intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố tác động của công việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

19
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu các nhân tố tác động của công việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm giúp tạo ra sự cân đối giữa học tập với việc làm thêm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, nó vừa khắc phục những hạn chế lại phát huy được những ưu điểm của việc làm thêm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố tác động của công việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG VIỆC LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Huế Trân*, Huỳnh Kim Ngân, Lại Thị Gia Vy, Cao Nguyễn Hoàng Thy, Trần Thị Như Quỳnh Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Phạm Thị Phụng TÓM TẮT Kinh tế thị trường phát triển, tốc độ số hóa nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi người lao động phải có khả năng thích nghi tốt với mọi thay đổi từ môi trường làm việc. Các nhà tuyển dụng cần những lao động năng động, sáng tạo, không chỉ có kiến thức chuyên môn mà quan trọng hơn là có “kỹ năng mềm” tốt, có kinh nghiệm thực tiễn trong công việc... Nhận thức được điều này, sinh viên đã tìm nhiều cách để trau dồi kỹ năng cho bản thân, trong đó việc làm thêm là một nhu cầu tất yếu. Khi có sự sắp xếp hợp lý giữa học tập và làm thêm, đặc biệt về mặt thời gian và sức lực, thì việc làm thêm không chỉ tạo ra nguồn thu nhập cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn giúp sinh viên có kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống, cải thiện các mối quan hệ xã hội, nâng cao khả năng giao tiếp, được trải nghiệm thực tế, được áp dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn công việc... đặc biệt là còn khẳng định được giá trị bản thân. Tuy nhiên, khi sinh viên đi làm thêm cũng sẽ nảy sinh những mặt hạn chế. Việc đi làm thêm quá nhiều ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và sức khỏe, có thể bị lôi kéo và sa vào tệ nạn xã hội... Khi sinh viên tập trung quá mức vào việc làm thêm cũng sẽ gây ra sự mất cân đối giữa hoạt động học tập và việc làm thêm. Điều này có thể sẽ tạo ra những hệ lụy rất nặng nề cho sinh viên về sau. Vì thế, cần có sự định hướng đúng đắn, có sự kết hợp lí, hài hòa giữa hoạt động học tập với việc làm thêm của sinh viên, trong đó bản thân sinh viên luôn phải là người chủ động trong việc xác định thời gian và thời lượng làm thêm. Việc tạo ra sự cân đối giữa học tập với việc làm thêm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, nó vừa khắc phục những hạn chế lại phát huy được những ưu điểm của việc làm thêm. Do đó nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động của công việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên tại TP.HCM” cho đồ án nghiên cứu lần này. Từ khóa: làm thêm, ảnh hưởng, kết quả học tập, sinh viên TP.HCM, sức khỏe, kỹ năng, thời gian, tích lũy kinh nghiệm 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đề tài được thực hiệc qua các giai đoạn: Giai đoạn đầu, nhận biết vấn đề thường gặp của sinh viên hiện nay và tham khảo các nghiên cứu (NC) liên quan từ Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ số 26 năm 2013-Tác giả Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Châu Thị Lệ Duyên và Hoàng Minh Trí, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 33 năm 2019-Tác giả Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Văn Khoa. Giai đoạn 2, xác định đề tài nghiên cứu (NC) và tạo lập biểu mẫu cho mục đích khảo sát thu thập ý kiến từ đối tượng sinh viên 498
  2. qua Công cụ (CC) tạo biểu mẫu trực tuyến Google Forms. Giai đoạn 3, sử dụng phần mềm phân tích thống kê Statistical Package for the Social Sciences (SPSS) hỗ trợ cho việc phân tích các dữ liệu đã thu thập, chọn lọc từ giai đoạn 2 và diễn giải kết quả. Giai đoạn 4, phân tích xu hướng dựa trên số liệu và đưa ra ý kiến về đề tài nhằm hướng đến sinh viên có ý định hoặc không có ý định đi làm thêm có quyết định đúng đắn. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm làm thêm Thực chất việc làm thêm là một định nghĩa nhằm mô tả hay diễn đạt một công việc mang tính chất không chính thức, không thường xuyên, không cố định bên cạnh một công việc chính thức, là việc làm mà người lao động tận dụng thời gian để tăng thêm thu nhập. 2.2 Làm thêm bán thời gian và Làm thêm toàn thời gian Làm thêm bán thời gian: Nghĩa là làm việc 4-6 tiếng trong một ngày, thời gian linh hoạt, sinh viên muốn tranh thủ khoảng thời gian rảnh của mình để kiếm thêm thu nhập hoặc tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân, không đòi hỏi quá nhiều về trình độ và kỹ năng. Làm thêm toàn thời gian: Nghĩa là chỉ làm công việc theo giờ hành chính hoặc theo ca làm việc được quy định thường là 8 tiếng và tổng là 40 tiếng trong một tuần. Khi làm việc toàn thời gian, sẽ được hưởng chế độ lương cứng, thưởng, chế độ đãi ngộ khác và đóng bảo hiểm theo đúng luật pháp. 2.3 Ý kiến chủ quan và khách quan Ý kiến chủ quan: Công việc làm thêm sẽ vất vả, cực nhọc, tốn nhiều thời gian và đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học. Đi làm vì tiền, sai chuyên ngành học. Sinh viên thường lựa chọn các công việc trái với chuyên ngành của mình. Nhu cầu làm thêm của sinh viên tại các thành phố phát triển ngày càng cao nên các tổ chức lừa đảo ngày một tăng cao khiến nhiều sinh viên bị lừa gạt công sức và tiền bạc. Ý kiến khách quan: Tạo nền tảng tốt cho công việc sau này. Nhiều cơ hội va chạm trong cuộc sống, hiểu rõ về xã hội, giải quyết được nhiều vấn đề về mặt tài chính, học thêm được những trải nghiệm và bài học mà trên trường học không giảng dạy. Rèn luyện sự năng động và chủ động trong công việc, khám phá được bản thân với các tiềm ẩn sâu bên trong giúp sinh viên hiểu rõ mình hơn, biết mình thích gì, giỏi gì, từ đó dễ dàng định hướng và quyết định các vấn đề trong cuộc sống. 2.4 Mô hình nghiên cứu Dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết, tổng quan nghiên cứu, các yếu tố tác động đến kết quả học tập được nhóm xây dựng mô hình nghiên cứu như sau: 499
  3. Hình 1: Mô hình nghiên cứu 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính và định lượng: (1) Nghiên cứu định tính bằng xây dựng thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế. (2) Nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến kết quả học tập của sinh viên TP.HCM. Sử dụng phương pháp thảo luận, nhóm chúng em xác định được 5 nhân tố và 21 biến quan sát được cho là có tác động đến các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố tác động của công việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên tại TP.HCM. Nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 – hoàn toàn không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – Trung lập, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Nhóm nghiên cứu đã gửi 350 bảng câu hỏi đến sinh viên trên địa bàn TP.HCM. Kết quả nhận được 250 phiếu khảo sát, trong đó có 20 phiếu bị loại do không hợp lệ. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha) Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.6. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 5 nhân tố đảm bảo chất lượng tốt với 21 biến quan sát đặc trưng. 500
  4. Bảng 1: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha STT Tên nhân tố Số lượng biến quan sát Cronbach’s Alpha 1 Thời gian (TG) 5 0.852 2 Sức khỏe (SK) 4 0.852 3 Tích lũy (TL) 4 0.881 4 Kỹ năng mềm (KNM) 3 0.915 5 Kết quả học tập (KQHT) 5 0.899 4.2 Phân tích nhân tố khám phá Kết quả kiểm định Barlett cho thấy giữa các biến có mối tương quan với nhau . Với biến độc lập, chỉ số Sig Bartlett’s test of Sphericity = .000 < 0.05, đồng thời hệ số KMO =0.923 > 0.5 như vậy phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp. Với biến phụ thuộc, có KMO = 0.881 > 0.5, Sig Bartlett’s test of Sphericity = 0.000 < 0.05, vậy phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp. Phân tích EFA đã trích được một nhân tố duy nhất là “ Kết quả học tập” (KQHT) tại Eigenvalues là 3.565 > 1 và tổng phương sai tích lũy là 71.291%. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến: Bảng 2: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy Hệ số chưa Hệ số Thống kê đa cộng chuẩn chuẩn hóa tuyến hóa Mô hình t Sig. Sai số Hệ số Hệ số B Beta chuẩn Tolerance VIF (Constant) .297 .151 1.960 .051 TG .305 .054 .285 5.635 .000 .600 1.667 SK .580 .051 .574 11.344 .000 .702 1.868 Biến phụ thuộc: kết quả học tập (KQHT) Kết quả, ta được phương trình hồi quy tuyến tính : Y = 0.574*SK + 0.285*TG. Từ phương trình hồi quy tuyến tính cho thấy Kết quả học tập (KQHT) có quan hệ tuyến tính với nhân tố Sức khỏe (SK) với hệ số Beta = 0.574 và nhân tố Thời gian (TG) với hệ số Beta = 0.285. Bên cạnh đó, hai nhân tố là Tích lũy (TL) và Kỹ năng mềm (KNM) có chỉ số Sig không hợp lệ (Sig. >0.05) đã được loại bỏ. 501
  5. Đánh giá: Với 4 biến độc lập, sau khi phân tích được kết quả chỉ có 2 biến tác động đến biến phụ thuộc (hiệu suất 50% biến), tìm hiểu lý do và kiến nghị với đối tương khảo sát cân nhắc đến nhân tố TL và KNM. 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.1 Kết luận Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy việc đi làm thêm đã những tác động tiêu cực nhất định đối với kết quả học tập của sinh viên. Trong đó thì sức khỏe và thời gian là hai nhân tố tác động lớn nhất đến kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, nếu biết cách sắp xếp thời gian, cân bằng giữa việc học và đi làm cũng như tận dụng, khai thác triệt để những lợi ích từ việc làm thêm như kinh nghiệm, kỹ năng, kinh tế thì đây cũng sẽ là tiền đề giúp phát triển tiềm năng, nâng cao giá trị bản thân từ đó giúp cho chất lượng học tập và cuộc sổng trở nên tốt hơn. 5.2 Kiến nghị Nhân tố thời gian: Sinh viên cần đặt ra giới hạn thời gian cho việc làm, để tránh dành quá nhiều thời gian cho việc làm thêm dẫn tới không đủ thời gian cho việc học Sinh viên cần lựa chọn những công việc làm thêm có giờ giấc linh hoạt, có thể thay ca/ đổi ca Sinh viên cần xây dựng một thời khóa biểu học tập, làm việc một cách cụ thể, ghi rõ ra những buổi học, buổi làm thêm và những việc quan trọng cần làm. Nhân tố sức khỏe: Đảm bảo giữ vững giờ sinh học cho bản thân kèm với chế độ ăn uống hợp lý Không làm việc quá độ, gây ảnh hưởng đến việc học tập Nhận biết rõ khả năng của bản thân, không dành quá nhiều thời gian cho việc làm thêm (>25 giờ/tuần) hoặc từ 2 công việc trở lên cùng một lúc. Nhân tố tích lũy: Sinh viên nên lựa chọn những công việc liên quan đến ngành học để có thể áp dụng kiến thức từ trường học vào thưc tế và ngược lại, làm việc với một thời gian lâu dài sẽ tích lũy được những kỹ năng bổ ích cho công việc sau khi tốt nghiệp. Nhân tố kỹ năng mềm: Đầu tiên, mình sẽ được làm quen với kỹ năng thuyết trình, giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn để được nhận vào vị trí mong muốn Rèn luyện sự năng động và chủ động trong công việc, nếu biết tận dụng công việc liên quan đến ngành học thực sự là môi trường hoàn toàn miễn phí để các bạn sinh viên cải thiện sự năng nổ và khả năng giao tiếp Va chạm thực tế sẽ giúp bản thân nhạy bén hơn với mọi vấn đề xảy ra Nếu chỉ sống và học tập không trải nghiệm thực tế sẽ không giúp bản thân nhận biết được điểm yếu, khi làm quen với môi trường làm việc mình sẽ dễ nhận biết điểm yếu của bản thân và khắc phục. 502
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh, N.P.T. (2013) Tác động Của Việc đi Làm thêm đến kết ... - wordpress.com, Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Cần Thơ. Available at: https://kinhteluongtdt.files.wordpress.com/2014/10/trongtruong_so26d_05.pdf (Accessed: April 15, 2023). 2. Hằng, N.T. (2023) Vấn đề đi Làm thêm Của Sinh Viên Hiện Nay, Seoul Academy. Available at: https://seoulacademy.edu.vn/van-de-di-lam-them-cua-sinh-vien-hien-nay#quan-diem-cua-hoc-sinh- sinh-vien (Accessed: April 15, 2023). 3. Linh, V. (2021) Chương 2. Tổng Quan Nghiên Cứu - ĐỀ Tài: Nghiên Cứu Các Yếu TỐ ẢNH Hưởng Của VIỆC Làm thêm đến Kết, Studocu. Available at: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/phuong-phap-nghien-cuu-khoa- hoc/chuong-2-tong-quan-nghien-cuu/18147137 (Accessed: April 15, 2023). 4. Làm thế nào để cân bằng giữa việc học và làm thêm của sinh viên? (2020) làm thế nào để cân bằng giữa việc học và làm thêm của sinh viên? Available at: https://www.uef.edu.vn/tththv/goc-nhin- doi-song-tam-ly-sinh-vien/lam-the-nao-de-can-bang-giua-viec-hoc-va-lam-them-cua-sinh-vien-8017 (Accessed: April 15, 2023). 5. Lập, N.V. (2022) Ảnh hưởng của việc Làm thêm đến kết quả học tập - tài liệu text, EU- Vietnam Business Network (EVBN). Available at: https://evbn.org/anh-huong-cua-viec-lam-them- den-ket-qua-hoc-tap-cua-sinh-vien-1656782667/ (Accessed: April 15, 2023). 6. Nghiên Cứu tác động Của Việc Làm thêm đến KẾT QUẢ học tập của sinh viên đại học Thương Mại (no date) 123doc. Available at: https://123docz.net/document/10154743-nghien-cuu-tac- dong-cua-viec-lam-them-den-ket-qua-hoc-tap-cua-sinh-vien-dai-hoc-thuong-mai.htm (Accessed: April 15, 2023). 7. Ton, N.T.H. (2022) Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên trường đại học Văn Lang, Tạp chí Phát triển & Hội nhập. Available at: https://www.academia.edu/73971590/C%C3%A1c_y%E1%BA%BFu_t%E1%BB%91_%E1%BA%A 3nh_h%C6%B0%E1%BB%9Fng_%C4%91%E1%BA%BFn_quy%E1%BA%BFt_%C4%91%E1%B B%8Bnh_l%C3%A0m_th%C3%AAm_c%E1%BB%A7a_sinh_vi%C3%AAn_Tr%C6%B0%E1%BB %9Dng_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_V%C4%83n_Lang (Accessed: April 15, 2023). 8. Vừa học đại học vừa đi làm thêm – nên hay không? (no date) Vừa Học đại học vừa đi Làm thêm – nên Hay Không? Available at: http://fem.tlu.edu.vn/bo-mon-trung-tam/vua-hoc-dai-hoc-vua-di- lam-them--nen-hay-khong-837 (Accessed: April 15, 2023). 9. Ảnh Hưởng việc làm thêm đến kết quả Học Tập - Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học - Saigon University (no date) Studocu. Available at: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai- hoc-sai-gon/phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc/anh-huong-viec-lam-them-den-ket-qua-hoc- tap/18897383 (Accessed: April 15, 2023). 503
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2