Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO RƠ LE HỎA THUẬT<br />
<br />
Hoàng Khắc Hoằng1, Nguyễn Như Chu1*, Vũ Việt Anh1, Bùi Hiếu Trung2<br />
<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế và chế tạo rơ le hỏa thuật<br />
lắp trong hệ thống bảo hiểm kích nổ 3B45.01-01 thuộc hệ thống điều khiển nổ KBY-<br />
78. Sản phẩm nghiên cứu, thiết kế chế tạo có thể áp dụng phục vụ chế tạo hệ thống<br />
bảo hiểm kích nổ cho các loại tên lửa.<br />
Từ khóa: Tên lửa, Ngòi nổ, Hệ thống bảo hiểm kích nổ, Rơ le hỏa thuật.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rơle hỏa thuật (RLHT) là một trong những cụm chi tiết nằm trong tổng thể kết<br />
cấu của ngòi nổ nói riêng và trong tên lửa nói chung. Trong sơ đồ nguyên lý- kết<br />
cấu của ngòi nổ, RLHT có chức năng bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận<br />
chuyển. Tùy theo yêu cầu của mạch hỏa thuật trong ngòi nổ mà nó có thể phân ra<br />
hai loại: chuyển mạch đơn dụng và đa dụng. Trong tên lửa Kh-35E, RLHT là loại<br />
RLHT chuyển mạch đa dụng, được lắp đồng bộ trong cụm bảo hiểm kích nổ<br />
3B45.01-01 [1].<br />
Do tính chất đặc thù, hiện nay ở Việt Nam chưa được chuyển giao tài liệu thiết<br />
kế cũng như việc tiếp cận công nghệ chế tạo sản phẩm, nên việc chế tạo sản phẩm<br />
còn gặp khó khăn nhất định.<br />
Để chế tạo RLHT trong hệ thống bảo hiểm kích nổ nổ 3B45.01-01, nhóm tác<br />
giả thực hiện giải pháp: Thiết kế, chế tạo trên cơ sở khảo sát mẫu hiện có, kết hợp<br />
với tính toán lý thuyết, áp dụng kinh nghiệm và công nghệ truyền thống của các<br />
nhà máy thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tiến hành chế thử và thử nghiệm<br />
để đưa ra mẫu RLHT có tính năng tương tự như mẫu do nước ngoài sản xuất.<br />
2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG<br />
Cấu tạo cơ bản của RLHT gồm:<br />
Cụm cơ cấu hỏa thuật điện và cụm<br />
công tắc (rơ le). Trên hình 1 là một<br />
trong những loại rơ le hỏa thuật điển<br />
hình mà hiện nay đang được trang bị<br />
đồng bộ trong hệ thống bảo hiểm kích<br />
nổ nổ 3B45.01-01 [1].<br />
Nguyên lý hoạt động: Khi nguồn<br />
điện được cấp vào rơ le hỏa thuật, sau<br />
một khoảng thời gian nhất định, cầu trở<br />
được đốt nóng và kích hoạt thuốc hỏa<br />
thuật bên trong cụm hỏa thuật (2). Khi<br />
thuốc hỏa thuật cháy sinh khí, tạo lực<br />
đẩy để nắp chụp (3) đẩy piston (4) Hình 1. Rơ le hỏa thuật.<br />
chuyển động về phía không gian tự do 1- vỏ; 2- cụm cơ cấu hỏa thuật; 3-<br />
phía trước. Khi piston (4) chuyển động nắp chụp; 4- piston; 5- vỏ cách điện;<br />
đến cuối hành trình sẽ cắt đứt dây nối 6- cụm cọc tiếp điểm; 7- dây nối ngắn<br />
mạch; 8- cọc tiếp điểm.<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 231<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
ngắn mạch (7), đồng thời nối mạch giữa hai cọc tiếp điểm (8). Tại vị trí cuối hành<br />
trình, dưới tác động của sản phẩm cháy nó được giữ ở một vị trí cố định nhằm duy<br />
trì quá trình đóng mạch điện để tăng khả năng làm việc tin cậy của hệ thống.<br />
3. KHẢO SÁT, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO RƠ LE HỎA THUẬT<br />
Qua thực tế khảo sát RLHT trong tên lửa Kh-35E, một số chi tiết, cụm chi tiết<br />
cơ khí đã xác định được kết cấu và thành phần vật liệu. Tuy nhiên còn một số chi<br />
tiết, cụm thuốc hỏa thuật không thể xác định chính xác được thành phần cũng như<br />
vật liệu do khối lượng của các chi tiết, cụm chi tiết này quá nhỏ, không đủ khối<br />
lượng tới hạn để phân tích. Vì vậy, giải pháp nhóm tác giả đưa ra là: Thiết kế theo<br />
mẫu những cụm chi tiết, chi tiết xác định được thành phần và kết cấu, số còn lại<br />
trên cơ sở vận dụng những kết quả đã được nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm,<br />
công nghệ truyền thống của các nhà máy thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng,<br />
bao gồm: Tính toán xác định đơn thuốc hỏa thuật và cầu trở trong cụm hỏa thuật<br />
của RLHT, kết hợp với thực nghiệm để hoàn thiện thiết kế sản phẩm.<br />
3.1. Xác định đơn thuốc và khối lượng thuốc hỏa thuật<br />
Theo [2], [3], [4], thuốc hỏa thuật sử dụng cho mồi lửa điện, bộ lửa điện hiện<br />
đang chế tạo, dùng trang bị cho các tên lửa hiện đại như: Tên lửa “Igla”; tên lửa<br />
П15-У; П28,... và áp dụng kinh nghiệm thực tế hiện nay vật liệu được sử dụng<br />
rộng rãi để chế tạo liều thuốc hỏa thuật là styphnat chì kết tinh C6H(NO2)3PbO2 với<br />
các tham số đặc trưng trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Các đặc trưng của thuốc hỏa thuật C6H(NO2)3PbO2 [4].<br />
<br />
Nhiệt độ lớn Mật độ nén ép<br />
Nhiệt lượng Nhiệt độ bắt<br />
Hỗn hợp thuốc nhất của sản lớn nhất,<br />
cháy, kJ/kg đầu cháy, K<br />
phẩm cháy, K kg/m3<br />
<br />
C6H(NO2)3PbO2 853,5 5092 ≥ 527 2,9.103<br />
<br />
Dưới tác động nhiệt do cầu trở được cấp dòng điện tạo ra, phản ứng cháy của<br />
styphnat chì kết tinh C6H(NO2)3PbO2 được viết dưới dạng [4]:<br />
2.C6H(NO2)3PbO2 = 3.CO2+9.CO+3.N2+2.Pb+H2O (1)<br />
Khối lượng của lớp thuốc hỏa thuật xác định qua biểu thức [2], [5]:<br />
f.<br />
p (2)<br />
1 - <br />
Trong đó: p- áp suất lớn nhất do khối lượng thuốc ω tạo ra, kN/m2;<br />
f- lực thuốc phóng, kN.m/kg;<br />
α- lượng cộng tích khí thuốc, m3/kg;<br />
Δ- mật độ thuốc hỏa thuật (khối lượng riêng sau nén ép), kg/m3.<br />
Công thức (2) có thể viết dưới dạng:<br />
p.V<br />
(3)<br />
f p.<br />
<br />
<br />
232 H. K. Hoằng, N. N. Chu, …, “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo rơle hỏa thuật.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Lực thuốc hỏa thuật được xác định thông qua biểu thức [5]:<br />
f=n.R.T (4)<br />
Trong đó: n- số mol sinh ra khi 1 kg thuốc bị đốt cháy;<br />
R- hằng số khí;<br />
T- nhiệt độ cháy, K.<br />
Số phân tử khí sinh ra khi 1 kg thuốc bị đốt cháy được xác định theo công thức [4]:<br />
103.n1<br />
n 5<br />
(5)<br />
N .M<br />
1<br />
i i<br />
<br />
<br />
Trong đó: Ni, Mi - số phân tử và khối lượng phân tử khí tạo thành sau phản ứng<br />
cháy; n1 - số mol chất cháy.<br />
Giả thiết rằng, với thời gian cháy tạo khí ngắn, thành phần Pb trong hỗn hợp<br />
sản phẩm cháy không bị hóa hơi, khi đó, thay các giá trị từ phản ứng cháy (1)<br />
và thay giá trị n xác định được qua công thức (5) vào biểu thức (4) nhận được<br />
f = 1028.10-3 kN.m/kg.<br />
Lượng cộng tích α được xác định theo công thức [4]:<br />
α=0,001.γ0 (6)<br />
Thể tích riêng của liều bắt lửa γ0 xác định theo biểu thức [3]:<br />
22,4.103.n1<br />
0 5<br />
(7)<br />
N .M<br />
1<br />
i i<br />
<br />
<br />
Thay các giá trị vào (7) và (6) nhận được α= 0,551.10-6 m3/kg.<br />
Theo [2], để làm việc tin cậy, áp suất lớn nhất do khí thuốc tạo ra nằm trong<br />
khoảng p= (200÷ 300) kN/m2. Với kích thước khoang chứa thuốc hỏa thuật<br />
(ФxL) = (3,8x0,7).10-3 m, thay các giá trị xác định qua các công thức (4) và (6)<br />
vào (3) nhận được ω= 2,005.10-5 kg (≈ 20 mg).<br />
3.2. Xác định đặc tính cầu trở<br />
Cầu trở là một trong những chi tiết quan trọng trong hỏa cụ điện nói chung và<br />
RLHT nói riêng, khi có nguồn điện đi qua nó có chức năng chuyển hóa điện năng<br />
thành nhiệt năng để đốt cháy liều thuốc hỏa thuật, do vậy tùy theo đặc điểm nguồn<br />
điện của tên lửa mà lựa chọn các tham số về điện áp, dòng an toàn và dòng làm<br />
việc tin cậy. Mối quan hệ giữa dòng làm việc tin cậy và đường kính cầu trở được<br />
xác định theo biểu thức [3]:<br />
<br />
I d 2. c T To 1 A B (8)<br />
4 t l d <br />
Trong đó: I- dòng điện tin cậy, A;<br />
c- nhiệt dung riêng của vật liệu cầu trở, J/(kg.K);<br />
δ- khối lượng riêng của vật liệu cầu trở, kg/m3;<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 233<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
ρ- điện trở suất của cầu trở, Ω.m2/m;<br />
To- nhiệt độ môi trường, K;<br />
T- nhiệt độ cầu trở bị nung nóng sau đơn vị thời gian t giây, K;<br />
A, B- Các hệ số thức nghiệm.<br />
Thời gian nung nóng cầu trở thông thường nằm trong khoảng từ 8.10-4 s đến<br />
15.10-4 s, khi đó nhiệt độ cầu trở nằm trong khoảng từ 458 K đến 598 K, hệ số thực<br />
nghiệm A = 8,535, B = 0,013 [3]. Với dòng tin cậy yêu cầu I = 0,6 A, T = 573 K,<br />
thời gian cấp điện cho cầu trở là 10-4 s, chiều dài cầu trở l = 1,5.10-3 m và với các vật<br />
liệu khác nhau như trong bảng 2, áp dụng công thức (8), xác định được đường kính<br />
cầu trở d.<br />
Bảng 2. Đường kính cầu trở ứng với các loại vật liệu khác nhau.<br />
Đặc tính vật liệu [3]<br />
Nhiệt Khối Đường<br />
Điện trở<br />
TT Loại vật liệu dung lượng kính cầu<br />
suất,<br />
riêng, riêng, trở, m<br />
Ω.m2/m<br />
J/(kg.K) kg/m3<br />
Platinum-Iridium<br />
1 133,89 21,5.103 0,44.10-6 11,1.10-6<br />
(Pt+15%Ir)<br />
Hợp kim Ni-Cu<br />
2 410,03 8,8.103 0,47.10-6 10,7.10-6<br />
(60%Cu+ 40%Ni)<br />
Hợp kim Ni-Cr<br />
3 393,30 8,4.103 1,0.10-6 13,2.10-6<br />
(60%Ni+26%Fe+12%Cr)<br />
Hợp kim Ni-Cr<br />
4 397,48 8,4.103 1,0.10-6 13,2. 10-6<br />
(80%Ni+20% Cr)<br />
Để phù hợp với tính kinh tế, công nghệ chế tạo hiện nay ở trong nước, chọn loại<br />
vật liệu hợp kim Ni-Cr (80%Ni+20% Cr) để làm cầu trở với đường kính dây là<br />
15.10-6 m, khi đó, điện trở của cầu trở Rct ≈ 8,5 Ω.<br />
3.3. Kết quả chế thử và thử nghiệm<br />
Trên cơ sở tính toán khối lượng thuốc hỏa thuật, nhóm tác giả đã tiến hành chế<br />
thử và thử nghiệm các mẫu RLHT với khối lượng thuốc khác nhau. Kết quả chế<br />
thử và thử nghiệm cho thấy: Với khối lượng thuốc hỏa thuật ω = (2 ±0,2).10-4 kg<br />
RLHT hoạt động tốt và không làm biến dạng vỏ ngoài (hình 2) và đảm bảo đạt yêu<br />
cầu kỹ thuật.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a. b.<br />
Hình 2. RLHT trước (a) và sau (b) thử nghiệm.<br />
<br />
<br />
234 H. K. Hoằng, N. N. Chu, …, “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo rơle hỏa thuật.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả thử nghiệm RLHT.<br />
Đơn<br />
TT Tên chỉ tiêu Giá trị/Trạng thái<br />
vị<br />
1 Điện áp làm việc V 272,7<br />
2 Điện trở cầu đốt 5÷8<br />
3 Dòng điện an toàn, thời gian 5 phút A 0,02+0,002<br />
4 Dòng diện làm việc (kích hoạt) tin cậy A 0,60 +0,1<br />
Điện trở cách điện: tiếp điểm và vỏ,<br />
không nhỏ hơn<br />
Điều kiện thử nghiệm:<br />
5 M 20<br />
- Điện áp đo: 100 đến 125<br />
- Môi trường: 298 K đến 398 K<br />
độ ẩm không lớn hơn 70%<br />
Thử chức năng hoạt động<br />
Đảm bảo chức năng trong<br />
6 - Cắt đứt mạch ”SUN” -<br />
kết cấu<br />
- Nối mạch hỏa thuật<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Trên cơ sở kết hợp giữa kết quả khảo sát mẫu đã có với tính toán lý thuyết, thực<br />
nghiệm, nhóm tác giả đã chế tạo được RLHT bằng nguyên vật liệu và công nghệ<br />
trong nước. Qua thử nghiệm chức năng, sản phẩm đã đạt được các yêu cầu chỉ tiêu<br />
kỹ thuật.<br />
Kết quả nghiên cứu không chỉ sử dụng đồng bộ cho bộ bảo hiểm kích nổ<br />
3B45.01-01 của tên lửa hành trình đối hải Kh-35E mà còn có thể ứng dụng trang bị<br />
đồng bộ cho các bộ bảo hiểm kích nổ khác có tính năng tương tự.<br />
Tuy nhiên, RLHT là loại hỏa cụ đặc thù, lần đầu tiên được khảo sát, nghiên cứu,<br />
chế thử và thử nghiệm ở nước ta nên để khẳng định tính ổn định công nghệ sản<br />
phẩm cần thiết phải chế thử và thử nghiệm với số lượng lớn hơn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Ракета 3М-24Э. “Техническое описание”. Часть 1, 2. 78.0000.0000<br />
ТО1, 1996.<br />
[2]. Г.В. Барбашов. “Конструирование электромеханических систем<br />
управления. Конспект лекций”. Часть II. Санкт - Бетербург, 1999.<br />
[3]. П.Ф Бунов и И.П. Сухов. “Средства инициирования”. Москва 1945.<br />
[4]. А.Г. Горст. “Пороха и взрывчатые вещества”. Из.<br />
«Машиностроение». Москва 1972.<br />
[5]. М.Е Серебряков. “Внутренняя баллистика ствольных систем и<br />
пороховых ракет”. Государственное научно-техническое издательство<br />
оборонгиз. Москва 1962.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 235<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
ABSTRACT<br />
A STUDY ON DESIGNING AND MANUFACTURING<br />
SAFETY AND ARMING RELAYS<br />
In this paper, the results of designing and manufacturing safety and multi-<br />
effect detonators installed in the 3B45.01-01 system on KBY-78 are<br />
presented. Research results and prototypes could be applied to build safety<br />
and arming mechanisms for different types of rockets and missiles.<br />
Keywords: Missile, Fuze, Safety and arming relays.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 16 tháng 07 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 04 tháng 08 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 09 năm 2016<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Tên lửa/Viện KHCNQS<br />
2<br />
Nhà máy Z121/Tổng cục CNQP<br />
* Email: nguyennhuchu@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
236 H. K. Hoằng, N. N. Chu, …, “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo rơle hỏa thuật.”<br />