Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus)
lượt xem 4
download
Đề tài “Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus)” nhằm đánh giá tác dụng của dịch chiết lá ổi trong việc điều trị bệnh ĐTĐ thông qua chỉ số khối lượng cơ thể, một số chỉ tiêu huyết học và sự thay đổi hình thái mô bệnh học của tuyến tụy và mô gan của các lô chuột nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus)
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2012, Vol. 57, No. 3, pp. 155-165 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA DỊCH CHIẾT LÁ ỔI (Psidium guajava) TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus) Nguyễn Thị Trung Thu(∗) , Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Hoa, Lê Thị Thủy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: trungthuhnue@gmail.com (∗) Tóm tắt. Để đánh giá tác dụng điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava), chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên chuột nhắt trắng dòng Swiss. Chuột bị gây ĐTĐ bằng cách tiêm alloxan (liều 100 mg/kg khối lượng cơ thể chuột) dưới màng bụng chuột, sau đó tiến hành điều trị bằng cách uống dịch chiết lá ổi (liều 650 mg/kg khối lượng). Kết quả cho thấy dịch chiết lá ổi có hàm lượng pholyphenol là 16,9% và có xu hướng làm cho các chỉ số: khối lượng cơ thể, nồng độ glucose máu, các chỉ số lipid (trigliceride, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol) trở về mức bình thường. Nghiên cứu mô bệnh học cũng chỉ ra rằng tuyến tụy khôi phục lại số lượng tiểu đảo Langerhans bị phá hủy, mô học gan cũng có sự phục hồi phần nào tổn thương do ĐTĐ. Điều đó chứng tỏ dịch chiết lá ổi có tác dụng điều trị ĐTĐ. Từ khóa: Đái tháo đường, dịch chiết lá ổi, chuột nhắt trắng. 1. Mở đầu Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mãn tính do rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mãn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim, tuyến tụy, gan và mạch máu [3]. Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ ĐTĐ lớn nhất thế giới, nhưng bệnh ĐTĐ ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới (7 - 8%) đến 2008 đã tăng lên 5,7% dân số. Vì vậy, nghiên cứu thuốc điều trị ĐTĐ là vấn đề hết sức cần thiết đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Hiện nay, trên thế giới có hai xu hướng chính nghiên cứu thuốc điều trị ĐTĐ là: thuốc hóa học và thuốc sinh học. Thuốc điều trị ĐTĐ hóa học (như insulin, 155
- Nguyễn Thị Trung Thu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Hoa và Lê Thị Thủy metformin, thiazolidindon,. . . ) có tác dụng tương đối mạnh, nhưng chúng có độc tính đáng kể, giá thành cao và gây nhiều tác dụng phụ. Thuốc điều trị ĐTĐ sinh học có nhiều ưu điểm như: dễ sử dụng, giá thành rẻ và đặc biệt không gây độc hại [3]. Vì vậy việc tìm kiếm các thuốc có nguồn gốc thảo dược để điều trị ĐTĐ là một xu hướng mới, được nhiều nhà khoa học quan tâm. Một trong số các hợp chất có tác dụng điều trị ĐTĐ là flavonoid. Flavonoid có trong nhiều loại thảo dược, trong đó lá ổi cũng có chứa một hàm lượng lớn [4,7]. Ở nước ta cây ổi được trồng khá phổ biến, giá thành rẻ, không độc và rất phù hợp với nhu cầu chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên đến nay, tại Việt Nam chưa có một đề tài nào công bố chính thức về tác dụng của dịch chiết lá ổi đối với việc điều trị bệnh ĐTĐ. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus)” nhằm đánh giá tác dụng của dịch chiết lá ổi trong việc điều trị bệnh ĐTĐ thông qua chỉ số khối lượng cơ thể, một số chỉ tiêu huyết học và sự thay đổi hình thái mô bệnh học của tuyến tụy và mô gan của các lô chuột nghiên cứu. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội và Phòng Công nghệ tế bào động vật và thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng động vật: 150 con chuột nhắt trắng (Mus musculus), chuột đực chủng Swiss 4 tuần tuổi (16 g - 18 g) do Viện Vệ Sinh dịch tễ Trung ương cung cấp. Đối tượng thực vật: Lá ổi (Psidium guajava) thuộc họ Sim (Mytaceae), được thu hái ở Phù Chẩn, Từ Sơn, Bắc Ninh. * Phương pháp nghiên cứu - Bố trí thí nghiệm + Giai đoạn 1: Chuột có khối lượng đồng đều (16 -18 g) được chia làm hai lô nuôi trong 6 tuần Lô Bình thường (BT): gồm 50 con chuột, ăn khẩu phần cơ sở: 65 g thức ăn/kg khối lượng/ngày trong đó gồm: đạm (22 - 24%); lipid (5 - 6%); tinh bột (45 - 55%); xơ (4 - 5%). 156
- Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava)... Lô Béo phì (BP): gồm 100 con chuột, ăn khẩu phần giàu lipid (khẩu phần cơ sở + 13 g thức ăn giàu lipid/g/ngày) để tạo chuột béo phì. + Giai đoạn 2: Gây ĐTĐ bằng cách tiêm alloxan liều: 75 và 100 mg/kg khối lượng cơ thể 1 lần duy nhất cho chuột thu được ở giai đoạn 1. Xác định nồng độ glucose máu của chuột sau 72 giờ (3 ngày) tiêm. Nếu nồng độ glucose máu lúc đói ≥ 11,1 mmol/l được coi là mắc ĐTĐ [1,3]. + Giai đoạn 3: Sau 1 tuần tiêm alloxan để tạo chuột ĐTĐ tiến hành điều trị bằng dịch chiết lá ổi trong 3 tuần. Tiến hành nuôi chuột theo 3 lô: Lô Đối chứng sinh học (ĐCSH): Chuột bình thường (uống nước cất). Lô Đối chứng dương (ĐC +): Chuột ĐTĐ không điều trị (uống nước cất). Lô Thí nghiệm (TN): Chuột ĐTĐ điều trị (uống 650 mg dịch chiết lá ổi đậm đặc/kg khối lượng cơ thể, 1 lần/ngày). - Phương pháp tạo dịch chiết lá ổi : Lá ổi thu về, rửa sạch, phơi khô và nghiền nhỏ thành bột mịn. Sau đó cho bột lá ổi ngâm với cồn 85◦ với thể tích gấp 5 lần so với lượng mẫu trong 5 ngày, lọc lấy dịch chiết, lặp lại quy trình đó 2 lần, gộp dịch chiết, cô đặc bằng máy quay chân không đến khi dịch chiết ở dạng đậm đặc [1]. - Phương pháp định lượng polyphenol tổng số : Hàm lượng polyphenol tổng số được xác định theo phương pháp Folin - Ciocalteau. Nguyên tắc của phương pháp này là dựa trên các phản ứng của các hợp chất polyphenol với thuốc thử Folin - Ciocalteau cho sản phẩm màu xanh lam. So màu trên máy quang phổ UV - VIS 1000 ở bước sóng λ = 765 nm. Dùng chất chuẩn là acid gallic để tính lượng polyphenol tổng số [1]. - Phương pháp nuôi chuột: Chọn những con chuột cùng lứa, đồng đều về khối lượng. Thức ăn cơ sở cho chuột được cung cấp bởi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Chuột được nuôi ở trong lồng với kích thước 30 x 50 x 20 cm, với số lượng 4 con/lồng ở nhiệt độ 25 - 28◦ C và độ ẩm 45 - 55%, chiếu sang 12 giờ/ngày. Chuột được cho ăn và uống nước mỗi ngày theo khẩu phần ăn từng lô chuột. Vệ sinh chuồng và cho ăn mỗi ngày - Phương pháp thử độc tính cấp: Chuột được phân theo lô (n = 15) và được cho uống dịch chiết lá ôi 1 lần/ngày với liều 5000 mg, 6000 mg, 7000 mg, 8000 mg/kg thể trọng (pha trong 20 ml nước). Theo dõi biểu hiện: phản xạ, lông, sự tỉnh táo, buồn ngủ và thăng bằng và xác định số chuột chết sau 24, 48, 72 giờ để đánh giá mức độ độc của dịch chiết lá ổi [10]. - Phương pháp xác định nồng độ glucose máu: Xác định nồng độ glucose máu bằng đo mật độ quang ở bước sóng 500 nm sử dụng máy Olympus AU 400 Nhật bản. 157
- Nguyễn Thị Trung Thu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Hoa và Lê Thị Thủy - Phương pháp xác định một số chỉ tiêu huyết học: Chuột được cắt cổ nhanh để lấy máu cho vào ống chống đông heparin. Sau đó tiến hành định lượng Triglixeride, HDL-cholesterol và LDL-cholesterol. - Phương pháp làm tiêu bản mô học: Thu tụy và gan của chuột, cố định bằng formalin, cắt lát dày 5 µm và nhuộm bằng Hematoxylin-Eosin (H&E). - Phương pháp xử lí số liệu: Các số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm MS. Excel và biểu diễn dưới dạng ( ± SD) và so sánh dữ liệu thông qua chỉ số p 2.3. Kết quả và thảo luận 2.3.1. Kết quả định lượng polyphenol tổng số Bằng phương pháp Folin - Ciocalteau, chúng tôi đã xác định lượng polyphenol tổng số trong dịch chiết lá ổi đậm đặc được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Hàm lượng polyphenol tổng số trong cao dịch chiết lá ổi Tổng dịch chiết Lượng Mẫu bột lá Tỉ lệ polyphenol lá ổi đậm đặc polyphenol tổng ổi khô (g) tổng số (%) thu được (g) số (g) 450 16,3 2,75 16,9 Tỉ lệ polyphenol tổng số trong dịch chiết lá ổi đậm đặc tương đối cao, chiếm khoảng 16,9; chủ yếu là flavonoid và tannin, trong đó flavonoid là chất có tác dụng làm giảm nồng độ glucose máu thông qua tác dụng chống oxy hóa [5]. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Belemtougrir [4]. Căn cứ vào nghiên cứu của Taoying Zhou và cs [10] và kết quả về định lượng Polyphenol tổng số, chúng tôi nhận thấy liều thích hợp để điều trị bệnh ĐTĐ cho chuột là 650 mg cao dịch chiết lá ổi/kg khối lượng cơ thể chuột. 2.3.2. Kết quả tạo chuột ĐTĐ bằng alloxan * Kết quả tạo chuột béo phì thực nghiệm Sự thay đổi về khối lượng của cơ thể chuột sau 6 tuần nuôi được thể hiện trong Hình 1. Như vậy, sau 6 tuần nuôi, chuột ăn thức ăn có hàm lượng lipid cao tăng khối lượng lớn hơn rất nhiều so với chuột ăn khẩu phần cơ sở. Cụ thể là: Lô bình thường khối lượng tăng 13,08 g (tăng 75,47%) so với ban đầu; lô Béo phì tăng 37,91 g (220,28%) so với ban đầu. Như vậy, lô Béo phì có khối lượng cao hơn lô Bình thường là 24,71 g (gấp 1,81 lần). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Srinivasan và cs [9]: khối lượng chuột lô Béo phì tăng trên 80% sau 6 tuần nuôi so với lô Bình thường 158
- Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava)... có thể kết luận được chuột đã bị béo phì. Điều đó chứng tỏ rằng chúng tôi đã tạo thành công nhóm chuột béo phì thực nghiệm. Hình 1. Khối lượng trung bình của chuột 0 - 6 tuần nuôi * Kết quả tạo chuột ĐTĐ thực nghiệm Hiện nay có rất nhiều cách gây ĐTĐ, nhưng phương pháp sử dụng chuột béo phì ĐTĐ vẫn được ưa chuộng nhất bởi vì nó nhiều đặc điểm bệnh lý giống với ĐTĐ type 2 ở người có nguyên nhân chủ yếu là do béo phì gây ra rối loạn trao đổi lipid-carbonhydrate, sau đó bị nhiễm chất độc môi trường. Vì vậy, sau khi tạo được chuột béo phì, tiến hành tiêm alloxan với 2 liều alloxan là: 75 mg/kg; 100 mg/kg khối lượng để chọn liều tiêm thích hợp và tiến hành đo đường huyết trên chuột lúc đói trước và sau 72h tiêm, kết quả nồng độ glucose máu được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Tỷ lệ chuột bị ĐTĐ, nồng độ glucose máu trước và sau khi tiêm alloxan 72h Chuột bình thường (BT) Chuột béo phì (BP) Liều Trước Sau tiêm Tỉ lệ Trước Sau tiêm Tỉ lệ tiêm tiêm 72h chuột tiêm 72h chuột (mg/kg) (mmol/l) (mmol/l) bị ĐTĐ (mmol/l) (mmol/l) bị ĐTĐ 75 7,26±0,17 7,54±0,16 0/6 8,31±0,15 10,12±0,72 3/6 100 7,40±0,19 8,72±0,2 0/6 8,44±0,22 12,07±0,38 5/6 Như vậy, với liều tiêm alloxan 100 mg/kg khối lượng ở lô Béo phì (với tỉ lệ 83,33%) có tác dụng cao hơn liều 75 mg/kg, với tỉ lệ 50% chuột bị ĐTĐ. Do vậy, chúng tôi quyết định sử dụng liều tiêm alloxan là 100 mg/kg cho các lô chuột ĐC (+) và TN. 159
- Nguyễn Thị Trung Thu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Hoa và Lê Thị Thủy 2.3.3. Tác dụng điều trị ĐTĐ của dịch chiết lá ổi * Xác định độc tính của dịch chiết lá ổi Dịch chiết lá ổi được thử độc tính cấp với liều tăng dần từ 5000 đến 8000 mg/kg khối lượng trước khi điều trị bệnh ĐTĐ trên chuột. Kết quả (Bảng 3) cho thấy: dịch chiết lá ổi với liều uống từ 5000 - 8000 mg/kg không có chuột nào suy yếu hoặc chết, thăng bằng bình thường, chuột tỉnh táo và các phản xạ, lông, trạng thái thăng bằng diễn ra bình thường. Như vậy với liều uống tối đa 8000 mg cao dịch chiết lá ổi/kg khối lượng chúng tôi không tìm thấy được liều gây chết trung bình LD50 của lá ổi đối với chuột. Điều đó chứng tỏ dịch chiết lá ổi đậm đặc không thấy biểu hiện gây độc cấp tính cho chuột thực nghiệm bằng đường uống. Bảng 3. Kết quả thử độc tính cấp của cao dịch chiết lá ổi Liều uống Tổng số chuột Số chuột chết Tỉ lệ chuột chết (mg/kg) (con) sau 72 giờ (con) sau 72 giờ (%) 5000 15 0 0 6000 15 0 0 7000 15 0 0 8000 15 0 0 * Tác dụng phục hồi khối lượng cơ thể chuột ĐTĐ Một trong những biểu hiện của bệnh ĐTĐ là giảm khối lượng cơ thể do glucose không được sử dụng ở tế bào, cơ thể luôn ở trạng thái thiếu năng lượng, dẫn đến liên tục có sự phân giải glycogen dự trữ ở gan và cơ nên cơ thể gầy nhanh. Do vậy, chúng tôi tiến hành xác định khối lượng cơ thể của các lô chuột. Kết quả thu được thể hiện qua Bảng 4 và Hình 2. Bảng 4. Khối lượng trung bình của các lô chuột khi tiêm alloxan và sau 3 tuần điều trị Lô sau tiêm Tuần 0 Tuần 1 Lô điều trị Tuần 0 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 ĐCSH 30.41±0,97 32.03±0,85 34.27±0,99 35.98±1,18 37.39±0,73 ĐC (+) 55.34±0,61 47.21±1,43 42.34±1,22 38.67±0,89 35.38±1,50 TN 54.61±0,84 47.87±0,97 48.01±0,81 48.98±1,12 49.63±1,38 Do lô ĐCSH không chịu tác động của alloxan khối lượng cơ thể tăng 22,95% so với ban đầu. Còn ở lô ĐC (+) do có tác động của alloxan nên khối lượng cơ thể giảm nhanh và liên tục (giảm 36,07% so với bắt đầu tiêm alloxan). Nhận thấy ở lô TN, sau tiêm alloxan 1 tuần (tức là 0 ngày điều trị), khối lượng 160
- Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava)... giảm rõ rệt vì có sự tác động của alloxan đến cơ thể (giảm 12,34%). Tuy nhiên, sau 3 tuần điều trị thì khối lượng cơ thể chuột có dấu hiệu phục hồi: tăng 1,76 g (tăng 3,67%), tuy tốc độ tăng vẫn còn thấp hơn so với lô ĐCSH. Theo Geetha và cs thì dịch chiết Achiranthes Rubrofusca cũng có tác dụng phục hồi khối lượng cơ thể chuột bị ĐTĐ [6]. Điều đó chứng tỏ rằng cao dịch chiết lá ổi có tác dụng hồi phục khối lượng cơ thể của chuột bị ĐTĐ. Hình 2. Khối lượng trung bình của các lô chuột khi tiêm alloxan và sau 3 tuần điều trị * Tác dụng hạ glucose máu ĐTĐ biểu hiện bằng việc tăng glucose máu. Do đó, chúng tôi tiến hành đo nồng độ glucose máu của các lô chuột trong quá trình điều trị. Kết quả thay đổi mức glucose máu ở các lô chuột được thể hiện qua Hình 3. Hình 3. Nồng độ glucose máu của các lô chuột 0 - 3 tuần điều trị 161
- Nguyễn Thị Trung Thu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Hoa và Lê Thị Thủy Như vậy, sau 3 tuần điều trị, ở lô ĐCSH nồng độ glucose máu chỉ dao động nhẹ và ở mức bình thường. ở lô ĐC(+) nồng độ glucose máu tăng 1,83 mmol/l (tức tăng 14,95%); ngược lại, ở lô TN thì nồng độ glucose máu giảm 2,11 mmol/l (tức giảm 16,41%) tuy vẫn còn cao hơn lô ĐCSH (sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05). Kết quả này là khá tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Ngọc Liên và cs [1], Geetha và cs [6]; Ahmed và cs [2]. Điều đó chứng tỏ cao dịch chiết lá ổi có tác dụng rõ rệt đối với giảm nồng độ glucose máu ở chuột ĐTĐ. * Kết quả một số chỉ số hóa sinh ĐTĐ gây rối loạn lipid máu: tăng nồng độ triglyceride và LDL-cholesterol có hại; giảm nồng độ HDL-cholesterol có lợi [3,10]. Vì vậy chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ số lipid máu: trigliceride, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol để đánh giá tác dụng điều trị ĐTĐ của cao dịch chiết lá ổi. Phân tích mẫu máu của các lô chuột sau 3 tuần điều trị chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua Bảng 5. Bảng 5. Một số chỉ số lipid trong máu của các lô chuột Các chỉ số Mức bình ĐCSH ĐC (+) TN (3) P(3-1) P(3-2) (mmol/l) thường (1) (2) 1,74 ± 2,54 ± 2,06 ± Trigliceride 0,45 - 2,25 < 0,05 < 0,05 0,21 0,22 0,19 HDL- 1,89 ± 0,84 ± 1,87 ± 0,9 - 2,0 < 0,05 < 0,05 cholesterol 0,17 0,15 0,11 LDL- 3,07 ± 4,24 ± 3,84 ± 1,8 - 3,9 < 0,05 < 0,05 cholesterol 0,13 0,14 0,10 Từ bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy: Ở lô ĐC(+), chỉ số triglyceride (2,54 mmol/l), LDL-cholesterol (4,24 mmol/l) cao hơn mức bình thường; còn chỉ số HDL-Cholesterol (0,84 mmol/l) thấp hơn mức bình thường. Còn ở lô TN thì các chỉ số lipid triglyceride (2,06 mmol/l), HDL- cholesterol (1,87 mmol/l), LDL-cholesterol (3,84 mmol/l) đã trở về dao động quanh mức bình thường. Kết quả này là khá tương đồng với kết quả của Geetha và cs [6]. Chứng tỏ dịch chiết lá ổi có tác dụng đưa các chỉ sô lipid máu trở về mức bình thường. * Kết quả mô học Tuyến tụy Ở bệnh nhân ĐTĐ, tuyến tụy bị tổn thương [3,6]. Vì vậy chúng tôi tiến hành làm tiêu bản mô học của tuyến tụy ở các lô chuột để thấy được sự phục hồi về hình thái và chức năng tế bào tuyến tụy. Kết quả được thể hiện qua Hình 4. (Dấu mũi tên chỉ vào đảo tụy Langerhans) 162
- Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava)... Hình 4. Tiêu bản tuyến tụy ở các lô chuột Kết quả mô học cho thấy: ở lô ĐCSH (Hình 5a), các tế bào của đảo tụy Langerhans có kích thước và khả năng bắt màu đồng đều, các tế bào cư trú tập trung; ở lô ĐC(+) (Hình 5b) kích thước đảo tụy nhỏ, bị phân tán; còn ở lô TN (Hình 5c), kích thước đảo tụy lớn hơn so với lô ĐC(+) và bắt màu khá đồng đều, các tế bào cư trú tập trung. Kết quả này là khá phù hợp với nghiên cứu của Ahmed và cs [2], Geetha và cs [6]. Điều đó chứng tỏ dịch chiết lá ổi có tác dụng phục hổi tổn thương tuyến tụy ở chuột ĐTĐ. Mô gan ĐTĐ gây rối loạn chuyển hóa carbohydrate dẫn đến làm tổn thương gan - cơ quan dự trữ đường dưới dạng glycogen của cơ thể [3]. Kết quả mô học gan được thể hiện qua Hình 5. Hình 5. Tiêu bản mô học gan của các lô chuột Quan sát tiêu bản mô gan giữa các lô chuột, nhận thấy: Ở lô ĐCSH, kích thước tế bào và nhân tương đối đồng đều; còn ở lô ĐC (+), tế bào dị hình chiếm tỉ lệ lớn, nhân có kích thước không đồng đều. Điều này có thể là do mô gan đã bị tổn thương sau một thời gian bị ĐTĐ dẫn đến phá vỡ các cấu trúc tế bào. Ở lô TN: các tế bào mô gan có kích thước và hình dạng gần giống với lô ĐCSH, số lượng và kích thước nhân tế bào gần giống với lô ĐCSH. 163
- Nguyễn Thị Trung Thu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Hoa và Lê Thị Thủy Như vậy, bằng quan sát mô học, chúng tôi nhận thấy rằng dịch chiết lá ổi có tác dụng hồi phục phần nào những tổn thương ở gan của chuột ĐTĐ. 3. Kết luận Qua nghiên cứu về tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus), chúng tôi thu được kết quả sau: - Hàm lượng polyphenol tổng số trong dịch chiết lá ổi khá cao (16,9%). - Dịch chiết lá ổi ở nồng độ đậm đặc không gây độc cho chuột bằng đường uống. - Dịch chiết lá ổi với liều 650 mg/kg khối lượng cơ thể chuột có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị ĐTĐ thông qua các chỉ tiêu: Khối lượng cơ thể lô TN tăng 3,67%, nồng độ glucose máu ở lô TN giảm 16,41% (còn 10,75 mmol/l), nồng độ triglyceride là 2,06 mmol/l; nồng độ LDL-c là 3,84 mmol/l, nồng độ HDL-c là 1,87 mmol/l; tiêu bản mô học tuyến tụy và gan có dấu hiệu phục hồi hình thái. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Ngọc Liên, Lê Thị Xoan, Nguyễn Thị Thanh Ngân, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 2007. Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng hạ glucose máu của dây đau xương (Tinospora sinensis) trên mô hình chuột nhắt gây ĐTĐ bằng streptozotocin. Tạp chí dược liệu, số 387-10. [2] Ahmed MF, Kazim SM, Ghori SS, Mehjabeen SS, Ahmed SR, Ibrahim M., 2010. Antidiabetic Activity of Vinca rosea Extracts in Alloxan-Induced Diabetic Mice. International Journal of Endocrinology, pp. 1-6. [3] Barnett A.H., Tony Barnett and Kumar S., 2009. Obesity and diabetes, second edition. Wiley Blackwell Publish. [4] Belemtougrir.G, Constantin B., Cognard C., Raymond G., Sawadogol, 2006. Effects of two medicinal plants Psidium guajava L. (Myrtaceae) and Diospyros mespiliformis L. (Ebenaceae) leaf extracts on rat skeletal muscle cells in primary culture. Journal of Zhejiang University Science B, Vol. 7 (1), pp. 56-63. [5] Cai Wei-rong, Zhou Hui-chao, 2009. Optimization of extraction process of Polyphenols from lotus leaf and its DPPH radical scavenging activity. Science and Technology of Food Industry, Vol 114(4), pp.1192-1197. [6] Geetha G, Kalavalarasariel G.P and Sankar V, 2011. Anti diabetic effect of Achyranthes Rubrofusca leaf extracts on alloxan induced diabetic rats. Pakistan journal of Pharamaceutical sciences, Vol 24(2), p.193-199. 164
- Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết lá ổi (Psidium guajava)... [7] Hidetoshi Arima and Gen-ichi Danno, 2002. Isolation of Antimicrobial Com- pounds from Guava (Psidium guajava L.) and their structural elucidation. Bio- chemistry, Vol. 66 (8), pp. 1727-1730. [8] Kumar K.A., Maheswari M.U., Sivashanmugam A.T., Subhadra V., 2007. Hypo- glycemic effect of Ficus microcarpa leaves (Chinese Banyan) on alloxan induced diabetic rats. Journal of Biologycal Sciences, Vol. 7 (2), pp. 321-326. [9] Srinivasan K., Viswanad B., Kaul C.L., Ramarao P., 2005. Combination of hight- fat diet-fed and low-dose streptozocin-treated rat: A model for type 2 diabetes and pharmacological screnning. Pharmacological research 52: 313-320. [10] Taoying Zhou, Denghong Luo, Xingyuan Li and Yunbo Luo, 2009. Hypoglycemic and hypolipidemic effects of flavonoids from lotus (Nelumbo nuficera Gaertn) leaf in diabetic mice. Journal of Medicinal Plants Research 3 (4): pp. 290-293. ABSTRACT An evaluation of the anti-diabetic effects of guava (Psidium guajava) leaf extracts in mice (Mus musculus) To evaluate the anti-diabetic property of guava (Psidium guajava) leaf extracts, we conducted experiments using Swiss mice. Mice were injected with alloxan (100 mg/kg body weight) under the peritoneum and then were given guava leaf extract to drink (650 mg/kg body weight). The results showed that guava leaf extract with 16.9% polyphenol content tended to induce body weight, blood glucose levels, and lipid frofile (triglyceride, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol) to return to normal levels. Histopathological studies also showed that the pancreas of mice who drank guava leaf extract recoved their normal cell population and size following the destruction of islets of Langerhans. In addition, histological livers recovered in part following damage from diabetes. This experiment demonstrates that guava leaf extract is effective in treating diabetes. 165
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu khoa học " Giá trị dược liệu và cải thiện chất lượng trong nuôi trồng nhân tạo nấm Linh Chi Việt Nam "
9 p | 180 | 49
-
Khảo sát tác dụng sinh học của một số mẫu nấm Ganoderma spp. có tên gọi “Cổ linh chi”
4 p | 90 | 9
-
Nghiên cứu điều chế phốtpho P-32 để sản xuất tấm áp chữa các bệnh u máu, sẹo lồi, dung dịch uống để điều trị giảm đau di căn ung thư xương
6 p | 134 | 8
-
Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm trứng kiến thủy phân lên một số chỉ số sinh học trên động vật thực nghiệm
5 p | 87 | 4
-
Nghiên cứu điều chế hạt vi cầu Y-90 dạng hạt thủy tinh và dạng gel ứng dụng trong điều trị ung thư gan tại Việt Nam
10 p | 41 | 4
-
Đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau của nọc ong trên chuột được gây mô hình viêm khớp
7 p | 75 | 4
-
Tổ chức dạy học chủ đề “ứng dụng của dòng điện trong điều trị” môn Lí sinh ở trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên
10 p | 75 | 3
-
Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa và ức chế enzym xanthine oxidase in vitro của cao chiết lá Trầu không (Piper betle L.)
9 p | 54 | 3
-
Xây dựng quy trình chiết xuất nọc ong và đánh giá tác dụng dược lý theo định hướng sử dụng hỗ trợ điều trị viêm khớp
6 p | 105 | 3
-
Tổng hợp và thử tác dụng sinh học của các dẫn chất O-Acylfluconazol
6 p | 88 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng phương án cảnh báo lũ cho trạm Hòa Bình - vị trí dự báo chịu ảnh hưởng điều tiết thủy điện Hòa Bình
12 p | 79 | 2
-
Kết quả chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước 33/11-15
5 p | 31 | 2
-
Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro và tác dụng điều trị tại chỗ của chế phẩm EB chiết tách từ củ sâm đại hành trên bỏng thực nghiệm
7 p | 57 | 2
-
Tổng hợp và tác dụng sinh học của một số dẫn chất của Hydantoin
6 p | 99 | 2
-
Nghiên cứu lên men sinh tổng hợp kháng sinh nhờ streptomyces 15.29 streptomyces microflavus
7 p | 52 | 1
-
Tác động phối hợp của Unti K và nanocurcumin trong quá trình phòng và chữa trị ung thư vú trên chuột
11 p | 1 | 1
-
Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa và khả năng ức chế enzyme α-glucosidase in vitro của lá Sauropus Androgynus (L.) Merr.
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn