Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ chế tạo hoàn chỉnh trục<br />
răng chủ động máy nghiền apatit<br />
TS. NCVCC Phan Thạch Hổ - Phó Viện trưởng,<br />
Th.S Mai Quý Sáng- TT Cơ Điện Thuỷ,<br />
Viện Nghiên cứu Cơ khí<br />
<br />
1. Tóm tắt<br />
Báo cáo nghiên cứu về trục răng chủ động máy nghiền apatit trên cơ sở khảo<br />
sát thực tế chế độ làm việc tại nhà máy. Báo cáo nghiên cứu tổng quan về máy<br />
nghiền và trục răng chủ động máy nghiền từ đó tính toán các thông số của trục<br />
răng, kiểm tra bền trục răng và đưa ra thiết kế trục răng chủ động. Từ đó báo cáo<br />
lập quy trình công nghệ gia công trục răng chủ động máy nghiền, tiến hành chế tạo<br />
trục răng đưa vào lắp đặt chạy thử tại nhà máy.<br />
2. Đặt vấn đề<br />
Máy nghiền là một thiết bị chuyên dùng được sử dụng trong ngành công<br />
nghiệp khai khoáng, xây dựng và công nghiệp vật liệu … đã được nhiều nước trên<br />
thế giới nghiên cứu chế tạo đa dạng về chủng loại và kích cỡ.<br />
Ở trong nước, máy nghiền apatit chủ yếu là máy ngoại nhập. Trong đó, một<br />
số chi tiết mau mòn chóng hỏng chưa chế tạo được với điều kiện trong nước. Khi<br />
thay thế các chi tiết này cần phải nhập khẩu từ nước ngoài về, điều đó tốn kém về<br />
kinh tế và mất nhiều thời gian chờ đợi. Trong quá trình làm việc, trục răng chủ<br />
động của máy nghiền apatit chịu tác dụng của mô men uốn, xoắn, lực dọc trục...<br />
Dạng hỏng chủ yếu của trục răng là do mỏi, mòn và các dạng hỏng của răng. Do<br />
đó đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ chế tạo hoàn chỉnh<br />
trục răng chủ động máy nghiền apatit” nhằm đáp ứng các yêu cầu trên.<br />
3. Nội dung<br />
3.1 Nghiên cứu tổng quan về trục răng chủ động máy nghiền<br />
* Cấu tạo của máy nghiền (hình 1)<br />
1. Cửa nạp<br />
<br />
9. Vách ngăn<br />
<br />
2. Bộ nạp liệu<br />
<br />
10. Cánh gom liệu<br />
<br />
3. Cổ rỗng loe<br />
<br />
11. Moay ơ<br />
<br />
4. Ổ trục<br />
<br />
12. Cổ trục ra<br />
<br />
5. Cổ trục liền bích<br />
<br />
13. Bộ truyền đai<br />
<br />
6. Tang nghiền<br />
<br />
14. Giá máy<br />
<br />
7. Tấm lót<br />
<br />
15. Khe hở<br />
<br />
8. Cặp bánh răng<br />
<br />
Hình 1. Cấu tạo của máy nghiền<br />
1<br />
<br />
* Nguyên lý làm việc của máy nghiền apatit: Vật liệu được nạp qua cửa nạp (1),<br />
nhờ bộ nạp liệu tang trống (2) phía trong có vách ngăn dạng cánh vít. Vật liệu<br />
được múc từng mẻ đổ qua cổ rỗng loe phía trong (3) vào tang nghiền (6). Phía<br />
ngoài cổ rỗng có lắp cổ trục (5) đúc liền với mặt bích bên trái của tang nghiền và<br />
cổ trục được lắp vào ổ trục (4). Bề mặt của gối đỡ bạc đối diện với bề mặt làm việc<br />
của ổ trượt có cấu tạo dạng cầu và tựa trên giá máy (14). Dẫn động tang nghiền nhờ<br />
động cơ, bộ truyền đai (13), cặp bánh răng hở (8). Trong quá trình nghiền các hạt<br />
vật liệu đủ nhỏ sẽ bay qua khe hở (15) của vách ngăn (9). Ở phía bên kia vách ngăn<br />
có lắp các cánh gom liệu (10), nhờ các cánh này, vậy liệu được đưa lên đổ vào<br />
moay ơ (11) rồi ra cổ trục (12) đi ra ngoài tang nghiền.<br />
* Chế độ làm việc của máy nghiền apatit: là chế độ làm việc nặng, thời gian chạy<br />
máy 3 ca/ngày, mỗi ca làm việc 8 giờ. Máy nghiền apatit làm việc trong điều kiện<br />
ẩm và bụi bẩn. Các hạt mài trong quặng ảnh hưởng đến các thiết bị như gối đỡ, ổ<br />
bi, trục, cặp bánh răng, hộp giảm tốc, động cơ…<br />
* Trục răng chủ động máy nghiền: Trục răng được lắp trên block gối đỡ dạng hộp.<br />
Một đầu trục để trơn, một đầu trục được kết nối với động cơ điện qua khớp nối.<br />
Phần răng làm việc được che kín trong hộp. Trục răng được bôi trơn định kỳ bằng<br />
mỡ. Tại mỗi đầu gối trục có hệ thống ống dẫn làm mát gối đỡ.<br />
3.2 Tính toán, thiết kế trục răng chủ động máy nghiền<br />
* Các thông số của trục răng<br />
Sau khi khảo sát và kết hợp với cơ sở sản xuất, chúng ta có các thông số của trục<br />
răng chủ động máy nghiền apatit như sau:<br />
TT<br />
Tên gọi - ý nghĩa<br />
Kýhiệu<br />
Công thức<br />
Giá trị Đơnvị<br />
1.1 Hướng nghiêng của răng<br />
Trái<br />
1.2 Đường kính đỉnh răng<br />
da da=dw + 2(1+x1-Δy)m 402,0<br />
mm<br />
1.3 Đường kính chia<br />
dw<br />
dw = mz1/cosβ<br />
353,5<br />
mm<br />
1.4 Đường kính chân răng<br />
df<br />
df=dw-(2,5-2x1)m<br />
330,0<br />
mm<br />
1.5 Mô đun pháp tuyến<br />
mn<br />
16<br />
1.6 Số răng<br />
Z1<br />
22<br />
o<br />
1.7 Góc nghiên của răng<br />
β<br />
5 15'<br />
5,25<br />
độ<br />
1.8 Phrophin gốc<br />
TCVN 1067-71<br />
1.9 Hệ số dịch chỉnh<br />
x1<br />
0,515<br />
1.10 Cấp chính xác<br />
TCVN 1067<br />
8-L3<br />
* Tính toán, kiểm nghiệm trục răng<br />
+ Kiểm nghiệm răng về độ bền tiếp xúc<br />
(1)<br />
σH=ZMZHZε[2T1KH(u+1)/(bwudw12)]0,5<br />
Với công suất của động cơ: P = 630kW; Tốc độ trục răng: n = 250 (vg/ph)<br />
2<br />
<br />
Thay các thông số vào (1) kết luận: Trục răng đảm bảo đủ độ bền tiếp xúc.<br />
σH = 338,2 (N/mm2) ≤ [σH] = 397 (N/mm2)<br />
+ Kiểm nghiệm răng về độ bền uốn<br />
(2)<br />
σF1=2T1KFYεYβYF1/(bwdw1m) ≤[σF1]<br />
Thay các thông số vào (2) kết luận: Trục răng đảm bảo đủ độ bền uốn.<br />
σF1 = 44,0 (N/mm2) ≤ [σF1] = 260 (N/mm2)<br />
+ Kiểm nghiệm độ bền quá tải răng về tiếp xúc và uốn<br />
(3)<br />
σHmax=σH.Kqt0,5≤[σH]max<br />
(4)<br />
σFmax=σF.Kqt≤[σF]max<br />
Thay số vào (3), (4) Kết luận: Trục răng đảm bảo độ bền quá tải về tiếp xúc và<br />
uốn.<br />
σHmax = 354,6 (N/mm2) ≤ [σH]max = 1.320 (N/mm2)<br />
σFmax = 48,5 (N/mm2) ≤ [σF]max = 64 (N/mm2)<br />
+ Tính kiểm tra độ bền của trục tại các mặt cắt (Hìmh 2)<br />
Các lực tác dụng lên trục: Ft1 = 136.165 N; Fr1 = 52.808 N; Fa1 = 12.512 N;<br />
Mx = 24.066.000 N.mm<br />
Fa1<br />
Ffl1<br />
l1=697<br />
<br />
Fr1<br />
<br />
Ft1<br />
2 Ffl2<br />
<br />
1<br />
l2=558<br />
<br />
l3=558<br />
<br />
n<br />
3<br />
l4=697<br />
<br />
Mu<br />
<br />
M1<br />
Mx<br />
<br />
Hình 2. Biểu đồ mô men trên trục<br />
Kiểm tra ứng suất tương đương tại các mặt cắt nguy hiểm (1), (2), (3):<br />
σtđ=(σ2+3τ2)0,5<br />
<br />
(5)<br />
<br />
Trong đó:<br />
- Ứng suất uốn:<br />
- Ứng suất tiếp:<br />
<br />
σ=Mj/0,1dj3<br />
τ=Mx/(0,2dj3)<br />
<br />
(6)<br />
(7)<br />
<br />
Thay giá trị vào (5), (6) và (7) ta được ứng suất tương đương tại các mặt cắt (1),<br />
(2) và (3) tương ứng như sau:σtđ1= 20,98 (N/mm2); σtđ2= 20,22 (N/mm2); σtđ3=<br />
26,05 (N/mm2) đều nhỏ hơn ứng suất cho phép: [σ] = 288 (N/mm2). Kết luận: Trục<br />
đảm bảo đủ bền.<br />
+ Kiểm nghiệm độ bền mỏi của trục:<br />
3<br />
<br />
sj=sσj.sτj/(sσj2+sτj2)0,5 ≥ [s]<br />
(8)<br />
Thay số ta được: sj = 7,1 ≥ [s] = 2,5; Kết luận: Trục đảm bảo độ bền mỏi.<br />
+ Kiểm tra độ bền của then theo ứng suất dập và ứng suất cắt:<br />
- Ứng suất dập: σd = 2T/dl(h-t1) = 31,7 (N/mm2) ≤ [σd] = 100 (N/mm2)<br />
- Ứng suất cắt: τc=2T/dlb = 6,98 (N/mm2) ≤ [τc] = 50 (N/mm2)<br />
Kết luận: Then đảm bảo đủ độ bền dập và độ bền cắt.<br />
* Thiết kế trục răng:<br />
Dựa trên việc khảo sát mẫu đã có tại cơ sở sản xuất, từ đó đưa ra hai phương án<br />
thiết kế trục răng chủ động máy nghiền apatit.<br />
Phương án 1: Chế tạo phần trục và chế tạo phần ống răng sau đó lắp ghép lại.<br />
- Ưu điểm: Dễ gia công phần trục và phần ống răng riêng rẽ; Phù hợp với điều kiện<br />
thiết bị chế tạo trong nước; Chế tạo phôi trục răng và ống răng dễ dàng hơn; Tiết<br />
kiệm vật liệu.<br />
- Nhược điểm:<br />
Phải lắp ghép phần trục và phần răng, đòi hỏi việc chế tạo phải chính xác.<br />
Phải dùng thêm mối ghép then để truyền lực.<br />
Phương án 2: Chế tạo răng liền trục.<br />
- Ưu điểm: Trục răng liền trục không phải lắp ghép giữa phần trục và phần răng.<br />
- Nhược điểm: Trong quá trình tạo phôi, gia công khó khăn vì kích thước trục răng<br />
lớn, đòi hỏi thiết bị hiện đại. Không phù hợp với điều kiện chế tạo trong nước; Chế<br />
tạo trục răng và bánh răng cùng một loại vật liệu trong khi yêu cầu về đặc tính vật<br />
liệu của hai chi tiết này lại khác nhau; Khi thay thế bánh răng do mài mòn hoặc<br />
gãy răng thì phải thay thế luôn cả trục.<br />
Kết luận: Chọn phương án thứ nhất là chế tạo phần trục răng và phần ống răng<br />
riêng rẽ sau đó lắp ghép lại.<br />
Bản vẽ thiết kế trục răng (Hình 3):<br />
<br />
Hình 3. Bản vẽ thiết kế trục răng<br />
3.3 Lập quy trình công nghệ chế tạo trục răng chủ động máy nghiền<br />
* Các nguyên công (NC) chế tạo trục<br />
Chọn phôi chế tạo trục răng là phôi cán Φ275, vật liệu thép C45.<br />
4<br />
<br />
- NC 1: Tiện mặt đầu 1, khoan lỗ tâm, tiện Φ270.<br />
- NC 2: Tiện mặt đầu 2, khoan lỗ tâm, tiện Φ270.<br />
- NC 3:<br />
+ Bước 1: Tiện thô Φ230<br />
+ Bước 6: Tiện tinh Φ220<br />
+ Bước 2: Tiện thô Φ220<br />
+ Bước 7: Tiện tinh Φ200<br />
+ Bước 3: Tiện thô Φ200<br />
+ Bước 8: Tiện tinh mặt côn<br />
+ Bước 4: Tiện thô mặt côn<br />
+ Bước 9: Cắt rãnh vòng chặn.<br />
+ Bước 5: Tiện tinh Φ230<br />
+ Bước 10: Tiện thô, tinh mặt côn còn lại.<br />
- NC 4: Phay rãnh then.<br />
- NC 5: Nhiệt luyện cổ trục lắp bi Φ200.<br />
- NC 6: Mài bề mặt cổ trục lắp bi Φ200, Φ230 và bề mặt côn.<br />
* Các nguyên công chế tạo ống răng<br />
Chọn phôi thép đúc Φ415, Φ220; vật liệu 40X. Các nguyên công:<br />
- NC 1: Tiện lỗ Φ230<br />
- NC5: Xọc then.<br />
- NC 2: Tiện mặt đầu<br />
- NC6: Khoan và ta rô các lỗ M14.<br />
- NC 3: Tiện mặt ngoài.<br />
- NC 7: Phay răng Z22, M = 16.<br />
- NC 4: Tiện Φ270<br />
- NC 8: Nhiệt luyện bề mặt răng.<br />
Trên cơ sở các bước nguyên công, chọn máy, dao và các thông số gia công phù<br />
hợp với điều kiện gia công trong nước.<br />
4. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng<br />
- Đề tài thực hiện nghiên cứu, tính toán, thiết kế trục răng chủ động máy nghiền<br />
apatit. Lập quy trình công nghệ chế tạo trục răng chủ động máy nghiền apatit.<br />
- Chế tạo thành công trục chủ động máy nghiền apatit theo phương án thiết kế mới<br />
phù hợp với điều kiện gia công chế tạo trong nước và đưa vào ứng dụng tại Nhà<br />
máy apatit Việt Nam.<br />
- Các thông số của trục răng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Đưa vào thay thế lắp đặt<br />
phù hợp với máy nghiền apatit tại nhà máy. Độ bền của trục răng đảm bảo đáp ứng<br />
yêu cầu của nhà máy về thời gian làm việc.<br />
- Chế tạo thành công trục răng giúp nhà nước tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu thiết bị.<br />
Cơ sở sản xuất tiết kiệm về kinh tế so với nhập khẩu khoảng 20%. Đảm bảo đáp<br />
ứng kịp thời yêu cầu sản xuất của nhà máy. Tiết kiệm thời gian chờ đợi so với<br />
nhập khẩu thiết bị.<br />
- Góp phần tăng khả năng nội địa hóa các thiết bị cơ khí trong nước và nâng cao<br />
năng lực chế tạo cơ khí.<br />
5. Kết luận<br />
“Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ chế tạo hoàn chỉnh trục răng<br />
chủ động máy nghiền apatit” là dạng đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn.<br />
5<br />
<br />