intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo vệ và hỗ trợ Tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ

Chia sẻ: Dang Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

184
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Bảo vệ và hỗ trợ Tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp giúp các bạn phân biệt được tình huống khẩn cấp, khủng hoảng và các mối nguy hiểm; những nguyên tắc của bảo vệ trẻ em; khái niệm và nguyên tắc hỗ trợ tâm lý. Bên cạnh đó, tài liệu còn cung cấp những kiến thức về: các hoạt động hỗ trợ tâm lý mẫu cho trẻ em, hướng dẫn về hỗ trợ tâm lý xã hội và sức khỏe tâm thần trong trường hợp khẩn cấp, thành phần của một dự án hỗ trợ tâm lý xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo vệ và hỗ trợ Tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ

  1. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI Bài 1: PHÂN BIỆT TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP, KHỦNG HOẢNG VÀ CÁC MỐI NGUY HIỂM I. KHÁI QUÁT 1. Định nghĩa tình huống khẩn cấp (emergencies): Trường hợp khẩn cấp là một sự kiện xảy ra đột ngột, yêu cầu hành động ngay lập tức. Nó có thể là do dịch bệnh, thiên tai, thảm họa công nghệ, xung đột hay các nguyên nhân khác do con người gây ra. - Tự nhiên/nhân tạo - Nhanh chóng khởi phát, khởi phát chậm, thường xuyên, phức tạp - Có thể dẫn đến thay đổi chỗ ở - Tình hình an ninh có thể đang biến động, đặc biệt là trong cuộc xung đột - Mức độ dự đoán có thể khác nhau 2. Khủng hoảng (crisis): Một sự kiện hay một loạt các sự kiện đại diện cho một mối đe dọa quan trọng đối với sức khỏe, an ninh, an toàn hoặc phúc lợi của cộng đồng, thường là trên một diện rộng. Xung đột vũ trang, dịch bệnh, nạn đói, thiên tai, các trường hợp khẩn cấp về môi trường và các sự kiện lớn có hại khác có thể bao gồm hoặc dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo. 3. Các mối nguy hiểm (hazards): Có thể được tìm thấy trong cuộc sống hàng ngày và điều quan trọng là trẻ em cũng nên có thể nhận ra chúng. Trên thực tế, trẻ em có thể giúp đỡ trong việc thu thập các thông tin để lập bản đồ cho các mối nguy hiểm. - Mối nguy hiểm là một sự kiện vật lý có khả năng gây tổn hại, là một hiện tượng hay hoạt động của con người có thể gây thiên tai. - Tác động của mối nguy hiểm bao gồm:  Gây ra cái chết
  2. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI  Chấn thương hoặc các tác động đến sức khỏe khác  Thiệt hại về tài sản  Mất sinh kế và các dịch vụ  Gián đoạn xã hội và kinh tế  Thiệt hại về môi trường Ví dụ: sạt lở đất, núi lửa phun trào, động đất, chiến tranh và tai nạn giao thông… II. XÂY DỰNG KHẢ NĂNG PHỤC HỒI 1. Mô hình bảo vệ trẻ em truyền thống: Tin rằng, những vấn đề của trẻ em được gây ra bởi sự dễ bị tổn thương (khiếm khuyết) của chúng. Họ tin rằng, trẻ em không có khả năng hoạt động nếu không có sự giúp đỡ của người khác. Mô hình này tập trung chủ yếu vào trung hòa những rủi ro có thể gây tổn hại cho đứa trẻ. 2. Mô hình dựa trên khả năng phục hồi: Cho rằng, trẻ em và người lớn thì tích cực và có khả năng. Thế mạnh của trẻ em là trọng tâm và được coi là các tác nhân trong bất kỳ sự hỗ trợ hoặc can thiệp. Mô hình dựa trên khả năng phục hồi không phủ định rằng trẻ em vẫn có những điểm yếu và sự khiếm khuyết, tuy nhiên nó nhìn vào việc những hạn chế này có thể được khắc phục bằng cách tăng cường các nguồn lực bên trong và bên ngoài của đứa trẻ. 3. Khả năng phục hồi (resilience): a) Định nghĩa (Kirby & Fraser, 1997) - Khả năng chịu đựng được, để phục hồi trở lại, khôi phục, hoặc thậm chí phát triển sau những trải nghiệm tiêu cực. - Nó bao gồm các kỹ năng, khả năng, kiến thức và cái nhìn sâu sắc mà mọi người tích lũy theo thời gian khi họ đấu tranh để vượt qua nghịch cảnh và thách thức của cuộc sống. - Nó giúp con người trở nên mạnh mẽ và năng động hơn.
  3. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI - Là một cách để đối phó và thích ứng với hoàn cảnh khó khăn gây ra tổn thương và mất mát.  Bao gồm tăng trưởng, cũng như sức đề kháng, và đối phó trong khi đối mặt với nghịch cảnh.  Nó là một quá trình lâu dài hoặc một con đường cuộc sống.  Nó có thể cần nghịch cảnh để phát triển.  Một đứa trẻ có khả năng phục hồi sẽ ứng phó với nghịch cảnh tốt hơn so với những gì anh ta hoặc cô ấy nên làm.  Khả năng phục hồi nên được xem như một quá trình trong tương tác với môi trường.  Nó cần nhiều hơn những phẩm chất tích cực hay các nguồn lực chủ động sử dụng các nguồn lực được yêu cầu.  Nó không bao giờ là tuyệt đối, nhưng thay đổi với hoàn cảnh, với thời gian, và từ người này sang người khác.  Nó có thể được nhìn thấy trong cá nhân, hoặc trong môi trường nhóm. b) (Grothberg, 1997) có đưa ra định nghĩa như sau: Khả năng phục hồi là “Một khả năng phổ quát cho phép một người, nhóm hoặc cộng đồng để ngăn chặn, giảm thiểu, khắc phục những gây thiệt hại ảnh hưởng của nghịch cảnh”. “Sự lớn lên diễn ra trong tình trạng lộn xộn của cuộc sống”. c) Xây dựng khả năng phục hồi là những hoạt động, phương pháp tiếp cận, và/hoặc các chiến lược cho phép một cá nhân hay một cộng đồng đương đầu, hoặc quản lý các tác động của thảm họa hoặc bất kỳ sự kiện độc hại nào đe dọa sức khỏe cộng đồng hoặc cá nhân, sự an toàn, an ninh, và hạnh phúc.
  4. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI 4. Các thuộc tính của khả năng phục hồi: - Tập trung vào thế mạnh trong phòng ngừa và phục hồi - Thể hiện qua nhiều lĩnh vực - Thiết lập các lĩnh vực an toàn - Có sự hiểu biết rằng kết quả của nghịch cảnh không phải do định mệnh sắp đặt - Nhân viên thực hành cũng được thay đổi 5. 14 chủ đề của khả năng phục hồi (Bautisa et. Al, 2001): [1] Chấp nhận và điều chỉnh nhu cầu của những tình huống khó khăn [2] Hoạt động có năng lực giữa những vấn đề khó khăn [3] Học tập từ nghịch cảnh [4] Xem mình như giáo viên và nguồn đánh giá [5] Nhẫn nại và nhìn mọi việc ở viễn cảnh [6] Phát hiện hạnh phúc ở giữa khó khăn [7] Giữ tỉnh táo khi đối mặt với những kinh nghiệm gây đau thương [8] Giữ tính cách tốt đẹp và lành mạnh trong bối cảnh thiếu thốn [9] Có một tư duy đạo đức [10] Hồi phục từ những vết thương trong quá khứ [11] Xây dựng trị liệu từ thực tế [12] Là trung tâm của những cái khác [13] Xem các tình huống như tạm thời [14] Chống lại cám dỗ Tóm tắt ý chính Phân biệt tình huống khẩn cấp, khủng hoảng, và các mối nguy hiểm Mô hình truyền thống tin rằng, những vấn đề của trẻ em được gây ra bởi sự dễ bị tổn thương (khiếm khuyết) của chúng. Mô hình dựa trên khả năng
  5. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI phục hồi cho rằng, trẻ em và người lớn thì tích cực và có khả năng. Mô hình dựa trên khả năng phục hồi không phủ định rằng, trẻ em vẫn có những điểm yếu và sự khiếm khuyết, tuy nhiên nó cho rằng những hạn chế này có thể được khắc phục bằng cách tăng cường các nguồn lực bên trong và bên ngoài của đứa trẻ. Khả năng phục hồi là “Một khả năng phổ quát cho phép một người, nhóm hoặc cộng đồng để ngăn chặn, giảm thiểu, khắc phục những thiệt hại và ảnh hưởng của nghịch cảnh”. Xây dựng khả năng phục hồi là những hoạt động, phương pháp tiếp cận, và/hoặc các chiến lược cho phép một cá nhân hay một cộng đồng đương đầu, hoặc quản lý các tác động của thảm họa, hoặc bất kỳ sự kiện độc hại nào đe dọa đến sức khỏe cộng đồng hoặc cá nhân, sự an toàn, an ninh, và hạnh phúc.
  6. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI Bài 2: NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA BẢO VỆ I. KHÁI QUÁT 1. Bảo vệ trẻ em là gì? Bảo vệ khỏi cái gì? - Bảo vệ gồm: Ngăn ngừa, Phục hồi & Chữa trị - Bảo vệ để giúp tránh khỏi bị lạm dụng, ngược đãi, xao nhãng hay bạo lực 2. Các nguyên tắc nhân đạo: - Những nhu cầu về thể chất và vật chất; - Cảm giác có giá trị; - Giá trị sâu sắc được ở bên gia đình, và cộng đồng; - Khả năng cảm nhận và chăm sóc cho bản thân và người khác; - Là một con người, chúng ta sống về mặt thể chất, xã hội, tình cảm, và tinh thần; - Sự an toàn cá nhân; - Nhân phẩm bao gồm các yếu tố sau: Một người có thể an toàn về thể lý, nhưng chất lượng của sự an toàn của họ có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của họ. Những vấn đề có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng: việc hạn chế di chuyển, sự giới nghiêm, cư xử làm mất mặt hoặc nhục mạ. Cảm giác tự do có được khi được tự do di chuyển, tự đưa ra quyết định và hành động, được phát biểu và được lắng nghe, và tự do kết hợp. - Tính toàn vẹn chỉ ra rằng, tầm quan trọng của sự trọn vẹn của một cá nhân như một con người; sự an toàn, lòng tự trọng, và nhu cầu vật chất cũng quan trọng như nhau để trở thành một con người trọn vẹn. II. BẢO VỆ LÀ TĂNG QUYỀN 1. Công ước Liên Hiệp Ước (LHQ) về Quyền trẻ em:
  7. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI - Bối cảnh ra đời:  Công ước được Đại Hội Đồng LHQ chấp thuận vào ngày 20 tháng 10 năm 1989.  Là những quy định pháp lý quốc tế một cách toàn diện nhằm mang lại những lợi ích và bảo vệ trẻ em.  Cho đến nay, Công ước đã được phê chuẩn bởi hơn 192 quốc gia trên khắp thế giới (trừ Mỹ, Somali).  Công ước gồm 41 điều khoản về các vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em.  1989: Đại hội đồng LHQ thông qua Công ước QTE.  1990: Việt Nam phê chuẩn công ước - thứ nhất châu Á & thứ hai Thế Giới. - Công thức cần nhớ: 1-4-4-1  Định nghĩa: Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn.  4 nhóm quyền: + Quyền được sống còn: bao gồm quyền được sống, được chăm sóc sức khỏe ở mức cao nhất có thể. + Quyền được bảo vệ: bao gồm việc bảo vệ trẻ em thoát khỏi mọi phân biệt đối xử, lạm dụng hay bỏ mặc, bảo vệ trẻ em không có gia đình cũng như bảo vệ trẻ em trong những tình huống đặc biệt. + Quyền được phát triển: bao gồm các hình thức giáo dục (chính thức hoặc không chính thức) và quyền được có mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí lực, tinh thần, đạo đức, và xã hội của trẻ em. + Quyền được tham gia: bao gồm quyền của trẻ em được bày tỏ quan điểm của mình trong mọi vấn đề liên quan đến bản thân, quyền được lắng nghe và được kết giao hội họp.  4 nguyên tắc:
  8. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI + Quyền lợi cao nhất của trẻ: Quyền lợi của trẻ được tôn trọng như quyền lợi của cha mẹ, gia đình, cộng đồng và quốc gia. Quyền lợi của trẻ là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong các chương trình hành động liên quan đến trẻ. + Không phân biệt đối xử: Tất cả các trẻ đều có quyền phát triển tiềm năng như nhau, không phân biệt chủng tộc của trẻ, hay của cha mẹ, hay của người bảo trợ hợp pháp, không phân biệt màu da, giới tính, giai cấp xã hội, ngôn ngữ, ý kiến, nguồn gốc, tình trạng gia đình, sinh trưởng, khuyết tật hay bất kỳ đặc điểm nào khác. + Quyền được sinh sống và phát triển: Quyền được sinh sống và phát triển được xem là điều kiện tiên quyết cho tất cả các quyền khác. Quyền được sinh sống và phát triển bao gồm khả năng của trẻ có thể hưởng lợi từ các chính sách và chương trình hành động của Chính phủ nhằm giúp trẻ trưởng thành. + Tôn trọng quan điểm và sự tham gia của trẻ: Ý kiến của trẻ phải được lắng nghe, được tôn trọng và được quan tâm đến trong tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ có quyền tham gia vào các quy trình ra quyết định có ảnh hưởng đến trẻ.  Một quy trình: Ký kết  Phê chuẩn  Thực hiện  Theo dõi  Báo cáo. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm trong việc thực hiện và giám sát việc thực hiện Công ước. 2. Tăng quyền (empowerment) là gì? - Có rất nhiều định nghĩa cho tăng quyền. - Tăng quyền là một quá trình xã hội đa chiều giúp con người có được sự kiểm soát cho cuộc sống riêng của họ, thông qua sự nỗ lực của bản thân hoặc sự trợ giúp của người khác. Nó là một quá trình nuôi dưỡng sức mạnh ở con người, để sử dụng trong cuộc sống của họ, cộng đồng và xã hội (World Bank). 3. Bảo vệ phải dựa trên quyền:
  9. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI Tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo tôn trọng đầy đủ các quyền của cá nhân theo quy định và tinh thần của các cơ quan liên quan của pháp luật như luật về quyền con người, luật nhân đạo quốc tế, và luật tị nạn. Quyền con người và các tổ chức nhân đạo phải tiến hành các hoạt động này một cách vô tư và không phân biệt dựa trên cơ sở chủng tộc, nguồn gốc quốc gia hay dân tộc, ngôn ngữ và giới tính. 4. Các công ước quốc tế liên quan đến quyền con người: - Tuyên bố toàn cầu về quyền con người (UDHR) - Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự (ICCPR) - Công ước quốc tế về QTE(CRC) - Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) - Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CEAFRD) - Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của công nhân nhập cư và những thành viên trong gia đình họ (ICPRMTF) - Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD) - Công ước và Nghị định thư liên quan đến tình trạng của người tị nạn (CPRSR) 5. Những vi phạm và sự thiếu hụt dẫn đến nhu cầu bảo vệ: - Cuộc sống và sự an toàn về thể chất:  Các cuộc tấn công, chiến đấu, đánh bom  Giết hại dân thường  Tiêu hủy cơ sở hạ tầng dân sự  Sử dụng dân thường làm lá chắn sống  Bị ép buộc phải hỗ trợ cho chiến binh  Bom mìn, vật gây nổ  Những cuộc tổng hành quyết tùy tiện, ngoài vòng pháp luật  Bị bắt buộc phải biến mất hoặc không tự nguyện  Các mối đe dọa hoặc doạ dẫm đến sự sống
  10. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI  Tra tấn, trừng phạt, và đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo và nhục mạ  Tội phạm bạo lực, ăn cướp  Bạo lực liên xã  Bạo lực trên cơ sở giới tính và tình dục  Các vấn đề về an toàn và an ninh khác, bao gồm những rủi ro do thiên tai - Chuyển chỗ ở và tự do di chuyển:  Bị buộc phải di dời  Bị cưỡng chế quay trở lại hoặc tái định cư cho những người bị di dời  Hạn chế và những trở ngại khác đến việc tự do di chuyển - Đời sống gia đình:  Trẻ em bị tách ra và không có người đi cùng  Tách rời gia đình - Sự tự do:  Bị bắt hoặc bị giam giữ tuỳ tiện hoặc trái pháp luật  Bắt cóc, giữ con tin  Buôn bán người  Tuyển dụng do bị bắt buộc - Những nhu cầu cơ bản và những dịch vụ cần thiết:  Từ chối, cản trở, thiếu hoặc có sự bất bình đẳng/phân biệt đối xử trong việc tiếp cận đầy đủ thực phẩm  Từ chối, cản trở, thiếu hoặc có sự bất bình đẳng/phân biệt đối xử trong việc tiếp cận đầy đủ nước sạch và vệ sinh môi trường  Từ chối, cản trở, thiếu hoặc có sự bất bình đẳng/phân biệt đối xử trong việc tiếp cận đầy đủ chỗ ở và nơi ở phù hợp  Từ chối, cản trở, thiếu hoặc có sự bất bình đẳng/phân biệt đối xử trong việc tiếp cận đầy đủ dịch vụ y tế
  11. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI  Từ chối, cản trở, thiếu hoặc có sự bất bình đẳng/phân biệt đối xử trong việc tiếp cận đầy đủ giáo dục  Từ chối hoặc cản trở tiếp cận dân thường  Hệ thống ghi danh hưởng lợi bị thiếu hoặc bị trục trặc - Giấy tờ cá nhân, hộ tịch, và thông tin:  Từ chối hoặc thiếu các dịch vụ phục hồi tài liệu nhận dạng cá nhân, có nghĩa là tiếp cận việc phát hành, đổi mới CMND, bao gồm cả giấy khai sinh - Đất đai và tài sản:  Tịch thu bất hợp pháp, sự chiếm đoạt và hủy hoại tài sản, bao gồm cả việc bị buộc phải rời khỏi chỗ ở III. CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ Vấn đề bảo vệ  Hành động đáp ứng  Hành động khắc phục  Xây dựng môi trường 1. Hành động đáp ứng (Bảo vệ): là bất kỳ hoạt động ngay lập tức được thực hiện để ngăn ngừa, chặn đứng, và làm giảm bớt sự vi phạm, lạm dụng, hoặc tước đoạt. 2. Hành động khắc phục (Phục hồi - Chữa trị): làm hồi phục và quan tâm đến việc giúp đỡ và hỗ trợ người dân trong việc phục hồi khi bị vi phạm, lạm dụng hoặc tước đoạt. 3. Xây dựng môi trường (Ngăn ngừa): thiết lập những tiêu chuẩn bảo vệ nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc hạn chế sự vi phạm, lạm dụng hoặc tước đoạt. Tóm tắt ý chính - Bảo vệ gồm: Ngăn ngừa, Phục hồi, Chữa trị - Bảo vệ để giúp tránh khỏi bị lạm dụng, ngược đãi, xao nhãng hay bạo lực
  12. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI - Bảo vệ là tăng quyền vì bảo vệ phải dựa trên quyền và những việc vi phạm và thiếu hụt xảy ra nên cần phải được bảo vệ - Vấn đề bảo vệ  Hành động đáp ứng  Hành động khắc phục  Xây dựng môi trường
  13. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI Bài 3: NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC VỀ HỖ TRỢ TÂM LÝ XÃ HỘI I. KHÁI QUÁT: 1. Tâm lý xã hội (psychosocial) là gì? Tâm lý xã hội bao gồm 2 phần: tâm lý + xã hội - Tâm lý: đề cập đến tâm trí và tình cảm của một con người. Nó liên quan đến những khái niệm bên trong như cảm xúc, suy nghĩ, thái độ, niềm tin, và hành vi. - Xã hội: đề cập đến những mối quan hệ bên ngoài và môi trường của một con người. Nó bao gồm những sự tương tác với người khác, kỹ thuật và thái độ xã hội, các giá trị (văn hoá và cá nhân), và sự ảnh hưởng xã hội từ gia đình, bạn bè đồng trang lứa, nhà trường, và cộng đồng. - Tâm lý xã hội là một cách tiếp cận và chiến thuật để bình thường hoá hành vi, và cảm xúc của một đứa trẻ hay người trưởng thành khi tương tác với môi trường. 2. Đánh giá tâm lý xã hội là gì? - Những hỗ trợ tâm lý xã hội cho cộng đồng và các cá nhân giúp họ vượt qua những tổn thương tâm lý để phục hồi trạng thái khỏe mạnh như trước thảm họa. Có ý kiến cho rằng sự hỗ trợ là cần thiết cho mọi cộng đồng bị thảm họa tác động, nhưng cần quan tâm tới bản chất của thảm hoạ. Đặc biệt, ở nơi các tổ chức quốc tế cung cấp các dịch vụ, một câu hỏi luôn được đặt ra: “Có phải chúng ta đang cố gắng áp đặt những cách cung cấp dịch vụ y tế và sinh học lâm sàng một cách chung chung, thay vì quan tâm đến các phương pháp phục hồi đặc thù của riêng từng địa phương?”. Việc đánh giá thực trạng trước, trong và sau thảm hoạ là quan trọng, nhằm phát hiện và khuyến khích các đáp ứng với tâm lý xã hội phù hợp với văn hóa địa phương, và những nhu
  14. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI cầu của trẻ em cũng như của các gia đình trong cộng đồng nơi chịu tác động của thảm họa. - Việc cứu chữa và phục hồi cho các cá nhân và gia đình họ là cần thiết để giúp cho việc phục hồi và tái thiết cộng đồng tốt hơn. Để giải quyết những hậu quả tâm lý xã hội sau một thảm hoạ là rất khó khăn, nguyên tắc cơ bản là khuyến khích quá trình phục hồi ở mọi cấp độ, sự tham gia đầy đủ của cộng đồng trong đánh giá tình hình tại những khu vực bị ảnh hưởng và trong việc đưa ra các khuyến nghị về hỗ trợ tâm lý xã hội. 3. Lý do? - Những hậu quả về vật chất của thảm hoạ rất rõ ràng: tử vong, tàn tật, di dân và nhiều thiệt hại khác. Tuy nhiên, những hậu quả tâm lý xã hội ít rõ ràng hơn. Trong khi đó, việc có thể phát hiện được những phản ứng cảm xúc tức thì của các nạn nhân đối với các thảm họa, việc xác định được hậu quả lâu dài về tinh thần khó khăn hơn rất nhiều. - Việc đánh giá về sức khỏe tâm lý xã hội của trẻ em và cộng đồng trong tình huống khẩn cấp có thể được tiến hành ngay sau khi có thiên tai, hay sau một sự kiện trọng đại của một cuộc xung đột đang diễn ra, và sẽ được cập nhật ngay khi tình huống đó có chuyển biến. - Ngay sau tình huống khẩn cấp, công tác đánh giá tập trung vào nhu cầu sống, bảo vệ, thông tin và đánh giá về các phản ứng có thể xảy ra là quan trọng nhất. Khi tình hình trở nên ổn định hơn thì người ta cần đến các thông tin nhằm phục hồi trạng thái bình thường trong cuộc sống và môi trường của các thành viên trong cộng đồng. Khi cộng đồng đã hồi phục sau thảm hoạ, thì lại cần thiết phải có việc đánh giá để thông báo kế hoạch cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính lâu dài. - Các dự án nhằm đảm bảo cho sự sống nếu không được lên kế hoạch và quản lí tốt (bao gồm cả những can thiệp tức thì về tâm lí xã hội như tư vấn về tổn thương hay phỏng vấn) có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến trẻ em và phụ nữ. Tuy vậy, đôi khi nhiều hoạt động giúp tăng cường
  15. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI sức khỏe tâm lí xã hội lại mau chóng bị bỏ qua để tiến hành các dự án viện trợ và giúp đỡ cho sự sống. - Hỗ trợ tâm lý xã hội cần phải hợp tác một cách chặt chẽ với các cơ quan khác trong mọi hoạt động. Điều này chủ yếu là để nhằm đảm bảo rằng các hoạt động viện trợ đều được lên kế hoạch một cách chu đáo và có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động hỗ trợ về tâm lí xã hội, đang được thực hiện hoặc sẽ được thực hiện trong tương lai. Đồng thời, việc hợp tác sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho các hoạt động viện trợ, hỗ trợ sự sống và hỗ trợ về tâm lí xã hội trong việc chữa trị và chăm sóc sức khỏe cơ bản của trẻ em và phụ nữ.  Tâm lý xã hội giúp phát triển năng lực đối phó nội bộ, khả năng phục hồi.  Tâm lý xã hội giúp phát triển trí tuệ cảm xúc.  Tâm lý xã hội giúp phát triển ngôn ngữ cảm xúc, giúp kết nối những cảm xúc với lời nói.  Tâm lý xã hội cho phép tâm trí để đối phó với những kỷ niệm.  Tâm lý xã hội cho phép trẻ em chơi có mục đích.  Tâm lý xã hội cho phép người lớn xử lý cảm xúc của họ.  Trong thực tế, nó giúp trong việc chữa lành trái tim và cái đầu.  Tâm lý xã hội là một sự phản ứng đa ngành, xây dựng năng lực địa phương, hỗ trợ tự giúp và tăng cường những nguồn lực đã có sẵn ở các nhóm bị ảnh hưởng.  Tâm lý xã hội cho phép tiếp cận ban đầu, để chuyển tiếp, nếu can thiệp về sức khỏe tâm thần là cần thiết. a) Stress nặng (Profound stress): - Một điều kiện là mối đe dọa tràn ngập, kéo dài và liên tục ảnh hưởng đến sự toàn vẹn về thể chất hoặc tâm lý của một đứa trẻ. - Stress nặng có thể được xác định là việc liên tục sống trong một môi trường mà an ninh cá nhân như: không có khả năng để phát triển lựa chọn sinh kế, dinh dưỡng kém, chỗ ở không đạt tiêu chuẩn, mất cảm
  16. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI giác thuộc về cộng đồng, và đau buồn trong sự tổn thất của gia đình, và trạng thái liên tục của nhiều cá nhân trong cộng đồng có sự xung đột. b) Tổn thương/Chấn thương tâm lý (Trauma): - Trong bối cảnh của chiến tranh, sử dụng cụm từ “ chấn thương tâm lý” có thể làm người ta nghĩ đến “bệnh tật” và “y học” mà không mang ý nghĩa “nhân đạo”. - Chấn thương tâm lý thường đòi hỏi các can thiệp lâm sàng và có thể bị ràng buộc về thời gian trong bối cảnh chữa bệnh. - Bất kể độ tuổi nào, điều này có thể xảy ra với một con người, cụm từ “chấn thương tâm lý" trong cộng đồng có thể chấm dứt. Tuy nhiên, nó có thể phát triển thành một cuộc sống bị cô lập, và từ chối, và làm giảm thiểu khả năng cá nhân để phát triển các mối quan hệ tình cảm xã hội lành mạnh. c) Stress nặng và sự phát triển tình cảm xã hội của một đứa trẻ: - Trẻ em nào đã sống với stress nặng có thể trải qua tình trạng quá tải của hệ thống limbic. Hệ thống limbic là một phần của não có chứa bộ nhớ của một người. - Phần cảm xúc của bộ não là phần chính cốt lõi của bộ não. Nó hỗ trợ các khu vực khác của hoạt động con người như bộ nhớ, khả năng học hỏi, khả năng nhận biết, và khả năng phản ánh cảm xúc. - Kết quả của điều này, thường trẻ em có thể suy giảm khả năng nhận ra xem chúng vui, buồn, đau đớn, và thường không phát triển hoặc nhận ra sự đồng cảm dành cho những người khác. Điều này được gọi là sự tách rời, một kỹ năng tồn tại chỉ mang tính ngắn hạn. - Phương thức tồn tại là một trạng thái mà trí não và cơ thể có phản ứng theo bản năng để tồn tại, đặc biệt là sau khi phải đối mặt với mối nguy hiểm đe doạ cuộc sống và sự sợ hãi liên tục.
  17. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI Ở giai đoạn này, não bộ thường quá tải với chất adrenaline, và được thể hiện ra bằng việc trẻ em không tập trung, thất thường, và không thể đánh giá sự an toàn của cá nhân. - Hiểu biết về tác động của tình trạng quá tải của limbic, sự tách rời và quá kích động có thể có ý nghĩa trong việc trẻ em đấu tranh, để phát triển mối quan hệ lành mạnh với gia đình, bạn bè và cộng đồng. Điều này được phản ánh khi đứa trẻ không thể tiếp tục phát triển trí tuệ về cảm xúc và sự kết nối với bản thân, một sự mất đi cảm giác thuộc về một nơi nào đó, và thiếu ý thức về niềm hy vọng cho tương lai. - Sự gắn bó là một yếu tố của sự phát triển về mặt tình cảm - xã hội, nó khuyến khích phát triển mối liên hệ giữa một đứa trẻ và những người quan trọng trong cuộc sống của chúng.  Những mối quan hệ đặc biệt này giúp đứa trẻ cảm thấy an toàn, cũng như phát triển sự tin tưởng và tính độc lập.  Sự gắn bó an toàn với người lớn đầu tiên (những người chăm sóc, người cố vấn cho thanh thiếu niên, và cha mẹ) tạo nền tảng cho việc phát triển tình cảm xã hội ở khắp các cộng đồng. - Tình cảm - xã hội đề cập đến sự tương tác của một cá nhân với những người khác dựa trên cách họ cảm nhận về bản thân, những người khác, và thế giới. - Hỗ trợ phát triển tình cảm xã hội của trẻ nhỏ cho phép các em:  Được hạnh phúc;  Phát triển kỹ năng tư duy cấp độ cao;  Thiết lập các mối quan hệ tích cực, chặt chẽ, và an toàn với những người khác;  Trải nghiệm và có thể điều chỉnh và thể hiện cảm xúc. - Có một hiệu ứng lan truyền tích cực lên gia đình và cộng đồng khi trẻ em được gắn kết với bản thân và có thể truyền đạt cảm xúc của mình một cách hiệu quả.
  18. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI - Đối với trẻ em đã từng bị stress nặng, việc giúp chúng gỡ bỏ những căng thẳng của cuộc sống và phát triển ngôn ngữ để mô tả những trải nghiệm của chúng là những khía cạnh quan trọng. - Những khía cạnh này được tăng cường thông qua các hoạt động tâm lý xã hội. d) Tại sao không sử dụng can thiệp sức khỏe tâm thần lâm sàng (clinical mental health) trong trường hợp khẩn cấp? - Trị liệu lâm sàng thường liên quan đến một quá trình can thiệp cần nhiều hơn một lần can thiệp. - Phương pháp này giả định rằng thân chủ đang bị sang chấn tâm lý. - Không xây dựng năng lực địa phương để đáp ứng sức khỏe của thân chủ, thiếu các chương trình do cộng đồng làm chủ, quản lý và điều hành. Công tác lâm sàng: - Dùng “nhãn” tư vấn để cho biết rằng mức độ stress mà một người phải trải qua trong tình huống khẩn cấp là không bình thường. - Đáp ứng lâm sàng đòi hỏi phải có sự can thiệp của Sở Y tế (DOH) và chỉ nên được thực hiện bởi chuyên viên có tay nghề cao. e) Có chỗ dành cho đáp ứng sức khỏe tâm thần trong các trường hợp khẩn cấp không? - Có, nếu cần thiết và nếu có khả năng. - Tuy nhiên, điều này nên được thực hiện bởi các chuyên viên có tay nghề cao. - Và cần được đáp ứng trong hợp tác với Sở Y Tế. - Tránh việc tạo ra các dịch vụ sức khỏe tâm thần song song. - Vẫn cần phải có một biện pháp can thiệp sinh học, tâm lý, và xã hội để làm giảm các triệu chứng và mang lại sự bảo vệ trái với quá trình trị liệu thuần tuý.
  19. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI f) Tại sao không sử dụng phương pháp thẩm vấn những sự kiện gây stress quan trọng (Critical Incidence Stress Debriefing - CISD)? - Thẩm vấn những sự kiện gây stress quan trọng (CISD) không phải là một khuôn khổ được chấp nhận để phản ứng trong tình huống khẩn cấp. - Không có sự đồng thuận về một khuôn khổ được xác định ở cấp quốc gia cũng như quốc tế. - Thẩm vấn những sự kiện gây stress quan trọng (CISD) thường được thể hiện bằng một quá trình phản ứng cảm xúc làm sống lại sự việc, nó không đảm bảo rằng mỗi cá nhân nhận ra tiềm năng của mình về cách họ sống sót, những tài nguyên mà họ có trong nội bộ và bên ngoài, về xây dựng khả năng phục hồi cho cá nhân. - Một thuật ngữ phổ biến là mở chiếc hộp Pandora (Opening Pandora's Box) -nó không cho phép khả năng của một người đóng lại cảm xúc cá nhân và lập kế hoạch cá nhân. - Thẩm vấn những sự kiện gây stress quan trọng (CISD) thường để lại cho người được thẩm vấn cảm thấy dễ bị tổn thương hơn bởi vì không có bất kỳ sự theo dõi nào. - Tầm quan trọng của nguyên tắc đạo đức “không gây hại” của Uỷ ban Thường vụ Liên cơ quan (IASC) là một trong những lý do tại sao Thẩm vấn những sự kiện gây stress quan trọng (CISD) không được khuyến cáo cho các tình huống khẩn cấp.
  20. T[Type phát - Bảo vệ và hỗ trợ tâm lý trẻ trong trường hợp khẩn cấp Tài liệu text] SDRC - CFSI Bạn bè đồng Tâm lý trang lứa Suy nghĩ, niềm tin, cảm xúc Cảm xúc, Gia đình Giá trị , Gia đình mở rộng Thái độ, hành vi Môi trường/điều kiện sống Hình 1: Hình minh hoạ khái niệm tâm lý xã hội II. SỰ HÒA HỢP 1. Khái niệm: Hoà hợp (Attunement, CFSI) là một phương pháp được dùng để phát triển kỹ năng trong việc làm cho người lớn nhạy cảm với những trẻ em. Các em này không tránh khỏi làm cho người lớn nhạy cảm với khả năng hiểu biết về cảm xúc của chúng. Phương pháp này cho phép người lớn giao tiếp với người khác một cách thiện cảm hơn và trao quyền cho họ. 2. Tác động của sự hoà hợp: Tác động của sự hoà hợp - Người nhận (một người/một đứa trẻ được hòa hợp)  Phát triển sự tự nhận thức về bản thân một cách tích cực  Học cách giải thích các cảm xúc của người khác  Học ngôn ngữ và hành động của cảm xúc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1