này nhỏ hơn để công cụ tương tác của đề tài trở thành công cụ TENSE GUIDE (cụ thể ở phần tiếp theo). Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 3/21
  4. 3.4. Công cụ tương tác Công cụ tương tác (tiếng Anh là interactive tool) được ứng dụng khá nhiều trong giảng dạy tiếng Anh nhờ sự hỗ trợ của sự phát triển công nghệ thông tin. Thuật ngữ này tuy đã được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực y tế và sức khỏe nhưng còn rất hạn hữu đối với lĩnh vực giáo dục. Thậm chí, trang từ điển bách khoa toàn thư (Wikipedia) vẫn chưa cập nhật định nghĩa chính thức của thuật ngữ này. Do nguyên nhân trên, tác giả định nghĩa công cụ tương tác như sau: Công cụ tương tác trong giảng dạy tiếng Anh là các công cụ giảng dạy tiếng Anh khuyến khích người học tăng khả năng học tập độc lập và chất lượng đào tạo mà trong đó có sự tương tác, tức là tác động qua lại giữa công cụ học tập và người học. Trên thực tế, có rất nhiều các công cụ tương tự mang tính chất tương tác dành cho người học tiếng Anh như các bài giảng sử dụng trang web tương tác, các phần mềm học tiếng Anh tương tác, các bài giảng sử dụng powerpoint có tính tương tác và các bài học trên giấy truyền thống nhưng mang tính tương tác. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các tác động của chúng đối với khả năng học tập độc lập vẫn còn rất hạn chế ở bối cảnh Việt Nam và khu vực. Công cụ tương tác trong nghiên cứu này là bước đầu trong việc tìm hiểu cách thức đơn giản nhất để có thể tạo ra các công cụ tương tác do chính giảng viên hoặc sinh viên không có chuyên sâu về khả năng công nghệ thông tin vẫn có thể thực hiện được. Sản phẩn cuối cùng của đề tài này là chương trình hướng dẫn chia thì tiếng Anh dành cho sinh viên Anh văn không chuyên của Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là người học tiếng Anh không chuyên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long trên cơ sở môn Ngữ pháp tiếng Anh không chuyên 1 và 2. Sinh viên năm thứ nhất lớp Cao đẳng Quản trị Kinh doanh khóa 2011. Cụ thể, 30 sinh viên trong đó 86,7% có độ tuổi từ 15 – 20 và Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 4/21
  5. 13,3% có độ tuổi trên 20. Theo thống kê trước khi bắt đầu nghiên cứu, đối tượng có thời gian bắt đầu học tiếng Anh khác nhau làm cho khả năng nhận định về kiến thức tiếng Anh theo đề tài này có chút khác biệt (gồm 73.3% học tiếng Anh từ khi 7 tuổi cho đến trước 11 tuổi, 23.3% bắt đầu học tiếng Anh từ chương trình lớp 6 phổ thông cơ sở năm 12 tuổi và 1 trường hợp chiếm 3.3% bắt đầu học khá sớm từ trước 6 tuổi. Trong 30 đối tượng khảo sát, có 63.3% cho rằng họ thích học tiếng Anh và nhóm còn lại nhận định là không thích. Cũng trong số này, có đến 86.7% tự đánh giá là còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tiếng Anh. Vào cuối thời gian thực hiện đề tài, ba mươi đối tượng này được lựa chọn ngẫu nhiên sử dụng chương trình quay số may mắn (lucky number) để chọn ra đối tượng cần phỏng vấn. Do khi hết thời gian nghiên cứu cũng là thời gian cuối học kỳ nên người học được nghĩ học về quê rất khó gặp. Tác giả đề tài đã mạnh dạn sử dụng hình thức điện thoại phỏng vấn các đối tượng được ngẫu nhiên lựa chọn sử dụng chương trình quay số may mắn (Lucky Draw Program, kết quả được trình bày tại phụ lục 8). Ngoài đối tượng trên, trong chương trình tiếng Anh không chuyên của Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long hiện hành năm học 2011 – 2012 và phân bố yêu cầu đánh giá cuối học phần, phần thì “tenses” được xem là chủ đạo trong chương trình. Do đó, trước giới hạn về thời gian và phạm vi của đề tài, phần thì tiếng Anh được chọn lựa để phát triển thành công cụ kiểm tra và công cụ tương tác cho toàn nghiên cứu. Phần thì trong chương trình Anh văn không chuyên 1 và 2 bao gồm bốn thì, hiện tại đơn, quá khứ đơn, hiện tại tiếp diễn và hiện tại hoàn thành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài, người học tiếng Anh không chuyên năm thứ nhất của Trường được giới hạn cụ thể là sinh viên ngành Cao đẳng Quản trị Kinh doanh 2011. Nguyên nhân chọn đối tượng trên là căn cứ kế hoạch giảng dạy do Trường phân công cho chủ nhiệm đề tài cùng thời điểm thực hiện nghiên cứu. Chương trình Ngữ pháp tiếng Anh không chuyên 1 và 2 được giới hạn chủ yếu trong nghiên cứu này ở phần “tenses” – thì tiếng Anh. Đây là nội dung chính mà người học tiếng Anh phải học và thi nhiều nhưng lại khó có thể hiểu thấu đáo. Phần thì tiếng Anh trong công cụ tương tác “Tense guide” không bao hàm tất cả các chủ điểm ngữ Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 5/21
  6. pháp của toàn chương trình nhưng cách thức khuyến khích người học chủ động nhận dạng, đánh giá và xác định chính xác theo từng đối tượng bài tập mà họ đang học. 5. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp thực nghiệm với 2 phần định tính và định lượng trên 1 đối tượng nghiên cứu được giới hạn cho đề tài này. Trước khi tiến hành nghiên cứu, các công cụ được sử dụng để tiến hành thu dữ liệu về khả năng học tập độc lập đối với môn ngữ pháp tiếng Anh không chuyên. Sau đó, khi quá trình học tập bắt đầu, chủ nhiệm đề tài sử dụng công cụ tương tác để can thiệp vào quá trình này. Sau khi kết thúc quá trình học tập, các công cụ bảng câu hỏi và bài kiểm tra được thực hiện để thu thập dữ liệu sau nghiên cứu nhằm so sánh đối chiếu kết quả trước và sau quá trình can thiệp. Tất cả dữ liệu thu thập sẽ được phân tích bằng chương trình SPSS 15 và báo cáo tại phần kết quả nghiên cứu, dữ liệu thô sau khi phân loại đính kèm tại phần phụ lục. 5.2. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu quan trọng sau: Công cụ tương tác trong giảng dạy tiếng Anh có cải thiện khả năng học tập độc lập môn ngữ pháp của sinh viên không? Câu hỏi phụ: công cụ tương tác có mang lại hiệu quả và nâng cao khả năng học tập môn Ngữ pháp tiếng Anh? 5.3. Phương tiện nghiên cứu Các công cụ nghiên cứu của đề tài sẽ được mô tả chi tiết tại Chương 2 phần phương pháp nghiên cứu. Về cơ bản, đề tài nghiên cứu trên 1 nhóm đối tượng có sử dụng công cụ can thiệp vào quá trình học ngữ pháp tiếng Anh của người học. Để thu thập các dữ liệu tin cậy cho nghiên cứu, đề tài sử dụng các công cụ sau: - Bảng câu hỏi khảo sát khả năng học tập độc lập của người học tiếng Anh trước khi tiến hành can thiệp công cụ tương tác vào quá trình học tập và sau khi kết thúc chương trình học. Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 6/21
  7. - Bài kiểm tra về thì tiếng Anh theo chương trình hiện hành trước và sau khi sử dụng công cụ tương tác can thiệp vào quá trình học tập. - Bài phỏng vấn các đối tượng sử dụng công cụ tương tác theo phương pháp chọn ngẫu nhiên (sử dụng chương trình Lucky Draw Program) 5.3.1. Công cụ tương tác 5.3.1.1. Công cụ hướng dẫn chia thì bằng văn tự Công cụ hướng dẫn chia thì bằng văn tự là tập hợp các bước trong chia thì tiếng Anh. Các bước này bao gồm nhiều hướng đi và lựa chọn để người học có thể chọn lựa đường hướng của mình và giúp chia thì cho bài tập liên quan một cách đúng nhất có thể. Công cụ này là bước đệm hình thành chương trình hướng dẫn chia thì tense – guide. Các bước này được tác giả đề tài nghiên cứu và đọc ra thành văn tự để người học làm theo mỗi khi găp vấn đề về chia động từ. Nội dung các bước hướng dẫn cụ thể như sau: - Bước 1: Xác định thời gian - Bước 2: Xác định thể loại - Bước 3: Xác định chủ ngữ và động từ trong câu. Khi thực hiện từng bước, người học được cung cấp các gợi ý để xác định rõ thì, thể loại, chủ ngữ và động từ. Về cụ thể từng bước, từng gợi ý có nội dung hoàn toàn giống với các trang liên kết trong chương trình tense guide. Thí dụ cho một gợi ý này như sau: - Có xác định được thời gian không? - Thời gian ở hiện tại, quá khứ…? Căn cứ vào đâu để biết thời gian em chọn cho câu là đúng, chỉ ra…. - Nếu xác định được thời gian rồi thì ta quyết định được thì của câu chưa? Nếu chưa thì sao? Rồi thì xét tiếp cái gì?.... Quá trình thực hiện các bước này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần khi người học cần đến cho các bài tập chia thì tiếng Anh. 5.3.1.2. Công cụ “Hướng dẫn chia thì – Tense Guide” Công cụ Hướng dẫn chia thì tiếng Anh “Tense guide” là kết quả của quá trình thử tìm hiểu các cách thức khác nhau từ tương tác bằng văn tự cho đến trực quan sinh động để hướng dẫn người học sử dụng công cụ một cách phù hợp. Kết quả, công cụ Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 7/21
  8. được hình thành từ việc vận dụng khái niệm liên kết slides của phần mềm MS. Powerpoint trên phần mềm Flypaper để thiết kế. Hình 2.1: Giao diện của Chương trình Tense Guide Về nguyên tắc, “công cụ hướng dẫn chia thì” là việc kết hợp các liên kết từ nền tảng kiến thức mà người học cần khám phá nhằm giúp họ thực hiện tốt nhất yêu cầu học tập và tự nghiên cứu của mình. Chương trình có giao diện dễ nhìn, phù hợp với các hệ điều hành thông dụng ở Việt Nam vì sử dụng gói biên dịch thực thi (executive package). Số lượng liên kết động trên mỗi phân trang chỉ từ 2 đến 5 giúp người dùng giảm thời gian tìm hiểu khi sử dụng. Mỗi liên kết chứa đựng 1 câu hỏi hoặc 1 gợi ý để giúp người học tự vấn và tự chọn hướng giải quyết vấn đề theo định hướng có chọn lựa trong thiết kế. Tuy nhiên, văn bản trên công cụ lại dùng tiếng Anh nên phần nào gây khó cho người học dù rằng phiên bản tiếng Việt bằng khẩu ngữ của chương trình đã được giới thiệu và ứng dụng trong quá trình thử nghiệm nhiều lần trước khi hoàn thành sản phẩm cuối cùng. Ba khái niệm (1) xác định thời gian – identify time, (2) xác định thể loại – identify type và (3) xác định chủ ngữ/ động từ - identify subject and verb là ba thành tố cơ bản trong chia thì tiếng Anh. Các khái niệm này được tác giả đề tài sử dụng nhiều lần trong quá trình nghiên cứu để giúp sinh viên hiểu cách thức chia thì theo phương pháp tương tác văn tự. Khi sinh viên nhận được câu chia thì sẽ tiến hành chọn lựa các bước tiếp theo trong quá trình xác định các thành tố, tự vấn các gợi ý để chọn đúng thì, đúng thể loại và cấu trúc khi làm bài tập. Sau khi các khái niệm này được sử dụng Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 8/21
  9. nhiều lần bằng thể thức tương tác văn tự thì chương trình hướng dẫn chia thì được đưa vào thử nghiệm và chỉnh sửa theo cùng cấu trúc như trên. 5.4. Bảng câu hỏi Bảng câu hỏi của đề tài này nhằm mục đích thu thập dữ liệu của người học tiếng Anh không chuyên về khả năng học tập độc lập môn ngữ pháp. Bảng câu hỏi này không được tiến hành thử nghiệm do bảng câu hỏi được cập nhật và chỉnh sửa từ nghiên cứu trước đây của chính tác giả (Nguyen, 2010). Ngoài ra, qua lần lấy dữ liệu đầu tiên, độ tin cậy (reliability statistic) của công cụ là Cronbach's Alpha α=.708 (cao hơn nhiều so với mức tin cậy cần thiết trong các nghiên cứu khoa học xã hội là 0.50). Bảng câu hỏi gồm 19 ý xoay quanh việc tìm hiểu đánh giá của người học về phản ứng có liên quan đến khả năng học tập độc lập môn ngữ pháp tiếng Anh. Mỗi câu hỏi có giá trị từ 1 đến 7 theo thang Likert, trong đó 1 có ý nghĩa là hoàn toàn không đồng ý với ý kiến được đưa ra và 7 là hoàn toàn đồng ý với ý kiến đó. Chi tiết về số liệu thống kê của bảng câu hỏi được giới thiệu ở phần phụ lục 1 và 2. Để bảng câu hỏi được đảm bảo độ tin cậy ở mức cao nhất trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả đề tài đã sử dụng toàn bộ bảng câu hỏi bằng tiếng Việt và giải thích từng ý, mục đích nghiên cứu trước khi lấy mẫu. Trong quá trình lấy dữ liệu, tác giả luôn quan sát và nhắc nhở để đối tượng nghiên cứu đánh giá đúng theo cách hiểu và sự tự đánh giá của mình, tránh bị tác động bởi các đối tượng xung quanh. Bảng câu hỏi sau lần lấy trước khi nghiên cứu với độ tin cậy đạt yêu cầu đã được sử dụng lại cho lần lấy số liệu sau khi kết thúc quá trình và thời gian nghiên cứu (môn học ở học kỳ 2 năm học 2011 – 2012). Kết quả sau lần lấy số liệu thứ 2, độ tin cậy của bảng câu hỏi vẫn đảm bảo ở mức cao so với yêu cầu (Cronbach's Alpha α=.713). 5.5. Bài kiểm tra Bài kiểm tra tiếng Anh được thiết kế theo phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm nội dung của 4 thì theo chương trình giảng dạy với 20 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn, 10 câu hỏi chia hình thức đúng của động từ và 10 câu viết lại hoàn chỉnh với từ cho trước. Tất cả câu hỏi đều được trích từ quyển Know How 1 và 2. Tỉ lệ mỗi thì được kiểm tra chiếm từ 22 – 28%. Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 9/21
  10. Bài kiểm tra trước khi nghiên cứu và sau khi nghiên cứu khác nhau về hình thức nhưng giống nhau về nội dung. Bài kiểm thứ 2 có thứ tự 3 phần xáo trộn khác so với bài kiểm thứ nhất. Các câu hỏi trong từng phần ở bài kiểm tra thứ 2 cũng được xáo trộn về vị trí các đáp áp đúng và thứ tự trong bài kiểm. Việc xáo trộn này nhằm hạn chế việc nhớ bài kiểm tra đã từng được làm để người học có thể toàn tâm toàn ý làm bài ở mức độ cao nhất. Việc có nội dung giống nhau ở 2 lần kiểm tra giúp cho tác giả đảm bảo việc kiểm tra năng lực chuyên môn của người học liên quan đến đề tài được đồng nhất về độ khó của bài kiểm. Mặc khác, tuy hai bài kiểm tra trước và sau nghiên cứu có nội dung giống nhau nhưng do thời gian nghiên cứu khá dài và đối tượng nhiên cứu phải học rất nhiều môn học, riêng tiếng Anh là 2 môn, cộng thêm việc xáo trộn nội dung và thứ tự bài kiểm lần thứ 2, kết quả thu được sẽ có độ tin cậy cao nhất có thể. 5.6. Câu hỏi phỏng vấn Bảng câu hỏi phỏng vấn nhằm mục đích đánh giá chiều sâu về suy nghĩ và đánh giá của đối tượng nghiên cứu đối với công cụ tương tác hướng dẫn chia thì tiếng Anh. Bảng câu hỏi (chi tiết tại phần phụ lục) được thiết kế với 3 câu hỏi. - Em có sử dụng công cụ hướng dẫn chia thì ở nhà không? Khi nào thì em dùng? - Em đánh giá như thế nào về công cụ hướng dẫn chia thì này? Có giúp em chia thì tiếng Anh tốt hơn không? - Em có gặp khó khăn khi sử dụng chương trình này không? Hãy kể vài khó khăn. Câu hỏi thứ nhất đảm bảo gợi mở để người được phỏng vấn nắm bắt tốt vấn đề được hỏi. Trọng tâm của bảng câu hỏi phỏng vấn là ở câu số 2 nhằm thu được ý kiến đánh giá chiều sâu của người học về công cụ hướng dẫn chia thì tiếng Anh. Câu thứ ba nhằm kiểm tra lại số liệu thu thập ở câu thứ 2, nếu người được phỏng vấn có sử dụng chương trình thực sự sẽ có thể gặp một hoặc vài khó khăn vì chương trình được trình bày bằng ngôn ngữ tiếng Anh. 6. Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về công cụ hướng dẫn chia thì tiếng Anh (Tense guide) như là một yếu tố tác động tích cực đến khả năng học tập độc lập của người Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 10/21
  11. học. Tác giả của đề tài cho rằng khả năng học tập độc lập của người học góp phần rất lớn trong việc học thành công môn ngoại ngữ nói riêng và nhiều môn khoa học khác nói chung. Kết quả nghiên cứu không chú trọng việc làm tăng đáng kể kết quả học tập cuối khóa nhưng có thể giúp người học có ý thức chủ động trong việc thay đổi thói quen học tập từ đó xây dựng được mục tiêu cho học tập suốt đời. 7. Những đóng góp mới của nghiên cứu Kết quả của đề tài góp phần mô tả khả năng học tập hiện tại của người học tiếng Anh không chuyên, từ đó làm cơ sở giúp các đơn vị chuyên môn của Trường và giảng viên tham mưu, lựa chọn phương pháp giảng dạy tốt hơn. Bên cạnh đó, đề tài cũng đề xuất một công cụ tương tác trong giảng dạy tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thông qua sự tự chuyển biến bên trong khả năng học tập độc lập của chính người học. Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 11/21
  12. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Khả năng học tập độc lập môn ngữ pháp của người học không chuyên tiếng Anh Kết quả của bảng câu hỏi trước và sau khi nghiên cứu được phân tích để so sánh khả năng học tập độc lập môn ngữ pháp tiếng Anh không chuyên. Dữ liệu được phân tích bằng chương trình SPSS và với độ tin cậy (α>.70, α1 = .708 và α2 = .713) ở cả 2 lần lấy số liệu cho thấy bảng câu hỏi đáng tin cho việc thu thập số liệu. 1.1. Khả năng học tập độc lập môn ngữ pháp trước nghiên cứu Phép tính thống kê mô tả được xử lý để trình diễn kết quả bảng câu hỏi trước nghiên cứu cụ thể như ở bảng 1 sau đây. Bảng 3.1: khả năng học tập độc lập môn ngữ pháp tiếng Anh không chuyên Questionnaire N Min. Max. Mean SD Variance Kiểm tra trước 30 2.32 4.58 3.5649 .57935 .336 Nghiên cứu Từ kết quả trên cho thấy, khả năng học tập độc lập môn ngữ pháp tiếng Anh không chuyên trên đối tượng nghiên cứu chỉ ở mức trung bình (M đo được =3.5649 # Mean = 3.5 của bảng câu hỏi). 1.2. Khả năng học tập độc lập môn ngữ pháp sau ngiên cứu Phép tính thống kê mô tả tương tự như trên tiếp tục được thực hiện cho kết quả lấy số liệu sau nghiên cứu của bảng câu hỏi cụ thể như sau: Bảng 3.2: khả năng học tập độc lập môn ngữ pháp tiếng Anh không chuyên Questionnaire N Min. Max. Mean SD Variance Kiểm tra sau 30 2.55 4.90 3.7650 .57941 .336 nghiên cứu Kết quả tại bảng 2 cho thấy, khả năng học tập độc lập của người học tiếng Anh không chuyên có tăng từ M1 = 3.5649 lên M2 = 3.7650. Dù khác biệt giữa 2 lần lấy số liệu là không cao MD = .2001 nhưng kết quả cho thấy khả năng và ý thức học tập độc Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 12/21
  13. lập có phần thay đổi tích cực so với trước khi tác động công cụ tương tác vào quá trình học tập. Đồ thị 3.1: Bảng so sánh khả năng học tập độc lập của người học Đồ thị trên góp phần mô tả rõ hơn kết quả thu thập được trước và sau nghiên cứu đối với khả năng học tập độc lập của người học tiếng Anh không chuyên. Theo kết quả đó, câu hỏi nghiên cứu “Công cụ tương tác trong giảng dạy tiếng Anh có cải thiện khả năng học tập độc lập môn ngữ pháp của sinh viên không?” có câu trả lời là có khả năng. 2. Năng lực học tập môn ngữ pháp tiếng Anh trước và sau nghiên cứu Trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức vào đầu học kỳ 2, các đội tượng nghiên cứu thực hiện một bài kiểm tra kiến thức ngữ pháp tiếng Anh – phần thì. Bài kiểm tra trược trình bày tại phần phụ lục 2. Kết quả làm bài của sinh viên được nhập liệu tại phụ lục 9 với điểm trung bình của toàn bộ đối tượng nghiên cứu sau lần kiểm tra thứ nhất là Mean = 4.51. Theo kết quả này, ta nhận thấy trình độ và năng lực tiếng Anh, cụ thể trong nghiên cứu này là kiến thức môn ngữ pháp tiếng Anh trước nghiên cứu trên thang điểm từ 0 đến 10 là dưới trung bình. Điều này rất tương đồng với dự đoán và khảo sát trước của tác giả đề tài về đối tượng nghiên cứu này. Bảng 3.3: So sánh trung bình 2 lần kiểm tra năng lực ngữ pháp Điểm trung bình Lần kiểm tra thứ 1 Lần kiểm tra thứ 2 Khác biệt Trung bình (Mean) 4.5125 5.183333 MD = 0.670833 Theo kết quả trên bảng so sánh ngày, trong lần kiểm tra thứ 2 sau khi nghiên cứu (hết học kỳ 2, môn tiếng Anh không chuyên 2) thì điểm kiểm tra phần thì tiếng Anh của sinh viên ở mức trung bình (Mean = 5.18). Nếu so với thang điểm 10 với mức Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 13/21
  14. trung bình là 5.0 thì kết quả lần kiểm tra thứ 2 của sinh viên chỉ đạt cao hơn trung trình có 0.18 điểm. Sau khi so sánh kết quả của 2 lần đánh giá, ta thu được kết quả có chênh lệnh (Mean difference = 0.67). Số điểm khác biệt này chứng tỏ công cụ tương tác hướng dẫn chia thì tiếng Anh đã có phần nào tác dụng đối với sự tiếp thu và cải thiện năng lực học tập môn ngữ pháp của sinh viên không chuyên. Dù khác biệt này là không lớn (dưới 1 điểm, tương tương 10%) nhưng sinh viên có tiến bộ tích cực so với kết quả đo được trong điều kiện trước khi nghiên cứu. Từ kết quả trên cho thấy, câu hỏi nghiên cứu phụ trong đề tài này “công cụ tương tác có mang lại hiệu quả và nâng cao khả năng học tập môn Ngữ pháp tiếng Anh?” có câu trả lời một cách khoa học là công cụ tương tác đã mang lại hiệu quả, khả năng học tập độc lập và năng lực môn ngữ pháp tiếng Anh của người học có thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tóm lại, kết quả nghiên cứu từ các số liệu khoa học đã minh chứng cụ thể cho giả thuyết và giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu đặt ra một cách rõ ràng. Một là, công cụ tương tác trong giảng dạy tiếng Anh mà cụ thể là chương trình hướng dẫn chia thì tiếng Anh đã góp phần cải thiện khả năng học tập độc lập của người học. Hai là, công cụ này đã mang lại hiệu quả khi đã giúp nâng cao khả năng học tập môn ngữ pháp tiếng Anh sau khi kết thúc nghiên cứu. 3. Hiệu quả của công cụ tương tác hướng dẫn chia thì tiếng Anh Khảo sát qua điện thoại về hiệu quả của công cụ tương tác hướng dẫn chia thì tiếng Anh được thực hiện đối với 6 đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên bằng chương trình Lucky Draw có kết quả như sau: 3.1. Sử dụng chương trình hướng dẫn chia thì (Em có sử dụng công cụ hướng dẫn chia thì ở nhà không? Khi nào thì em dùng?) Có đến 50% đối tượng được hỏi trả lời là chưa dùng hoặc không có điều kiện để dùng chương trình. Kết quả cụ thể được tóm tắt tại phụ lục 10 của đề tài này. Riêng đối với các câu trả lời là có dùng thì mức độ chỉ thỉnh thoảng hoặc khi làm bài tập. Điều này cho thấy, chương trình chưa được sử dụng phổ biến như mong muốn. Nguyên nhân có thể là do sinh viên ít có điều kiện máy móc để sử dụng chương trình. Tuy nhiên về cơ bản, tính chất chung của chương trình hướng dẫn chia thì đã được lồng ghép giảng dạy trong chương trình và cho đối tượng nghiên cứu thực hành Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 14/21
  15. sử dụng nhiều lần thông qua các bước hướng dẫn chia thì bằng khẩu ngữ như đã được vài đối tượng đề cập đến trong quá trình phỏng vấn. 3.2. Đánh giá về hiệu quả công cụ tương tác (Em đánh giá như thế nào về công cụ hướng dẫn chia thì này? Có giúp em chia thì tiếng Anh tốt hơn không?) Dù ít được các đối tượng được hỏi đánh giá toàn diện chương trình hướng dẫn chia thì nhưng đa số các ý kiến đều cho rằng chương trình lạ, hay và có ích. Dù chưa được sử dụng rộng rãi nhưng các đối tượng đã sử dụng đánh giá là chương trình giúp ích cho việc làm bài tập về thì với tác dụng tốt giống như các bước hướng dẫn chia thì đã được học. Việc chương trình gợi cho sinh viên tính tò mò khi nghiên cứu chính là một khía cạnh đáng xem xét của chương trình này. Bởi vì bản chất của công cụ tương tác tác động lên ý thức học tập độc lập là làm cho người học với sự hướng dẫn ít nhất của người dạy có thể tiến hành học tập, nghiên cứu những gì giúp ích cho kiến thức của mình và làm bài tập theo ý thức riêng của bản thân. Tuy các đối tượng đều không nói rõ là chương trình hướng dẫn chia thì tiếng Anh có ích cho việc học nhưng lại thể hiện phiên bản đầu tiên của công cụ tương tác chia thì ở tiếng Việt đã mang lại hiệu quả rất lớn. 3.3. Phản hồi đối với tác giả và công cụ tương tác (Em có gặp khó khăn khi sử dụng chương trình này không? Hãy kể vài khó khăn.) Khi được hỏi về các khó khăn lúc sử dụng chương trình, đa số các ý kiến đều cho rằng chương trình hướng dẫn chia thì toàn bằng tiếng Anh nên không phải ai cũng hiểu hết được. Chỉ những đối tượng nào chú ý thường xuyên, sử dụng thường xuyên và đã từng áp dụng phiên bản bằng văn tự của tiếng Việt thường xuyên thì mới dễ dàng sử dụng chương trình này. Một khó khăn khác cho người học là đôi khi họ không có điều kiện về vật chất để sử dụng. Dù các đối tượng này đa số đều không đề cập đến tính dễ sử dụng của chương trình nhưng ta có thể thấy được trong ý kiến của ít nhất là 33% đối tượng đánh giá cách thức vận hành chương trình chỉ bao gồm việc lựa chọn và nhấp chọn vào nút được thiết kế sẳn trên màn hình. Điều này cho thấy, dù bước đầu khá khó khăn trong Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 15/21
  16. việc sử dụng vì người học lo ngại mình không giỏi tiếng Anh để dùng nhưng tính ứng dụng và dễ dùng của sản phẩm sẽ nhanh chóng giúp ích được nhiều đối tượng hơn. Tóm lại, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân của các chuyển biến trong năng lực chuyên môn và khả năng học tập độc lập trong quá trình nghiên cứu. Bảng câu hỏi phỏng vấn đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc giải thích được nguyên nhân người học có tiến bộ về chuyên môn và khả năng học tập độc lập nhưng chưa cao bởi vì còn các giới hạn của việc sử dụng chương trình. Chương trình hướng dẫn chia thì tiếng Anh vẫn còn gây một ít khó khăn cho người học và một số đối tượng vẫn chưa từng dùng đến phiên bản sau cùng của chương trình này. Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 16/21
  17. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nghiên cứu với số liệu khoa học thu được từ ba công cụ nghiên cứu (1) bảng câu hỏi về khả năng học tập độc lập, (2) bài kiểm tra năng lực tiếng Anh và (3) bảng câu hỏi phỏng vấn về đánh giá của người học. Trong quá trình nghiên cứu, điều kiện nghiên cứu bị tác động bởi công cụ tương tác hướng dẫn chia thì tiếng Anh gồm phiên bảng văn tự và phiên bản bằng chương trình máy tính (tense guide). Từ các phân tích dữ liệu của đề tài, ta có các kết luận sau. (1) Khả năng học tập độc lập của người học tiếng Anh không chuyên Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long chỉ ở mức trung bình. (2) Khả năng học tập độc lập của người học bị tác động theo hướng tích cực bởi quá trình nghiên cứu có sử dụng công cụ tương tác. (3) Công cụ tương tác hướng dẫn chia thì tiếng Anh có ảnh hưởng với người học, dễ sử dụng, được người học quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng trong quá trình học tập độc lập. (4) Công cụ tương tác này còn gây khó dễ vì toàn dùng tiếng Anh khi người học có trình độ thấp và không am hiểu các bước trong qui trình chia thì bằng văn tự của tác giả đề tài. (5) Năng lực tiếng Anh của người học ở Trường chỉ ở mức trung bình hoặc thấp hơn. (6) Năng lực tiếng Anh của người học sau quá trình nghiên cứu tăng ở mức thấp. Kết quả sau nghiên cứu chỉ đạt hơn trung bình rất ít. (7) Tuy nhiên, đa số đối tượng lại thích học tiếng Anh trong khi năng lực học tập và kết quả rất hạn chế. Qua các kết quả hiển thị, đề tài đã giải đáp được ẩn số cho hai câu hỏi nghiên cứu của đề tài như sau: (1) Công cụ tương tác có khả năng cải thiện khả năng học tập độc lập môn ngữ pháp tiếng Anh không chuyên. (2) Công cụ tương tác đã mang lại hiệu quả làm tích cực thay đổi đối với khả năng học tập độc lập và năng lực môn ngữ pháp tiếng Anh của người học. Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 17/21
  18. Kết quả nghiên cứu từ bảng câu hỏi và bài kiểm tra cho thấy khả năng học tập độc lập và năng lực ngữ pháp tiếng Anh của người học tiếng Anh đang ở mức trung bình trước nghiên cứu. Tuy có tăng sau nghiên cứu nhưng vẫn chỉ ở mức hơn trung bình không đáng kể. Sau khi phân tích số liệu phỏng vấn thu được, ta có thể hiểu được nguyên nhân tại sao các chuyển biến từ đối tượng nghiên cứu còn khá hạn chế cụ thể như sau: (1) Các trọng tâm, nội dung giảng dạy tiếng Anh không chuyên có phần chưa thu hút được người học dù đã là kiến thức cũ ở các chương trình phổ thông. (2) Phần đông sinh viên không chuyên còn gặp quá nhiều khó khăn trong việc học tiếng Anh (theo số liệu thống kê trước nghiên cứu là 86.7%) (3) Khả năng học tập độc lập của người học chưa cao và chuyển biến còn chậm. (4) Điều kiện cơ sở vật chất cho việc học của cá nhân còn khá hạn chế. (5) Người học chưa quen nhiều với việc sử dụng các công cụ hỗ trợ trong quá trình học tập. (6) Công cụ hỗ trợ dùng ngôn ngữ chính là tiếng Anh nên gây khó cho người học không chuyên dù đã có phiên bản văn tự trước khi hoàn thành. (7) Thời gian nghiên cứu tác động của công cụ tương tác trên đối tượng nghiên cứu là chưa nhiều (chỉ trong học kỳ 2 của năm học 2011 – 2012) và thời khóa biểu của môn học khá dày đặc làm người học ít có thời gian để độc lập nghiên cứu. Tóm lại, nghiên cứu đã đưa ra được sản phẩm đăng ký ban đầu, xây dựng được các công cụ nghiên cứu đạt tiêu chuẩn để lấy số liệu khoa học và thu thập được dữ liệu đáng tin cậy tương ứng với các đánh giá tổng quan về đối tượng trước khi nghiên cứu được tiến hành. Nghiên cứu đã tìm ra câu trả lời cho hai vần đề nghiên cứu đặt ra và hoàn thành mục tiêu của mình. 2. Kiến nghị Qua quá trình nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của Khoa Kinh tế - Xã hội và Phòng Quản lý Khoa học & Hợp tác Quốc tế, tác giả đề tài đã xác định được rất rõ mục tiêu và các bước thực hiện đề tài từ khi bắt đầu đến kết thúc. Đề tài cũng được các đối tượng nghiên cứu háo hức tham gia. Tuy nhiên, từ các nguyên Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 18/21
  19. nhân khách quan và chủ quan liên quan, tác giả đề tài xin đưa ra các kiến nghị như sau: Về yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu (1) Sau khi có quyết định nghiên cứu, tác giả đề tài cần được cân nhắc và xem xét bố trí thêm nhóm dạy để tăng đối tượng nghiên cứu lên trên 30. Vì theo lịch phân công, ngoài các lớp tiếng Anh chuyên ngành không thuộc đối tượng nghiên cứu thì tác giả đề tài chỉ dạy một lớp tiếng Anh không chuyên cho cả năm 2011 – 2012. Khi số lượng mang tính đại diện cao hơn thì dữ liệu thu được cho nghiên cứu và tham mưu sẽ tốt hơn. (2) Khi đối tượng nghiên cứu được xác định và đề tài chính thức lấy số liệu sau khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị thì cần có cơ chế để giảng viên được ưu tiên xin phép nhà trường cho đối tượng có khoảng thời gian học, thi và tự nghiên cứu hợp lý. Hiện tại, Trường ta chưa có qui định này, tất cả đối tượng đều căn cứ thời khóa biểu hàng tuần mà thực hiện. Trong quá trình nghiên cứu, đôi khi lớp học của đối tượng được chọn phải học cả tuần, cả sáng và chiều. Về các nguyên nhân khách quan Đề tài nghiên cứu cần có thời gian nghiên cứu tương đối đồng nhất với thời gian biểu từng học kỳ. Đề tài cho học kỳ 1 của năm học nên có quyết định giao đề tài vào tháng 09 và học kỳ 2 là vào tháng 2 hàng năm. Về phía bản thân đề tài nghiên cứu (1) Công cụ tương tác hướng dẫn chia thì tiếng Anh cần phát triển thêm phiên bản song ngữ Anh – Việt. Điều này sẽ giúp người học có trình độ trung bình vẫn có thể sử dụng được mặc dù làm vậy là đi trái lại với nguyên lý học tiếng Anh bền vững. (2) Nên có đối tượng nghiên cứu nhiều hơn. (3) Xây dựng nhiều công cụ hơn cho các khía cạnh khác của ngữ pháp tiếng Anh cũng như các lĩnh vực và môn học khác. (4) Phát triển sản phẩm thành công cụ tương để sử dụng được trên điện thoại cảm ứng, nếu được thì người học sẽ dễ dàng sử dụng hơn là dùng trên máy vi tính. Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 19/21
  20. (5) Nên xây dựng qui trình hướng dẫn sinh viên và giảng viên tự xây dựng công cụ tương tác bằng các phần mềm thông dụng để tăng ứng dụng và đam mê nghiên cứu khoa học cho nhiều đối tượng khác nhau. Tóm lại ngoài các kiến nghị trên, trong thời gian tới nhà Trường cần khuyến khích cán bộ giảng viên nghiên cứu ứng dụng của công cụ tương tác trong các môn khoa học kỹ thuật để cùng chia sẽ cứ liệu và kinh nghiệm. Việc ứng dụng các tính chất tương tác trên công cụ elearning của Trường hiện tại cũng có thể xem là một hướng nghiên cứu rất hay trong việc nâng cao khả năng học tập độc lập của người học. Số hiệu: BM08/QLKH-QT-02 Lần ban hành: 02 Trang 20/21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2