Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền
lượt xem 35
download
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, 1951, khi nói về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, Bác viết: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, 1951, khi nói về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, Bác viết: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc"(*). Và trong Di chúc để lại, tác phẩm cuối cùng của đời mình, khi nói về Đảng, một lần nữa Bác viết: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".
- Khái niệm về "Đảng cầm quyền" thật ra không có gì xa lạ đối với các nước tư bản chủ nghĩa với nền chính trị đa đảng. Ở đấy, Đảng nào giành thắng lợi trong tranh cử thì đứng ra lập chính phủ của mình và trở thành "đảng cầm quyền". Cũng có nước, một số thế lực chính trị (hay quân sự) giành lấy chính quyền thông qua đảo chính hay lật đổ. Đối với Đảng ta, vấn đề chính quyền đã được giải quyết thông qua con đường cách mạng, phù hợp với những điều kiện lịch sử của nước mình. Trước kia, khi nhân dân ta còn sống trong vòng nô lệ thì nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Và sau khi đã giành được chính quyền rồi thì trọng trách của Đảng là lãnh đạo gìn giữ chính quyền, bảo vệ Tổ quốc, làm cho chính quyền ấy thực hiện tốt các nhiệm vụ của cách mạng, trước hết và trên hết là vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
- Theo tư tưởng của Bác Hồ và của Đảng ta từ trước đến nay, khái niệm Đảng "nắm chính quyền" hay "cầm quyền" là đồng nghĩa với Đảng lãnh đạo chính quyền. Năm 1947, trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Bác Hồ viết: "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng". Năm 1960, trong bài nói tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng, Người nhấn mạnh: "Đảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác". Quan điểm xuyên suốt trong các tác phẩm của Bác là Đảng (nói chung) và cán bộ, đảng viên (nói riêng) "phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Muốn vậy, Đảng và cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
- Năm 1953, trong thư gửi Lớp chỉnh Đảng Liên khu 5, Bác viết: "Mục đích chỉnh Đảng là để dùi mài cán bộ và đảng viên thành những chiến sĩ xứng đáng là người đầy tớ của nhân dân". Năm 1968, làm việc với một số cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng về việc xuất bản loại sách "Người tốt, việc tốt", Bác nói: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, nói chung và về Đảng cầm quyền nói riêng luôn được Đảng ta trung thành, vận dụng sáng tạo và phát triển. Nói Đảng cầm quyền hoàn toàn không có nghĩa là Đảng tự biến mình thành chính quyền, một mình mình nắm giữ chính quyền và làm chức năng của chính quyền. "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" là cơ chế vận hành của chế độ ta. Theo cơ chế ấy, Đảng, Nhà nước và nhân dân đều là những chủ thể của quyền lực, nhưng quyền lực của mỗi chủ thể ấy lại không giống nhau. Quyền lực của
- Đảng là quyền lãnh đạo, bao gồm cả quyền lãnh đạo chính quyền, nhưng bản thân Đảng lại không phải là chính quyền Nhà nước, không làm thay cho Nhà nước. Quyền lực nhà nước bao gồm các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng quyền lực ấy không phải do Nhà nước tự có mà là do nhân dân giao phó cho những cơ quan quyền lực do mình cử ra. Quyền lực của nhân dân là quyền của người làm chủ đất nước và quyền làm chủ ấy được thực hiện thông qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, kể cả dân chủ tự quản ở cơ sở. Mẫu số chung của ba loại quyền lực nêu trên (lãnh đạo, quản lý và làm chủ), xét cho cùng, là tư tưởng Bác Hồ từng nêu lên trong bài báo "Dân vận" viết năm 1949 cách đây đúng 61 năm "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân cử ra... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" thực chất là phương thức tổ chức nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Cương lĩnh năm 1991 của Đảng và những điều bổ sung, phát triển các quan điểm về Đảng và Đảng cầm quyền qua các kỳ Đại hội của Đảng và các khóa Trung ương từ bấy đến nay đều xác định: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội do nhân dân làm chủ. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta; phải xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện và thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, có nhiệm vụ không chỉ động viên, giúp đỡ đoàn viên, hội viên tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội mà còn thực hiện vai trò phản biện và giám sát. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; thống nhất lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân
- dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đại hội X của Đảng, khi đề cập nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ "Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách; tổ chức thực hiện có hiệu quả đường lối". Đại hội cũng chủ trương, về mặt lý luận, phải tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về xây dựng Đảng và về Đảng cầm quyền. Điều quan trọng hơn nữa là để xứng đáng là Đảng cầm quyền, Đảng phải làm những gì và làm như thế nào? Cương lĩnh năm 1991 của Đảng, trong khi nêu lên những bài học lớn, đã khẳng định: "Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam". Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và về Đảng cầm quyền chắc chắn sẽ còn được làm sáng tỏ hơn nữa trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng sắp tới. Tháng 5-2010 (*) Những trích dẫn lời Bác trong bài báo này đều lấy từ "Hồ Chí Minh tuyển tập", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
19 câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
47 p | 3255 | 1164
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức
14 p | 1162 | 435
-
Đề cương Tư tưởng Hồ Chí Minh - Trần Quốc Toản
25 p | 1266 | 266
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh: CHƯƠNG III TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
9 p | 452 | 162
-
Tài liệu ôn thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
25 p | 719 | 154
-
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong Tư tưởng Hồ Chí Minh
14 p | 529 | 154
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
13 p | 310 | 106
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 1: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam
17 p | 472 | 88
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
12 p | 509 | 81
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên
5 p | 232 | 69
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành và chiến thắng của Quân đội ta
8 p | 173 | 63
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
14 p | 367 | 52
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
13 p | 262 | 44
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
8 p | 306 | 43
-
Nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
10 p | 279 | 43
-
Tài liệu hướng dẫn ôn tập trắc nghiệm môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
49 p | 264 | 32
-
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
8 p | 197 | 20
-
Đề cương chi tiết thuyết trình tư tưởng Hồ Chí Minh
5 p | 202 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn