Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ CHẾ TẠO KHỚP NỐI QUAY<br />
BẰNG ỐNG SÓNG SỬ DỤNG CHO THIẾT BỊ GÂY NHIỄU RADAR<br />
LÀM VIỆC TRONG DẢI SÓNG 3 CM<br />
Phùng Ngọc Sơn1*, Lê Quang Hiển1, Đoàn Ngọc Hanh1, Nguyễn Thanh Sơn2<br />
Tóm tắt: Khớp chuyển đổi ống sóng siêu cao tần là một trong những thiết bị quan<br />
trọng và được sử dụng phổ biến trên các hệ thống thu- phát của các khí tài quân sự<br />
trong lĩnh vực Tác chiến điện tử, radar, Viễn thông quân sự. Trong nội dung bài báo,<br />
nhóm tác giả sẽ trình bày về cơ sở tính toán thiết kế cơ cấu khớp quay ống sóng sử<br />
dụng cho thiết bị gây nhiễu ra đa làm việc ở băng tần X và kết quả mô phỏng, chế tạo<br />
thực nghiệm khớp quay ống sóng theo yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật cho trước.<br />
Từ khóa: Kỹ thuật siêu cao tần; Ống dẫn sóng; Khớp nối quay bằng ống sóng.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong các khí tài trinh sát - gây nhiễu đối không của lĩnh vực Tác chiến điện tử hay các<br />
đài radar và trạm thu phát viễn thông quân sự, người ta sử dụng khớp chuyển đổi ống sóng<br />
dùng để truyền năng lượng điện từ máy phát (đặt ở phần tĩnh) tới anten quay (đặt ở phần<br />
động). Nhiệm vụ chính của khớp chuyển đổi ống sóng là bảo đảm truyền công suất ổn<br />
định khi quay anten. Ở nước ta, tính đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu<br />
nào về khớp chuyển đổi ống sóng siêu cao tần sử dụng cho thiết bị gây nhiễu radar làm<br />
việc ở băng tần X (dải sóng 3 cm). Việc nghiên cứu, chế tạo khớp chuyển đổi ống sóng<br />
siêu cao tần càng trở lên cấp thiết cho thiết bị gây nhiễu radar, cũng như từng bước làm<br />
chủ công nghệ thiết kế các phần tử siêu cao tần trong thiết bị khí tài của quân sự ở nước ta.<br />
Các nội dung nghiên cứu của bài báo bao gồm:<br />
Tổng quan về khớp chuyển đổi ống dẫn sóng siêu cao tần ở băng tần X.<br />
Tính toán, thiết kế, mô phỏng các tham số truyền dẫn.<br />
Thực hiện gia công chế tạo khớp chuyển đổi ống dẫn sóng siêu cao tần ở băng tần<br />
X và đo kiểm đánh giá sản phẩm.<br />
2. TỔNG QUAN VỀ BỘ KHỚP CHUYỂN ĐỔI ỐNG<br />
DẪN SÓNG SIÊU CAO TẦN Ở BĂNG TẦN X<br />
2.1. Cấu tạo cơ bản của khớp chuyển đổi ống dẫn sóng<br />
Khớp nối quay bằng ống sóng được dùng để ghép nối giữa phần động và phần tĩnh của<br />
tuyến đường truyền sóng siêu cao tần từ thiết bị phát đến anten phát, hoặc là từ anten thu<br />
đến hệ thống thu. Với dải tần công tác trong băng tần X, nhóm tác giả lựa chọn phương án<br />
dùng 2 đầu chuyển đổi cáp đồng trục sang ống dẫn sóng chữ nhật và trục quay gắn liền<br />
trên cáp đồng trục làm bộ chuyển đổi ống dẫn sóng siêu cao tần.<br />
Phương pháp chuyển đổi sẽ là dùng que dò từ cáp đồng trục đưa vào ống dẫn sóng qua<br />
thành rộng của ống dẫn sóng chữ nhật, trục quay của khớp chuyển đổi ống dẫn sóng được<br />
làm trên đường truyền của cáp đồng trục, bảo đảm sự đối xứng của khớp chuyển đổi ống dẫn<br />
sóng trên 2 cổng. Tránh được ma sát tiếp súc khi khớp chuyển đổi ống dẫn sóng làm việc,<br />
bảo đảm được độ bền cơ khí cũng như độ bền điện của khớp chuyển đổi ống dẫn sóng.<br />
Để đạt được sự chuyển động liên tục mà không gây ảnh hưởng tới cấu trúc của khớp<br />
chuyển đổi ống dẫn sóng, hệ trục quay sẽ có thiết kế với 1 vòng bi đồng tâm đối xứng qua<br />
tâm khớp chuyển đổi ống dẫn sóng, trục của vòng bi sẽ trùng với trục của cáp đồng trục<br />
truyền sóng bảo đảm cho tín hiệu truyền qua khớp chuyển đổi ống dẫn sóng là như nhau ở<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 201<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
mọi góc quay của khớp chuyển đổi ống dẫn sóng. Kết cấu của khớp nối quay bằng ống<br />
sóng được mô tả theo Hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mặt cắt mô hình khớp chuyển đổi ống dẫn sóng siêu cao tần<br />
( Trong đó: 1-chuyển đổi cáp đồng trục sang ống dẫn sóng, 2-ty dẫn cao tần, 3- teflon,<br />
4-Vòng bi, 5-chốt hãm ty dẫn cao tần).<br />
2.2. Nguyên lý truyền dẫn<br />
Thông thường, chúng ta sử dụng đoạn ống sóng tròn có sóng E01 để chế tạo khớp nối<br />
quay vì chúng có trường đối xứng cho phép bảo toàn phân cực của sóng trong mọi vị trí<br />
xoay của ống sóng. Các thành phần chuyển đổi từ ống sóng chữ nhật sang ống sóng tròn<br />
và ngược lại là các ty dò 2 bố trí song song với đường sức trong hai ống sóng chữ nhật gọi<br />
là phần tử ghép. Các phần tử dùng để tạo ra dạng trường mong muốn trong ống dẫn sóng<br />
hay hộp cộng hưởng được gọi là phần tử kích thích. Ngược lại các phần tử dùng để ghép<br />
năng lượng của dạng trường đã cho ra mạch ngoài gọi là phần tử liên kết hay phần tử<br />
ghép. Theo nguyên lý tương hỗ trong lý thuyết trường điện từ thì chúng ta nhận thấy<br />
nguyên tắc công tác của các phần tử kích thích và các phẩn tử ghép là tương tự nhau. Tức<br />
là cùng một phần tử có thể làm chức năng của phần tử kích thích và ngược lại cũng có thể<br />
làm chức năng của phần tử ghép tùy theo nhiệm vụ là cần kích thích trường trong ống dẫn<br />
sóng và trong hộp cộng hưởng hay muốn dẫn năng lượng từ chúng ra ngoài..<br />
Bài toán kích thích trường trong ống dẫn sóng và trong hộp cộng hưởng là bài toán tìm<br />
trường điện từ trong ống dẫn sóng và trong hộp cộng hưởng của nguồn đã cho với phân bố<br />
dòng đã biết trong phần tử kích thích. Đây là bài toán rất phức tạp, muốn tìm nghiệm của<br />
nó người ta dùng phương pháp sau: ta biểu diễn trường cần tìm trong ống dẫn sóng và<br />
trong hộp cộng hưởng dưới dạng tổ hợp của các dạng trường đơn vị trong ống dẫn sóng và<br />
tổ hợp các dao động riêng trong hộp cộng hưởng với các hệ số khai triển cần tìm. Yêu cầu<br />
đặt ra là trường phải tìm tại vị trí đặt phần tử kích thích trùng với trường của nó có phân bố<br />
dòng đã cho. [6]<br />
Ta đi phân tích một dạng chuyển đổi cáp đồng trục sang ống dẫn sóng chữ nhật.<br />
Ta xét mặt phẳng T được phân cách giữa ống dẫn sóng và cáp đồng trục như hình vẽ,<br />
sơ đồ điện tương đương của bộ chuyển đổi tính từ mặt phẳng T nhìn về phía ống dẫn sóng.<br />
Nó tương đương 1 giá trị dung kháng và giá trị cảm kháng với tải là ống dẫn sóng. Việc<br />
tính toán các tham số về độ dài cũng như khoảng cách của ngắn mạch ống dẫn sóng sẽ<br />
được thay thế bằng cách tính các giá trị của khung cộng hưởng LC tương ứng cho từng tần<br />
số cố định.<br />
<br />
<br />
202 P. N. Sơn, …, N. T. Sơn, “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo khớp nối … trong dải sóng 3 cm.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
T<br />
T<br />
d Cáp<br />
Ống<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tải<br />
đồng<br />
b trục<br />
sóng<br />
<br />
T<br />
l<br />
<br />
Hình 2 . Sơ đồ điện tương đương của chuyển đổi cáp đồng trục - ống dẫn sóng chữ nhật.<br />
Theo hình 2 trên thì ứng với mỗi giá trị tần số, điện kháng cáp đồng trục cần phải được<br />
phối hợp với điện kháng của ống dẫn sóng và được biểu diễn thông qua các giá trị tương<br />
đương là L-C. Nhưng biểu thức có thể biểu diễn nó rất phức tạp hay không có một công<br />
thức biểu diễn đơn giản nào của L và C. Nó chỉ có thể chỉ cho ta thấy rằng tại mặt phẳng T<br />
giữa cáp đồng trục vào ống dẫn sóng có trở kháng đầu vào Zi được cho bởi [5]:<br />
Zi R jX (1)<br />
Trong đó :<br />
Z 0 g 2 l d<br />
R 2<br />
sin 2 ( ) tan 2 ( ) (2)<br />
2 ab g <br />
Z 0 g 2 d<br />
4 l <br />
X tan 2 X p sin (3)<br />
4 2 ab g <br />
Với : Z 0 0 0 120<br />
Xp : điện kháng của cáp đồng trục được chuẩn hóa với trở kháng của ống dẫn sóng.<br />
Ta nhận thấy Xp là một hàm của d và l, có rất nhiều phương trình để biểu diễn Xp, mỗi<br />
1<br />
phương trình áp dụng trong các điều kiện cụ thể. Với d 0 bước sóng thì tính chất của<br />
4<br />
1<br />
đầu dò là dung, với d 0 bước sóng thì tính chất dò là cảm, 0 là bước sóng của tín<br />
4<br />
hiệu trong không gian<br />
Khi giá trị b>d rất nhiều thì ta có công thức giá trị Xp như sau [5]: với sự điều chỉnh<br />
phù hợp của d và l thì điện kháng đầu vào có thể tương đương với trở kháng của cáp đồng<br />
trục. Với một bài toán phối hợp như vậy chúng ta có X=0<br />
4 l <br />
2 X p sin <br />
<br />
g <br />
(4)<br />
1<br />
X p <br />
2<br />
Giá trị được cộng hưởng tốt nhất tại Xp=0 khi đó có:<br />
4 l<br />
sin( )0<br />
g (5)<br />
<br />
g (6)<br />
l <br />
4<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 203<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Như vậy để đạt được sự cộng hưởng tốt nhất của bộ chuyển đổi thì khoảng cách giữa<br />
<br />
đầu dò tới đầu ngắn mạch ống sóng được xác định tốt nhất bằng bước sóng của tín hiệu<br />
4<br />
<br />
truyền. Trên thực tế để có được cộng hưởng tốt nhất thì độ dài của l là với là bước<br />
4<br />
sóng cộng hưởng.<br />
3. TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG CÁC THAM SỐ TRUYỀN DẪN CỦA<br />
CỦA KHỚP CHUYỂN ĐỔI ỐNG DẪN SÓNG SIÊU CAO TẦN<br />
3.1. Yêu cầu đầu vào thiết kế<br />
- Dải tần làm việc: 8 GHz đến 12 GHz;<br />
- Hệ số sóng đứng: ≤ 2,2;<br />
- Tổn hao truyền qua: ≤ 1,5 dB;<br />
- Tốc độ quay cực đại: 60 vòng/ phút;<br />
- Vật liệu: Nhôm hoặc đồng<br />
- Kích thước ống sóng: 23x10 mm<br />
3.2. Nguyên lý thiết kế<br />
Trong quá trình tính toán, đường kính ống sóng hình trụ phải được chọn lựa phù hợp và<br />
đáp ứng tốt 2 điều kiện:<br />
Khả năng ghép nối về kết cấu giữa đoạn ống sóng hình trụ-E01 với đoạn ống sóng hình<br />
chữ nhật-H10.<br />
Đảm bảo khả năng triệt tiêu các thành phần dao động cao tần gần nhất so với tần số làm<br />
việc, chẳng hạn như dạng H21 có bước sóng giới hạn là: λG.h = 2,057 (7)<br />
- Độ dài bước sóng trong ống sóng tròn đối với sóng H11 và E01 được tính toán theo<br />
công thức:<br />
<br />
= <br />
(8)<br />
1 − ( )<br />
<br />
<br />
3.3. Tính toán thiết kế<br />
* Xác định đường kính ống sóng hình trụ d1<br />
- Theo công thức:<br />
<br />
≤ (9)<br />
2 2,057<br />
- Trong trường hợp chúng ta chọn bước sóng làm việc λ = 3cm và tiết diện chuẩn của<br />
ống sóng hình chữ nhật a x b = 2,3 x 1,0 cm<br />
- Xác định giá trị d1 :<br />
3,0 × 2<br />
≤ ≈ 2,9 <br />
2,057<br />
Chọn d1=1,27 tương ứng với lõi đồng của cáp 50 Ω<br />
* Xác định kích thước từ ty dò đến tấm ngắn mạch (l):<br />
- Trong ống dẫn sóng chữ nhật đối với sóng H10 ( ) = 2<br />
<br />
<br />
<br />
204 P. N. Sơn, …, N. T. Sơn, “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo khớp nối … trong dải sóng 3 cm.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
3<br />
= = = 3,9 <br />
1 − ( ) 3<br />
1−( )<br />
2 × 2,3<br />
- Từ biểu thức (2.6) ta có:<br />
3,9<br />
= = = 0,975 <br />
4 4<br />
* Xác định độ dài ty dò (d) theo công thức:<br />
1,0<br />
= = = 0,5 <br />
2 2<br />
3.4. Mô phỏng thiết kế<br />
- Nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng bản vẽ 3D của bộ khớp chuyển đổi ống dẫn sóng<br />
cao tần như tính toán trên lý thuyết phần mềm Solidwork với kích thước vật lý 1:1<br />
- Nhập dữ liệu từ bản vẽ trên phần mềm thiết kế 3D Solidwork vào phần mềm mô<br />
phỏng điện từ trường CST2018<br />
- Cài đặt các tham số mô phỏng trong dải tần : 8 GHz đến 12 GHz<br />
- Phần mềm xuất ra tham số:<br />
- Hệ số sóng đứng<br />
- Hệ số truyền<br />
- Kết quả mô phỏng<br />
Với các kích thước đã có, ta xây dựng mô hình 3D của đầu chuyển đổi cho dải tần băng X.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Mô hình 3D khớp chuyển đổi ống dẫn sóng cao tần trên phần mềm CST.<br />
Sau các bước thực hiện mô phỏng và hiệu chỉnh tham số, ta có kết quả như sau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Kết quả mô phỏng đo hệ số sóng đứng của khớp chuyển đổi ống dẫn sóng, dùng<br />
phần mềm CST2018, trục tung biểu diễn hệ số sóng đứng, trục hoành biểu diễn dải tần số<br />
hoạt động, đơn vị GHz.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 205<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Kết quả mô phỏng đo hệ số truyền S21 của khớp chuyển đổi ống dẫn sóng, dùng<br />
phần mềm CST2018, trục tung biểu diễn hệ số sóng đứng, trục hoành biểu diễn dải tần số<br />
hoạt động, đơn vị GHz.<br />
Kết quả trên cho thấy, hệ số sóng đừng và hệ số truyền đáp ứng được với yêu cầu đưa<br />
ra với hệ số sóng đứng ≤ 1,5; tổn hao truyền ≤ 0,3 dB trong toàn dải 8÷12 GHz.<br />
4. THỰC HIỆN GIA CÔNG CHẾ TẠO KHỚP CHUYỂN ĐỔI ỐNG DẪN SÓNG<br />
SIÊU CAO TẦN Ở BĂNG TẦN X VÀ ĐO KIỂM<br />
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM.<br />
Sau quá trình gia công các chi tiết của bộ khớp<br />
chuyển đổi ống dẫn sóng cao tần, nhóm tác giả thực<br />
hiện lắp ráp và hiệu chỉnh các tham số của khớp<br />
chuyển đổi ống dẫn sóng.<br />
Thực hiện đo tham số và hiệu chỉnh khớp chuyển<br />
đổi ống dẫn sóng. Sau khi tiến hành kiểm tra và hiệu<br />
chỉnh, tiến hành gia công cơ khí các đầu ngắn mạch<br />
với kích thước xác định thực tế trong quá trình đo đạc<br />
tham số và hiệu chỉnh khớp chuyển đổi ống dẫn sóng.<br />
Tiến hành đo kiểm đánh giá các tham số trên máy phân Hình 6. Hình ảnh chế tạo của<br />
tích mạng véc tơ N5234A có kết quả như sau: khớp chuyển đổi ống dẫn<br />
Kết quả đo hệ số sóng đứng và tổn hao truyền qua: sóng dải tần 8÷12 GHz.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Kết quả đo hệ số sóng đứng và tổn hao truyền qua khớp chuyển đổi ống dẫn sóng.<br />
<br />
<br />
206 P. N. Sơn, …, N. T. Sơn, “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo khớp nối … trong dải sóng 3 cm.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Kết quả đo đạc kiểm tra được đo thực tế của sản phẩm với tổn hao truyền hình 8 nhỏ hơn<br />
1,5dB trên dải tần 8÷12GHz, hệ số sóng đứng được biểu diễn trên hình 8 nhỏ hơn 2,2 trên<br />
dải tần 8÷12GHz. Tham số đo đạc trên thực tế của bộ khớp chuyển đổi ống dẫn sóng trên<br />
hình 7 có kết quả tương ứng với kết quả khi mô phỏng trên phần mềm CST. Kết quả thực tế<br />
đo được đáp ứng được bộ tham số đề ra của bộ khớp chuyển đổi ống dẫn sóng cao tần.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Trong bài báo này đã tiến hành nghiên cứu và thiết kế chế tạo bộ khớp chuyển đổi ống<br />
dẫn sóng cao tần băng X. Thông qua nội dung khảo sát mạch điện tương đương đối với<br />
hiện tượng truyền sóng trong khớp chuyển đổi ống dẫn sóng cao tần từ ống dẫn sóng- cáp<br />
đồng trục. Bài báo đã tính toán giá trị chiều dài của que dò trong trường hợp phối hợp trở<br />
kháng của đường truyền. Áp dụng kết quả trên cho quá trình mô phỏng và hiệu chỉnh thiết<br />
kế bộ khớp chuyển đổi ống dẫn sóng sử dụng phần mềm mô phỏng siêu cao tần CST, bài<br />
báo đã đưa ra một mẫu thiết kế của bộ khớp chuyển đổi ống dẫn sóng cao tần hoạt động ở<br />
băng tần X. Tính đúng đắn của nghiên cứu đã được chứng mình khi kết qủa đo thực tế của<br />
sản phẩm chế tạo đáp ứng được bộ chỉ tiêu tham số đề ra, cụ thể tổn hao truyền nhỏ hơn<br />
1,5 dB, hệ số sóng đứng đạt nhỏ hơn 2,2, bộ khớp chuyển đổi ống dẫn sóng cao tần đảm<br />
bảo sử dụng phù hợp với thiết bị gây nhiễu radar làm việc ở dải sóng 3cm. Kết quả nghiên<br />
cứu và thực nghiệm này là cơ sở để mở rộng nghiên cứu các phương pháp phối hợp và<br />
điều chỉnh phối hợp đối với các phần tử cao tần.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Waveguide Handbook, N. Marcuvitz, NY, Dover Publications Inc, 1951.<br />
[2]. Microwave and RF Engineering, Roberto Sorrentino, Giovanni Bianchi, 2010.<br />
[3]. Microwave Enginnering, Fourth edition, David M. Pozar, 2012.<br />
[4]. Field Theory of Guided Waves, Collin R.E. (MGH, 1960).<br />
[5]. Waveguide-Coaxial Line Transitions, Peter Delmotte, Belgian Microwave<br />
Roundtable, 2001.<br />
[6]. Cơ sở kỹ thuật siêu cao tần, Kiều Khắc Lâu, Nhà xuất bản giáo dục, 2006.<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH, DESIGN MANUFACTURING FIXED ROTATION BY WAVE GUIDE<br />
USE FOR RADAR NOISE GENERATOR WORK IN 3 CM WAY<br />
Waveguide rotary joint is one of the most important equipment and used<br />
popularly in trans-receiver systems in the field of Electronic Warfare, Radar,<br />
Military Telecommunication. In this articles, the authors will present the computing<br />
base of designing the waveguide rotary joint structure used for radar jamming<br />
equipment operating in X band and simulating result, experimental of manufacture<br />
waveguide rotary joint base on required technical specifications.<br />
Keywords: Rotary joint; Transformation coaxial waveguides.<br />
<br />
Nhận bài ngày 09 tháng 8 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 14 tháng 9 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 11 tháng 12 năm 2018<br />
<br />
Địa chỉ: 1Trung tâm 80, Cục TCĐT, BTTM;<br />
2<br />
Viện Ra đa, Viện KH-CN quân sự.<br />
*<br />
Email: phungson06010@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 207<br />