NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH THỰC NGHIỆM<br />
CỦA CÁC CÔNG THỨC PHỐI HỢP TỪ DƯỢC LIỆU<br />
<br />
Lê Minh Triết∗, Nguyễn Thị Thu Hương*, Dương Thị Mộng Ngọc*, Trần Công Luận*, Lã Văn Kính∗∗<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tác dụng theo hướng kích thích miễn dịch của các công thức phối hợp từ<br />
các dược liệu Bọ mắm, Dây cóc, Xuyên tâm liên, Hoàng liên ô rô và Gừng trên thực nghiệm gây suy giảm miễn<br />
dịch bằng cyclophosphamide nhằm mục ñích ứng dụng các dược liệu trên trong việc ñiều trị các bệnh viêm<br />
nhiễm.<br />
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tác dụng của 4 công thức phối hợp từ các cao dược<br />
liệu trên chuột bình thường và chuột bị gây suy giảm miễn dịch bởi chất ức chế miễn dịch cyclophosphamide<br />
(150 mg/kg, tiêm phúc mô). Công thức phối hợp 1 (Hoàng liên ô rô, Bọ mắm, Gừng); công thức phối hợp 2<br />
(Hoàng liên ô rô, Xuyên tâm liên, Gừng); công thức phối hợp 3 (Xuyên tâm liên, Dây cóc, Gừng) và công thức<br />
phối hợp 4 (Bọ mắm, Dây cóc, Gừng). Kết quả ñánh giá dựa trên chỉ số thực bào trong máu sau 5 phút theo<br />
phương pháp khảo sát ñộ thanh thải carbon (carbon clearance test).<br />
Kết quả: Trên chuột bình thường chỉ có công thức phối hợp 3 làm tăng chỉ số thực bào trong khi ñó trên<br />
chuột bị gây suy giảm miễn dịch thì cả 4 công thức phối hợp ñều có tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào bị gây<br />
suy giảm bởi cyclophosphamide.<br />
Kết luận: Các công thức phối hợp của các cao chiết từ các dược liệu Bọ mắm, Dây cóc, Hoàng liên ô rô và<br />
Gừng có tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào, tăng cường miễn dịch không ñặc hiệu.<br />
Từ khóa: Bọ mắm, Dây cóc, Xuyên tâm liên, Hoàng liên ô rô, Gừng, cyclophosphamide, chỉ số thực bào, ñộ<br />
thanh thải carbon, tăng cường miễn dịch<br />
<br />
SUMMARY<br />
EXPERIMENTAL STUDY ON IMMUNOSTIMULATING EFFECTOF MEDICINAL PLANT<br />
FORMULAE<br />
Le Minh Triet, Nguyen Thi Thu Huong, Duong Thi Mong Ngoc, Tran Cong Luan, La Van Kinh<br />
Objectives: Study on immunostimulating effects of formulae from Pouzolzia zeylanica, Tinospora crispa,<br />
Andrographis paniculata, Mahonia nepalensis and Zingiber officinale was performed in healthy mice and<br />
cyclophosphamide-induced immunosuppressive mice.<br />
Methods: Materials used in the study including Formula 1 (Mahonia nepalensis, Pouzolzia zeylanica and<br />
Zingiber officinale), Formula 2 (Mahonia nepalensis, Andrographis paniculata and Zingiber officinale),<br />
Formula 3 (Tinospora crispa, Andrographis paniculata and Zingiber officinale) and Formula 4 (Pouzolzia<br />
zeylanica, Tinospora crispa and Zingiber officinale). Cyclophosphamide (single dose of 150 mg/kg,<br />
intraperitoneal injection) was used to induce immunosuppressive model in mice. The observation parameter was<br />
blood phagocytic index of carbon clearance test.<br />
Results: In healthy mice, only Formula 3 increased phagocytic index whereas all four formulae increased<br />
phagocytic index in cyclophosphamide-induced immunosuppressive mice.<br />
Conclusion: Formulae of Pouzolzia zeylanica, Tinospora crispa, Andrographis paniculata, Mahonia<br />
nepalensis and Zingiber officinale increased phagocytic index and stimulated non-specific immune function.<br />
Key words: Pouzolzia zeylanica, Tinospora crispa, Andrographis paniculata, Mahonia nepalensis and<br />
Zingiber officinale, cyclophosphamide, phagocytic index, carbon clearance test, immunostimulating, immune<br />
enhancement.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cây Bọ mắm (cây thuốc Giòi, tên khoa học là Pouzolzia zeylanica L. Benn., họ Gai-Urticaceae) ñược sử<br />
dụng theo kinh nghiệm dân gian trong ñiều trị các bệnh lý viêm nhiễm như: viêm họng, viêm ruột, lỵ, ñinh nhọt,<br />
viêm da, viêm vú, nhiễm trùng tiết niệu, vết thương bầm dập, ho lâu ngày, lao, bệnh về phổi...[5]. Dây cóc (dây<br />
Ký ninh, tên khoa học là Tinospora crispa L. Miers, họ Tiết dê-Menispermaceae) ñược dùng chữa sốt rét, cảm<br />
∗<br />
<br />
Trung tâm sâm và Dược liệu Tp. HCM – Viện Dược liệu<br />
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam<br />
Địa chỉ liên hệ: PGS.TS. Lã Văn Kính<br />
ĐT: 38291746<br />
∗∗<br />
<br />
Email: lakinh@hcmgmail.com<br />
<br />
111<br />
<br />
cúm, phát ban, ho, làm thuốc bổ ñắng giúp tiêu hóa, tiêu mụn nhọt, lở loét, ñắp vết thương, trị ghẻ [5]. Xuyên<br />
tâm liên (Andrographis paniculata Burm.f. Nees, thuộc họ Ô rô Acanthaceae) ñược dùng rất phổ biến trong y<br />
học cổ truyền Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam...như là một cây thuốc quý với nhiều tác dụng dược lý<br />
ñã ñược khoa học chứng minh như: kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải ñộc, giảm ñau... [5]. Tác dụng tăng cường hệ<br />
miễn dịch của Xuyên tâm liên cũng ñã ñược chứng minh [3],[4]. Hoàng liên ô rô (tên khoa học là Mahonia<br />
nepalensis DC., họ Hoàng liên gai-Berberidaceae) ñược sử dụng trong dân gian ñể chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm<br />
ruột, ăn không tiêu, viêm gan vàng da, viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt [5]. Theo kinh nghiệm cổ truyền<br />
Gừng (tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe, họ Gừng-Zingiberaceae) ñược dùng làm chất bổ trợ cho nhiều<br />
thuốc bổ và kích thích, dùng làm thuốc chống ñộc, an thần, chống viêm, chữa ñau bụng, cảm lạnh, ho, sổ mũi,<br />
kích thích ăn ngon miệng và làm dễ tiêu [5]. Đề tài này nghiên cứu tác dụng theo hướng kích thích miễn dịch của<br />
các công thức phối hợp từ các dược liệu Bọ mắm, Dây cóc, Xuyên tâm liên, Hoàng liên ô rô và Gừng trên thực<br />
nghiệm gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamide nhằm mục ñích ứng dụng các dược liệu trên trong việc<br />
ñiều trị các bệnh viêm nhiễm.<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nguyên liệu nghiên cứu<br />
4 công thức phối trộn từ cao cồn Bọ mắm (ñộ ẩm 19,7%, ñộ tro 9,7%), Dây cóc (ñộ ẩm 19,8%, ñộ tro 5,6%),<br />
Xuyên tâm liên (ñộ ẩm 15,3%, ñộ tro 11,97%), Hoàng liên ô rô (ñộ ẩm 19,18%, ñộ tro 4,92%) và Gừng (ñộ ẩm<br />
15,03%, ñộ tro 12,11%), với các tỷ lệ phối chế khác nhau ñược cung cấp bởi Bộ môn Hóa-Chế phẩm thuộc<br />
Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. HCM. Các công thức phối hợp và liều thử nghiệm ñược trình bày ở bảng 1.<br />
Bảng 1: Các công thức phối hợp và liều thử nghiệm<br />
Tỷ lệ (%)<br />
theo khối<br />
lượng<br />
<br />
Liều uống<br />
(g/kg thể<br />
trọng)<br />
<br />
Hoàng liên ô rô<br />
<br />
8,2<br />
<br />
Bọ mắm<br />
Gừng<br />
Hoàng liên ô rô<br />
Công thức<br />
phối hợp 2 Xuyên tâm liên<br />
Gừng<br />
Dây cóc<br />
Công thức<br />
phối hợp 3 Xuyên tâm liên<br />
Gừng<br />
<br />
51<br />
40,8<br />
5,6<br />
59,6<br />
34,8<br />
41<br />
<br />
0,705<br />
1,41<br />
2,82<br />
<br />
Công thức<br />
<br />
Công thức<br />
phối hợp 1<br />
<br />
Công thức<br />
phối hợp 4<br />
<br />
37,2<br />
21,8<br />
<br />
Dây cóc<br />
<br />
51,2<br />
<br />
Bọ mắm<br />
Gừng<br />
<br />
21,8<br />
27,2<br />
<br />
0,825<br />
1,65<br />
3,30<br />
0,615<br />
1,23<br />
2,46<br />
0,295<br />
0,59<br />
1,18<br />
<br />
Động vật nghiên cứu<br />
Chuột nhắt trắng ñực chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 20 ± 2 gam, ñược cung cấp<br />
bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang, Chuột ñược ñể ổn ñịnh một tuần trước khí thử nghiệm. Thể tích<br />
cho uống hoặc tiêm là 10 ml/kg thể trọng chuột.<br />
Phương pháp nghiên cứu [1], [2], [4]<br />
Bố trí thí nghiệm<br />
Chuột thí nghiệm ñược chia thành hai nhóm: nhóm chuột bình thường và nhóm chuột bị gây suy giảm miễn<br />
dịch (tiêm phúc mô 1 liều duy nhất Endoxan® hòa tan trong nước muối sinh lý liều tương ñương với<br />
cyclophosphamide 150 mg/kg thể trọng). Mỗi nhóm ñược chia thành các lô (10 con) ñể tiến hành ñiều trị bằng<br />
các công thức phối trộn từ các cao dược liệu với các liều khác nhau. Lô chứng âm (nước cất) và lô ñối chiếu<br />
dương (Zymosan) ñược tiến hành song song với các lô thử.<br />
Chỉ tiêu khảo sát: Xác ñịnh chỉ số thực bào bằng thực nghiệm thanh thải carbon (carbon clearance test)<br />
Nguyên tắc: xác ñịnh ñộ thanh thải vật lạ có kích thước lớn từ hệ tuần hoàn máu bởi hoạt ñộng thực bào.<br />
Tiến hành: Chuột thử nghiệm ñược cho uống nước cất hoặc các mẫu thử hàng ngày vào buổi sáng. Một giờ<br />
sau lần uống thứ 8, tiêm dung dịch mực víết máy Parker có ñộ ñậm ñặc ñã ñược ñịnh lượng là tương ứng với<br />
hàm lượng carbon là 751 mg/kg bằng ñường tiêm tĩnh mạch ñuôi. Sau ñó lấy 20 µl máu ở ñám rối tĩnh mạch hốc<br />
<br />
112<br />
<br />
mắt chuột bằng ống mao quản có chứa chất chống ñông EDTA ở các thời ñiểm 0 phút và 5 phút. Mẫu máu ñược<br />
pha trong 2 ml dung dịch có ñệm natri carbonat 0,1% và ño mật ñộ quang ở bước sóng 640 nm.<br />
Tính toán kết quả:<br />
Chỉ số thực bào ñược tính bằng công thức sau:<br />
K = lnOD1-lnOD2<br />
T2-T1<br />
K là hằng số biểu hiện sự thanh thải carbon<br />
OD1 và OD2 mật ñộ quang ño ở thời ñiểm T1 (0 phút) và T2 (5 phút)<br />
Đánh giá kết quả<br />
Các kết quả thu ñược trong các thử nghiệm ñược biểu thị bằng số trung bình M ± SEM (Standard Error of<br />
the Mean: sai số chuẩn của giá trị trung bình), xử lý số liệu thống kê dựa vào phép kiểm t-student và One-way<br />
ANOVA với ñộ tin cậy 95% (P