ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC<br />
****************<br />
<br />
BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC<br />
<br />
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU<br />
<br />
TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC ĐẠI HỌC<br />
<br />
BIÊN SOẠN:<br />
TS. TRẦN VĂN TÍNH<br />
<br />
1<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC ĐẠI HỌC<br />
Tâm lý học sư phạm là một trong những ngành ứng dụng được phát triển sớm nhất<br />
của khoa học tâm lý. Đối tượng của tâm lý học sư phạm là những quy luật tâm lý của việc<br />
dạy học và giáo dục đối với trẻ từ mẫu giáo đến học sinh và sinh viên. Cụ thể tâm lý học<br />
sư phạm tìm cơ chế tâm lý của qúa trình học sinh lĩnh hội nền văn hoá vật chất, tinh thần<br />
của xã hội và biến nó thành vốn riêng của mình; tìm mối quan hệ giữa tri thức tiếp thu<br />
được với sự phát triển các chức năng tâm lý cấp cao của học sinh, sinh viên; tìm cơ chế<br />
lĩnh hội của từng lứa tuổi khác nhau, tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển trí<br />
tuệ và sự phát triển tâm lý. Việc nghiên cứu những vấn đề này thể hiện mối liên hệ chặt<br />
chẽ của ngành tâm lý học lứa tuổi và ngành tâm lý học sư phạm.<br />
Tâm lý học sư phạm xuất hiện từ bao giờ? Năm 1889, Đại hội đầu tiên của các nhà<br />
tâm lý học trên thế giới đã họp ở Pari, một trong những hướng ứng dụng đầu tiên của<br />
khoa học tâm lý là việc vận dụng tri thức tâm lý học vào công tác giảng dạy và giáo dục ở<br />
nhà trường.<br />
Ví dụ như những kết quả thực nghiệm trong tâm lý học đại cương về quy luật tâm<br />
sinh lý của Weber, Faisner, quy luật nhớ của Ebingauz, nghiên cứu cảm giácvận động của<br />
Weent... Nhưng việc ứng dụng trực tiếp từ kết quả nghiên cứucủa tâm lý học đại cương đã<br />
rất hạn chế và mâu thuẫn với kinh nghiệm của giáo viên. Ví dụ: Ebingauz nghiên cứu sự<br />
ghi nhớ những từ vô nghĩa thì ít giúp ích cho giáo viên là những người cần biết quy luật<br />
nhớ những tài liệu có ý nghĩacủa học sinh. Nhà giáo dục nổi tiếng người Nga<br />
K.D.Usinxki trong tác phẩm “con người là đối tượng của giáo dục” đã có cống hiến lớn<br />
cho sự phát triển tư tưởng tâm lý sư phạm. Ông cho rằng muốn giáo dục con người thì<br />
trước hết phải hiểu biết con người về tất cả mọi mặt, và đã kêu gọi tất cả các nhà giáo<br />
dục: “Các bạn hãy nghiên cứu những quy luật của các hiện tượng tâm lý mà các bạn<br />
muốn điều khiển và các bạn hãy hành động căn cứ trên những quy luật này và những<br />
hoàn cảnh mà các bạn muốn vận dụng chúng vào đó”; Nhà tâm lý học người Mỹ W.<br />
James, trong tác phẩm “Nói chuyện với các giáo viên về tâm lý học” đã cho rằng: khi biết<br />
được những quy luật tâm sinh lý hay những hình thức và tốc độ phản ứng vận động thì<br />
2<br />
<br />
người giáo viên sẽ hiểu được đời sống tinh thần của trẻ và những quy luật lĩnh hội tài liệu<br />
học tập.<br />
Do đó, những hiện tượng tâm lý trẻ em và thanh niên diễn ra trong quá trình giảng<br />
dạy và giáo dục ở nhà trường cần phải được nghiên cứu riêng và trở thành đối tượng của<br />
ngành tâm lý học sư phạm.<br />
Trong hội nghị tâm lý học sư phạm đầu tiên ở nước Nga được tổ chức vào đầu thế<br />
kỷ XX, các nhà tâm lý học đã khẳng định rằng chỉ có thể gắn tâm lý học với thực tiễn sư<br />
phạm bằng cách nghiên cứu thực nghiệm trong chính quá trình dạy học và giáo dục. Do<br />
vậy, cần giải quyết đúng đắn vấn đề lý luận và phương pháp luận của tâm lý học sư phạm<br />
và tâm lý học lứa tuổi mà trước hết là nhuồn gốc phát triển tâm lý có quan hệ với lý luận<br />
dạy học. Việc xác định các nguyên tắc, các con đường, các biện pháp dạy học và giáo dục<br />
phụ thuộc vào quan niệm về nguồn gốc phát triển tâm lý trẻ.<br />
Các nhà tâm lý học Mácxít cho rằng yếu tố bẩm sinh di truyền là tiền đề của sự<br />
phát triển tâm lý, giáo dục có vai trò chủ đạo và hoạt động cá nhân có tính chất quyết định<br />
trực tiếp đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Trong những điều kiện giáo dục thuận lợi như<br />
nhau thì trẻ nào có được những ưu thế về bẩm sinh di truyền thì sẽ phát triển tốt hơn.<br />
Ngược lại những trẻ có yếu tố bẩm sinh di truyền tương đối ngang bằng nhau thì trẻ nào<br />
được sống trong điều kiện giáo dục thuận lợi hơn sẽ phát triển tốt hơn. Sức mạnh của giáo<br />
dục là khả năng tăng tốc sự phát triển theo định hướng xã hội đúng đắn, là phát hiện tiềm<br />
năng tâm lý làm cho mỗi cá nhân có diều kiện bộc lộ tự do và phát triển tối ưu năng lực<br />
và nhân cách của mình.<br />
Từ những kiến giải trên, ta thấy rằng những lĩnh vực của tâm lý học sư phạm bao<br />
trùm hai khoa học: Tâm lý học và Giáo dục học.<br />
Những mục đích của Tâm lý học sư phạm: Tâm lý học sư phạm quan tâm trước hết<br />
đến việc ứng dụng các tri thức khoa học về tư duy của con người và nhân cách của họ vào<br />
quá trình sư phạm, bao gồm những vấn đề như: động cơ, định hướng, kiểm tra, đánh giá...<br />
Tâm lý học sư phạm cũng có mục đích tìm hiểu về người học và quá trình hướng dẫn, đào<br />
tạo họ, nhờ quá trình đó mà người học được định hướng phát triển và trưởng thành. Vì<br />
vậy, Tâm lý học sư phạm có nhiệm vụ chọn lọc, tổ chức, giải thích, kết hợp các sự kiện,<br />
tài liệu, kỹ thuật, nguyên tắc từ lâu đài đồ sộ của tâm lý học để ứng dụng thực tiễn vào<br />
3<br />
<br />
quá trình giáo dục. Như vậy, Tâm lý học sư phạm có mục đích cung cấp cho giáo viên<br />
những hiểu biết tâm lý học đúng đắn, khoa học về trẻ em và thanh thiếu niên; một cái<br />
nhìn sâu sắc về bản chất của sự học; một nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của sự khác biệt<br />
cá thể, tri thức về sự trưởng thành và phát triển của trẻ em, hiểu biết về những vấn đề<br />
hành vi của trẻ em, thanh thiếu niên và khả năng ứng xử với chúng. Nhờ đó, người làm<br />
công tác giảng dạy, giáo dục nắm được những nguyên lý cơ bản để giải quyết những vấn<br />
đề nảy sinh trong quá trình sư phạm và học có thể đánh giá các biện pháp được sử dụng<br />
nhằm đạt được mục tiêu đào tạo.<br />
1.1. Sự ra đời của Tâm lý học dạy học đại học<br />
1.1.1. Nguyên nhân khách quan<br />
a. Sự phát triển của đào tạo đại học trên thế giới và ở Việt Nam<br />
Hệ thống giáo dục đại học của các nước trên thế giới có một lịch sử phát triển khá lâu<br />
đời và không ngừng phát triển. Số trường đại học và cao đẳng của Nhật Bản (tính đến<br />
1994) là 1.208 với tổng số sinh viên là 3.266.275. Nước Mỹ có trên 3.000 trường đại học;<br />
Hàn Quốc có 314 trường đại học và cao đẳng, với 2.196.940 sinh viên và 54.135 giáo<br />
chức. Thái Lan có 53 trường đại học với 872.630 sinh viên và có 23.121 giáo chức (năm<br />
1995). Các nước thuộc Liên Xô trước đây có khoảng 870 trường đại học, với 5,2 triệu<br />
sinh viên và có trên 70.000 phó tién sĩ và 19.000 tiến sĩ khoa học tham gia công tác đào<br />
tạo đại học và trên đại học (số liệu của những năm 80); Các nước á Phi, Mỹ La Tinh,<br />
Brazin có 6.260.000 sinh viên (những năm 80 ).<br />
Giáo dục đại học Việt Nam có một lịch sử phát triển lâu đời. “Quốc Tử Giám” được<br />
mở năm 1076 tại Hà Nội có thể được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Đầu<br />
thế kỷ XX, kiểu đại học phương Tây du nhập vào nước ta. Năm 1902, Đại học Y-Dược<br />
được thành lập. Một số trường cao đẳng và đại học khác được thành lập từ năm 1906 đến<br />
1939 và được tập hợp lại thành Đại học Đông Dương đặt tại Hà Nội, chung cho cả Việt<br />
Nam, Lào, Campuchia. Số lượng sinh viên của trường này đạt quy mô cao nhất là 1.200<br />
vào năm 1942. Trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) hình thành ba<br />
trung tâm đại học mới tại Việt Bắc, Liên khu IV và Nam Ninh (Trung Quốc). Đấy là cơ<br />
sở đại học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt. Sau giải<br />
4<br />
<br />
phóng (1954), các trường đại học di chuyển về Hà Nội. Năm 1956 ở Hà Nội có các<br />
trường Tổng hợp, Sư phạm, Bách khoa, Y-Dược, Nông nghiệp, Kinh tế- tài chính và nghệ<br />
thuật. Cho đến năm 1975 ở miền Bắc đã có 30 trường đại học với 8.400 giảng viên và<br />
56.000 sinh viên. Cũng trong thời gian đó, ở miền Nam có 4 viện đại học công lập, 3 đại<br />
học cộng đồng và 11 đại học tư, có tổng số sinh viên là 166.000. Sau ngày Việt Nam<br />
thống nhất (1975), các trường đại học, cao đẳng (hiện nay, do sát nhập một số trường để<br />
thành lập các đại học quốc gia nên số trường đại học chỉ còn 199, trong đó có 91 trường<br />
công lập và 18 trường dân lập và một số cao đẳng cộng đồng) với khoảng 36.500 giảng<br />
viên, trong đó 31% là nữ, 14% có học vị Phó tiến sĩ, Tiến sĩ và gần 930.000 sinh viên,<br />
trong đó có khoảng 589.000 sinh viên chính quy.<br />
Như vậy, số trường đại học trong nước và trên thế giới tăng rất nhanh, số lượng sinh<br />
viên có tới hàng chục triệu và số lượng cán bộ khoa học giảng dạy đại học cũng không<br />
ngừng tăng lên và đặc biệt là chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy thay đổi theo chiều<br />
hướng tăng nhanh các cán bộ có trình độ học vị, học hàm cao, có năng lực đào tạo đại học<br />
và trên đại học. Thực tiễn đó đã lôi cuốn sự chú ý đặc biệt của các nhà tâm lý học, giáo<br />
dục học và các nhà phương pháp vào việc nghiên cứu các cơ sở khoa học cho công tác<br />
giảng dạy và giáo dục đại học nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo các chuyên gia có trình độ<br />
chuyên môn cao .<br />
b. Nhu cầu xã hội đối với chuyên gia<br />
Do sự thúc đẩy phát triển xã hội và đặc biệt là ảnh hưởng của cách mạng khoa học kỹ<br />
thuật, nhu cầu của xã hội đối với chuyên gia đã có nhiều thay đổi. Trong xã hội cũ, tính<br />
chất bảo thủ và lạc hậu của nhà trường đại học so với xã hội đã luôn luôn tồn tại. Việc<br />
giảng dạy của nhà trường đại học cũ là hướng vào quá khứ. Tức là, xã hội yêu cầu người<br />
chuyên gia tích luỹ càng nhiều tri thức càng tốt bằng tri thức của mình , có quan niệm ai<br />
nhớ giỏi là người uyên bác, là nhà bác học. Nội dung tri thức, cách sắp xếp , tổ chức và<br />
chuyền đạt thông tin do thầy giáo quy định. Phương pháp giảng dạy là thầy giải thích tài<br />
liệu, củng cố tài liệu, rồi kiểm tra, còn sinh viên tiếp nhận tài liệu, ghi nhớ chúng.<br />
Xã hội ngày nay có nhu cầu khác hẳn đối với các chuyên gia, nền sản xuất hiện đại đòi<br />
hỏi chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải có kỹ năng tư duy sáng tạo, biết đặt ra<br />
những nhiệm vụ mới một cách độc lập, có nguyên tắc, năng động, có khả năng thích ứng<br />
5<br />
<br />