TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA<br />
SÂM NGỌC LINH SINH KHỐI TRÊN CHUỘT<br />
NHIỄM ĐỘC CHÌ ACETAT BÁN TRƢỜNG DIỄN<br />
Nguyễn Văn Bằng*; Nguyễn Hoàng Thanh*; Trịnh Thanh Hùng**<br />
TÓM TẮT<br />
Nhiễm độc chì có thể gây biến đổi một số chỉ số chống oxy hóa trên động vật thực nghiệm.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tác dụng chống oxy hóa của sâm Ngọc Linh sinh<br />
khối (SNLSK) (liều 375 mg/kg/ngày) trên mô hình chuột nhắt bị gây nhiễm độc chì acetat<br />
bán trường diễn (liều 20 mg/kg/ngày) ở ngày 15, 30 và 45 sau khi gây độc.<br />
Kết quả cho thấy: SNLSK có tác dụng làm giảm khả năng nhiễm độc chì rõ rệt ở lô chuột<br />
gây nhiễm độc có dùng SNLSK so với lô gây độc không dùng SNLSK (p < 0,05). SNLSK<br />
có tác dụng làm giảm hoạt độ SOD hồng cầu, nồng độ MDA huyết tương; tăng nhóm -SH,<br />
hoạt độ GPx, nồng độ TAS huyết tương so với lô gây độc không được bảo vệ (p < 0,05).<br />
* Từ khóa: Sâm Ngọc Linh sinh khối; Chống oxy hóa; Nhiễm độc chì.<br />
<br />
THE ANTIOXIDATIVE EFFECT OF NGOC LINH GINSENG<br />
BIOMASS CELLS ON MICE WITH SUBCHRONIC<br />
LEAD TOXICATION<br />
SUMMARY<br />
The lead toxication may change a number of index of experimental animals. In this<br />
research, we assessed the protective effects of antioxidant of Ngoclinh ginseng biomass<br />
cells (NLGBMC) (dose 375 mg/kg/day) on mice model with subchronic lead toxication<br />
(dose 20 mg/kg/day) on the day of 15, 30, 45.<br />
The result showed that: NLGBMC on mice with lead toxication decreased significantly<br />
lead toxication in comparison to the mice group without using NLGBMC (p < 0.05).<br />
NLGBMC decreased the activity of SOD of red blood cell, concentration of MDA of plasma;<br />
increased group SH, activity of GPx of red blood cell, concentration of TAS of plasma in<br />
comparision to the mice group without using NLGBMC (p < 0.05).<br />
* Key words: Ngoclinh Ginseng bio mass cells; Antioxidation; Lead toxication.<br />
* Bệnh viện 103<br />
** Bộ Khoa học và Công nghệ<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Bằng (bangbs2004@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 11/9/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/10/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 16/11/2013<br />
<br />
52<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chì là nguyên liệu không thể thay thế<br />
trong nhiều ngành công nghiệp, số lượng<br />
người tiếp xúc với chì có xu hướng tăng<br />
lên. Chì khi xâm nhập vào cơ thể gây<br />
nhiều tổn thương đa dạng và phức tạp<br />
trên hầu hết các cơ quan, tổ chức. Cơ<br />
chế gây bệnh của chì được cho là ức chế<br />
và liên kết đặc hiệu với các enzym, chất<br />
sinh học có chứa nhóm -SH, nhưng chưa<br />
giải thích thỏa đáng tổn thương mang<br />
tính chất toàn thân do chì gây ra. Một số<br />
nghiên cứu trên người và động vật cho<br />
rằng, chì khi vào cơ thể có khả năng<br />
kích thích tạo gốc tự do và làm giảm<br />
chức năng của hệ thống chống gốc tự do<br />
[5, 6]. Để làm rõ vấn đề này, cần có<br />
nghiên cứu đánh giá sự thay đổi các<br />
enzym chống oxy hóa trong cơ thể.<br />
Trong nhiễm độc chì, hiện nay đã sử<br />
dụng các thuốc điều trị đặc hiệu nhưng<br />
hiệu hiệu quả mang lại chưa được như<br />
mong muốn, nhất là trong nhiễm độc<br />
mạn tính. SNLSK là chế phẩm có tác<br />
dụng chống oxy hóa và bảo vệ cơ thể<br />
[1, 2], nó có thể làm giảm các tác hại của<br />
chì gây ra với cơ thể. Việc ứng dụng và<br />
đánh giá hiệu quả bảo vệ của SNLSK<br />
trên đối tượng tiếp xúc với chì là vấn đề<br />
mới, chưa được nghiên cứu. Vì vậy,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với<br />
mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống oxy<br />
hóa của SNLSK trên động vật bị gây<br />
nhiễm độc chì acetat.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu và chất liệu<br />
nghiên cứu.<br />
* Đối tượng nghiên cứu:<br />
Động vật thực nghiệm: chuột nhắt trắng<br />
đực, số lượng: 120 chuột, trọng lượng từ<br />
20 - 25 gam. Chuột được nuôi thành 3 lô<br />
riêng biệt.<br />
* Chất liệu và thời gian, địa điểm:<br />
Dung dịch chì acetat, cao đặc SNLSK<br />
mới sản xuất, thức ăn, nước cất, dụng<br />
cụ gây độc. Địa điểm nuôi động vật:<br />
Bộ môn Độc học Phóng xạ, Học viện<br />
Quân y. Thời gian nuôi động vật thực<br />
nghiệm: 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: thực nghiệm,<br />
có can thiệp.<br />
* Phân chia lô:<br />
- Trước nghiên cứu: chọn ngẫu nhiên<br />
12 chuột (trong 120 chuột), giết và lấy<br />
máu hốc mắt xét nghiệm chì máu, SOD,<br />
GPx hồng cầu, perosidase, MDA, nhóm<br />
-SH, TAS huyết tương. Kết quả xét<br />
nghiệm của 12 chuột sử dụng chung cho<br />
3 nhóm nghiên cứu tại thời điểm trước<br />
nghiên cứu (ngày N0).<br />
- Lô chứng (lô 1): 36 chuột, cho uống<br />
0,2 ml nước cất vào các buổi sáng. Giết<br />
chuột và lấy máu hốc mắt xét nghiệm ở<br />
54<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
các thời điểm ngày 15 (N15), 30 (N30),<br />
45 (N45) (mỗi thời điểm 12 chuột).<br />
- Lô gây độc (lô 2): 36 chuột, cho<br />
uống 0,2 ml chì acetat vào các buổi sáng<br />
(tương đương 20 mg/kg/ngày). Giết chuột<br />
và lấy máu xét nghiệm như lô chứng.<br />
<br />
- Xét nghiệm nồng độ chì máu: thực<br />
hiện trên máy quang phổ hấp thụ nguyên<br />
tử kỹ thuật lò Graphit tại Viện Y học<br />
Lao động & Vệ sinh môi trường.<br />
<br />
- Lô gây độc dùng SNLSK (lô 3): 36<br />
chuột, sáng uống 0,1 ml SNLSK (tương<br />
đương 375 mg/kg/ngày), sau 1 giờ cho<br />
chuột uống 0,2 ml chì acetat (20 mg/kg/<br />
ngày). Giết chuột và lấy máu xét nghiệm<br />
như lô chứng.<br />
<br />
- Xác định hàm lượng nhóm -SH tự<br />
do trong máu; superoxide dismutase (SOD)<br />
và glutathion peroxidase (GPx) hồng cầu;<br />
malondialdehyde (MDA), peroxidase, trạng<br />
thái chống oxy hóa toàn phần (TAS)<br />
huyết tương tại Viện Công nghệ Sinh học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ<br />
Việt Nam.<br />
<br />
- Lấy máu: lấy 1,5 ml máu hốc mắt<br />
chuột, cho vào tuýp có chứa sẵn chống<br />
đông heparin. Bảo quản ở 40C.<br />
<br />
* Xử lý số liệu: theo phương pháp<br />
thống kê y học, sử dụng excel, Epi.info<br />
2005 (Version 3.3.2), EpiCalc 2000.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Nồng độ chì máu ở các lô nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Nồng độ chì máu chuột nghiên cứu tại các thời điểm khác nhau ( X ± SD).<br />
LÔ ĐỘNG<br />
VẬT<br />
<br />
NỒNG ĐỘ CHÌ MÁU (µg/dl)<br />
No (n = 2) (a)<br />
<br />
N15 (n = 2) (b)<br />
<br />
N30 (n = 2) (c)<br />
<br />
N45 (n = 2) (d)<br />
<br />
Lô 1<br />
<br />
2,99 ± 0,82<br />
<br />
2,92 ± 0,63<br />
<br />
2,91 ± 0,83<br />
<br />
2,96 ± 0,82<br />
<br />
Lô 2<br />
<br />
2,99 ± 0,82<br />
<br />
21,01 ± 1,77<br />
<br />
23,34 ± 2,17<br />
<br />
24,97 ± 1,59<br />
<br />
Lô 3<br />
p<br />
<br />
2,99 ± 0,82<br />
<br />
12,43 ± 1,56<br />
<br />
11,93 ± 1,58<br />
<br />
11,38 ± 1,64<br />
<br />
p21 < 0,05<br />
p32 < 0,05<br />
<br />
p21 < 0,05<br />
p32 < 0,05<br />
<br />
p21 < 0,05<br />
p32 < 0,05<br />
<br />
p<br />
pba > 0,05<br />
pca > 0,05<br />
pda > 0,05<br />
pba < 0,05<br />
pca < 0,05<br />
pda < 0,05<br />
pba < 0,05<br />
pca < 0,05<br />
pda < 0,05<br />
<br />
55<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
Nồng độ chì máu trung bình ở lô 2 tăng so với thời điểm trước gây nhiễm độc và so<br />
với lô 1 ở cùng thời điểm (p < 0,05). Lô 3, nồng độ chì máu tăng so với trước gây nhiễm<br />
độc nhưng mức tăng ít hơn so với lô 2 ở cùng thời điểm (p < 0,001), có thể do SNLSK<br />
có khả năng tạo phức với các ion kim loại, trong đó có chì và thải ra khỏi cơ thể nên<br />
nồng độ chì máu giảm [2].<br />
2. Kết quả xét nghiệm một số chỉ số chống oxy hóa máu ngoại vi.<br />
Bảng 2: Biến đổi hoạt độ SOD hồng cầu ở chuột nghiên cứu tại các thời điểm khác<br />
nhau ( X ± SD).<br />
LÔ<br />
ĐỘNG VẬT<br />
<br />
Lô 1<br />
<br />
SOD (U/gHb)<br />
<br />
p<br />
<br />
No(n = 12) (a)<br />
<br />
N15 (n = 2) (b) N30 (n = 12) (c) N45 (n = 12) (d)<br />
<br />
1056,8 ± 4,6<br />
<br />
1064,3 ± 68,1<br />
<br />
1055,8 ± 66,4<br />
<br />
1052,6 ± 67,1<br />
<br />
pba > 0,05<br />
pca > 0,05<br />
pda > 0,05<br />
<br />
Lô 2<br />
<br />
1056,8 ± 4,6<br />
<br />
1247,7 ± 56,8<br />
<br />
1246,1 ± 77,9<br />
<br />
1249,6 ± 71,7<br />
<br />
pba < 0,05<br />
pca < 0,05<br />
pda < 0,05<br />
<br />
Lô 3<br />
<br />
1056,8 ± 4,6<br />
<br />
1138,3 ± 45,0<br />
<br />
1144,8 ± 43,0<br />
<br />
1138,4 ± 40,7<br />
<br />
pba < 0,05<br />
pca < 0,05<br />
pda < 0,05<br />
<br />
p21 < 0,05<br />
<br />
p21 < 0,05<br />
<br />
p21 < 0,05<br />
<br />
p32 < 0,05<br />
<br />
p32 < 0,05<br />
<br />
p32 < 0,05<br />
<br />
p<br />
<br />
Lô 2, hoạt độ SOD trung bình hồng cầu<br />
tăng so với trước gây nhiễm độc so với lô<br />
1 ở cùng thời điểm (p < 0,05). Lô 3, hoạt<br />
độ SOD trung bình hồng cầu thấp hơn lô 2<br />
ở cùng thời điểm nghiên cứu (p < 0,05),<br />
nhưng cao hơn so với trước gây nhiễm<br />
độc (p < 0,05). Sharma A và CS (2010)<br />
[11] gây nhiễm độc chì trên chuột nhắt<br />
trắng với liều 50 mg/kg trong 40 ngày,<br />
thấy hoạt độ SOD tăng, catalase trong<br />
gan chuột và tỏi có tác dụng chống oxy<br />
<br />
hóa tốt. Caylark E và CS (2008) [5] thấy<br />
nồng độ MDA tăng trên chuột bị gây<br />
nhiễm độc chì acetat. Ergurhan-Ilhan. E<br />
và CS (2008) [6] cũng cho rằng nồng độ<br />
MDA ở nhóm phơi nhiễm với chì tăng<br />
so với nhóm chứng.<br />
Theo Nguyễn Trọng Điệp và CS<br />
(2012) [1], SNLSK có tác dụng làm tăng<br />
hoạt độ SOD và giảm nồng độ MDA<br />
trên chuột bị chiếu xạ cấp. Có thể khi<br />
nồng độ chì máu tăng dẫn đến gốc tự do<br />
56<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
được sản sinh nhiều hơn (trong đó có Nguyễn Văn Long (2011) [3], SNLSK<br />
O2•) và cơ thể động vật phản ứng lại làm giảm hàm lượng MDA rõ rệt ở lô<br />
bằng cách tăng hoạt độ SOD để dọn dẹp gây độc có dùng sâm so với lô gây độc<br />
O2•. Theo Nguyễn Quốc Huy (2008) [2], CCl4 không dùng sâm.<br />
Bảng 3: Biến đổi hoạt độ GPx hồng cầu ở chuột nghiên cứu tại các thời điểm khác<br />
nhau ( X ± SD).<br />
LÔ ĐỘNG<br />
VẬT<br />
<br />
GPx (U/gHb)<br />
p<br />
No (n = 12) (a)<br />
<br />
N15 (n = 12) (b)<br />
<br />
N30 (n = 2) (c) N45 (n = 12) (d)<br />
pba > 0,05<br />
pca > 0,05<br />
pda > 0,05<br />
<br />
Lô 1<br />
<br />
55,49 ± 6,85<br />
<br />
54,18 ± 6,66<br />
<br />
55,79 ± 6,22<br />
<br />
56,91 ± 7,00<br />
<br />
Lô 2<br />
<br />
55,49 ± 6,85<br />
<br />
43,82 ± 5,44<br />
<br />
38,80 ± 4,47<br />
<br />
37,47 ± 4,80<br />
<br />
pba < 0,05<br />
pca < 0,05<br />
pda< 0,05<br />
<br />
Lô 3<br />
<br />
55,49 ± 6,85<br />
<br />
50,14 ± 4,01<br />
<br />
49,92 ± 2,99<br />
<br />
50,07 ± 3,72<br />
<br />
pba < 0,05<br />
pca < 0,05<br />
pda< 0,05<br />
<br />
p21 < 0,05<br />
p32 < 0,05<br />
<br />
p21 < 0,05<br />
p32 < 0,05<br />
<br />
p21 < 0,05<br />
p32 < 0,05<br />
<br />
p<br />
<br />
Lô 2, hoạt độ GPx trung bình hồng<br />
cầu giảm so với thời điểm trước gây<br />
nhiễm độc và so với lô 1 ở cùng thời<br />
điểm (p < 0,05). Lô 3, hoạt độ GPx<br />
trung bình hồng cầu cao hơn so với lô 2<br />
ở cùng thời điểm nghiên cứu (p < 0,05),<br />
nhưng vẫn thấp hơn rõ rệt so với trước<br />
khi gây nhiễm độc (p < 0,05). Hoạt độ<br />
GPx hồng cầu, nồng độ TAS huyết<br />
tương ở lô 2 giảm so với trước khi gây<br />
nhiễm độc và so với lô 1 ở cùng thời<br />
điểm nghiên cứu (p < 0,05). Hoạt độ<br />
GPx hồng cầu giảm có thể do khi nhiễm<br />
<br />
độc chì, nồng độ selen trong máu giảm<br />
dẫn đến hoạt độ GPx giảm; còn có thể<br />
do H2O2 tăng, khi hoạt độ SOD tăng<br />
dẫn đến H2O2 tăng mà H2O2 lại ức chế<br />
GPx; ngoài ra, chì tác động đến nhóm<br />
-SH của GPx gây ức chế enzym. Hoạt<br />
độ GPx, nồng độ TAS ở lô 3 cao hơn so<br />
với lô 2 tại cùng thời điểm nghiên cứu,<br />
nhưng vẫn thấp hơn so với thời điểm<br />
ban đầu (p < 0,05). SNLSK có tác dụng<br />
làm giảm nồng độ chì trong máu ở lô 3<br />
so với lô 2. Do vậy, hoạt độ GPx ở lô 2<br />
cao hơn so với lô 3. Nghiên cứu của<br />
8<br />
<br />