intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thành ngữ Trung - Việt mang thành tố rồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu thành ngữ Trung - Việt mang thành tố rồng thông qua khảo sát và đối chiếu trên ba bình diện ngôn ngữ: ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng, mang đến một cái nhìn tổng thể về thành ngữ tiếng Trung Quốc và thành ngữ tiếng Việt mang thành tố “rồng”, giúp người đọc có thể hiểu hơn về các nét tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc, cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích trong giảng dạy, nghiên cứu ngôn ngữ và biên soạn từ điển Việt - Trung, Trung - Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thành ngữ Trung - Việt mang thành tố rồng

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 61/2022 59 NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ TRUNG - VIỆT MANG THÀNH TỐ RỒNG Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Mai Hương Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: “龙”, tên tiếng Việt là “rồng/ long/ thìn”, là hiện tượng văn hóa huyền bí, biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” của người Việt, là vật linh đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh, rồng tượng trưng cho quyền uy tối thượng của các đấng thiên tử, có vị trí đặc biệt trong văn hóa tín ngưỡng của hai dân tộc Việt - Trung. Bài viết thông qua khảo sát và đối chiếu trên ba bình diện ngôn ngữ: ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng, mang đến một cái nhìn tổng thể về thành ngữ tiếng Trung Quốc và thành ngữ tiếng Việt mang thành tố “rồng”, giúp người đọc có thể hiểu hơn về các nét tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc, cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích trong giảng dạy, nghiên cứu ngôn ngữ và biên soạn từ điển Việt - Trung, Trung - Việt. Từ khóa: Thành ngữ, rồng, tiếng Trung Quốc, tiếng Việt, đối chiếu. Nhận bài ngày 20.4.2022 ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 21.6.2022 Liên hệ tác giả: Vũ Thanh Hương; Email: huongvt@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Thành ngữ là một trong những nét tinh hoa không thể thiếu của ngôn ngữ và văn hóa các nước, trước nay luôn là chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm, thảo luận. Ở Trung Quốc, từ những năm 1970 đến đầu những năm 1980, việc nghiên cứu thành ngữ mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ mang tính giới thiệu. Tới nay, việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Trung Quốc đã bước vào giai đoạn chuyên sâu, các nhà nghiên cứu tập trung khai thác sâu từng chuyên đề. Phạm vi các chuyên đề nghiên cứu về thành ngữ cũng ngày càng phong phú, đa dạng hơn, trong đó phải kể tới một khối lượng đồ sộ rất nhiều các công trình nghiên cứu về thành ngữ gắn với trường từ vựng chỉ con vật, điển hình như các nghiên cứu của Fang Pei (2007), Hao Li (2010), Wang GuoAn, Wang Xiaoman (2011), Dong Xiaorong (2012); Pan Rongrong (2014), Zhao Yu (2012), Chen Jing (2016), …Ở Việt Nam, nội dung nghiên cứu về thành ngữ gắn với trường từ vựng chỉ con vật cũng được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm từ khá sớm, có thể kể đến rất nhiều các công trình nghiên cứu như Phan Văn Quế (1995), Hà Quang Năng (1997) , Trịnh Thị Thanh Huệ (2007), Trịnh Cẩm Lan (2009), Đỗ Thị Thu Hương (2017), Phan Phương Thanh (2019),…Đa số các nghiên
  2. 60 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI cứu về thành ngữ gắn với trường từ vựng chỉ con vật đã được các tác giả khai thác với nhiều khía cạnh khác nhau như: Từ ngữ chỉ động vật từ góc độ đất nước học, thế giới động vật dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa dân gian, ngữ nghĩa văn hóa các từ chỉ động vật,... Trong văn hóa Trung Quốc và Việt Nam, rồng là một vật thần rất cao quý và đáng kính, là hình tượng kỳ bí trong truyền thuyết, mang nội hàm văn hóa lịch sử sâu sắc, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có lẽ bởi vậy nên dù số lượng các thành ngữ mang hình tượng loài rồng không đặc biệt cao hơn những thành ngữ mang hình tượng con vật khác, nhưng luôn có một khối lượng rất lớn các nghiên cứu có liên quan. Tổng hợp các nghiên cứu đi trước của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu về thành ngữ Trung - Việt mang thành tố rồng vẫn còn những hạn chế về lượng, đồng thời cũng chưa thực sự có một nghiên cứu khái quát một cách hệ thống và toàn diện về đặc điểm cấu trúc của các thành ngữ Trung - Việt mang thành tố “rồng”, đây cũng chính là lý do thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở lý luận của ngôn ngữ học tri nhận và ngôn ngữ học đối chiếu, sử dụng kết hợp đồng thời các phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, đồng đại, lịch đại và phương pháp văn hóa học. Kết quả nghiên cứu có thể đóng góp một tài liệu tham khảo hữu ích trong giảng dạy, nghiên cứu ngôn ngữ và công tác biên soạn từ điển. 2. NỘI DUNG Nghiên cứu ngôn ngữ học có vai trò quan trọng nhằm phản ánh những điểm tương đồng và khác biệt về đặc trưng tư duy, ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc. Zhao Ming (2012) trong nghiên cứu “Văn hóa rồng trong thành ngữ Trung Quốc” đã nhấn mạnh, trước hết cần phải rõ văn hóa là yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học; thứ hai, trong việc giảng dạy thành ngữ, nên chú ý đến những nét văn hóa khác nhau giữa hai ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng mẹ đẻ của học sinh nước ngoài, “văn hóa là sự hòa nhập nhưng không hòa tan”. Zhou Yu (2012) trong luận văn nghiên cứu “Nhận thức ẩn dụ và hoán dụ về thành ngữ Rồng” thông qua tìm hiểu nội hàm văn hóa cơ bản của hình tượng con rồng đã tổng hợp văn hóa chứa đựng trong hình tượng rồng của Trung Quốc thành sáu ý nghĩa: thái độ của con người đối với sự vật; tinh thần của con người; ngoại hình và sự uy tín của con người; phẩm chất tu dưỡng của con người; năng lực và cái nhìn sâu sắc của con người; mối quan hệ giữa người với người. Zhou Liying, Zhu Guizhi (2013) trong nghiên cứu về “Nội hàm văn hóa của thành ngữ về rồng” cho rằng: mặc dù nhiều học giả đã tiến hành các nghiên cứu ở các mức độ khác nhau về rồng từ góc độ thành ngữ, tuy nhiên, nghiên cứu văn hóa rồng từ góc độ cấu thành thành ngữ vẫn còn hạn chế. Xi Yu (2015) trong luận văn “Nghiên cứu so sánh văn hóa rồng Trung Quốc và phương Tây từ góc độ tôn giáo” thông qua dối chiếu hình tượng tôn giáo của “rồng” Trung Quốc và “rồng” phương Tây, tìm ra những điểm giống và khác nhau trong nội hàm văn hóa của rồng ở Trung Quốc và phương Tây. Ở Việt Nam, tuy nghiên cứu về thành ngữ mang thành tố “rồng” chưa phong phú như ở Trung Quốc, nhưng nội dung trường ngữ nghĩa chỉ động vật cũng đã được các học giả ngày càng quan tâm. Tác giả Phạm Thị Thanh Nga (2017) với nghiên cứu “Dấu ấn rồng trong tâm thức người Việt qua tục ngữ, thành ngữ, ca dao” đã cung cấp bức tranh chung về thành ngữ,
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 61/2022 61 tục ngữ, ca dao Việt Nam mang màu sắc đa dạng về hình ảnh kỳ bí của loài rồng.Trong nghiên cứu “Sự khác nhau về nội hàm văn hóa của hai từ Rồng (龙, Dragon) và Chó (狗, Dog) trong ngôn ngữ Việt - Hán - Anh” (Liêu Linh Chuyên, 2014) đã nghiên cứu những nét tương đồng và khác biệt giữa hình ảnh Rồng và Chó của người Việt Nam, người Trung Quốc và người Anh dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận, giúp cho người đọc hiểu được nội hàm văn hóa được ẩn sâu bên trong lớp vỏ ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Về đặc điểm và hàm ý văn hóa của thành ngữ mang thành tố “rồng” trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt Nam đều đã xuất hiện khá nhiều nghiên cứu có giá trị. Tuy nghiên chưa thưc sự có những nghiên cứu mang tính hệ thống và toàn diện trên cả hai bình diện đồng đại và lịch đại, đồng thời kết hợp giữa ngôn ngữ và văn hóa, đối chiếu làm rõ các điểm tương đồng và khác biệt ở cả ba bình diện ngôn ngữ là ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. 2.1. Khảo sát thành ngữ Trung - Việt mang thành tố “rồng” Thành ngữ là kết tinh trí tuệ con người, là sự kết hợp giữa tích lũy đời sống lâu dài và tư duy sống của các bậc hiền triết xưa, nó chứa đựng những tư tưởng về mọi mặt của đời sống nhân dân. Theo thống kê, phần lớn thành ngữ Trung - Việt mang thành tố “rồng” đều là những thành ngữ cổ xuất hiện từ rất lâu. Đồng thời, qua quá trình chảy trôi của thời đại, ngôn ngữ luôn phát triển từng ngày, từ đó hình thành nên nhiều thành ngữ mới được sử dụng ngày một rộng rãi. Bảng 1. Thời điểm xuất hiện của thành ngữ Trung - Việt mang thành tố “rồng” Thời điểm xuất hiện Thành Thành ngữ Thành ngữ Không xác Tổng Thành ngữ ngữ cổ cận đại hiện đại định 268 45 26 31 370 Thành ngữ tiếng TQ 72,43% 12,16% 7,03% 8,38% 100% 74 21 9 12 116 Thành ngữ tiếng Việt 63,79% 18,1% 7,76% 10,35% 100% Nếu những thành ngữ, câu nói dân gian thường mặc nhiên gắn mác cho “người lớn”, các bậc tiền bối ông bà cha mẹ sử dụng thì ngày nay, những câu thành ngữ có “tuổi đời trẻ” được giới trẻ sử dụng nhiều. Khảo sát đồng thời qua các nền tảng xã hội phổ biến của Trung Quốc ngày nay như Wechat 微信, Weibo 微博, Douyin – Tiktok 抖音, thu được 26 thành ngữ được sử dụng phổ biến, ví dụ: 配套成龙 (kết nối, hợp lại mạnh như rồng; Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao), 龙山落帽 (Sự bình tĩnh, cao ngạo). Trong các nghiên cứu đi trước, các tác giả thông qua khảo sát, đã thu thập về một số lượng không đồng nhất các thành ngữ Trung - Việt mang thành tố “rồng”. Phan Phương Thanh (2019) đã tìm được 24 thành ngữ tiếng Trung Quốc mang thành tố “龙” và 03 thành ngữ tiếng Việt mang thành tố “rồng”; Ham Myoung Ja (2019) đã tìm được 18 thành ngữ tiếng Việt mang thành tố “rồng”; Đỗ Thị Thu Hương (2017) đã tìm được 12 thành ngữ tiếng Việt mang thành tố “rồng”; Lê Thị Hương (2015) đã tìm được 10 thành ngữ tiếng Việt mang thành tố “rồng”;… Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với quy mô lớn tám cuốn đại từ điển thành ngữ tiếng và tiếng Việt. Bên cạnh đó, để kết quả nghiên cứu thêm
  4. 62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI toàn diện và bắt kịp xu hướng thời đại, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thu thập thêm các thành ngữ liên quan thông qua ngôn ngữ mạng của giới trẻ, các tác phẩm văn học, điện ảnh hiện đại. Thời gian thực hiện khảo sát trong vòng 06 tháng, từ tháng 9/2021 đến tháng 3/2022, kết quả tổng cộng thu được: 370 thành ngữ tiếng Trung Quốc mang thành tố “龙” và 116 thành ngữ tiếng Việt mang thành tố “rồng”. Bảng 2. Khảo sát về âm tiết của thành ngữ Trung - Việt mang thành tố “rồng” Âm tiết Số lượng âm tiết Thứ tự sắp xếp 3 âm 4 âm > 4 âm Là âm Là âm Là âm Là âm Trường Thành tiết tiết tiết tiết thứ tiết thứ tiết thứ tiết thứ hợp ngữ nhất hai ba tư khác Thành ngữ 3 353 14 140 101 73 52 4 tiếng TQ 0,81% 95,41% 3,78% 37,84% 27,3% 19,73% 14,05% 1,08% Thành ngữ 3 87 26 52 36 17 8 3 tiếng Việt 2,59% 75% 22,41% 44,83% 31,03% 14,65% 6,9% 2,59% Bảng 3. Khảo sát về nội dung của thành ngữ Trung - Việt mang thành tố “rồng” Nội Nội dung miêu tả con người Nội dung miêu tả sự vật dung Hoàn cảnh, Đặc điểm Năng lực Thư pháp Địa hình Ẩm thực Thành mục tiêu hình thể ngữ Thành 71 50 23 44 27 23 ngữ 49,31% 34,72% 15,97% 46,81% 28,72% 24,47% tiếng TQ Thành ngữ 34 21 41 19 26 8 tiếng 35,42% 21,88% 42,7% 35,85% 49,06% 15,09% Việt Trên cơ sở dữ liệu khảo sát thu về, chúng tôi đã tiến hành thực hiện thống kê phân tích đa chiều trên cả hai bình diện đồng đại, lịch đại, đồng thời thực hiện đối chiếu toàn diện trên cả ba bình diện ngôn ngữ là ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng. 2.2. Đối chiếu thành ngữ Trung-Việt mang thành tố “rồng” 2.2.1. Đặc điểm ngữ pháp 2.2.1.1. Hình thức đối xứng Thành ngữ mang hình thức đối xứng là thành ngữ mà cấu tạo của nó được chia rõ thành hai phần không theo trình tự và phân chia đều nhau về hình thức cấu tạo. Gọi phần trước là AB thì phần sau là CD. Về cấu tạo, AB và CD có mối quan hệ song song. Từ góc độ ngữ nghĩa, ngữ nghĩa của AB và CD là độc lập, chúng được thống nhất để cùng củng cố ý nghĩa tổng thể của thành ngữ. Vì vậy hầu hết có thể được đảo ngược thành “CDAB” mà ý nghĩa tổng thể của thành ngữ vẫn vẹn nguyên.. Về nghĩa của từ, A và C cùng B và D hầu hết là từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hoặc sử dụng xen kẽ từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Ngoài ra, ở một số thành ngữ, A và C hoặc B và D sử dụng lặp lại cùng một thành phần. Ví dụ: Tiếng Trung
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 61/2022 63 Quốc: 虎 斗 | 龙 争 (Hổ đấu long tranh). Tiếng Việt: Hàng long | phục hổ (伏虎降龙). Từ những khía cạnh cấu trúc ngữ pháp trên, bài viết này chia các thành ngữ đối xứng thành các loại sau: “AB và CD” đều là: đoản ngữ chính phụ, đoản ngữ chủ vị, đoản ngữ động tân hoặc các cấu trúc khác. Thành ngữ đối xứng mang cấu trúc “đoản ngữ chính phụ + đoản ngữ chính phụ” là những cụm từ có mối quan hệ chính - phụ. Trong tiếng Trung, thành phần hạn định hoặc bổ sung ý nghĩa (phụ) thường đứng trước, thành phần bị hạn định, được bổ sung ý nghĩa (chính) đứng sau. Tuy nhiên, trong tư duy ngôn ngữ tiếng Việt, nếu bổ ngữ không phải là định lượng hay số từ thì phần quan trọng nhất (trung tâm ngữ) phải đặt trước bổ ngữ. Ngoài ra, sau nhiều năm giao lưu ngôn ngữ và văn hóa, để làm phong phú thêm cách diễn đạt ngôn ngữ của mình, tiếng Việt đã vay mượn một số cấu trúc ngữ pháp cơ bản từ tiếng Trung Quốc, từ đó xuất hiện đồng thời nhiều thành ngữ mang kết cấu “chính + phụ” và “phụ + chính”. Ví dụ: (1) 龙 神 | 马 壮 (Long thần | mã tráng (2) 龙 头 | 蛇 尾 (Long đầu / xà vĩ) Chính + phụ | Chính + phụ Phụ + chính | Phụ + chính Thành ngữ đối xứng cấu trúc “đoản ngữ động tân + đoản ngữ động tân” là các cụm từ gồm hai phần có mối quan hệ chi phối và bị chi phối. Trong đó, từ biểu thị hành vi đứng trước (động từ) và đối tượng bị chi phối bởi hành vi đứng sau (tân ngữ): (1) 骑 龙 | 弄 凤 (2) 烹 龙 | 炰 凤 Cưỡi rồng đùa phượng Hầm rồng rang phượng Động + tân Động + tân Động + tân Động + tân Đoản ngữ chủ vị là cụm từ gồm hai bộ phận có quan hệ trần thuật. Đối với cấu trúc chủ vị, dù trong tiếng Hán hay tiếng Việt, vị trí của chủ ngữ và vị ngữ đều giống nhau, chủ ngữ (chủ thể hành động) đứng phía trước trả lời cho câu hỏi “Ai?” hoặc “Cái gì?”, theo sau là vị ngữ (hành động) dùng để trả lời câu hỏi của chủ ngữ “như thế nào?” hoặc “là cái gì?”: (1) 龙 腾 (Động từ) | 虎 跃 (Động từ) (2) 龙 行 (Động từ) | 虎 步 (Động từ) Rồng cuốn hổ chồm Long hành hổ bộ Chủ + vị Chủ + vị Chủ + vị Chủ + vị Thành ngữ tiếng Việt mang thành tố “rồng” có cấu trúc “đoản ngữ chủ vị - đoản ngữ chủ vị” chiếm số lượng nhỏ. Khác với thành ngữ tiếng Trung Quốc , nếu chủ ngữ “A và C” trong các thành ngữ này đều là từ đơn thì vị ngữ “B hoặc D” lại không phải từ đơn. Hầu hết các vị ngữ trong thành ngữ tiếng Việt có thành tố “rồng” thuộc loại thành ngữ này đều được cấu tạo từ các động từ, danh từ hoặc các cụm đoản ngữ. Ví dụ: Rồng theo mạ | quạ theo gà con Chủ + vị (động tân) Chủ + vị (động tân) Ngoài ra, thành ngữ tiếng Trung Quốc mang thành tố “rồng” cũng có các hình thức cấu trúc khác. Các thành ngữ này có mối quan hệ song song với nhau, đều là cấu trúc đơn đối
  6. 64 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI xứng: (1) 车 水 | 马 龙 (2) 雀 马 | 鱼 龙 (Ngựa xe như nước) (Trân cầm dị thú) Danh + danh Danh + danh Danh + danh Danh + danh 2.2.1.2. Hình thức phi đối xứng Khác với cấu trúc đối xứng, thành ngữ mang cấu trúc phi đối xứng không phân hai bộ phận trước – sau. Các ngữ tố tham gia thành ngữ là các mối quan hệ như: chủ vị, chính phụ, liên động, động tân, bổ sung,...Đối với cấu trúc chính phụ, đa phần thành phần bổ ngữ là định ngữ (định ngữ + trung tâm ngữ), ở thành ngữ tiếng Trung Quốc có chữ “龙” có tất cả 34 thành ngữ, ví dụ: (1) 龙 马 | 精 神 (2) 龙 虎 | 风 云 (Tinh thần tráng kiện) (Long hổ phong vân) Định ngữ + TTN Định ngữ + TTN Trong thành ngữ tiếng Trung Quốc mang thành tố “龙”, thành ngữ theo cấu trúc “Trạng ngữ + trung tâm ngữ” chỉ có 2 thành ngữ: (1) 笔 底 | 龙 蛇 (2) 人 中 | 龙 虎 (Rồng rắn đáy bút) (Nhân trung long hổ) Trạng ngữ + TTN Trạng ngữ + TTN Thành ngữ tiếng Việt mang thành tố “rồng” chỉ có 1 thành ngữ theo cấu trúc “Định ngữ + trung tâm ngữ”, không có thành ngữ theo kết cấu “Trạng ngữ + trung tâm ngữ”: (1) Mả táng | hàm rồng 圹 葬 涵 龙 TTN + Định ngữ Nghiên cứu thu được tổng cộng 7 thành ngữ tiếng Trung Quốc mang thành tố “龙” theo cấu trúc động tân: 不辨龙蛇 (Bất biện long xà); 批逆龙鳞 (Phê nghịch long lân); 直捣黄 龙 (Trực đảo hoàng long);... Mối quan hệ “Động – Tân” trong các thành ngữ tiếng Trung Quốc có chữ “龙” thường theo trình tự: động từ - tân ngữ. Có 2 thành ngữ tiếng Việt mang thành tố “rồng” theo cấu trúc động tân: Chạm phải vảy rồng; Dựa mạn thuyền rồng. Cấu trúc chủ vị: - Thành ngữ tiếng Trung Quốc: Chủ ngữ là danh từ: 龙生九种 (Long sinh cửu tử); 马 如游龙 (Ngựa xe như nước); 鲤鱼跳龙门 (Cá chép vượt vũ môn); 蛟龙失水 (Giao long thất thủy),... Chủ ngữ là đoản ngữ chính phụ: 白龙微服 (Bạch long vi phục); 二龙戏珠 (Lưỡng long tranh châu); 飞龙乘云 (Phi long thừa vân; rồng gặp nước),... Chủ ngữ là cụm
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 61/2022 65 từ đồng đẳng: 蛟龙得水 (Giao long đắc thủy); 鱼龙混杂 (Ngư long hỗn tạp; Vàng thau lẫn lộn); 鱼龙曼衍 (Ngư long mạn diễn),... - Thành ngữ tiếng Việt: Chủ ngữ là danh từ: Rồng lội ao tù; Rồng vờn hạt ngọc; Chép hóa rồng;... Chủ ngữ là đoản ngữ chính phụ: Đẹp duyên cưỡi rồng; Lưỡng long chầu nguyệt;... Chủ ngữ là cụm từ đồng đẳng: Giống với tiếng Hán, chủ ngữ trong thành ngữ tiếng Việt loại này tạo nên cũng từ những cụm danh từ giữ cùng chức vụ: Rồng mây gặp hội. Cấu trúc liên động là cấu trúc được tạo ra từ hai động từ hoặc hai đoản ngữ động từ trở lên, không làm thành phần phụ trợ cho nhau. Tuy nhiên giữa chúng lại có quan hệ mục đích, phương thức, nhân quả hoặc quan hệ trước sau. Do đó không thể thay đổi vị trí của các động từ cho nhau. - Thành ngữ tiếng Trung Quốc : 画龙点睛 (Vẽ rồng điểm mắt); 掷杖成龙 (Trịch trượng thành long); 鼎成龙升 (Đỉnh thành long thăng). - Thành ngữ tiếng Việt: Rồng nằm bể cạn phơi râu (龙躺空罐翻晒髯). Cấu trúc bổ sung: Thành ngữ mang hình thức câu bổ sung là thành ngữ có hai bộ phận hợp thành, phía trước là bộ phận được bổ sung, phía sau là bộ phận bổ sung. Thành phần bổ sung giúp thành phần được bổ sung trở nên rõ nghĩa hơn. - Thành ngữ tiếng Trung Quốc : 鱼升龙门 (Ngư thăng long môn); 矫若游龙 (Kiểu nhược du long). - Thành ngữ tiếng Việt: Nói như rồng cuốn; Như rồng gặp mây; Như long cuốn thủy. 2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa 2.2.2.1. Quan hệ tương ứng về mặt ngữ nghĩa khi dịch Hán - Việt Quan hệ tương ứng về mặt ngữ nghĩa khi dịch Hán - Việt được chia thành ba mối quan hệ: tương ứng hoàn toàn; vừa có nét tương ứng, vừa có điểm khác; khác nhau hoàn toàn. Ví dụ: Bảng 4. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa của thành ngữ Trung - Việt mang thành tố “rồng” Thành ngữ Thành ngữ tiếng Thành ngữ tiếng Việt Mối quan hệ Trung Quốc Tương ứng hoàn toàn 1. 画龙点晴 Vẽ rồng điểm mắt (画龙点晴) 2. 鲤鱼跳龙门 Lý ngư vượt long môn (鲤鱼跳龙门) Vừa có nét tương ứng, 3. 车马如龙 Ngựa xe như nước (车马如水) vừa có điểm khác 4. 一登龙门 Một bước đến trời (一步登天 ) Ngôn ngữ là kết tinh tinh hoa văn hóa mỗi vùng miền, vì vậy, đối với mỗi loài động vật, các quốc gia khác nhau lại cho những góc nhìn khác nhau. Cùng những nét đặc trưng trong văn hóa, lối tư duy, môi trường địa lý và phong tục tập quán, hai đất nước Việt Trung đã tạo nên sự phong phú mới mẻ trong các cách phản ánh đặc điểm văn hóa đối với loài rồng thông qua ngôn từ. Điều này đã làm cho nhiều thành ngữ mang thành tố “rồng” trở nên độc
  8. 66 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI đáo trong tiếng Trung và tiếng Việt. Nếu đặt chúng vào đối chiếu so sánh thì khó có thể dịch được sát nghĩa. Để hiểu được ý nghĩa của nó, ta phải đi tìm hiểu nguồn gốc của câu chuyện hoặc những điển tích, điển cố, nền tảng văn hóa đằng sau mỗi cấu trúc câu ngắn gọn ấy. 2.2.2.2. Ý nghĩa tượng trưng của thành ngữ Trung - Việt mang thành tố “rồng” Trong tiếng Trung Quốc, “龙” là chữ nhiều nghĩa, chính vì vậy ý nghĩa tượng trưng trong những thành ngữ tiếng Trung Quốc có chữ “龙” càng trở nên vô cùng phong phú: Trong “Ngọn nguồn của từ ngữ”, “龙” chỉ một loài vật thần bí trong truyền thuyết, thân dài, có vảy, hình dạng giống rắn, mang năng lực thần kì hô mưa gọi gió, đội sông lật bể, gọi mây che Mặt Trời và làm trẻ hóa vạn vật: 龙吟虎啸, 龙蛇飞舞, 云从龙, 风从虎,... Rồng là một trong bốn con vật siêu tự nhiên có phép lạ: “龟龙麟凤”, “龙骧麟振”; Trong chế độ phong kiến, long là biểu tượng của hoàng đế, cũng dùng để chỉ những đồ vật vua sử dụng: “凤阁 龙楼”, “白龙鱼服”, “龙泉太阿”, “祖龙之虐” (Vị hoàng đế đầu tiên của Tần đã đốt sách và xưng tụng Nho giáo, 祖龙 chính là chỉ vua Tần Thủy Hoàng); Những bậc anh tài, những con người phi thường mang tầm vóc sánh ngang loài rồng: 如龙似虎 (Như rồng như hổ); 藏 龙卧虎 (Ngọa hổ tàng long); 生龙活虎 (Khỏe như vâm; mạnh như rồng như hổ); đồng thời liên quan đến binh pháp: 龙韬豹略 (Long thao báo lược); 群龙无首 (Rồng mất đầu, quân vô tướng); mang ánh sáng vinh hiển, kiêu hãnh: “一登龙门,身价十倍” (Đến cửa long môn, hào quang vạn dặm); Cơ thể lão hóa, già yếu: 老态龙钟 (Tuổi già sức yếu); 年迈龙钟 (Niên mại long chung); Văn chương, hội họa, thư pháp, mô tả những nét bút uyển chuyển bay bổng: 游云惊龙 (Du vân kinh long); 禅世雕龙 (Thiện thế điêu long); 龙骧豹变 (Biến đổi linh hoạt); Về ẩm thực, vào thời phong kiến vua chúa thường coi rồng là biểu tượng của quyền lực và sự tôn nghiêm của mình, vì thế, món ăn từ những bộ phận của loài vật giả tưởng này như: 髓 (tủy), 肝 (gan), 角 (sừng), 觜 (miệng) càng thêm phô bày cuộc sống vương giả, ví dụ: “凤髓龙肝” (Phượng tủy long can = Tủy phượng gan rồng, thức ăn quý hiếm, cao lương mĩ vị); “麟角凤觜” (Lân giác phượng chủy = Sừng lân miệng phượng, đồ nổi tiếng quý giá hiếm thấy). Con ngựa to khỏe, tuấn mã: 攀龙附骥 (Phàn long phụ ký); Trong phong thủy, người Hán coi rồng là tinh linh núi, là thần linh bảo hộ năm vùng, là kẻ bảo vệ năm hồ bốn biển, rồng ẩn mình trong từng địa hình, thế núi ngoằn ngoèo: 踞虎盘龙 (địa thế hiểm trở, thế cọp chầu rồng cuộn); 龙荒蛮甸(Long hoang man điện; rậm rạp, hoang vu); 虎穴龙潭 (Đầm rồng hang hổ, ao rồng hang cọp);... Trong tiếng Việt, dân gian xưa coi rồng là hiện thân của thần mưa và thần nước, rồng đi mây về gió, thường xuyên ra biển Đông hút nước mang vào đất liền tưới tắm cây cối, đem lại sự tốt tươi cho muôn vật. Được xem là vua trong thế giới sinh vật, nên dễ hiểu rồng là biểu tượng của điềm lành, sự may mắn và tốt đẹp. rồng là biểu tượng cho nguồn gốc dân tộc. Người Việt xưa tự hào mình là "Con Rồng cháu Tiên". Rồng hiện lên là điềm báo đất nước sẽ có vị minh quân hay hiền nhân, hoặc tôn phong những triều đại tốt đẹp. Thế kỷ XI, vua Lý Công Uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La và đã đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 61/2022 67 để thể hiện khát vọng và tư thế vươn lên của một dân tộc. Tuy chưa ai nhìn thấy diện mạo thật nhưng rồng luôn hiện diện trong lịch sử và nghệ thuật, trong văn học và đời sống của người Việt, nó là con vật xuất hiện nhiều hơn cả, xuất hiện vừa thực vừa hư, vừa gần, vừa xa, vừa giản dị lại vừa linh thiêng: Rồng chầu mặt nguyệt (龙崇拜月亮), Lưỡng long tranh châu (二龙戏珠), Thêu rồng vẽ phượng (绣龙画凤); Thời phong kiến, rồng trở thành biểu tượng của quyền lực thiên tử. Hình tượng rồng mang vẻ cao quý, tôn nghiêm, tượng trưng cho uy quyền: long nhan, long trượng, long thể,… Rồng đứng đầu trong tứ linh “long ly quy phượng - 龙鳞龟凤”. Tư duy về rồng trong thành ngữ của người Việt cũng khá phức tạp, không phải lúc nào cũng nhất quán trong các ý biểu đạt về những hình tượng trên. Để chỉ người giàu sang đến thăm người nghèo hèn có thành ngữ: “Rồng đến nhà tôm – 龙到虾家”, còn khi con người thỏa mãn về mong ước cao sang nào đó lại nói: “Như rồng gặp mây – 如 龙见云”. Kiểu kết hợp “rồng - phượng” trong thành ngữ Việt Nam rất phổ biến, thường được hiểu theo nghĩa tích cực, quen thuộc nhất là rồng chỉ thời vận, hanh thông như “rồng gặp mây nhưng mất yếu tố thời vận thì chỉ là “rồng nằm ở cạn” không còn vùng vẫy, múa may gì được, chỉ còn trơ hình hài: “Rồng nằm bể cạn giơ râu”. Rồng cũng mang dáng dấp trong phong thái viết chữ phóng khoáng, không gò bó “rồng bay phượng múa (龙翔凤舞)” và chỉ những nét vẽ tự ý, không cần kiểu mẫu, không khác con rắn bò chạy quanh “Vẽ rồng vẽ rắn (画龙画蛇)”. Lời nói cũng vậy, nếu ai nói ngụy biện, thêm bớt, không có căn cứ, thì người ta cũng cho người đó là : "Nói rồng nói rắn". Rồng, tóm lại, là một biểu tượng văn hóa, ra đời từ sự nỗ lực của con người trong việc tìm hiểu và nhận thức thế giới tự nhiên. Nếu các nước phương Tây coi rồng là biểu tượng cho sự xấu xa, độc ác, là đối tượng mà con người cần phải chinh phục; thì ngược lại Việt Nam và Trung Quốc, hai đất nước thuộc phương Đông lại xem rồng là biểu tượng cho sự tốt đẹp, may mắn và thịnh vượng. Rồng trong thành ngữ Trung Quốc và Việt Nam đều mang tầm vóc cao quý và sức sống tâm linh vĩnh hằng. Rồng ẩn mình trong nhiều phương diện cuộc sống của cả hai quốc gia: từ văn hóa, nghệ thuật, văn chương, binh pháp, ẩm thực đến phong thủy, thế địa, là khát khao được vươn mình “hóa rồng” chinh phục sức mạnh tối cao trong tự nhiên của con người. 2.2.3. Đặc điểm ngữ dụng Ngữ dụng, tức là sử dụng ngôn ngữ, là quá trình người diễn đạt lựa chọn ngôn ngữ thích hợp để thể hiện nội tâm của mình tùy theo ngữ cảnh đặc biệt. Chìa khóa thành công của giao tiếp ngôn ngữ nằm ở việc cả hai bên đều hiểu được ý nghĩa của lời nói. Bảng 5. Sắc thái biểu cảm của thành ngữ Trung - Việt mang thành tố “rồng” Sắc thái Nghĩa tiêu Nghĩa trung Nghĩa tích cực Tổng Thành ngữ cực tính Thành ngữ tiếng TQ 25 (6,76%) 333 (90%) 12 (3,24%) 370 (100%) Thành ngữ tiếng Việt 21 (18,1%) 28 (24,14%) 67 (57,76%) 116 (100%) Mỗi thành ngữ mang những sắc thái biểu cảm khác nhau, đồng thời, một thành ngữ dùng trong những ngữ cảnh khác nhau cũng cho ra hiệu quả giao tiếp không giống nhau. Thành
  10. 68 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ngữ chữ Hán mang thành tố “rồng” mang sắc thái trung tính chiếm đa số, đòi hỏi người giao tiếp sự kỹ lưỡng khi dùng. So với sử dụng thành ngữ trung tính thì việc sử dụng thành ngữ mang ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực hoàn toàn, sức biểu đạt mạnh nhưng khi đã hiểu rõ nghĩa của cụm từ, ta sẽ ít dùng sai hơn, bởi bản chất của thành ngữ đặc tả duy nhất một sắc thái. Thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên trong lời ăn tiếng nói của người Hoa bởi “chữ ít ý nhiều”, chính vì vậy số lượng thành ngữ được sử dụng phổ biến chiếm tỷ lệ lớn. Theo thống kê về mức độ sử dụng của các thành ngữ tiếng Trung Quốc mang thành tố "龙", có 176 thành ngữ phổ biến (chiếm 47,57%), 122 thành ngữ ít dùng (chiếm 32,97%), và 72 thành ngữ thường dùng (chiếm 19,46%). Trong thành ngữ tiếng Trung Quốc có thể kể đến như: 龙德在田 (Long đức tại điền), 画龙点晴 (Vẽ rồng điểm mắt), 酒龙诗虎 (Rượu rồng thơ hổ), 日角龙颜 (Uy nghi đường bệ), 雀马鱼龙 (Trân cầm dị thú),... Các thành ngữ ít dùng nhưng chiếm số lượng lớn, có thể do thành ngữ cổ đã không phù hợp với bối cảnh thời đại mới, hoặc do hàm nghĩa của chúng quá sâu sắc nên người dùng mang tâm lý “sợ sai” khi sử dụng: 亢龙有悔 (Kháng long hữu hối), 龙跧虎卧 (Long thuyên hổ ngọa),... Trong thành ngữ tiếng Việt, các thành ngữ vốn quen thuộc như: Cá [chép] hóa rồng (1. Học trò đi thi được đỗ đạt vinh hiển; 2. Người được thỏa chí, toại nguyện, thành đạt), Chạm rồng trổ phượng (1. Trang trí lộng lẫy, tinh xảo, cầu kỳ; 2. Sự tô điểm rối rắm, rườm rà), Đầu rồng đuôi tôm/rắn (1. Việc khi đầu thì hưng thịnh, sau thì suy yếu; 2. Chuyện lúc khởi đầu có vẻ to tát, đẹp đẽ nhưng kết thúc lại chẳng ra gì; 3. Sự cọc cạch, không tương xứng giữa những bộ phận có phẩm chất quá khác biệt trong cùng một chỉnh thể),... Các thành ngữ ít dùng chiếm số lượng nhỏ, chủ yếu dùng trong văn viết, các văn bản cổ, ví dụ: Dựa mạn thuyền rồng (Được vua chọn làm cung phi, làm vợ hoặc lấy được người giàu sang), Mả táng hàm rồng (Gặp may mắn, tự nhiên ngày càng phát đạt thịnh vượng, [tưởng như] do mồ mả tổ tiên được chôn vào chỗ đất đẹp),... Thành ngữ tiếng Trung Quốc và thành ngữ tiếng Việt mang thành tố “rồng” dù có sự chênh lệch về số lượng nhưng về tính dụng, có nhiều điểm tương đồng. Các thành ngữ này phần lớn đều được sử dụng rộng rãi, vốn đã quen thuộc trong lời ăn tiếng nói của người dân. Hình tượng bí ẩn của loài rồng càng kích thích nhiều lối so sánh tưởng tượng, các cách ẩn dụ hoán dụ gần với các hiện tượng bình dị trong cuộc sống của nhân dân. Chính vì vậy, loài vật vốn kiêu kỳ, lớn lao, giờ đây có tần suất xuất hiện nhiều trong cả hai quốc gia Trung Quốc - Việt Nam. 3. KẾT LUẬN Hình tượng con rồng không chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ thành văn mà còn được nâng lên thành tín ngưỡng dân gian, thể hiện trong các nghệ thuật trang trí truyền thống như hội họa, điêu khắc,… để biểu đạt khát vọng thành công, phú quý. Tìm hiểu thành ngữ Trung - Việt mang thành tố “rồng”, ta càng thêm nhiều cơ hội tìm hiểu về ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa của hai nước. Từ kết quả nghiên cứu khảo sát 370 thành ngữ tiếng Trung Quốc mang thành tố “龙”, 116 thành ngữ tiếng Việt mang thành tố “rồng trong tám cuốn đại từ điển thành ngữ tiếng Trung Quốc và thành ngữ tiếng Việt, cùng kết quả so sánh đối chiếu thành ngữ Trung - Việt mang thành tố “rồng” một cách hệ thống và toàn diện trên ba bình diện
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 61/2022 69 ngôn ngữ đã không chỉ góp phần làm rõ những giá trị văn hóa của hai dân tộc, giúp cho việc lĩnh hội nội dung, ý nghĩa, cách sử dụng thành ngữ của hai ngôn ngữ trở nên dễ dàng hơn, đồng thời còn cung cấp một tài liệu tham khảo mang tính ứng dụng cao, góp phần nâng cao chất lượng trong giảng dạy, nghiên cứu ngôn ngữ và biên soạn từ điển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Thị Thanh Nga (2017), “Dấu ấn rồng trong tâm thức người Việt qua tục ngữ, thành ngữ, ca dao”, Tạp chí Văn học Nghệ thuật, số 401. 2. Liêu Linh Chuyên (2014), “Sự khác nhau về nội hàm văn hóa của hai từ Rồng (龙, Dragon) và Chó (狗, Dog) trong ngôn ngữ Việt - Hán – Anh”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 6. 3. Phan Phương Thanh (2019), “Thành ngữ có từ ngữ chỉ loài vật từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận”, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. 4. Ham Myoung Ja (2019), “Thành ngữ chứa tên con vật trong tiếng Hàn Quốc (So sánh với tiếng Việt tương đương)”, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Đỗ Thị Thu Hương (2017), “Thế giới động vật trong thành ngữ tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 10. 6. Lê Thị Hương (2015), “Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật và thực vật (Một vài so sánh với Việt Nam)”, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHQGHN - Đại học KHXH&NV 7. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (1993), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb. Giáo Dục Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Thanh Liêm (2012), Từ điển thành ngữ Việt Nam, Nxb. Lao động. 9. Nguyễn Lực, Lương Văn (1978), Thành ngữ tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội. A STUDY ON CHINESE AND VIETNAMESE IDIOMS WITH THE “DRAGON” ELEMENT Abstract: " 龙 ", meaning "dragon/long/thin" in Vietnamese, is a mysterious cultural phenomenon, a sacred symbol related to the Vietnamese legend of "Children of the Dragon, Grandchildren of the Immortal". The dragon is at the first rank of the 4 supernatural creatures, namely: dragon, unicorn, turtle, phoenix. The dragon symbolizes the supreme authority of the sons of Heaven and has a special position in the religious culture of the two nations - Vietnam and China. Therefore, the number of idioms with the element "dragon" is so plentiful that it has become an important part of the idiom legacy of the two countries. The article conducted some surveys and comparisons on three linguistic aspects: grammar, semantics, pragmatics, the article provides an overview of Chinese idioms and Vietnamese idioms, including the "dragon" element. The readers would be able to gain better understanding of the similarities and differences between the languages and cultures of the two nations. Meanwwhile, the article would become a useful reference for linguistic researching, language teaching and Vietnamese - Chinese, Chinese - Vietnamese dictionary compiling. Keywords: Idioms, dragon, Chinese, Vietnamese, Comparative
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2