Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ BỘ TỔ HỢP TÍN HIỆU ĐIỀU TẦN<br />
CHO RA ĐA LIÊN TỤC BẰNG PHƯƠNG PHÁP<br />
TỔ HỢP SỐ TRỰC TIẾP TẦN SỐ<br />
Nguyễn Minh Thắng 1*, Nguyễn Đình Hưng 2, Đinh Trọng Quang1,<br />
Trịnh Xuân Thọ1, Nguyễn Thành1<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày nghiên cứu, thiết kế bộ tổ hợp tín hiệu cho ra đa liên<br />
tục sử dụng tín hiệu điều tần bằng phương pháp tổ hợp số trực tiếp tần số. Bằng<br />
việc khảo sát tín hiệu điều tần tuyến tính dạng tam giác, bài báo đã làm rõ nguyên<br />
lý hoạt động cả ra đa liên tục. Bài báo cũng đề xuất phương án thiết kế bộ tổ hợp<br />
tín hiệu điều tần tuyến tính liên tục theo phương pháp tổ hợp số trực tiếp dựa trên<br />
công nghệ vi mạch tích hợp khả trình FPGA (Field Programmable Gate Array) kết<br />
hợp với linh kiện điều chế cầu phương I/Q AD9957. Kết quả của nghiên cứu sẽ<br />
được giới thiệu và đánh giá với bộ tham số thiết kế đầu vào.<br />
Từ khóa: Ra đa liên tục, Tổ hợp số trực tiếp tần số, Điều tần tuyến tính, Vi mạch AD9957<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tín hiệu điều tần là dạng tín hiệu điều chế được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh<br />
vực thông tin liên lạc, ra đa cảnh giới, ra đa viễn thám, hệ thống đo cao, hệ thống<br />
giám sát chất lượng. Trong các ứng dụng sử dụng tín hiệu điều tần, lĩnh vực nghiên<br />
cứu liên quan tới ra đa liên tục sử dụng tín hiệu điều tần đã có quá trình phát triển<br />
lâu dài và được phát triển rộng rãi trong những năm gần đây [1]-[5]. Đặc biệt trong<br />
lĩnh vực quân sự, cùng với việc phát triển của công nghệ bán dẫn và các hệ thống<br />
xử lý số thông tin tốc độ cao, thời gian gần đây đã có nhiều hệ thống ra đa liên tục<br />
được giới thiệu như hệ thống cảnh giới Cam Shell 76N6, hệ thống ra đa ELM-<br />
2112, hệ thống ra đa Ranger R20SS, v.v. Tại Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu ra đa<br />
liên tục cũng đã được quan tâm tuy nhiên vẫn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu,<br />
mang tính chất nền tảng cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng chủng loại ra<br />
đa này trong thực tiễn.<br />
Trong bối cảnh nghiên cứu như trên, bài báo trình bày nghiên cứu, thiết kế bộ tổ<br />
hợp tín hiệu cho ra đa liên tục sử dụng tín hiệu điều tần bằng phương pháp tổ hợp<br />
số trực tiếp tần số. Trước tiên, nguyên lý hoạt động của ra đa liên tục được làm rõ<br />
bằng việc khảo sát tín hiệu điều tần tuyến tính dạng tam giác. Dựa trên kết quả<br />
khảo sát nguyên lý hoạt động của ra đa liên tục, bài báo đề xuất phương án thiết kế<br />
bộ tổ hợp tín hiệu điều tần tuyến tính liên tục theo phương pháp tổ hợp số trực tiếp<br />
tần số dựa trên công nghệ vi mạch tích hợp khả trình FPGA kết hợp với linh kiện<br />
điều chế cầu phương I/Q AD9957. Kết quả của nghiên cứu sẽ được giới thiệu và<br />
đánh giá với bộ tham số thiết kế đầu vào.<br />
2. TỔ HỢP TÍN HIỆU TRONG RA ĐA ĐIỀU TẦN<br />
TUYẾN TÍNH LIÊN TỤC<br />
2.1. Nguyên lý hoạt động của ra đa liên tục sử dung tín hiệu điều tần<br />
Ra đa liên tục có thể sử dụng dạng điều tần tuyến tính để đo cả khoảng cách và<br />
tần số Đốp le. Trong thực tế ra đa liên tục, dạng sóng điều tần tuyến tính được thay<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 197<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
đổi theo độ rời rạc đủ nhỏ để đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác khi đo khoảng<br />
cách và vận tốc mục tiêu. Tín hiệu phản xạ từ mục tiêu ngoài việc phụ thuộc vào<br />
khoảng cách R đến mục tiêu còn phụ thuộc vào vận tốc hướng tâm của mục tiêu so<br />
với đài phát. Hình 1 miêu tả miêu tả sóng điều tần liên tục sử dụng dạng sóng điều<br />
tần tam giác và tín hiệu phản xạ từ mục tiêu ở khoảng cách R đối với mục tiêu<br />
không chuyển động, còn Hình 2 là đối với mục tiêu chuyển động.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Tần số truyền, nhận và tần số Hình 2. Tần số truyền, nhận và tần số<br />
phản xạ cho trường hợp mục tiêu không phản xạ cho trường hợp mục tiêu<br />
chuyển động. chuyển động.<br />
Trong trường hợp mục tiêu không chuyển động, tần số phách được định nghĩa<br />
theo công thức:<br />
2∆ 2<br />
= − = (1)<br />
Trong đó: :độ di tần ( độ lệch tần cực đại )<br />
∆ : độ dịch tần của điều chế<br />
: chu kì dịch tần<br />
: khoảng cách từ mục tiêu đến đài<br />
Trong trường hợp mục tiêu chuyển động với vận tốc khác không, khi đó trong<br />
thành phần tín hiệu phản xạ sẽ mang thêm thành phần Đốp le. Khi đó mối quan hệ<br />
giữa tín hiệu truyền và tín hiệu phản xạ sẽ được biểu diễn trên hình 2. Khi mục<br />
tiêu chuyển động, tần số phản xạ sẽ được cộng thêm thành phần Đốp le, lượng tần<br />
số cộng vào sẽ mang dấu dương (nếu mục tiêu chuyển động lại gần so với ra đa) và<br />
mang dấu âm (nếu mục tiêu chuyển động ra xa so với ra đa), khi đó ta tính được:<br />
Tần số phách (Up Beat frequency) nửa chu kì dịch tần lên:<br />
4 ∆ 2<br />
= − (2)<br />
<br />
Tần số phách (Dp Beat frequency) nửa chu kì dịch tần xuống:<br />
4 ∆ 2<br />
= + (3)<br />
<br />
Trong đó: : tốc độ hướng tâm của mục tiêu so với ra đa.<br />
<br />
<br />
198 N.M. Thắng, N.Đ. Hưng, …, “Nghiên cứu, thiết kế bộ tổ hợp… tổ hợp số trực tiếp tần số.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
: bước sóng tương ứng với tần số trung tâm<br />
Khi đó khoảng cách thu được từ công thức sau:<br />
<br />
= ( + ) (4)<br />
8∆<br />
Tốc độ mục tiêu sẽ được tính theo công thức:<br />
<br />
= ( − ) (5)<br />
4<br />
2.2. Phương pháp tổ hợp số trực tiếp tần số<br />
Tổ hợp số trực tiếp DDS (Direct Digital Synthesizer) hoặc NCO (Numerically<br />
Controlled Oscillator), là một phần tử quan trọng trong hệ thống truyền thông, hệ<br />
thống ra đa hiện đại và trong một vài hệ thống điện tử khác. Tổ hợp số trực tiếp tần<br />
số được sử dụng rộng rãi để thay đổi tần số lấy mẫu tín hiệu, các kiểu điều chế<br />
hoặc giải điều chế, và thực thi một số dạng mã hóa tín hiệu như là PSK, FSK, và<br />
MSK. Thông thường cách thức hoạt động của nó là tạo một tín hiệu hình sin (cầu<br />
phương hoặc không) dựa vào một bảng tra. Bảng tra chứa các mẫu của tín hiệu<br />
hình sin. Phương pháp này tạo ra độ chính xác tần số cao, độ ổn định của tần số<br />
theo nhiệt độ và thời gian là rất cao, dải điều chỉnh tần số rộng, tốc độ điều chỉnh<br />
tần số rất nhanh.<br />
3. CẤU TRÚC BỘ TẠO TÍN HIỆU<br />
3.1. Thiết kế cấu trúc bộ tạo tín hiệu<br />
Cấu trúc bộ tạo tín hiệu đề xuất trong nguyên cứu này bao gồm 2 mô đun chính:<br />
mô đun AD9957 và mô đun vi xử lý khả trình FPGA trong đó mô đun vi mạch<br />
khả trình FPGA đóng vai trò thiết lập tham số thanh ghi khởi tạo cho linh kiện<br />
AD9957 và cung cấp tham số I/Q trong quá trình điều chế cầu phương thực hiện<br />
bởi mô đun AD9957.<br />
3.1.1. Mô đun vi mạch tổ hợp tần số AD9957<br />
AD9957 tạo ra tín hiệu băng tần cơ sở bằng phương pháp tổ hợp số trực tiếp tần<br />
số. Trong AD9957 tích hợp một bộ tổ hợp số trực tiếp tần số, một bộ biến đổi số -<br />
tương tự 14 bít, mạch nhân xung nhịp, bộ lọc số và các mạch xử lý tín hiệu số<br />
khác. Tín hiệu băng tần cơ sở có thể được tạo ra có thể được điều chế biên độ, pha,<br />
tần số một cách dễ dàng bằng cách nạp dữ liệu cho các thanh ghi qua các chân vào<br />
ra nối tiếp và các chân truyền dữ liệu song song.<br />
AD9957 có 3 chế độ hoạt động cơ bản: chế độ điều chế cầu phương, chế độ nội suy<br />
DAC, chế độ tạo xung đơn. Trong khuôn khổ nội dung bài báo này ta chỉ quan tâm<br />
đến chế độ điều chế cầu phương để tạo ra được tín hiệu điều tần tuyến tính liên tục.<br />
3.1.2. Mô đun vi mạch khả trình FPGA<br />
Trong nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất vi mạch tích hợp khả trình Spartan-3E<br />
là họ FPGA của Xilinx với nhiều ưu điểm nổi bật. Đầu tiên phải kể đến là khả<br />
năng tích hợp của Spartan-3E từ 100,000 gates đến 1,6 triệu gates, dễ sử dụng, giá<br />
thành thấp, tiêu thụ điện ít, mật độ tích hợp nhiều phần tử logic, truyền dữ liệu với<br />
tốc độ khá cao.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 199<br />
K<br />
Kỹỹ thuật si<br />
siêu<br />
êu cao ttần<br />
ần & Ra đa<br />
<br />
Với nhữn<br />
Với những g ưu đi điểmểm nh<br />
nhưư vậy<br />
vậy ta ho<br />
hoàn<br />
àn toàn có ththểể sử dụng linh kiện Spartan<br />
Spartan--3E<br />
3E<br />
cho mô đun vi m mạch<br />
ạch khả tr trình<br />
ình FPGA đđểể điều khiển mô đun AD9957 để tổ hợp<br />
những tín hiệu theo bbài<br />
những ài toán đđềề ra và<br />
và ccụ<br />
ụ thể ở đây sẽ llàà tạo<br />
tạo ra tín hiệu điều tần<br />
tuyến tính li<br />
tuyến liên<br />
ên tục.<br />
tục.<br />
3.2 Nguyên lý ho<br />
3.2. hoạtạt động của llõi õi DDS CORE<br />
Như đã đã nói ở tr trên,<br />
ên, mô đun vi m mạch<br />
ạch khả trtrình<br />
ình FPGA đóng vai tr tròò quan tr<br />
trọng<br />
ọng<br />
trong việc<br />
việc điều khiển vvàà truyền<br />
truyền số liệu I/Q trong quá tr trình<br />
ình ttổ<br />
ổ hợp số trực tiếp trtrên<br />
ên<br />
mô đun AD9957. Phương pháp chung ở đây llàà khởi khởi tạo một bảng tham kh khảo<br />
ảo các<br />
giá tr<br />
trịị I và<br />
và Q. B Bộ ộ tích phân số đđược ợc sử dụng để đđưaưa ra tham ssố ố về pha kết hợp với<br />
bảng<br />
ảng giá trị khởi tạo để tổ hợp đđư ược<br />
ợc tân số mong muốn. Trong nghi nghiênên ccứu<br />
ứu nnày,<br />
ày,<br />
nhóm tác gi giảả sử dụng llõi õi lô gic DDS đượcđược phát triễn hỗ trợ cho họ vi mạch khả<br />
trình FPGA ccủa<br />
trình ủa Xilinx để thiết kế bộ tổ hợp tần số. Tần số đầu ra của bộ tổ hợp số<br />
trực<br />
ực tiếp đđưược<br />
ợc tính theo công thức sau:<br />
∆<br />
= (6))<br />
2 ( )<br />
trong đó: : tầầnn ssố đồng<br />
ng hồ chu n, ∆ : giá trị<br />
h chuẩn trị của từ điều khiển tần số số, ( ) : sốố<br />
bít ccủa<br />
ủa từ điều khiển tần số.<br />
3.3 S<br />
3.3. Sản<br />
ản phẩm thực tế vvà<br />
à sơ đồ<br />
đồ ghép nối<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. Mô đun Spartan<br />
Hình 3. Spartan-3E<br />
3E. Hình 4. Mô đun AD9957<br />
AD9957..<br />
<br />
Máy phân<br />
<br />
Máy M ch nạ<br />
Mạch nạp Mô đun<br />
tích phổ<br />
ph<br />
tính Spartan 3E<br />
Spartan-3E<br />
XILINX AD9957<br />
Máy<br />
<br />
hi n sóng<br />
hiện<br />
<br />
<br />
Hình 5. Sơ đđồ<br />
ồ ghép nối để nạp ch<br />
chương<br />
ương trình<br />
trình và đánh giá kkết<br />
ết quả<br />
quả..<br />
<br />
Để nạp ch<br />
Để chương<br />
ương trtrình<br />
ình và đánh giá kkết<br />
ết quả tín hiệu đđã đư<br />
được<br />
ợc tạo ra ta lắp đặt các<br />
thiết<br />
thiết bị theo ssơ<br />
ơ đđồ đư<br />
được<br />
ợc mô tả nh<br />
nhưư trong hhình<br />
ình 5<br />
5.<br />
<br />
<br />
<br />
200 N.M. Thắng,<br />
Thắng, N.Đ. H<br />
Hưng,<br />
ưng, …,<br />
… “Nghiên<br />
Nghiên ccứu,<br />
ứu, thiết kế bộ tổ hợp<br />
hợp…… tổ số.””<br />
ổ hợp số trực tiếp tần số<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN<br />
4.1. Tham số thiết kế<br />
Nhóm tác giả đã thiết kế các mô đun phần cứng, xây dựng chương trình phần<br />
mềm để tạo ra tín hiệu điều tần tuyến tính liên tục dạng tam giác. Trong quá trính<br />
khảo sát, nhóm tác giả đã tiến hành đo đạc, kiểm thử với nhiều bộ thám số khác<br />
nhau với tần số trung tâm có giá trị từ = 10 MHz đến = 150 MHz, độ dịch<br />
tần thay đổi từ Δ = 1 MHz đến Δ = 20 MHz. Do giới hạn của bài báo, kết quả<br />
đo được giới thiệu trong bài báo được tiến hành với bộ tham số chính như sau:<br />
Tần số trung tâm = 35 MHz.<br />
Độ dịch tần Δ = 10 MHz.<br />
Chu kì dịch tần T = 1000 .<br />
4.2. Kết quả đo đối với sản phẩm thực nghiệm<br />
<br />
<br />
thời gian giữ chậm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Kết quả đo từ máy phân tích phổ. Hình 7. Kết quả đo bằng máy hiện sóng.<br />
<br />
Kết quả đo sử dụng sơ đồ ghép nối (tham khảo hình 5) được thể hiện như hình<br />
6 và hình 7. Hình 6 thể hiện độ dịch tần của tín hiệu tổ hợp có độ rộng 10Mhz từ<br />
30 MHz đến 40 MHz với tần số trung tâm là 35 MHz. Kết quả đo bằng máy hiện<br />
sóng (tham khảo hình 7) cho thấy ứng với tại điểm giữ chậm 1000 , dao động<br />
của tín hiệu chuyển từ nhanh sang chậm tương ứng với tần số 30MHz. Kết quả đo<br />
từ máy phân tích phổ và máy hiện sóng đã cho thấy tín hiệu được tổ hợp trong bài<br />
báo đảm bảo được tham số thiết kế đã đề ra trong mục 4.1.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã trình bày nghiên cứu, thiết kế bộ tổ hợp tín hiệu cho ra đa liên tục sử<br />
dụng tín hiệu điều tần bằng phương pháp tổ hợp số trực tiếp tần số. Dựa trên kết<br />
quả khảo sát nguyên lý hoạt động của ra đa liên tục được khảo sát trong phần 2,<br />
bài báo đã đề xuất phương án thiết kế bộ tổ hợp tín hiệu điều tần tuyến tính liên tục<br />
Bằng việc sử dụng Spartan-3E để điều khiển mô đun AD9957 tổ hợp tần số theo<br />
phương pháp trực tiếp ta có thể tạo ra được tín hiệu điều tần tuyến tính liên tục<br />
trong phần 3 của bài báo. Kết quả đo bộ tổ hợp tần số số trực tiếp cho thấy tín<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 201<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
hiệu được tạo ra có các tham số đúng như yêu cầu thiết kế và được kiểm nghiệm<br />
bằng máy phân tích phổ và máy hiện sóng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. M.I. Skolnik, “Radar Handbook”, 2008.<br />
[2]. L. N. Uyên, N. Thành, V. V. Phúc, “Thiết kế chế tạo máy thu đa kênh dùng<br />
cho rađa cộng hưởng dải sóng mét trên cơ sở sử dụng linh kiện tích hợp<br />
cao”, Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT-TT, tr. 54 -<br />
63, tập V-1, số 6 (26), tháng 9/2011.<br />
[3]. A. Patel, “Signal Generation for FMCW Ultra-Wideband Radar”, Master<br />
thesis, 2009.<br />
[3]. Analog Devices Inc., “A Technical Tutorial on Digital Signal Synthesis”,<br />
1999.<br />
[4]. J. Vankka, “Direct Digital Synthesizers: Theory, Design and Appli-cations”,<br />
Doctor thesis, 2000.<br />
[5]. B.Suresh,, M.V.Srikanth, “Radar Waveform Generator based on DDS”, Int.<br />
Jour. of Adv. Research in Comp. and Comm. Eng., Vol. 2, Issue 9,<br />
September 2013.<br />
ABSTRACT<br />
A DESIGN OF WAVEFORM GENERATOR FOR CONTINUOUS<br />
WAVE RADAR USING FREQUECY MODULATED BY<br />
USING DIGITAL DIRECT SYNTHESIZER METHOD<br />
In this paper, we will research, design, and built a frequency synthesizer<br />
for the continuous wave radar by applying direct digital synthesizers(DDS)<br />
method. By studying the linear frequency modulated (LMF) continuous<br />
waveform in triangle shape, paper makes clear about principle and theory of<br />
operation for CW radar. We also propose a design of LMF frequency<br />
synthesizer by apply direct digital synthesizer method associate with FPGA<br />
and using quadrature modulation of AD9957 device. The clarified of this<br />
proposal design is confirmed by measure result of modulated waveform.<br />
Keywords: Continous wave radar, Direct digital synthesizer, Linear frequency modulated, AD9957 device.<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 06 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 26 tháng 07 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 08 năm 2016<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Ra đa, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự;<br />
2<br />
Học viện Phòng Không Không Quân.<br />
* Emai: minhthang.mta@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
202 N.M. Thắng, N.Đ. Hưng, …, “Nghiên cứu, thiết kế bộ tổ hợp… tổ hợp số trực tiếp tần số.”<br />