intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học trong giáo dục giá trị dân tộc Việt Nam: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:191

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Tìm hiểu các giá trị dân tộc Việt Nam với tâm lý học và giáo dục học" trình bày các nội dung: Giá trị dân tộc Việt Nam, giá trị xã hội trong xã hội nông nghiệp, các giá trị trong văn minh công nghiệp, giá trị bản thân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học trong giáo dục giá trị dân tộc Việt Nam: Phần 2

  1. Chương IV GIÁ TRỊ DÂN TỘC VIỆT NAM Giá trị dân tộc là một xuất phát điểm quan trọng của khoa học nhân văn, nhâ't là tâm lý học dân tộc. Cũng như các khoa học xã hội, nhân văn khác ở nước ta, một trong những tính chất đặc trưng cùa hai khoa học này là rinh dân tộc. Trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý học ờ nước ta, trong những năm 1980 đã đề cập đến vấn đề này’. Cuôn sách này tìm hiểu vê' các giá trị dân tộc Việt Nam, trước hết, chủ yếu thông qua lịch sừ nước nhà để đi đến các giá trị dân tộc mà ngày nay vẫn đang hiện hữu trong tinh thẩn dân tộc, trong tâm lý con người Việt Nam, gắn kết truyền thôhg với hiện đại. Cách tiếp cận này thiên về cách tiếp cận lịch sừ của nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng người Anh trong thê' kỷ XX - Tôibi (A. J. Toynbee, 1888 - 1975) và một số tác giả khác, góp phần xây dựng giá trị học và tâm lý học dân tộc của 1. Xem Phạm Minh Hạc: "Cần nghiên cứu bán sắc dân tộc làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học giáo dục", in trong Phạm Minh Hạc: Luận bàn vẽ tâm lý học và nghiên cứu con người, Sđd. 183
  2. chúng ta, đổng thời vận dụng vào việc đúc kết, xây dựng hệ giá trị của con người Việt Nam trong thòi đại kinh tê' thị trưòng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tê'hiện nay. Mục đích của việc nghiên cứu lịch sử là tìm ra ý nghĩa cùa hiện thực lịch sử mà chúng ta có thê’ vươn tới, hướng tới hiện đại, sử gia phải đề ra chuẩn mực vê' ý nghĩa đó’, hay như ta thường nói, tìm ra bài học lịch sử mà thường gọi là "giá trị lịch sừ", các giá trị này đã và đang hiện hữu trong đời sống tinh thần của từng người chúng ta, cộng đổng và cả dân tộc ta, đang có tác dụng tạo thành sức mạnh tinh thần, tâm lý cá thê’ và cộng đồng mà trong cuôn sách này gọi là "giá trị dân tộc" - bản sắc dân tộc, cốt lõi của "sức mạnh mềm", bảo đảm sự phát triển bển vững của đất nước, một tiêu chí quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa các nước trong thòi đại ngày nay. Tôibi râ't chú ý đến mối quan hệ của tâm lý học với các khoa học khác: "Công việc cùa nhà tâm lý học phải được bô’ sung bằng công việc của nhà khảo cổ, sử học, nhân học và xã hội học"^. ô n g đặc biệt coi trọng nhân tô' tâm lý trong lịch sử^. Nghiên cứu vê' lịch sử - Một cách thức diễn giải là tên cuốn sách của Tôibi xuất bản năm 1972. Đây là bản tóm tắt từ 12 1, 2, 3. A. Toynbee: Nghiên cứu vê' lịch sủ - Một cách thức diễn giải, Sđd, tr.432-434, 35,101. 184
  3. tập viết trong những năm 1920 - 1972, với mục đích "... giúp độc giả có một tẩm nhìn bao la về cái dòng chảy hùng vĩ và hâ'p dẫn của những vâh đê' về con ngưòi..."’, đi vào lĩnh vực tinh thẩn, như tinh thẩn công nghiệp và tứih thần dân tộc ữong thê'giới hiện đại với các quốc gia, dân tộc (sau năm 1945). Như vậy, phái tuyệt đô'i đặt tư duy lịch sử vào môi trưòng xã hội, nghiên a h j lịch sử thông qua các khái niệm: xã hội, văn hóa, văn minh. Qua tư liệu lịch sử đi đến các giá trị xã hội, văn hóa, văn minh của dân tộc, cùa con ngưòi, dùng sử liệu làm căn cứ nghiên cứu giá trị học, vận dụng vào tâm lý học và giáo dục học. Tôibi định nghĩa, xã hội "là hệ thống hoàn chmh của những liên hệ giữa con người vói nhau"; văn hóa là những quy tắc ứng xừ được lặp đi lặp lại qua lịch sử, bao gồm cả các giá trị; văn mirửi là văn hóa riêng ở một thời kỳ cụ thể, là tẩm nh'm, là tinh thần tạo ra một trạng thái xã hội để toàn thể loài người có thể chung sống như một gia đừih^. Theo Tôibi, thế giới tính từ năm 3.500 trước Công nguyên đến ngày nay, có 34 "nền văn minh đã phát triển", trong đó có "văn mmh Việt Nam"3. Hệ giá trị dân tộc Việt Nam là cô't lõi của nền văn minh Việt Nam. Ngoài các nển văn mirứi Hy Lạp, Syri, Ân Độ, Kitô giáo, Hổi giáo, Tây Tạng, Ai Cập, Đông Phi, Tây Phi, Trung Mỹ, Nga, Đông Nam Á..., ông 1, 2, 3. A. Toynbee: Nghiên cứu vẽ lịch sử - Một cách thức diễn giải, Sđd, tr.l2, 66-65, 61. 185
  4. trình bày nhiều vê' nền văn minh Trung Quốc và nền văr minh phưcmg Tây, là hai nền văn minh thuộc nhóm "cáí nền vàn minh độc lập" (hai nền văn minh này có nhiềi quan hệ với văn mmh Việt Nam). Nền văn minh Việt Narr được xếp vào nhóm "nền văn minh vệ tinh", ồn g viết; "Có một mối liên hệ gẩn gũi hơn rửiiều giữa một bên là văn minh Trung Quốc, và một bên là các nền văn minh Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ba nền văn minh này mó phỏng văn minh Trung Quốc, nhung đã vay mượn văn mứìh Trung Quốc theo những con đường riêng biệt... nên gọi là những nền văn minh vệ tinh"', õng cũng chi ra, "văn minh vệ tinh" không có nghĩa là có giá trị văn hóa thấp hon nền văn mừih có ữước. Năm 1972, ông cũng cho biết: "Trong khi tôi viết những dòng này, người Mỹ đang bi người Việt Nam đánh bại"2. Như vậy, cả lịch sừ xa xưa và lịch sừ hiện đại Việt Nam tmh đến cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc (1945 - 1975), thống nhâ't đất nước đã góp phần làm hên "nền văn minh Việt Nam". Những giá tn Tôibi đã chi ra, không phải chỉ là "chủng tộc và môi trường", mà chủ yếu là "ý chí tự do" và "tứih sáng tạo" ứng phó vượt qua thách thức - hai giá trị nổi bật của dân tộc 1. A. Toynnee: Nghiêtt cứu vê lịch sử - Một cách thức diễn giải,, Sđd, tr.65-68. 2. Trần Trọng Kim: Việt Nam sứ lược, Nxb. Văn hóa - Thông tin,, Hà Nội, 1999, tr.30-36. 186
  5. V ’iệt Nam. Tâ't nhiên, để chiến thắng thực dân Pháp và đê' qiuốc Mỹ phải có vũ khí rất hiện đại, nhưng yếu tố quyết địịnh chính là con người và dân tộc. Vị trí, uy tín và vai trò CLÚa Việt Nam trong khu vực và trên thê'giới trong nừa sau cuja thê' kỷ XX và ngày nay trong thê' ký XXI chính là ở các giiá trị dân tộc Việt Nam đã tạo lập nên trong cả tiến trình lịcch sử mây ngàn năm (một sô' tác giả và cũng là những điiệp viên xuất sắc người Mỹ như Larry Berman trong N
  6. ta được Nguyễn Ái Quốc viết ở núi rừng Pác Bó (Cao Bằng) vào cuối năm 1941, sau khi thành lập Mặt trận Việt Minh vào ngày 19-5-1941, nhằm làm tài liệu học tập cho cán bộ trong các lớp huâh luyện ở chiến khu và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, để giáo dục và động viên mọi người phát huy truyền thống lịch sử dân tộc, chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngày nay, hcm bao giờ hết, khi nước nhà bước vào thời kỳ hội nhập quốc tê' sâu rộng, các nhà tâm lý, giáo dục chúng ta phải cùng nhau ôn lại, thấm nhuần sâu sắc, truyền thụ rộng rãi cho thê' hệ trẻ giá trị cực kỳ quan trọng trong nhân cách - "giá trị bản thân". Môi người Việt Nam được hình thành trên cơ sở của giá trị yêu nước, tình thần dân tộc, ý thức dân tộc. Đây là nội dung cốt lõi trong tư tường Hổ Chí Mừih nói chung, lý luận tâm lý học và giáo dục học nhân cách Hồ Chí Mừih nói riêng. Và trong "giá trị bản thân", giáo dục phải đạt mục đích h'mh thành và phát huy được giá trị "chia sẻ", giá trị "đóng góp", giá trị "cống hiến" cho phát triển kmh tê' - xã hội và sẵn sàng bảo vệ TỔ quốc. I- TÊN NƯỚC Tìm hiểu lịch sử tên nước ta từ khởi đẩu đến ngày nay là tìm hiểu lịch sử nước nhà từ khi lập quốc. Oua đó thấy được lịch sử dựng nước - lịch sừ hình thành và phát triển hệ giá ữị dân tộc. Tên nước có ý nghĩa quan trọng, thể hiện 188
  7. ý thức chủ quyển quốc gia, tinh thẩn dân tộc, sức sống của một quốc gia - cốt lõi của hệ giá trị dân tộc. Gẩn bảy thập kỷ qua, sau Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hổ Chí Minh đọc ngày 2-9-1945, chúng ta râ't tự hào với tên nước ta là "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" (1946 - 1976), "Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam" (từ năm 1976 đến nay) do Quốc hội quyết định. Đó là thành quả cách mạng cúa nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chù tịch Hô' Chí Minh, tiếp nối và phát huy lịch sử mấy nghìn năm cùa dân tộc ta với một biểu trưng là tên nưóc ta. Tên gọi Việt Nam trưóc đó có từ bao giờ? Và trong quá trình đó có những biến đổi như thê' nào? Nghiên cứu vân đề này râ't có ý nghĩa đối vói vâh đê' "tìm hiểu các giá trị dân tộc Việt Nam", nói lên nền độc lập, chù quyền, tính dân tộc, tứih thần yêu nước của nhân dân ta. "Việt Nam” là quốc danh đã xuất hiện từ xa xưa. Lần theo lịch sử, từ nhiều tài liệu quốc hiệu Việt Nam bắt đầu được gọi từ thời Gia Long'. Năm 1804, trong Chiếu của nhà vua đã ghi: Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa (Tên An Nam (An Nam đô hộ phủ) do nhà 1. Xem Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược, Sđd. Almanack - Những nền văn minh thế giới, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1995. 189
  8. Đường (năm 618 - 907), Trung Quốc đặt ra; đến năm 1164, nhà Tống gọi nước ta là An Nam quốc). Việt Nam được lấy là quốc hiệu từ năm 1804, sau lại đổi là Đại Nam. Nhà Nguyễn bắt đầu từ Gia Long (1802) muôn chứng tỏ nước mình đã độc lập, cần xóa bỏ quốc hiệu do bên Trung Quốc đặt cho là nước An Nam mấy trăm năm và đặt một tên khác là Nam Việt, nhưng lại sợ trùng vói quốc hiệu thời Triệu Đà (năm 257 hoặc những năm 239 - 137 Tr.CN, Triệu Đà làm vua Nam Việt từ năm 207 đến năm 137 Tr.CN), nên lấy tên nước là Việt Nam từ năm 1804. Đến thòi vua Minh Mạng (1820 - 1840), đời vua thứ hai của nhà Nguyễn, vào năm 1838 lại đổi quốc hiệu là Đại Nam (có thể hiểu là Đại Việt Nam và cấm không được gọi là Đại Việt, như một sô' văn kiện thời Mữih Mạng đã viết). Đại Nam là quốc hiệu chmh thức của nước ta từ thòi Nguyễn. Như vậy, quốc hiệu Việt Nam chi tổn tại có 34 năm. Từ ngày 2-9-1945, Việt Nam là quốc hiệu chính thức. Trước khi có quô'c hiệu Việt Nam (năm 1804), nước ta có nhiều tên gọi khác nhau: Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Đại Nam - là những dấu mô'c phản ánh thành quả của các giai đoạn đâu tranh giành quyền tự chủ, độc lập của nhân dân. Qua đó thấy được lịch sử hình thành và phát triển văn mừih Việt Nam - các giá trị dân tộc Việt Nam xuyên suốt các thòi kỳ, tìr văn minh Việt cổ đêh ngày nay đang hiện hữu (văn minh nông nghiệp, văn mứìh công nghiệp) như một sức mạnh hnh thần vô song - 190
  9. lòng tụ hào về dân tộc và trách nhiệm xây dựng, bảo vệ đâ't nước - trong nội lực quốc gia. 1. Văn Lang - quốc hiệu thứ nhất (thời kỳ lập quốc) Quan điếm cho rằng lịch sứ nước ta bắt đầu từ nước Văn Lang, thời Hùng Vương thường dựa vào truyền thuyết Lạc Lnny Quân và Au Cơ. Một số tác giả khẳng định nước ta có "lịch sử bốn nghìn năm", từ năm 2879 Tr.CN. Tlieo Đạì Việt sử lược (khuyết danh), Văn Lang là nhà nước phôi thai (đẩu tiên) của nước ta, vừa là địa điểm đóng đô vừa là tên nước đầu tiên, hình thành vào những năm 696 - 691 trước Công nguyên’ (thời kỳ này là thời kỳ từ xã hội nguyên thủy tan rã sang xã hội phân hóa giai câ'p sơ kỳ). Từ những năm 1990, GS. Phan Huy Lê đã viết: Lịch sử mây nghìn năm..., đứng đẩu là Hùng Vương - tù trưởng của bộ lạc Văn Lang, cũng là thủ lĩnh liên minh 15 bộ lạc, sống ữải dài từ núi Ba Vì đến núi Tam Đảo. Văn Lang tồn tại qua 18 đời vua Hùng (theo nghiên cứu của tâm lý học, có thể từ con số th.ần kỳ 7 + hoặc - 2 là 5 hoặc 9, ờ đây là 9 X 2, có nghĩa là nhiều, không phải chứih xác là 18), trong giai đoạn phát triển văn hóa Đông Sơn, theo chê' độ bộ lạc - công xã (kết hợp quan hệ xóm làng với quan hệ họ hàng, quan hệ láng giềng với quan hệ huyết thống, có Hội đồng công xã giải quyết 1. Xem Mai Quốc Liên (Chú biên): Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, Nxb. Văn học, Trung tâm nghiên cứu quốc học, Hà Nội, 2001. 191
  10. mọi việc của công xã theo luật tục, do một già làng đứng đầu'. Năm 1954, trên đường từ Việt Bắc về Hà Nội, dừng chân ở đền Hùng, Chủ tịch Hổ Chí Minh đã nói: Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lây nước^. Từ thời Hùng Vương đã tạo lập nên nền văn minh Việt cô’ tại chỗ (không du nhập từ phưong Bắc hay phương Tây tới), gọi là văn mừih Văn Lang, văn mứìh Đông Sơn, hay vàn miiứi sông Hổng (từ thời kỳ đó, tổ tiên ta đã biết lợi dụng phù sa sông Hổng vào canh tác), kéo dài từ suốt thời đại đổng thau đến sơ kỳ thời đại đổ sắt (từ đầu thiên niên kỷ thứ II trước Công nguyên (văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa vào khoảng thê' kỷ thứ VIII - thứ VII Tr.CN), trên một vùng rộng khắp ba lưu vực sông Hổng (Bắc Bộ), sông Mã (Thanh Hóa), sông Lam (Nghệ An), với đỉnh là Phong Châu, Phú Thọ). Trước Đông Sơn là Phùng Nguyên, Đổng Đậu, Gò Mun và di chi Đông Sơn chúng tỏ nguồn gốc bản địa của văn hóa Đông Sơn, đồng thời cho thấy tính sáng tạo là một đặc điểm tâm lý đặc trưng của con người, đã đổng hành trong cuộc sống của dân ta từ thời kỳ đó. Tuy nhiên, không thể phủ định vai trò của giao lưu văn hóa đôi với vùng Đông Nam Á và Hoa Nam trước thời kỳ Hán hóa. 1. Xem Phan Huy Lê (Chú biên): Lịch sử Việt Nam, t.I, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr.150-155. 2. Hổ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.9, tr, 59. 192
  11. Văn minh sông Hồng dựa trên nền tảng nông nghiệp trổng lúa nước (lương thực chính là gạo nếp), săn bắn, đánh Ccá, chăn nuôi (ăn rau, củ, quả và cá là chính, ít ăn thịt), đã dệt được vải (mặc còn đơn giản: đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy...), ớ nhà sàn và nhà nền, kết câu xóm làng kiểu công xã nông thôn của một xã hội chưa phân hóa sâu sắc, đã có xóm làng định cư, sớm hình thành cộng đống (văn minh lúa nước); đi lại chủ yếu bằng thuyền, bè, trên sông, biển; thờ thần mặt trời, sông, núi, cúng bái cầu phồn thực (được mùa, con đàn cháu đống), thờ cúng tố tiên, lễ hội (lễ nghi nông nghiệp), sùng bái anh hùng, thù lĩnh; có hát giao duyên, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, nhảy múa (xem các hình trên trống đổng, nhất là gẩn 200 trống đổng Đông Sơn đã khai quật được)’. Qua đó, ta thây nền văn minh nông nghiệp, cả trong sinh hoạt vật châ't lẫn trong đời sống tinh thần đã râ't phong phú, đủ các loại hình, phàn ánh đời sống tâm lý, trình độ tư duy nhâ't định trong cơ cấu cộng đổng. Sang đầu thê'kỷ XXI, nước ta thực hiện công nghiệp hóa theo hướng hiện đại với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó các nhà tâm lý, giáo dục có thê’ tham gia trực tiếp là góp phần khắc phục tâm lý nông nghiệp, đi vào thê' giới công nghiệp. Vâ'n đê' là trong tâm lý dân tộc thấm đượm giá trị tinh thần truyền thống, đổng thòi lại hướng tới hiện đại hóa, cải thiện đời sống vật chất 1. Xem Phan Huy Lê (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.I, tr.157-169. 193
  12. và tinh thần của nhân dân. Đó cũng là tư tường xuyên suốt của chương này nói riêng, của sách này nói chung. 2. Âu Lạc - quốc hiệu thứ hai Nước Âu Lạc được thành lập năm 208 Tr.CN, tổn tại đến năm 179 Tr.CN, đời An Dương Vương, đóng đô ờ cổ Loa, Hà Nội, nay còn di tích và được ghi trong sử sách cổ (khoảng thê' kỷ I Tr.CN) của Trung Quốc, ở nước ta, thời kỳ Văn Lang và Âu Lạc đều được nói đến trong truyền thuyết nên "không tránh khỏi tính chất nừa lịch sử nửa huyền thoại, nhưng so với những ghi chép vê' thời Hùng Vương thì từih lịch sử càng ngày càng rõ nét hơn”’. Sử sách ghi; An Dương Vương là con vua Thục, nhưng không ghi nước Thục ờ đâu. Theo sử sách Trung Quốc, có nước Thục ở vùng Tứ Xuyên rất xa Âu Lạc, nhưng đã bị nhà Tần tiêu diệt từ năm 316 Tr.CN, tức là trước khi Âu Lạc ra đời 59 năm. Tuy nhiên, cũng có giả định, Thục Phán là con hay cháu xa của vua Thục, sau khi nhà Tần bị tiêu diệt, đã chạy xuống phưong Nam, chiếm nước Văn Lang, lập ra nhà nước Âu Lạc. Cũng có giả thuyết 'Thục Phán là tộc trường người Tây Âu^ hay người Tày ở phía bắc Bắc Bộ, có ý kiến cho rằng ông là người "Ai Lao di" ở Vân Nam, tiếp giáp với Văn Lang. Đến thế kỷ XXI, có công tr'inh nghiên cứu chứng múih Thục Phán là cháu (không phải là con) của vua Thục 1. Phan Huy Lê (Chủ biên); Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.l, tr.l74. 2. Tên một địa phưong ờ Việt Bắc Việt Nam ngày nay. 194
  13. chạy về vùng Lào Cai - Yên Bái, rổi chiêm Văn Lang, lập ra nhà nước Âu Lạc. Còn theo sử sách Trung Quốc, Thục Phán thuộc "dòng dõi vua Hùng", một bộ lạc gẩn Văn Lang, sau một cuộc xung đột đã họp nhất dân cư, thành lập Nhà nước Âu Lạc. Cư dân cá Văn Lang và Âu Lạc chù yếu là người Lạc Việt và Tây Âu (Âu từ tên Tây Âu, Lạc từ tên Lạc Việt, hợp lại thành Âu Lạc); giả thuyết này vê' nguồn gốc nước Âu Lạc gần với truyền thuyết của đổng bào Tày ghi trong truyện Chín chúa tranh vua: Thục Phán là thù lĩnh của một liên minh bộ lạc người Tây Âu xú Mường ở phía bắc nước Văn Lang (Nam Quảng Tây và Cao Bằng, có thể vùng rừng núi phía bắc Bắc Bộ). Nhân dân Cổ Loa (Hà Nội) cũng tưong truyền rằng, An Dương Vương Thục Phán vôn là "một tù trường miền núi", quê quán gốc tích ở miền núi phía Bắc. Trong quá trình liên minh hai bộ lạc Lạc Việt và Tây Âu, góp phẩn mờ rộng và phát triển nước Văn Lang, Thục Phán An Dưong Vương - người được suy tôn là "người tuấn kiệt", vào năm 214 Tr.CN đứng ra tổ chức và chi đạo cuộc kháng chiến chống Tần (nhà Tần, Trung Quốc tồn tại từ năm 221 đến năm 206 Tr.CN), kéo dài 5 - 6 năm. Kháng chiến thắng lợi, nước Âu Lạc được thành lập thay thế nước Văn Lang, Hùng Vương theo lời khuyên của con rê’ là Thánh Tản Viên nhường ngôi cho Thục Phán. Đến nay, dân ta lấy ngày 6 tháng Giêng ám lịch) là ngày lễ hội dến Vua Chú An Uưong Vương Thục Phán. Các nhà sử học ngày nay đã đi đến kết luận: đời Hùng Vương cùng đời An Dưcmg Vương tạo lập 195
  14. nên thời đại dựng nước với nền văn hóa Đông Son’ - văn minh nông nghiệp làm nền tảng cho toàn bộ sự sừih tổn và phát triển của nước Việt Nam. Cuối thế kỳ thứ VI, Lý Phật Tử (Hậu Lý Nam đê) lấy cổ Loa làm trung tâm đầu não của Nhà nước Vạn Xuân. Đến thế kỷ X, Ngô Quyển cũng đóng đô ở đó. ở Trung Quốc, Triệu Đà (207 - 137 Tr.CN) được nhà Hán phái đi chiếm Bách Việt. Lợi dụng thời điểm Tần Thúy Hoàng chết (năm 210 Tr.CN), nhà Tần bị tiêu diệt (năm 206 Tr.CN), Triệu Đà thành lập nước Nam Việt và xưng Nam Việt Vũ Vưcmg. Nước Nam Việt của nhà Triệu chính thức ra đời từ đó, đóng đô ờ Phiên Ngung, Quảng Châu (Trung Quốc). Nước Âu Lạc ở phía tây nước Nam Việt. Có ý đồ xâm chiếm Âu Lạc, nhưng biết không chinh phục nổi nên Nam Việt Vưong bèn lập mưu kế cho con trai là Trọng Thủy sang lấy con gái của An Dưomg Vưong là Mỵ Châu. Vào năm 180 - 179 Tr.CN, Nam Việt tiến đánh Âu Lạc, vua đem nỏ ra bắn. Nò gẫy, An Dương Vương mất cảnh giác, lại không nghe các tướng giỏi như Cao Lỗ và các tướng khác nên bị thua, xuống thuyền chạy ra vùng biển Diễn Châu, Nghệ An tự vẫn. Nước Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính, trờ thành hai quận Giao Chi và Cửu Chân của Nam Việt. Từ năm 111 Tr.CN, nhà Hán (202 - 220) xâm chiếm Nam Việt gồm cả Âu Lạc. 1. Xem Nguyễn Lân Cường: Đặc điểm nhãn chủng cư dãn văn hóa Đông Scm ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. 196
  15. 3. Vạn Xuân - quốc hiệu thứ ba Trong suô't sáu thê'kỷ (từ cuối thê'kỷ thứ II Tr.CN - (đời nhà Hán) đến đẩu thê'kỷ thứ VI (đời nhà Lương)), tình h'ưứi ờ Giao Châu không ổn định. Vào giữa thê'kỷ thứ VI, cao trào đâu tranh dẫn đến khởi nghĩa Lý Bí (Lý Bôn, Lý Nam Đế, 503 - 548), đạt thành quả, lập ra nước Vạn Xuân năm 544. Lý Bí là hào trường địa phương làng Thái Bình, gẩn thị xã Son Tây, Hà Nội ngày nay, cùng Từih 'Thiều, Phạm Tu, Triệu Quang Phục... liên kết với hào kiệt các châu nổi dậy chống nhà Lương. Cuộc khỏi nghĩa bắt đẩu từ tháng 1-542, sau ba tháng đã giành thắng lợi trên phạm vi cả nước, phía Nam đê'n tận Đèo Ngang (phía bắc Quảng Bình), phía Bắc đến tận Hợp Phô (Trung Quô'c). 'Tháng Giêng năm 544, Nhà nước Vạn Xuân tuyên bô' độc lập, xây dụng cơ cấu nhà nước mới theo chê' độ tập quyền trung ương, đóng đô ở Long Biên và vùng cừa sông Tô Lịch nôi thông với sông Hổng, thuộc khu phô' cổ Hà Nội ngày nay. 4. Đại Cổ Việt - quốc hiệu thứ tư Quốc hiệu Đại Cổ Việt xuất hiện ở thời Đinh. Nhà Đinh ra đời gắn liền với lịch sử nhà Ngô. Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân ta làm nên đại thắng Bạch Đằng, chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mờ ra kỷ nguyên độc lâp của nước ta. Ngô Quyền kiên quyết cắt đứt mọi quan hệ với chính quyển đô hộ, xây dựng chê' độ quân chủ tập trung của một vương quốc riêng, đóng đô ở 197
  16. Cổ Loa. Sau đại thắng Bạch Đằng, trong sáu năm đầu bắt tay vào dựng nước, Ngô Quyền chia đất nước ra làm 12 vùng, cử con, cháu, người dòng dõi, mỗi người phụ trách một noi, tạo ra tình trạng "không ai chịu ai" dẫn đến loạn 12 sứ quân, triều đình Cổ Loa suy yếu. Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 xứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đê' lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cổ Việt, chọn Hoa Lư (Ninh Bình) làm kinh đô, liền với châu thổ sông Hồng, có sông Hoàng Long, sông Đáy là huyết mạch giao thông với các vùng, làm chiến hào che chờ Hoa Lư. Trong vòng 12 năm từ năm 968 - 980, Đinh Bộ Lĩnh đã tô chức một thiết chế hành chính quân chủ tập trung, nhà nước gồm lộ, phủ, châu và 10 đạo quân. Năm 971, Lê Hoàn được cử làm Thập đạo tướng quân chỉ huy 10 đạo quân này. Đinh Bộ Lĩnh rất trọng dụng nhân tài, trong hàng ngũ quan lại cao cấp trong triều có một số vị tăng ni là đại trí thức thời đó, như Khuông Việt, V .V .. Quốc hiệu Đại Cổ Việt được giữ đến thời tiền Lê (Lê Hoàn - Lê Đại Hành, 980 - 1009). Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con là Nam Việt Vương Đừih Liễn bị quân phản nghịch giết hại, con út là Đứửi Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Lê Hoàn (941 -1005) là một trong những người có công đầu dẹp loạn 12 sứ quân, xưng Phó Vương, nhiếp chúih quyêt định mọi việc. Trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn. Nhà sir Vạn Hanh được vời làm cố vấn. Lê Hoàn trực tiếp cầm quân đánh giặc, lừng danh với chiến thắng quân Tống trên sông 198
  17. Bạch Đằng lẩn thứ hai (980 - 981), giữ gìn sự thông nhâ't đâ't nước, trị vì 29 năm (980 - 1009). Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cổ Việt trong khoảng 41 - 42 năm, sau đó Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ, 974 - 1028) lập ra vương triều Lý (1009 - 1225) dời đô về Thăng Long từ năm 1010, mờ ra một giai đoạn mới, khẳng định nển độc lập của nước nhà. 5. Đại Việt - quốc hiệu thứ năm Quô'c hiệu Đại Việt có từ năm 1054 đo đời Vua thứ ba nhà Lý là Lý Thánh Tông (1023 - 1072) đặt, trải qua thời nhà Trẩn, nhà hậu Lê, nhà Mạc, thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, nhà Tây Sơn đến 3 năm đẩu đời Gia Long (1804), tất cả là 722 năm, trong đó có 27 năm gián đoạn ở đời nhà Hổ (1400 - 1407) và 20 năm nhà Minh xâm lược (1407 - 1427). Như vậy, quốc hiệu Đại Việt là tên được dùng phổ biến trong lịch sử nước ta thời kỳ độc lập. 6. Đại Ngu và Đại Nam Quốc hiệu Đại Ngu tổn tại bảy năm dưới thời nhà Hồ (1400 - 1407) với nghĩa là sự yên vui lớn. Cũng với tinh thần đó, vua Minh Mạng (1791 - 1841) - vua thứ hai triều Nguyễn, trị vì từ năm 1820 đến năm 1841, thay quôc hiệu Việt Nam bằng quôc hiệu Đại Nam vào năm 1838, để sánh ngang với nhà Đại Thanh (Trung Quốc)’. 1. Xem Phan Huy Lê (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.I, tr.674. 199
  18. Sau đó, quốc hiệu Đại Nam được ghi trong sách Khâm định Đại Nam điển sử lệ do Nội các triều Nguyễn biên soạn từ năm 1843, năm thứ ba Thiệu Trị và trong sách Đại Nam liệt truyện do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Theo một SỐ tài liệu lịch sử, quốc hiệu Đại Nam được dùng đến năm 1945 (93 năm). Như vậy, quốc hiệu Việt Nam do Gia Long đặt tổn tại 34 năm (1804 - 1838). Thời thực dân Pháp đô hộ, chúng chia nước ta ra làm ba kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ thuộc Đông Dương (trên bản đổ thê' giới chi có Đông Dương - tiếng Pháp "Indo Chinoise" có nghĩa là xứ đứng giữa Trung Quốc và Ấn Độ), gọi người Việt là dân "An Nam" là tên gọi nước ta do thế lực cai trị phương Bắc đặt từ nhà Đường. Tên An Nam, theo nhà sử học Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược: "... ngày nay ta vẫn theo thói quen dùng hai chữ An Nam, nhưng vì hai chữ ấy có ngụ ý phải thuần phục nước Tàu, vậy thì ta nên nhâ't định lây tên Việt Nam mà gọi nước nhà"’. Như vậy, trong mấy thiên niên kỷ, nước ta đã trải qua bảy quốc hiệu của một nước độc lập: Văn Lang, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Việt Nam, Đại Nam, nói lên tinh thẩn, ý chí khẳng định nền độc lập của nước nhà, thê’ hiện từih thẩn tự tôn dân tộc, quyết tâm giữ g'm và bảo vệ đất nước. 1. Xem Trần Trọng Kim: Việt Nam sủ lược, Sđd. 200
  19. 7. Việt Nam - quốc hiệu ngày nay Ngày nay, quốc hiệu Việt Nam chính thức được dùng sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, mở ra một kỷ nguyên độc lập hoàn toàn, khẳng định một nước Việt Nam toàn vẹn, thống nhâ't, bao gồm cả vùng biên đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với những dâu mốc lịch sừ Điện Biên Phủ vang dội địa cẩu (ngày 7-5-1954); giải phóng miền Nam, thống nhất đâ't nước (ngày 30-4-1975), cũng như thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay), vị thê'và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tê'ngày càng được khang định rõ rệt, từng bước sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Từ nửa sau thê'kỷ XX, "Việt Nam - Hô' Chí Minh" trở thành biểu tượng của giá trị "độc lập dân tộc" trên thê'giói. II- C ư DÂN TRÊN ĐẤT NƯỚC TA Vấn để nguồn gốc dân tộc nói chung, các dân tộc ở Việt Nam nói riêng, như Chủ tịch Hổ Chí Minh đã nói: "Dân tộc Việt Nam là một", cùng nhau đoàn kết đấu tranh giành độc lập, xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, có ý nghĩa quan trọng bậc nhâ't đối với các ngành khoa học xã hội, nhân văn và tâm lý học dân tộc. Đặt vân đề dưới khía cạnh tìm hiểu lịch sử cư dân đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, vấn đê' nguồn gốc dân tộc vừa có ý nghĩa lịch sử nhất định, vừa có ý nghĩa tinh thần dân tộc: hình thành và phát triển hệ giá trị dân tộc, ngày nay gọi là "sức mạnh mềm" 201
  20. của quốc gia, dân tộc. Tuy vào các thời điểm khác nhau, với quá trình diễn tiến khác nhau, nhất là vế mặt thời gian, các tộc người đểu đạt đến các nền văn minh đá cũ, đá mới, đổng, sắt, văn minh nông nghiệp, và gẩn ba thế kỷ nay (khoảng giữa thê' kỷ XVIII), một sô' nước tiến sang nền văn minh công nghiệp. Các nhà sử học Việt Nam gần đây dựa trên các thành ụru khảo cổ học đã có nhiều cô' gắng giải quyết vâh đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Đây là một vấn đề khá phức tạp. Các nhà sử học như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, v.v. phần nhiều dựa vào thông sử nước ngoài. Nhiều ngưòi thiên vê' ý kiến người Việt Nam là người Trung Quốc từ miền Tây Tạng xuống, nhưng khi xem xét, nghiên cứu tộc ngưòi Giao Chi thì thấy không giống người Trung Quốc. Một câu hỏi lớn đặt ra và để ngỏ khá lâu; Đâ't Giao Chi (tức là miền Bắc Bộ) thuộc vể Bách Việt, Trung Quốc? Mặt khác, theo tài liệu nhân chủng học, người Giao Chỉ (hai ngón chân cái hướng giao nhau) có thể gặp ờ một sô' tộc người khác. Nhưng có truyền thuyết của người Lạc Việt với việc Lạc Long Quân nhận tổ tiên là người Giao Chi. Giao Chi là tên gọi thời trước, sau thành tên Việt trong tên Việt Thường là nước tô của Bách Việt, Trung Quốc. Sử sách cũ của nước ta lại ghi Việt Thường là một trong sô' 15 bộ của nưóc Văn Lang, còn ghi cả Cổ Loa thuộc đâ't Việt Thường. Cứ thế, hình thành một chủ kiên là người Việt ta gốc gác từ nhóm Bách Việt, từ Phúc Kiến, Trung Quốc xuống, gọi người hai quận Giao Chi và Cửu Chân là người Lạc Việt, cùng Tây Âu hợp 202
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2