Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ KHUẾCH ĐẠI<br />
LOCK-IN ANALOG TẦN SỐ 10KHZ<br />
Đặng Đình Tiệp 1*, Vũ Quốc Tuấn2,<br />
Bùi Ngọc Mỹ1, Chử Đức Trình3<br />
<br />
Tóm tắt: Trên cơ sở lý thuyết hệ khuếch đại Lock- in Analog bài báo trình<br />
bày một thiết kế hệ khuếch đại Lock- in Analog tần số 10Khz với giá thành rẻ dựa<br />
trên các IC tích hợp có sẵn trên thi trường. Khuếch đại lock in sử dụng một kỹ<br />
thuật được biết đến là tách sóng nhạy pha để lấy ra chỉ thành phần tín hiệu đặc<br />
biệt tần số và pha của tín hiệu chuẩn. Các tín hiệu nhiễu ở các tần số khác tần số<br />
tín hiệu chuẩn sẽ bị loại ra và không ảnh hưởng đến kết quả đo.<br />
Từ khóa: Mạch khuếch đại Lock- in; Lock – in.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Khuếch đại lock in được sử dụng để phát hiện và đo đạc các tín hiệu AC rất nhỏ<br />
có thể xuống đến cỡ nano-Vôn. Độ chính xác có thể đạt được khi một tín hiệu nhỏ<br />
bị lấn át bởi nguồn nhiễu có thể gấp hơn hàng ngàn lần. Khuếch đại lock in sử<br />
dụng một kỹ thuật được biết đến là tách sóng nhạy pha[1] để lấy ra chỉ thành phần<br />
tín hiệu đặc biệt tần số và pha của tín hiệu chuẩn. Các tín hiệu nhiễu ở các tần số<br />
khác tần số tín hiệu chuẩn sẽ bị loại ra và không ảnh hưởng đến kết quả đo. Với ưu<br />
các ưu điểm đó khuếch đại lock-in được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác<br />
nhau như cảm biến tụ điện [2], cảm biến khí ga [3] hay đo giá trị điện trở siêu nhỏ<br />
[4]. Khuếch đại lock-in cũng có thể được thiết kế dưới dạng chíp [5] cho dễ sử<br />
dụng hoặc trên nền DSP hay bằng các thiết kế analog cho phù hợp với mục đích<br />
tích hợp vào thiết bị, hay giảm giá thành.<br />
Hình 1 là sơ đồ nguyên lý của một bộ khuếch đại lock- in, trái tim của một bộ<br />
khuếch đại Lock-in chính là khối tách sóng nhạy pha PSD (Phase Sensitive<br />
Detector) là một bộ nhân hai tín hiệu chuẩn và tín hiệu cần đo hay bộ mixer. Tín<br />
hiệu chuẩn Reference và tín hiệu cần đo được nhân với nhau bằng bộ mixer rồi sau<br />
đó tín hiệu lấy ra sau khi qua bộ lọc thong thấp (LPF) như được trình bày trên hình<br />
1. Thiết kế khuếch đại lock in có thể trên cơ sở kỹ thuật analog hoặc trên nền kỹ<br />
thuật số.<br />
Giả sử tín hiệu chuẩn VReference được đưa vào đầu có dạng: Vr=Vr0 .cos(wrt). (1)<br />
Lúc đó tín hiệu vào VInput signal có dạng: Vs=Vs0cos(wst+φ)+VNoise (2)<br />
Trong đó VNoise là tổng nhiễu vào tín hiệu, trong trường hợp tổng quát VNoise có<br />
dải phổ trải rộng, wr là tần số góc của tín hiệu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 235<br />
Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Nguyên lý hệ khuếch đại Lock-in.<br />
<br />
Tín hiệu sau khi đi qua bộ mixer sẽ có dạng:<br />
<br />
Vpsd= Vr. Vs= Vr0 .cos(wrt).[ Vs0cos(wst+φ)+VNoise] (3)<br />
<br />
Vpsd = Vr0 .cos(wrt). Vs0cos(wst+φ)+ Vr0 .cos(wrt). VNoise (4)<br />
<br />
Xét thành phần: Vr0 .cos(wrt). Vs0cos(wst+φ) (5)<br />
<br />
Triển khai biểu thức 5 ta được:<br />
<br />
(cos[ wr ws t ] cos[ wr ws t ])<br />
Vr0 .cos(wrt). Vs0cos(wst+φ) = Vr 0Vs 0 (6)<br />
2<br />
Xét trường hợp: wr ≠ ws<br />
<br />
Ta thấy toàn bộ phương trình (6) là một hàm tuần hoàn không có thành phần<br />
DC nên khi Vpsd cho qua thành phần lọc thông thấp (LPF) thì thành phần tín hiệu<br />
này sẽ bị triệt tiêu bằng không.<br />
<br />
Trong trường hợp wr = ws<br />
<br />
Khi đó: cos[ wr ws t ] = cos (7)<br />
<br />
Thành phần trên không phụ thuộc vào tần số và nếu φ không đổi thì ta có thành<br />
phần DC<br />
<br />
Vr 0Vs 0cos( )<br />
Với: VpsdDC= (8)<br />
2<br />
Hay viết dạng tổng quát của tín hiệu ra:<br />
<br />
Vr 0Vs 0cos( ) cos[ wr ws t ])<br />
Vpsd= + Vr 0Vs 0 )+ Vr0 .cos(wrt). VNoise (9)<br />
2 2<br />
<br />
Trong trường hợp VNoise là phổ của các tần số không trùng với tần số của tín hiệu<br />
chuẩn wr thì biểu thức: Vr0 .cos(wrt). VNoise sẽ giống như triển khai của phương<br />
<br />
<br />
236 Đ.Đ.Tiệp, V.Q.Tuấn, B.N.Mỹ, C.Đ.Trình, “Nghiên cứu thiết kế … tần số 10KHz.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
trình (6), sẽ chỉ có thành phần tín hiệu AC dao động điều hòa chỉ khi nguồn nhiễu<br />
có cùng tần số với wr của tín hiệu thì lúc đó trong phương trình tổng quát (9) sẽ<br />
thêm thành phần DC gây bởi nhiễu cùng tần số.<br />
<br />
2. NỘI DUNG<br />
<br />
2.1. Thiết kế hệ khuếch đại Analog Lock-in<br />
2.1.1. Thiết kệ bộ tách sóng nhạy pha (PSD)<br />
Bộ trộn tín hiệu tách sóng nhạy pha (PSD) được thiết kế theo như sơ đồ khối<br />
dưới đây: (Hình 2).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Bộ trộn tín hiệu tách sóng nhạy pha (PSD).<br />
<br />
Hình 2 mô tả thiết kế của bộ tách sóng nhạy pha (PSD) dựa trên các IC tích hợp<br />
có sẵn trên thị trường. Trên sơ đồ IC khuếch đại vi sai AD620 được mắc phối hợp<br />
cùng IC chuyển mạch CD4066 để thành một bộ nhân với tín hiệu Vref là xung<br />
vuông với tần số góc wr. Trong hình 2 ở trên Rg là điện trở để điều chỉnh hệ số<br />
khuếch đại của mạch. Với ưu điểm của IC AD620 là một IC khuếch đại vi sai được<br />
tích hợp sẵn với nhiều ưu điểm như: thế input offset thấp chỉ khoảng 50µV, dải tần<br />
làm việc lên đến hơn 100Khz khi hệ số khuếch đại G=100, chỉ số CMRR=100dB<br />
khi G=10. Bằng cách dùng khóa chuyển mạch điện tử là IC CD4066, tín hiệu vào<br />
sẽ được chuyển mạch theo điều khiển của tín hiệu chuẩn Vr. Sau đó tín hiệu ra vừa<br />
được khuếch đại vừa được chuyển lần lượt qua hai trạng thái khuếch đại đảo và<br />
không đảo theo điều khiển của tín hiệu chuẩn.<br />
Trên hinh 3a mô tả tín hiệu ra của khối khi tín hiệu chuẩn (reference) cùng pha<br />
với tín hiệu vào, hình 3b tín hiệu chuẩn lệch pha với tín hiệu đầu vào 90 độ. Sơ đồ<br />
nguyên lý hình 2 được mô tả hoạt động dưa trên giản đồ xung hình 3. Trong trường<br />
hợp tín hiệu vào cùng pha với tín hiệu chuẩn, nghĩa là độ lêch pha φ=0 độ thì trong<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 237<br />
Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
nửa chu kỳ đầu của tín hiệu, tín hiệu ra của khối tách sóng là tín hiệu vào Vs nhân<br />
với 1. Nửa chu kỳ tiếp theo tín hiệu vào Vr được nhân với -1 và dạng tín hiệu ra<br />
của khối như hình 3a là thành phần DC.<br />
9 0 9 0<br />
d e g r e e s d e g r e e s<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
S ig n a l<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1 1 1 1<br />
R e fe r e n c e<br />
-1 -1 -1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
P S D o u t p u t<br />
1 8 0<br />
d e g r e e s<br />
1 8 0<br />
a ) d e g r e e s b )<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ giản đồ xung mô tả hoạt động<br />
của khối tách sóng nhạy pha (PSD).<br />
Thành phần DC sau khi được qua bộ lọc thông thấp sẽ là giá trị trung bình của<br />
tín hiệu đo. Trường hợp khi tín hiệu lệch pha φ=90 độ, dạng tín hiệu ra sau khi<br />
nhân hai tín hiệu Vs và Vr sẽ chỉ là thành phần AC (hình 3b). Thành phần AC này<br />
sau khi cho qua bộ lọc thông thấp sẽ bị triệt tiêu bằng không. Giá trị của đầu ra phụ<br />
thuộc vào pha theo công thức:<br />
Vpsd=Vs.cos(φ) (10)<br />
0<br />
Do vậy, trong các phép đo lock in ngoài thành phần φ=0 người ta còn lấy thành<br />
phần tín hiệu Vr lệch pha φ=900 để đo được cả thành phần thực và ảo của tín hiệu<br />
cũng như biên độ của tín hiệu. Để đảm bảo đo được thời gian thực, trong thiết kế<br />
này sử dụng hai bộ nhân dùng cho hai pha φ=00, φ=900 .<br />
<br />
2.1.2. Khối phát tín hiệu chuẩn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. IC 8038 tạo tín hiệu chuẩn.<br />
<br />
Để phát xung chuẩn cho khuếch đại lock in, IC 8038 được sử dụng vì ưu điểm<br />
phát xung vuông lệch pha 900 so với tín hiệu sine của nó, hơn nữa IC 8038 là một<br />
IC thương mại tích hợp phát tín hiệu chuẩn có độ méo thấp khoảng (1%).<br />
<br />
<br />
<br />
238 Đ.Đ.Tiệp, V.Q.Tuấn, B.N.Mỹ, C.Đ.Trình, “Nghiên cứu thiết kế … tần số 10KHz.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2.1.3. Khuếch đại thông thấp<br />
Mạch khuếch đại thông thấp được mô tả theo sơ đồ hình 5 dưới đây:<br />
<br />
104 +9V<br />
Cf3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
2<br />
1<br />
Rf3 Rf4 10K<br />
3<br />
TL082CN<br />
10K<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Cf4 104<br />
<br />
<br />
<br />
GND -9V<br />
<br />
Hình 5. Mạch khuếch đại thông thấp<br />
(Second-order Active Low Pass Filter Circuit).<br />
1<br />
Tần số cắt: Fc (11)<br />
2 R f 3 R f 4C f 3C f 4<br />
<br />
2.2. Kết quả sản phẩm của hệ thống<br />
2.2.1. Kết quả đo của hệ khuếch đại Analog Lock-in<br />
<br />
Với mạch khuếch đại Lock – in đã được thiết kế, nhóm nghiên cứu đã khảo sát<br />
được tín hiệu trên đầu ra của hệ khuếch đại với pha 00 và 900 (Hình 6). Tín hiệu<br />
vào sau khi qua bộ PSD sẽ cho ra các dạng tín hiệu khác nhau tùy thuôc vào độ<br />
lệch pha của tín hiệu vào so với tín hiệu chuẩn. Ở pha 00 như ta thấy khi cùng pha<br />
với tín hiệu đo thì tín hiệu sẽ được khuếch đại đảo ở thời điểm 1800 ÷ 3600 và tín<br />
hiệu sẽ ở phần dương. Với đầu ra pha 900 thì dạng tín hiệu không giống như pha 00, có<br />
nửa âm nửa dương và khi qua mạch lọc thông thấp sẽ bị triệt tiêu hết tín hiệu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 6. Hệ khuếch đại Lock-in khi lệch pha 00<br />
(hình a) và 900(hình b).<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 239<br />
Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
2.2.2. Kết quả sản phẩm của hệ khuếch đại Analog Lock-in được thiết kế<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Hệ khuếch đại Lock-in.<br />
<br />
Hình 7 là kết quả sản phẩm của hệ khuếch đại lock in đã được chế tạo và thử<br />
nghiệm trong thực tế.<br />
3. KẾT LUẬN<br />
<br />
Trên cơ sở lý thuyết hệ khuếch đại Lock- in Analog bài báo trình bày một<br />
phương pháp thiết kế hệ khuếch đại Lock- in Analog tần số 10Khz. Khuếch đại<br />
lock in sử dụng một kỹ thuật được biết đến là tách sóng nhạy pha để lấy ra chỉ<br />
thành phần tín hiệu đặc biệt tần số và pha của tín hiệu chuẩn. Các tín hiệu nhiễu ở<br />
các tần số khác tần số tín hiệu chuẩn sẽ bị loại ra và không ảnh hưởng đến kết quả<br />
đo. Dựa trên các loại ic có sẵn trên thị trường với giá thành rẻ, một bộ khuếch đại<br />
lock in đã được thiết kế và đo đạc cho thấy đáp ứng được các bài toán về đo tín<br />
hiệu nhỏ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. Dr. G. Bradley Armen “Phase sensitive detection: the lock-in amplifier”, Department<br />
of Physics and Astronomy, 401 Nielsen Physics Building, The University of<br />
Tennessee, Knoxville, Tennessee 37996-1200.<br />
[2]. Paulina M. Maya-Hernández 1, Luis C. Álvarez-Simón 1, María Teresa Sanz-Pascual<br />
1,* and Belén Calvo-López 2, “An Integrated Low-Power Lock-In Amplifier and Its<br />
Application to Gas Detection” ISSN 1424-8220 www.mdpi.com/journal/sensors.<br />
[3]. T. Vu Quoc, H. Nguyen Dac, T. Pham Quoc, D. Nguyen Dinh, T. Chu Duc, “A<br />
printed circuit board capacitive sensor for air bubble inside fluidic flow detection,”<br />
Microsystem Technologies Journal, 2014.<br />
[4]. Lars E. Bengtsson, “A microcontroller-based lock-in amplifier for sub-milliohm<br />
resistance measurements” Review of Scientific Instruments 83, 075103 (2012).<br />
<br />
<br />
240 Đ.Đ.Tiệp, V.Q.Tuấn, B.N.Mỹ, C.Đ.Trình, “Nghiên cứu thiết kế … tần số 10KHz.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[5]. Valero, N. Medrano, S. Celma, B. Calvo,”A CMOS 1.2-V 1.7-mW Lock-in Amplifier<br />
for sensing applications up to 0.7-MHz” conference, IEEE sensor 2014.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDY DESIGN SYSTEM IN ANALOG LOCK-IN<br />
AMPLIFIER FREQUENCY 10KHZ<br />
<br />
On the basis of theoretical amplification systems in Analog Lock- in. This<br />
paper presents a design method in Analog Lock- in amplification system<br />
frequency 10kHz. Lock - in amplifier uses a technique known as phase-<br />
sensitive detector to extract only signal components in particular frequency<br />
and phase of the reference signal. The interference signal in the other<br />
frequency reference signal frequency is removed and does not affect the<br />
measurement results.<br />
<br />
Keywords: Amplifier Lock- in; Lock- in<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 21 tháng 07 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 08 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 09 năm 2015<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Khoa học – Công nghệ quân sự;<br />
*Email: Dangtiep.2011@gmail.com<br />
2<br />
Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam;<br />
3<br />
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 241<br />