Hãa häc<br />
<br />
<br />
Nghiªn cøu thµnh phÇn vµ cÊu tróc tÕ vi<br />
mét sè chi tiÕt trong ®éng c¬ phãng<br />
cña tªn löa KH-35E<br />
VŨ NGỌC TOÁN, LÊ QUANG TUẤN, ĐINH VĂN LONG,<br />
NGUYỄN THỊ HƯƠNG, NGÔ VĂN HOÀNH<br />
Tóm tắt: Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu đánh giá thành phần hóa học và cấu<br />
trúc tế vi của các chi tiết gồm vỏ động cơ, nắp đậy, nắp sau, vỏ loa phụt, then và đai ốc trong<br />
động cơ phóng của tên lửa Kh-35E. Các kết quả phân tích cho thấy các chi tiết đều được chế<br />
tạo từ hợp kim thép mác 30XCHA, 30XCA và 25XC. Cấu trúc tế vi của các mẫu dạng pha<br />
bainit, mactenxit, hoặc bainit ram, mactenxit ram<br />
Từ khóa: Tên lửa Kh35-E, Động cơ phóng, Thép hợp kim.<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Động cơ phóng của tên lửa Kh-35E (ký hiệu là 78ДT) có công dụng phóng và tạo tốc<br />
độ cho tên lửa ở giai đoạn đầu quỹ đạo bay và là động cơ tên lửa nhiên liệu rắn một chế<br />
độ. Động cơ phóng gồm thân, thuốc phóng rắn, nắp đậy, khối loa phụt, thuốc mồi B-287<br />
và kíp mồi K-716-1. Thân bao gồm các ống trụ hàn liền, vòng cánh trước, vòng cánh sau,<br />
đáy, cổ; trên các vòng cánh có các mặt với rãnh vòng, rãnh định hướng dọc để định vị<br />
đúng khi lắp động cơ và vòng đệm ôm chốt hãm nhằm cố định ren loa phụt. Chốt hãm lắp<br />
qua các lỗ được đậy kín bằng các mấu và các tấm đệm cố định bằng cách xiết chặt các vít<br />
[1,2]. Đối với các chi tiết trong thân của động cơ, nắp đậy, vỏ khối loa phụt, nắp sau, then<br />
và đai ốc đều được chế tạo từ thép hợp kim. Trong đó ngoài sắt và cacbon còn có mặt của<br />
các nguyên tố kim loại khác như Cr, Ni, Mn, Si, Mo, W, Ti, Co, Nb. Các loại thép hợp<br />
kim này thường có cơ tính cao hơn so với thép cacbon, đặc biệt tính chịu nóng, khả năng<br />
chống ăn mòn, độ dai va đập, giới hạn chảy, độ co thắt tương đối, điện trở… đều khá cao<br />
[3-5]. Hiện nay, để bảo quản, bảo dưỡng và tăng hạn sử dụng của tên lửa Kh-35E chúng ta<br />
đều phải thuê chuyên gia nước ngoài hoặc đặt hàng nhập khẩu các loại vật tư linh kiện từ<br />
Nga. Việc đặt hàng nhiều chủng loại với số lượng ít, thủ tục nhập khẩu khó khăn, chi phí<br />
cao, thời gian nhập khẩu kéo dài,... đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính chủ động trong<br />
công tác kỹ thuật. Do vậy, tự nghiên cứu phân tích thành phần và tính năng cơ lý của các<br />
mẫu vật liệu cơ bản trong tên lửa Kh-35E làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo sẽ có<br />
ý nghĩa thực tiễn cao. Bài báo này trình bày một số kết quả khảo sát thành phần hóa học,<br />
cấu trúc tế vi của các chi tiết vỏ động cơ, nắp đậy, vỏ khối loa phụt, nắp sau, then và đai ốc<br />
trong động cơ phóng của tên lửa Kh-35E.<br />
<br />
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật tư - hóa chất<br />
Các chi tiết sử dụng để nghiên cứu khảo sát thành phần hóa học, cấu trúc tế vi trong<br />
động cơ phóng của tên lửa Kh-35E bao gồm: vỏ động cơ, nắp đậy, nắp sau, vỏ loa phụt,<br />
then và đai ốc. Các chi tiết này được lấy sau quá trình tháo rời động cơ phóng của tên lửa<br />
Kh-35E. Do yêu cầu nên quá trình nghiên cứu khảo sát thành phần và cấu trúc tế vi được<br />
tiến hành bằng phương pháp không phá hủy.<br />
2.2. Nghiên cứu đánh giá thành phần hóa học và cấu trúc tế vi<br />
Thành phần hóa học của các chi tiết được xác định bằng phương pháp phân tích quang<br />
phổ phát xạ. Quá trình phân tích được tiến hành trên thiết bị PMI Master Plus, Mỹ theo<br />
ASTM E415-08 tại Trung tâm đánh giá hư hỏng vật liệu (COMFA), Viện Khoa học Vật<br />
liệu/Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam. Cấu trúc tế vi của vật liệu được xác định bằng<br />
<br />
<br />
<br />
156 V.N .To¸n, …, N. V. Hoµnh, "Nghiªn cøu thµnh phÇn … tªn löa Kh-35E."<br />
Nghiªn cøu khoa häc c«ng nghÖ<br />
<br />
phương pháp chụp ảnh trên thiết bị kính hiển vi quang học. Các chi tiết trước khi tiến hành<br />
chụp cấu trúc được mài nhẹ để làm nhẵn bề mặt, đánh bóng và tẩm thực dung dịch. Quá<br />
trình khảo sát cấu trúc tế vi được thực hiện trên kính hiển vi AXIOVERT 40 MAT với bộ<br />
đo độ cứng tế vi MHT-10 của Đức tại Trung tâm đánh giá hư hỏng vật liệu (COMFA),<br />
Viện Khoa học Vật liệu/Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Thành phần hóa học<br />
Kết quả phân tích thành phần hóa học và độ cứng của 06 chi tiết của động cơ phóng<br />
được dẫn ra ở bảng 1:<br />
Bảng 1. Thành phần hóa học và độ cứng của 06 chi tiết trong động cơ phóng.<br />
Kết quả (%)<br />
TT Chỉ tiêu Vỏ động Vỏ loa<br />
Nắp đậy Đai ốc Then Nắp sau<br />
cơ phụt<br />
1 Fe 94,7 96,5 96,3 96,5 94,2 96,2<br />
2 C 0,111 0,330 0,247 0,269 0,154 0,288<br />
3 Si 1,22 1,20 1,16 1,17 1,13 1,05<br />
4 Mn 1,06 0,916 0,942 0,856 1,18 0,930<br />
5 Cr 0,998 0,735 0,973 0,780 1,14 0,908<br />
6 Mo 0,314