Nghiên cứu thực hiện dân chủ trong các trường đại học hiện nay: Phần 1
lượt xem 2
download
Tài liệu "Thực hiện dân chủ trong các trường đại học ở nước ta hiện nay" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: một số vấn đề lý luận về thực hiện dân chủ ở các trường đại học nước ta hiện nay; Tính tất yếu, nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ ở các trường đại học nước ta hiện nay;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu thực hiện dân chủ trong các trường đại học hiện nay: Phần 1
- THUC HIÊN DÂN CHỦ
- THỤC HIỆN DÂN CHÙ TROÍÍG CÁC TRlràNG DẠI HỌC ử Nước TA HIỆN NAY
- Biên m uc trén xuãt ban pham cua T h ư vién Q u ó c ịỉia Viet Nam Đ ó n g V ãn Q uan Thưc hiên dân chủ ớ các trường đai hoc nước ta hiên na> / Đ ón g Vãn Ọ uãn. - H. : Chính tri Q uô c gia. 2014. - 256tr. : 21 cm 1. Dân chu 2. T rường đai hoc 3. Việt N am 378 .597 - dc23 CTH0104p-CIP 3.378 (V) Mã sô: CTQG - 2014
- TS. ĐồNG VĂN QUÂN THỤC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÁC TRITỚNG ĐẠỊ HỌC ả NƯỚC TA HIỆN NAY ■ NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUốC GIA - sự THẬT Hà Nội - 2014
- LỜ I N H À X U Ấ T B Ả N Sau 25 năm thực hiện cuộc vận động dân chủ và 14 năm thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, bầu không khí dân chủ trong các trường đại học nưốc ta đã được cải thiện đáng kể; các nội dung và cơ chế thực hiện dân chủ đã dần dần được làm sáng tỏ... Tuy nhiên, việc thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường ở các trường đại học nước ta hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót, dân chủ mới được thể hiện chủ động từ phía nhà trường bằng hệ thông các văn bản nên còn mang tính áp đặt; việc vi phạm quy chế dân chủ, hạn chế quyển làm chủ của cán bộ, giảng viên, sinh viên còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều trường đại học; lãnh đạo của nhiều trường thực hiện không đúng quy trình xây dựng và thông qua quy chê dân chủ, quy chê làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ nên dân chủ nhiều nơi còn mang tính hình thức; quyển tự chủ của nhà trường và các đơn vị trong trường còn bị hạn chế bởi các quy định mang tính hành chính nặng nề, được áp đặt từ trên xuống. Việc thực hiện đổi mới giáo dục đại học trong bôi cảnh quốc tế hóa hiện nav đòi hỏi phải tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các nhà trường đại học trước xã hội; nâng cao tính tự chủ, năng lực sáng tạo của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; đề cao tính tự giác, tự quản và năng lực sáng tạo của sinh viên trong 5
- học tập, rèn luyện. Thực tiễn này đòi hỏi các nhà trường đại học nưốc ta phải mở rộng hơn nữa việc thực hiện dãn chủ ờ tất cà các đôi tượng và trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu vẽ vấn để thực hiện dân chủ trong các trường đại học, Nhà xuàt ban Chính trị quôc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Thực hiện dán chủ tro n g các trư ờ n g đ a i hoc ở nước ta h iện n a y của TS. Đồng Văn Quân, cán bộ hiện đang công tác tại Trường Đại học Sự phạm - Đại học Thái Nguyên. Cuôn sách phân tích cơ sở lý luận của việc thực hiện dán chủ ở các trường đại học nước ta hiện nay; làm rõ thực trạng, nguyên nhân của những thành tựu và yếu kém trong quá trình thực hiện dân chủ ở các trường đại học; trên cơ sở đó, cuõn sách để xuất một sô giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình thực hiện dân chủ ở các trường đại học nưốc ta hiện nay. Xin trân trọng giói thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 4 năm 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT 6
- Chương I MỘT SỐ VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC TA HIỆN NAY I- s ự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN CỦA KHÁI NIỆM DÂN CHỦ 1. K hái n iệm d â n chủ a) Dân chủ là gì? Dân chủ là một chủ đê quan trọng của các khoa học xã hội. Vấn để dân chủ luôn luôn gắn liền với quyền sống, quyền tự do của con người. Tuy nhiên, dân chủ không phải là cái tự nhiên sẵn có của xã hội, mà là một sản phẩm của lịch sử, là kết quả của cuộc đấu tra n h chông độc quyền chuyên chế, chống áp bức, bóc lột của nhân dân. Vì vậy, khái niệm dân chủ với tính cách là một khái niệm chính trị chỉ thực sự hình th àn h trong các xã hội có giai cấp và luôn m ang nội dung giai cấp. Theo T ừ điển bách khoa Việt N am , "dân chủ, hình thức tổ chức th iế t chế chính trị của xã hội dựa trên việc 7
- thừ a nhận nhân dân là nguồn gốc của quyến lực. thừ a nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do"1. N hư vậy. dán chu trước hêt là một khái niệm chính trị dùng để chi một chê độ chính trị m à trong đó có sự th am gia của nhản dán vào quá trìn h quản lý xã hội ở những mức độ khác nhau: th ừ a n hận sức m ạnh quyền lực của n h ân dân như là một tiêu chí để nhà nước dựa vào đó mà để ra nhữ ng chu trương, chính sách tương ứng; th ừ a n h ận quyển tự do, quyển bình đẳng của n h ân d ân trong một khuôn khô n h â t định. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ luôn luôn có hai mặt, đó là: "dân là chủ" và "dân làm chủ". Q uan niệm này vừa đảm bảo tín h khoa học, tính hiện đại, vừa kê thừ a một cách sáng tạo các quan điểm của nhân loại vê dân chủ. K hía cạnh th ứ n h ấ t của dân chủ: "dân là chủ” nói lên dân là chủ th ể của quyền lực, quyển lực thuộc về nhân dân, bởi vì n h ân d ân là sức m ạnh. N ếu được dân tin. dân theo, dân ủng hộ th ì chính quyền mới đứng vững. Ngược lại, m ất lòng tin của dân là m ất tấ t cả. K hía cạnh th ứ hai của dân chủ: "dân làm chủ" nói lên nội dung cơ bản của dân chủ, đó là d ân phải được làm chủ vận m ệnh của m ình, làm chủ quyền lực của m ình, làm chủ xã hội nói chung. Hai m ặt của dân chủ không phải lúc nào cũng thông n h ấ t với nhau. Vấn để "dân là chủ", "dân là gốc" đã được 1. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách kroa Việt Nam: Từ điển bách khoa Việt Nam, Trung tâm biên soan Từ điển bách khoa Việt Nam. Hà Nội, 1995, 1.1, tr.653. 8
- th ừ a nhận từ r ấ t sớm trong lịch sử. Còn vấn để "dân làm chủ", "dân làm gốc" thì chỉ có chê độ dân chủ mới từng bước đảm bảo quyển của người dân được tham gia vào các công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội với những mức độ và hình thức khác nhau. Ngày nay, khái niệm dân chủ về cơ bản vẫn hàm nghĩa là "mọi quyền lực đều thuộc về nhản dân", nhưng có những th ay đổi trong quan niệm về nhân dân và quyền lực n h ân dân theo hướng ngày càng được mở rộng hơn. Vì vậy, khái niệm dân chủ hiện nay trở nên rấ t phức tạp, bao gồm nhiều nghĩa khác nhau như: dân chủ là một chỉnh thể hiện t-hực (nền dân chủ); dân chủ là một hiện thực chính trị (chê độ dân chủ); dân chủ là một hiện thực kinh tê (thị trường tự do); dân chủ là một hiện thực xã hội (xã hội công dân, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ...); dân chủ là một trạ n g th ái quan hệ quốc tế (quyền tự quyết dân tộc, bình đẳng dân tộc...); dân chủ là một triế t thuyết chính trị... Vê m ặt triế t học, dân chủ được thể hiện trên các phương diện chủ yếu như: thừ a n h ận quyền tự do cá nhân, nhưng không vi phạm tính tấ t yếu xã hội mà tự do phải là "cái tâ't yếu đã được nhận thức và được vận dụng đúng đ ắn ”; quyển bình đẳng về điều kiện p h át triển của mọi chủ thể, của từng cá n h ân và suy rộng ra là quyền bình đẳng của mọi dân tộc; sự thống n h ất trong tính đa dạng trong đó quyền tự do cá nhân th ể hiện tính đa dạng, còn bình đẳng về điểu kiện nói lên cái chung, cái phổ biến của dân chủ. 9
- Khái niệm dân chủ lần đầu tiên xuất hiện ờ Hy Lạp cô đại. Theo tiếng Hy Lạp, démos k ratos (dân chù) có nphìa là quyển lực thuộc vê n h ân dân. Khái niệm này ra đời trong cuộc đấu tra n h của phái chủ nô dân chủ chỏng lại giới chủ nô quý tộc. Chê độ th àn h bang của Hy Lạp cô đại đã tạo ra hai th ể chê chính trị đối lập n hau là thê chẻ dân chủ (được th iết lập ở th à n h bang Aten) và thể ché quán chủ (được th iết lập ở th àn h bang Spác). Nền dân chủ chủ nô tuy còn rấ t h ạn chê (chỉ d àn h riêng cho những người tự do - khoảng 2 vạn người ỏ th à n h bang Aten, mà không dành cho nô lệ - chiếm sô đông ở th à n h bang này), nhưng đã th ể hiện rõ tín h tích cực, tiến bộ của mình. Thông qua hình thức bầu trực tiếp để n h ân dân cử ra đại diện quyền lực cho m ình trong các nghị viện; những việc lớn của th à n h bang như chiến tra n h , lễ hội... đều thông qua đại hội toàn th ể để quyết định. Ở Cộng hòa La Mã, thông qua các đại hội toàn dân được tổ chức ở quảng trường La Mã hoặc trê n cánh đồng th ầ n M ars để quyết định vể các đạo luật, bầu các th ủ lĩnh hay giải quyết các vấn để có liên quan đến châu Âu... Kể từ khi x u ấ t hiện đến nay, trả i qua hơn h ai nghìn năm p h á t triể n lịch sử, nền d ân chủ đã trả i qua n hiểu loại h ình khác n h au vói n h ữ n g biểu hiện khác n h a u về nội dung, h ìn h thức, VỚI nh ữ n g tín h c h ấ t và mức độ khác nhau. Ngay trong chế độ chiếm hữu nô lệ, nền dán chủ cổ đại đã d ần d ần bị biến dạng, giai cấp thông trị dần dán th â u tóm quyển lực vào tay m ình, trỏ th à n h lực lượng đối 10
- lập vói n h â n dân, n h ấ t là sau khi th à n h bang Spác chiên th ắ n g th à n h bang Aten, th ể chê quân chủ chuyên chê dần dần th a y th ế cho th ể chê dân chủ. Cho đến chê độ phong kiến th ì th ể chê nhà nước chuyển h ẳn sang chê độ độc đoán chuyên quyền. N hưng ngay trong lòng xã hội phong kiến độc đoán, chuyên quyển vẫn tồn tại một nền dân chủ đặc biệt - dân chủ công xã nông thôn (tàn dư của chê độ tự q u ản nguyên thủy). Trong các công xã nông thôn, các làng - xã nông thôn, dân chủ biểu hiện bằng chế độ tự quản. Mỗi làng - xã, công xã, thông qua các hội nghị to àn th ể thường đ ặt ra những lê lu ậ t của mình, đ ặt ra hương ước, quy ước để giải quyết các công việc chung. N hững lề lu ậ t này được tấ t cả mọi người th ừ a n hận và tu â n th ủ m ột cách vô điều kiện, như trong dân gian có câu "phép vua th u a lệ làng". T hắng lợi của cách mạng dân chủ tư sản thê kỷ XVII - XVIII đã làm x u ất hiện nên dân chủ tư sản. Dân chủ tư sản là một bước tiến lốn so với các nền dân chủ trước đây, kích thích một cách m ạnh mẽ k h á t vọng tự do, bình đẳng của con người, là m ột bước tiến lớn trong công cuộc giải phóng con người với tín h cách là những cá nhân. Tuy nhiên, dân chủ tư sản không phải là nền dân chủ duy nhất, không phải là đỉnh cao của chế độ dân chủ như những n h à tư tưởng tư sản vẫn ngợi ca. Bản chất giai cấp của nền dân chủ này vẫn được th ể hiện r ấ t rõ, bởi vì "chủ nghĩa tự do" cho toàn xã hội trong chủ nghĩa tư bản được thay thê bằng "chủ nghĩa m ất tự do" cho giai cấp bị trị. N hân dân "ủy quyền" qua cái gọi là "khế ước xã hội" để 11
- qua đó m ất quyển làm chủ của m ình. C húng ta không the phủ n h ận những giá trị dân chủ m à n h â n dán lao dộng đa đ ạt được trong chủ nghĩa tư bản như quyển tự do. quven bình đẳng... nhưng đây không phải là sự ban phát từ trê n xuống, không phải là lòng hảo tâm của giai cấp tư san đôi với người lao động, m à là kêt quả của cuộc đấu tra n h bên bỉ, lâu dài của n h ân dân lao động chống áp bức. chông cường quyền nhằm giải phóng m ình và giải phóng xã hội nói chung. D ân chủ tư sản dù có p h á t triể n đến đâu chãng nữa th ì cũng chỉ là cơ chê bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tư sản, chứ không phải của toàn th ể n h â n d ân lao động. Quyền dân chủ của n h ân dân lao động có được mở rộng đến đâu chăng nữa th ì cũng không được phép và không thể đụng chạm đến quyền sở hữ u tư n h â n tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất. N hư vậy, dân chủ tư sản chỉ đóng k h u n g trong việc thực hiện quyền công dân thông thường, không th ể vượt quá giới h ạ n của quan hệ có tính quy lu ậ t là: giai cấp nào thông trị về k in h tê thì giai cấp đó cũng thống trị về chính trị. Trong cuộc đ ấu tra n h cách m ạng của giai cấp vô sản và n h ân dân lao động nhằm xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, tấ t yếu sẽ hình th à n h m ột nền d ân chủ mối - dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đây là m ột nền dân chủ khác h ẳn về ch ất so VỚI các nền dân chủ trước đây. v ể nguyên tắc, dưới chủ nghĩa xã hội n h ân d ân lao động không chỉ là công dân, mà còn là người làm chủ các tư liệu sản xuất, vì vậy, n h ân dân có quyén và có trá ch nhiệm làm chủ vể chính trị, xã hội. Chỉ có dưới 12
- chủ nghĩa xã hội th ì dân chủ mối được thực hiện một cách đầy đủ, mà thực chất là sự tham gia ngày càng đông đảo của n h ân dân vào công việc quản lý nhà nưốc, quản lý xã hội. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đại đa sô" n h ân dân, gắn với công bằng xã hội, chông áp bức, bất công. D ân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trê n tấ t cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; được th ể chế hóa bằng pháp lu ật và được pháp lu ậ t đảm bảo. D ân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ là sự ban bô m ột sô quyền công dân, m à còn tạo ra cơ chê để thực hiện quyền lực của n h ân dân vối tính cách là quyền lực tối cao và cuối cùng. Tuy nhiên, dân chủ xã hội chủ nghĩa không có sẵn trong kin h điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng không hoàn toàn là cái đã được th iết lập trong các nước xã hội chủ nghĩa trưóc đây. Chưa hể có mô hình chuẩn cho một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong tiền lệ, bởi lẽ nền dân chủ đ ạ t được trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, tuy là một bước tiến lớn so với dân chủ tư sản, nhưng do những sai lầm chủ quan nên hiện tượng vi phạm dân chủ vẫn diễn ra phổ biến, tìn h trạ n g quan liêu hóa bộ m áy n h à nước k h á nặng nề. Cho nên, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa m à chúng ta đang xây dựng còn có nhiều điểm mới mẻ cần được làm sáng tỏ dần dần, từng bước theo các nguyên tắc cơ bản: - Đảm bảo tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, N hà nước quản lý, n h ân dân làm chủ. - Thực hiện tố t nguyên tắc tập tru n g dân chủ. - D ân chủ phải gắn liền vối dân sinh, dân trí. 13
- - Kết hợp hài hòa cả hai hình thức dân chủ: dán chủ đại diện và dân chủ trực tiêp. - Dần chủ phải toàn diện: dân chủ trong kinh té. dán chủ trong chính trị, dân chủ trong ý thức, tư tưởng... vể m ặt nhận thức thì khái niệm là sự p hản án h của hiện thực, cho nên nó hình th à n h và biên đổi cùng với sự biến đôì của bản th â n hiện thực. Khái niệm dân chu cũng tương tự như vậy, có nhiệm vụ phản ánh lại quá trìn h hình th àn h và p h át triển của nền dân chủ trong xã hội. Do đó, không có khái niệm "dân chủ nói chung", "dân chủ th u ần túy", "dân chủ không có tính từ"... mà khái niệm dân chủ phải vừa phản ánh được những gỉá trị chung, toàn nhân loại, phản ánh được xu hướng p h át triể n của lịch sử, lại vừa phản ánh được tín h giai cấp, tín h đặc thù dân tộc của các nền dân chủ. b) Các nội dung cơ bản của khái niệm dán chủ Cùng VỚ I sự p h át triển và hoàn thiện dân chủ vói tính cách là một giá trị nhân đạo và một xu hướng tấ t yếu của lịch sử thì các nội dung của khái niệm dân chủ ngày càng phong phú. đa dạng. Dân chủ không chỉ là chế độ chính trị, mà còn là một giá trị to lớn của văn m inh n h ân loại, một phương thức tồn tại của xã hội hiện đại. D án chủ không chỉ bao hàm lĩnh vực chính trị, mà còn có cả dán chủ trong kinh tê. dân chủ trong văn hóa, dân chủ trong giáo dục và các lĩnh vực khác của đời sông xã hội. Một cách khái quát có th ể th ây dân chủ bao gồm các nội dung cơ bản như sau: 14
- T h ứ nhất, dân chủ là một chê độ chính trị. Đây là nội dung cơ bản n h ấ t của dân chủ. Theo nghĩa này thì dân chủ trước hết là hình thức tồn tại của Nhà nước và sự thống trị giai cấp. Trước khi có nền dân chủ chính trị thì đã tồn tại một nền dân chủ tiền chính trị, đó là chê độ tự quản công xã nguyên thủy. Nhưng theo đúng nghĩa của nó (theo nội dung chính trị) thì chế độ tự quản công xã nguyên thủy chưa phải là một nền dân chủ thực th ụ mà mới chỉ là một quyền lực trực tiếp đối với các thị tộc, bộ lạc. Dân chủ chính trị chỉ thực sự tồn tại trong xã hội có giai cấp và theo c. Mác th ì trong chủ nghĩa cộng sản, chế độ dân chủ chính trị cũng sẽ bị tiêu vong. Mỗi một nhà nước có th ể có hai hình thức thực hiện quyền lực chính trị của m ình là hình thức dân chủ hoặc hình thức độc tài. Trong chế độ dân chủ, tùy vào mức độ biểu hiện khác nhau mà pháp lu ật có những quy định tương ứng về một sô quyển tự do của công dân, qua đó hoạt động của công dân có th ể ản h hưởng đến việc giải quyết những vấn đề lớn của quôc gia. Để thực hiện nền dân chủ chính trị, cần th iết phải có một n h à nước pháp quyền với hệ thông pháp lu ật ngày càng hoàn thiện; phải thực hiện nền dân chủ thông qua một "xã hội công dân" p h á t triển, bên cạnh hệ thông pháp luật; thực hiện nền dân chủ tương ứng với trìn h độ p h át triển n h ấ t định của kinh tế, khoa học, văn hóa, giáo dục, dân trí... Dân chủ chính trị cũng có những trìn h độ p h á t triển khác nhau. Trong xã hội có giai cấp, nền dân chủ diễn ra dưới vỏ bọc chính trị, thông qua cuộc đấu tranh giai cấp, làm cho việc thực hiện quyền lực chính trị 15
- của giai cáp thông trị trở nên tin h VI hdn. bảng phương thức dân chủ, đồng thời đó cũng là bước tiên của vãn m inh nhân loại. Trong thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. theo c. Mác, dân chủ chính trị là nên chuyên chính cách m ạng của giai cấp vô sản; theo V.I. Lênin, đó là dân chủ nhân dân, dân chủ cho sô đông, dân chủ chông áp bức. bóc lột. Đôi với nền dân chủ nhân dân (dân chủ xã hội chủ nghĩa) thì nhà nưóc là do n h ân dân lập ra, chịu sự kiểm soát của nhân d ân và hoàn toàn phụ thuộc vào n h ân dân. Dân chủ chính trị được cụ th ể hóa th à n h các nguyên tắc cai trị xã hội như: tấ t cả các quyển lực đều thuộc vê n h ân dân; mọi ngươi đều bìn h đẳng trước pháp luật; quyền tự do tư tưởng, ý chí; th iểu số phục tù n g đa số; nguyên tắc quyển thiểu số; bảo đảm các quyền cơ b ản của con người; bầu cử tự do và công bằng; h ạn chê quyền lực n h à nước bằng hiến pháp; thông n h ấ t tro n g tín h đa dạng các khuynh hướng xã hội; hòa giải, hợp tác, khoan dung và đổì thoại trong giải quyết các xung đột. T h ứ hai, d ân chủ là m ột giá trị quan trọng của vãn m inh và n h â n đạo m à loài người đã đ ạ t được. Vối nội dung này, d ân chủ không chỉ là» đôi k h án g giai câp và đấu tran h giai cấp; các giá trị d ân chủ không chỉ được sinh ra từ các quyển lực chính trị m à còn được sinh ra từ nhiều yếu tố khác như: tiến bộ của lực lượng sản x u ất và cơ cáu sản xuất, tiến bộ của khoa học kỹ th u ậ t, tiến bộ của quản lý kinh tê và q u ản lý xã hội, tiến bộ của giáo dục và trin h đô dân trí, tiến bộ của thông tin và giao lưu văn hóa. tiến bô của cơ cấu xã hội - giai cấp... 16
- Dưới tác động của các yếu tố trê n , trong đó yếu tô qu y ết định n h ấ t là tín h c h ấ t của nền kinh tế, dân chủ ngày càng trở th à n h m ột xu th ế tấ t yếu, m ột giá trị tấ t yếu của văn m inh và n h â n đạo. Nó không hoàn toàn p h ụ thuộc vào ch ế độ ch ín h trị, mà n hiều khi còn buộc các chê độ chính trị p h ải có nhữ n g cải cách dân chủ tương ứng. Với nội dung này, d ân chủ không chỉ có tín h giai cấp m à còn có tín h to àn n h â n loại, gắn liền với trìn h độ văn m inh m à con người đ ạ t được, gắn liền với k h á t vọng và trìn h độ đ ạ t được của công cuộc đấu tra n h giải phóng con người. Đ iều này giúp ta giải thích tạ i sao tro n g các nưốc tư b ản p h á t triển , k h i người d ân bị bóc lột n ặn g nể hơn, m à họ v ẫn cảm th ấ y d ân chủ hòn so với các nưốc xã hội chủ n g h ĩa trước đây. Theo xu hướng p h á t triể n th ì n ền d ân chủ xã hội chủ nghĩa p h ải tạo ra được n h iều hơn n h ữ n g giá trị văn m inh, n h â n đạo so với nền d ân chủ tư sản. Tuy nhiên, để đ ạ t được điều đó th ì không p h ải chỉ b ằn g n h ữ n g lời tu y ên bô' rằ n g nó "dân chủ gấp triệ u lần hơn" so với nền d ân chủ tư sản, mà phải bằng việc xây dự ng m ột nền d ân chủ thực th ụ dựa trê n m ột trìn h độ p h á t triể n cao về k in h tế, giáo dục, khoa học, d ân trí... T h ứ ba, dân chủ là phương thức tồn tại của xã hội hiện đại. D ân chủ không chỉ bao hàm nội dung chính trị, mà nó trở th à n h phương thức tồn tại của tấ t cả các loại quan hệ giữa con người với con người (giữa các cá n h ân với nhau, giữa các cộng đồng, tổ chức th iế t chế, giữa các quốc gia, dân tộc...)- Theo nghĩa này, khái niệm dân chủ được 17
- sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác n h au của đòi sôYig xã hội. Trong kinh tế, dân chủ biểu hiện dưới dạng quyền tự do và bình đẳng của tấ t cả mọi người và các tô chức kinh tế trong p h á t triển sản xuất, kinh doanh. Trong giáo dục, dân chủ biểu th ị sự bình đảng của thầy, trò và nhà trường trong việc tham gia vào quá trìn h đào tạo và quản lý đào tạo. Trong quan hệ giữa các quổc gia. dân tộc. dân chủ biểu th ị quyền tự do, bình đẳng của tấ t cả các dân tộc trong việc lựa chọn con đường, bước đi phù hợp cho sự p h át triển của mình. Ngoài ra. dân chủ còn có nhiều chiêu cạnh khác như: dân chủ là một triế t th u y ết chính trị, dân chủ là m ột lý tưởng xã hội, dân chủ là một trào lưu chính trị xã hội... c) Các hình thức dân chủ Trong lịch sử đã tồn tại hai hình thức dân chủ là dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Dãn chủ đại diện là hình thức dân chủ m à trong đó tập thể, cộng đồng với tín h cách là chủ thể quyền lực, biểu thị ý chí của m ình một cách gián tiếp thông qua các đại diện có th ẩm quyển do chủ th ể bầu ra. Chủ th ể quyển lực vẫn giữ cho m ình quyền và chức năng tác động, giám sát, kiểm tra các hoạt động của cơ quan đại diện. H ình thức dân chủ đại diện là hình thức phổ biến n h ấ t hiện nay, nhưng bản th â n nó có chứa đựng những m âu th u ẫn nội tại mà nếu không giải quyết tốt, không biết kết hợp hài hòa với các hình thức dân chủ khác, không thực hiện đầy đủ quyển kiểm tra, giám sát của n h ân dán thì rấ t dễ làm cho
- các cơ quan đại diện bị quan liêu hóa, xa ròi nhân dân, đối lập với n h ân dân. D ân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ mà qua đó chủ thể quyền lực trực tiếp biểu th ị ý chí của mình về những vấn đề cơ bản, chính yếu của tập thể, cộng đồng. Bộ máy quyền lực trong trường hợp này có vai trò ghi n hận ý chí và bảo đảm thực hiện ý chí của tập thể. Trên cơ sỏ nguyện vọng chung của tập thể, của cộng đồng mà bộ máy ra quyết định cụ th ể hóa và đưa ý chí đó vào thực thi trong thực tế. D ân chủ trực tiếp đem lại nhiều khả năng cho sự tham dự của người dân vào công việc quản lý của nhà nưốc, của xã hội. Tuy nhiên, mức độ, phạm vi áp dụng dân chủ trực tiếp phụ thuộc vào tín h chất của công việc và trìn h độ dân trí. Biểu hiện của dân chủ trực tiếp là: + Người dân được trực tiếp th am gia bỏ phiếu bầu chọn người th ay m ặt m ình vào các cơ quan đại diện để gánh vác những công việc chung do n h ân dân trao quyển thực hiện. Trong quá trìn h này, người dân được tự m ình quyết định theo chính kiến của mình, không bị điểu khiển bởi các th ê lực khác và không thông qua người đại diện. + Người d ân được quyền gặp trự c tiếp, tra o đổi trự c tiếp với các cơ quan, cá n h â n th ừ a h à n h nhiệm vụ hoặc có quyền gửi đơn, th ư đến các cơ quan, cá n h ân có th ẩm quyền để được trả lời trự c tiếp nh ữ ng vấn đề m à họ q u an tâm . Các cơ q u an có th ẩ m quyên và người có trá c h nhiệm p h ải tr ả lời và giải quyết nhữ n g vấn đê người dân nêu ra. 19
- + Được sinh hoạt theo hệ thông tô chức, dược q u \e n ch ất ván, p h át biểu về xây dựng kê hoạch, tô chức thực hiện, giám sát, kiểm tra các chương trìn h hoạt động, các chính sách có liên quan trực tiêp đên người dân. + Người dân được quyển trự c tiêp ch ất vấn các cơ quan, người th ừ a h àn h công vụ, góp ý phê bình và đê nghị cấp có th ẩ m quyền m iễn nhiệm , bãi chức n h ữ n g cán bộ làm việc vi phạm đến lợi ích của n h ân dân. vi phạm pháp lu ật. + N h ân d ân được quyền quyết định những vân đê liên quan trự c tiếp đến quyền lợi, thông qua bàn bạc dân chủ trực tiếp tạ i cơ sở không trá i vối pháp luật. N hững quy ưóc, hương ưốc, nhữ ng kho ản đóng góp được huy động từ sức d ân p h ải được bàn bạc d ân chủ trực tiếp và do nhân d ân tự quyết định. N hư vậy, d ân chủ trự c tiếp cần p h ải có ba yếu tố và ba điều kiện th i hành. - Ba yếu tô" của d ân chủ trự c tiếp là: + Yếu tô phô thông đại chúng, tức là tấ t cả mọi người có đủ n ăn g lực pháp lý và h à n h vi đều có quyển bàv tỏ ý chí của m ình. + Yêu tô trự c tiêp, tức là mỗi ngưòi tự m ình th ê hiện ý chí của m ình, không th ô n g q u a cá n h â n hay tập thể th a y m ặt. + Yếu tô' h iệu lực th i h àn h , tức là ý chí của n h â n dân q u y êt đ ịn h theo đa sô', chứ không p h ải chỉ có g-iá trị th a m khảo. - Ba điều kiện của dân chủ trực tiếp là: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nam Bộ dân tộc và tôn giáo: Phần 1
206 p | 158 | 51
-
Vận dụng phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ vào công tác xây dựng Đảng
6 p | 126 | 29
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hiện dân chủ trong xây dựng Đảng
9 p | 68 | 17
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc thực hiện dân chủ trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
5 p | 85 | 15
-
Năng lực của cán bộ cấp cơ sở trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc - Phạm Minh Anh
0 p | 93 | 12
-
Dân số học đại cương và các chính sách dân số: Phần 1
48 p | 100 | 10
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá dân chủ trong hoạt động chính trị và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay: Phần 1
161 p | 14 | 5
-
Quan điểm Hồ Chí Minh về chữ “trung” và sự vận dụng quan điểm đó trong giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Đà Nẵng hiện nay
7 p | 45 | 5
-
Một số chỉ dẫn của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về dân chủ
5 p | 80 | 5
-
Tiếp cận các nghiên cứu lời kể, lịch sử qua lời kể và lịch sử cuộc đời trong khảo sát về Nhân học biển tại vùng biển, đảo Nam Trung bộ và Nam bộ Việt Nam
9 p | 100 | 5
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá dân chủ trong hoạt động chính trị và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay: Phần 2
99 p | 11 | 4
-
Tìm hiểu vấn đề dân chủ trong cách mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam qua thực tiễn vận động nông dân Thái Bình trong những năm 1936-1939
6 p | 37 | 3
-
Văn hóa dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh
7 p | 74 | 2
-
Các biện pháp nhằm khuyến khích các hoạt động trí tuệ cho học sinh lớp 11 trong dạy học môn toán ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và những kết quả bước đầu
12 p | 78 | 2
-
Chế độ dân chủ cộng hòa và những giá trị cần phát huy trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
8 p | 58 | 2
-
Đẩy mạnh thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay
5 p | 24 | 2
-
Nghiên cứu thực hiện dân chủ trong các trường đại học hiện nay: Phần 2
170 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn