intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tác dụng của polyphenol cây chè dây (ampelopsis cantoniensis) trên một số chỉ số lipid máu và mô bệnh học của xơ vữa động mạch ở thỏ uống cholesterol

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

71
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích: Khảo sát tác dụng của polyphenol cây chè dây đến một số chỉ số lipid và hàm lượng malonyl dialdehyd trong huyết tương ở thỏ uống cholesterol; bước đầu khảo sát tác dụng của polyphenol chè dây đến mô bệnh học mảng xơ vữa động mạch ở thỏ uống cholesterol.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tác dụng của polyphenol cây chè dây (ampelopsis cantoniensis) trên một số chỉ số lipid máu và mô bệnh học của xơ vữa động mạch ở thỏ uống cholesterol

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 24, 2004<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA POLYPHENOL CÂY CHÈ DÂY<br />  (AMPELOPSIS CANTONIENSIS) TRÊN MỘT SỐ CHỈ SỐ LIPID MÁU VÀ <br /> MÔ BỆNH HỌC CỦA XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH Ở THỎ UỐNG CHOLESTEROL<br /> <br />                                                                   Nguy ễn Thị Băng Sương<br /> Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Rối loạn lipid máu là một bệnh lý phổ  biến trên thế  giới, tỷ lệ  mắc bệnh cao  <br /> trong cộng đồng, hậu quả thường dẫn đến xơ vữa động mạch. Tai biến của xơ vữa <br /> động mạch rất phức tạp, trong đó, tai biến về  tim mạch là phổ  biến và có tỷ  lệ  tử <br /> vong cao. Hiện nay, xơ vữa động mạch và nhiều tai biến khác của nó là những bệnh <br /> lý phổ  biến không chỉ   ở  các nước có nền kinh tế  phát triển mà  ở  cả  những nước  <br /> đang phát triển, trong đó có Việt Nam [3].<br /> Điều trị có hiệu quả hội chứng tăng lipid máu sẽ hạn chế được sự phát triển  <br /> của xơ vữa động mạch và ngăn ngừa các tai biến phức tạp của nó [9].<br /> Hiện nay có khá nhiều thuốc điều trị hội chứng tăng lipid máu. Các thuốc này  <br /> tuy có hiệu lực tốt nhưng cũng gây nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đau cơ <br /> và đặc biệt, chúng đều gây độc cho tế bào gan [7].  Ở Việt Nam cũng như các nước <br /> trên thế giới, các công trình nghiên cứu về tác dụng hạ lipid máu và khả  năng chống <br /> oxy hóa của cây chè xanh, cây ngưu tất, rau diếp cá, cây mắc rạc... đã được công bố <br /> khá nhiều [1], [2], [4], [5], [6], [8]. Trong khi đó cây chè dây cũng có tác dụng hạ lipid  <br /> máu tốt thì vẫn chưa được nghiên cứu, bởi vậy chúng tôi tiến hành đề  tài “Nghiên  <br /> cứu tác dụng của polyphenol cây chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch) trên một  <br /> số chỉ số lipid máu và mô bệnh học của xơ vữa động mạch ở  thỏ uống cholesterol”  <br /> với mục tiêu:<br /> 1. Khảo sát tác dụng của polyphenol cây chè dây đến một số  chỉ  số  lipid và  <br /> hàm lượng malonyl dialdehyd trong huyết tương ở thỏ uống cholesterol.<br /> 2. Bước đầu khảo sát tác dụng của polyphenol chè dây đến mô bệnh học  <br /> mảng xơ vữa động mạch ở thỏ uống cholesterol.<br /> <br /> <br /> <br /> 35<br /> II. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Chất liệu nghiên cứu:<br /> Hoạt chất polyphenol cây chè dây được chiết xuất theo qui trình chuẩn.<br /> Thỏ  thực nghiệm là thỏ  đực, chủng Orytolagus cuniculus, 12 tuần tuổi, khỏe  <br /> mạnh, có trọng lượng 1,8 ­ 2 kg/ con.<br /> Cholesterol tinh khiết, acid thiobarbituric, muối Mohr, KCl, acid ascorbic, các  <br /> kit định lượng: cholesterol, triglycerid, LDL ­ C, HDL – C.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu:<br /> 2.2. Mô hình thực nghiệm:<br />  Cho thỏ uống 0,5 gam cholesterol/kg thân trọng trong một ngày.<br />  * Chia nhóm thỏ:<br /> 30 con thỏ đực được chia làm 5 nhóm ( I, II, III, IV, V), mỗi nhóm 6 con:<br /> +   Nhóm   I:   Nhóm   chứng,   dinh   dưỡng   bình   thường,   không   cho   thỏ   uống <br /> cholesterol và dung dịch polyphenol.<br /> + Nhóm II: Nhóm thỏ uống cholesterol đơn thuần.<br /> + Nhóm III, IV, V: uống cholesterol hàng ngày, sau 2 giờ  được uống thêm <br /> dung   dịch   polyphenol   lần   lượt   theo   liều   lượng:   50mg/kg/ngày,   100mg/kg/ngày,  <br /> 150mg/kg/ngày.<br /> Nhóm III: 50 mg polyphenol/ kg thân trọng/ ngày<br /> Nhóm IV: 100 mg polyphenol/ kg thân trọng/ ngày<br /> Nhóm V: 150 mg polyphenol/ kg thân trọng/ ngày<br />             * Lấy mẫu máu: Các nhóm thỏ  được lấy máu tĩnh mạch vào các thời điểm  <br /> ngày 0, ngày 10, ngày 20, ngày 30 để  định lượng cholesterol toàn phần, triglycerid,  <br /> HDL ­ C, LDL ­ C và MDA trong huyết tương. <br /> * Lấy mẫu động mạch chủ xác định tổn thương giải phẫu bệnh<br /> Đánh giá mức độ  tổn thương xơ vữa động mạch theo bảng phân độ  của WHO <br /> như sau:<br /> ­ Độ 0: Các tổn thương xơ mỡ ở giai đoạn đầu, giai đoạn này có sự lắng đọng <br /> các hạt mỡ ở lớp áo trong nhưng chưa nổi rõ lên mặt động mạch.<br /> ­ Độ I: Những tổn thương xơ mỡ bắt đầu hình thành những chấm hoặc những  <br /> vạch mảnh màu vàng đục, nổi rõ trên mặt động mạch, có thể  kết hợp thành những  <br /> mảng nhỏ.<br /> ­ Độ II: Tổn thương hình thành những mảng lớn nổi cao trên mặt động mạch,  <br /> bao gồm chủ  yếu những mô xơ  do phản  ứng quá sản  ở  vùng tổn thương, có màu  <br /> trắng đục hay màu trắng vàng.<br /> <br /> 36<br /> ­ Độ III: Gồm những tổn thương phức tạp: loét, chảy máu, hoại tử hoặc huyết <br /> khối có thể kèm theo calci hóa ở vùng trung tâm hoại tử.<br /> ­ Độ IV: Thành động mạch calci hóa, đôi khi còn gọi là “xương hóa” làm vách  <br /> động mạch rất cứng.<br />  <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 37<br /> III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> <br /> 1. Triglycerid huyết tương:<br /> <br /> <br /> <br /> Nång ®é triglycerid huyÕt t­¬ng (mmol/L)<br /> 2.8<br /> <br /> <br /> 2.4<br /> <br /> <br /> 2<br /> Ngµy 0<br /> 1.6 Ngµy 10<br /> Ngµy 20<br /> 1.2 Ngµy 30<br /> <br /> 0.8<br /> <br /> <br /> 0.4<br /> <br /> <br /> 0<br /> Nhãm I Nhãm II Nhãm III Nhãm IV Nhãm V<br /> Nhãm thá nghiª n cøu<br /> <br /> <br /> Biểu đồ 3.1: Nồng độ triglycerid huyết tương giữa các nhóm thỏ<br /> theo thời gian thực nghiệm.<br /> <br /> Nồng độ  triglycerid huyết tương của nhóm I và II hầu như  không thay đổi <br /> trong quá trình thực nghiệm. Với nhóm IV và V (nhóm thỏ  uống polyphenol chè dây  <br /> liều 100mg/kg/ngày và 150 mg/kg/ngày), vào ngày thứ  20 nồng độ  triglycerid giảm  <br /> 2,5 lần so với ngày 0 và thấp hơn có ý nghĩa so với các nhóm I, II, III. Điều này <br /> chứng tỏ  polyphenol chè dây với liều 100mg/kg/ngày  có tác dụng giảm nồng  độ <br /> triglycerid huyết tương từ ngày thứ 20. Nhóm thỏ uống polyphenol chè dây liều thấp  <br /> 50 mg/kg/ngày đến ngày thứ  30 mới có sự  thay đổi nồng độ  triglycerid, nhưng sự <br /> giảm này chưa có ý nghĩa thống kê, như  vậy với liều 50mg/kg/ngày, polyphenol chè <br /> dây có thể  gây hạ  triglycerid huyết tương nhưng phải được uống với thời gian kéo  <br /> dài (trên 30 ngày). <br /> 2. Cholesterol toàn phần huyết tương:<br /> Nång ®é cholesterol toµn phÇn<br /> huyÕt t­¬ng (mmol/L)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 21<br /> <br /> 18 Nhãm I<br /> Nhãm I I<br /> 15<br /> Nhãm I I I<br /> 12<br /> Nhãm I V<br /> 9 Nhãm V<br /> 6<br /> 3<br /> 0<br /> 0 10 20 30<br /> <br /> Thêi gian thùc nghiÖm (ngµy)<br /> <br /> <br /> <br /> Biểu đồ 3.2: Nồng độ cholesterol toàn phần huyết tương của các<br /> nhóm thỏ theo thời gian thực nghiệm.<br /> <br /> Đến ngày thứ 20, sự giảm cholesterol huyết tương xảy ra mạnh ở nhóm IV và <br /> V,  n ồ ng   đ ộ   cholesterol   huy ế t   t ươ ng   c ủ a   ch úng   th ấ p   h ơ n   rõ   r ệ t   so   v ớ i <br /> 38<br /> nhóm   u ố ng   cholesterol   đ ơ n   thu ầ n   (p   <   0,01   ÷  p  <  0,001)  và  nhóm   uống <br /> polyphenol chè dây liều thấp (p 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0