Đỗ Hoàng Sơn và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
57(9): 15 – 21<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN<br />
LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
<br />
Đỗ Hoàng Sơn*<br />
Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái nguyên<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 03/2007 tới tháng 02/2009 ở các làng<br />
nghề thủ công mây tre đan tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy:<br />
Ngành mây tre đan là một trong những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền<br />
thống của tỉnh Thái Nguyên. Thời gian qua, ngành mây tre đan đã giải quyết việc<br />
làm cho hàng ngàn người lao động, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế,<br />
xã hội của tỉnh. Nhiều người lao động nông thôn nhờ đó đã có việc làm, tranh thủ<br />
tận dụng được những thời gian rảnh rỗi sau mùa vụ, tăng thêm thu nhập, bình<br />
quân thu nhập của người lao động làm ngành này là gần 1 triệu đồng/tháng. Đa số<br />
các cơ sở sản xuất mây tre đan tại Thái Nguyên đều là các cơ sở sản xuất vừa và<br />
nhỏ, hầu hết đều thiếu vốn để mở rộng sản xuất, nhất là thiếu vốn lưu động ở<br />
những hợp đồng với giá trị lớn. Do vậy, việc ban hành các chính sách ưu đãi đầu<br />
tư sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở ngành nghề mây tre đan tiếp cận với các nguồn<br />
vốn tín dụng của Nhà nước, các nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, thực hiện<br />
các chính sách ưu đãi về thuế, mặt bằng sản xuất, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật<br />
làng nghề, điểm công nghiệp, các chính sách hỗ trợ khác nhằm giảm chi phí sản<br />
xuất, nâng cao giá trị sản phẩm. Ngoài ra, cần tổ chức các hoạt động trao đổi kinh<br />
nghiệm, tham quan, khảo sát nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất liên<br />
doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội ngành nghề.<br />
Từ khóa: Nghề thủ công, làng nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp, mây, tre,<br />
nghề đan lát.<br />
∗<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam là một trong những quốc gia có<br />
nghề mây tre đan phát triển bậc nhất trên<br />
thế giới. Nhiều làng nghề mây tre đan có<br />
lịch sử tới hàng trăm năm. Cả nước có<br />
322 làng nghề làm hàng mây tre đan trong<br />
tổng số 1.451 làng nghề truyền thống.<br />
Mỗi làng nghề mây tre đan lại chứa đựng<br />
<br />
∗<br />
<br />
Đỗ Hoàng Sơn, Tel: 0912253571; CQ 02803851427<br />
Khoa Lâm Nghiệp trường ĐH Nông Lâm – ĐH TN<br />
<br />
nét tài hoa, tinh tế riêng, mang bản sắc<br />
riêng [9].<br />
Nghề mây tre đan là nghề truyền thống<br />
gắn liền với hoạt động sản xuất v à đời<br />
sống của người nông dân từ nhiều đời nay<br />
[7]. Tuy nhiên, những công trình nghiên<br />
cứu cụ thể chi tiết về nghề này vẫn còn rất<br />
ít. Nghiên cứu của Hà Thị Nự (2004) chỉ<br />
tập trung tìm hiểu về yếu tố văn hoá của<br />
từng cộng đồng dân tộc gắn liền với nghề<br />
mây tre đan[7]. Tác giả Hương Phúc<br />
Đăng (1997) có đề cập về lịch sử hình<br />
thành nghề mây tre đ an trong bài “Quê<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Hoàng Sơn và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
hương những làng nghề” [9]. Quá trình<br />
hình thành và vai trò của nghề mây tre<br />
đan ở Hà Tây trong phát triển kinh tế - xã<br />
hội của địa phương được tác giả Nguyễn<br />
Xuân Ba (2000) đề cập [5], tuy nhiên bài<br />
viết chỉ mang tính chất thông tin trao đổi.<br />
Có thể thấy, cho đến thời điểm hiện nay<br />
chưa có một công trình nào nghiên cứu<br />
chuyên biệt về nghề mây tre đan, đặc biệt<br />
nghề mây tre đan ở vùng miền núi. Vì<br />
vậy, việc triển khai nghiên cứu về nghề<br />
mây tre đan ở Thái Nguyên có ý nghĩa cả<br />
về mặt lý luận cũng như thực tiễn.<br />
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị,<br />
kinh tế của khu Việt Bắc có diện tích<br />
3.562,82 km² với dân số khoảng 1,2 triệu<br />
người. Trong những năm qua, tỉnh đã xác<br />
định việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là<br />
vấn đề quan trọng và cấp thiết. Bên cạnh<br />
các khu công nghiệp được xây dựng thì<br />
làng nghề là một mắt xích quan trọng<br />
trong quá trình phát triển kinh tế và hội<br />
nhập. Hiện nay, Thái Nguyên có trên 30<br />
làng nghề đã đư ợc công nhận, các địa<br />
phương trong tỉnh vẫn đang tập trung<br />
củng cố xây dựng và phát triển thêm nhiều<br />
làng nghề mới. Trong bước đường xây<br />
dựng và phát triển làng nghề, nhiều địa<br />
phương gặp không ít những khó khăn [2].<br />
Trước bối cảnh trên, việc tổ chức nghiên<br />
cứu thực trạng và từ đó tìm kiếm những<br />
giải pháp cho phát triển các làng nghề tại<br />
tỉnh Thái Nguyên là một vấn đề có ý nghĩa<br />
thực tiễn quan trọng đặt ra hiện nay. Xuất<br />
phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu thực trạng<br />
phát triển làng nghề mây tre đan tại tỉnh<br />
Thái Nguyên". Kết quả nghiên cứu của đề<br />
tài làm cơ sở cho việc chuyển dịch nhanh<br />
cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn của<br />
tỉnh Thái Nguyên.<br />
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Nội dung nghiên cứu<br />
- Tìm hiểu vai trò của nghề mây tre đan<br />
đối với kinh tế - xã hội của các làng nghề<br />
- Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh<br />
ở các làng nghề mây tre đan (MTĐ).<br />
<br />
57(9): 15 – 21<br />
<br />
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cho<br />
phát triển các làng nghề MTĐ.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
* Phương pháp thu thập số liệu:<br />
- Kế thừa các số liệu, tài liệu có liên<br />
quan.<br />
- Tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi câu<br />
trúc đối với 180 hộ sản xuất nghề MTĐ<br />
tại các làng nghề Ôn Lương, Tân Đức,<br />
Tiên Phong và Đồng Tiến.<br />
- Phương pháp q u an sát: Cơ sở vật chất,<br />
thực tế hoạt động của các làng nghề.<br />
- Phương pháp tham vấn: Tham khảo ý<br />
kiến của các cán bộ, các nghệ nhân, các<br />
nhà kinh tế, các thương gia có am hiểu về<br />
tình hình sản xuất kinh doanh mây tre<br />
đan.<br />
* Xử lý số liệu: Số liệu điều tra được xử<br />
lý và phân tích bằng phần mềm Excel 7.0<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO<br />
LUẬN<br />
3.1. Vai trò của nghề thủ công MTĐ<br />
- Về mặt kinh tế: Theo kết quả nghiên cứu,<br />
thu nhập từ nghề đối với thợ kỹ thuật bậc<br />
cao khoảng 25.000 - 35.000đ/ngày, lao<br />
động phổ thông đạt 15.000 20.000đ/ngày. So với các nghề khác thì<br />
nguồn thu này không cao, nhưng nó lại có<br />
ý nghĩa l ớn đối với các vùng thuần nông.<br />
Đây là nguồn tiền mặt để các hộ trang trải<br />
cho những chi tiêu trong cuộc sống hàng<br />
ngày. Phân tích về cơ cấu thu nhập của<br />
các hộ tại 4 làng nghề (180 hộ) cho thấy,<br />
thu nhập từ nghề MTĐ vẫn chiếm một tỉ<br />
trọng lớn từ 59,88% đến 66,41% trong<br />
tổng thu nhập của hộ.<br />
- Về mặt xã hội: Nghiên cứu cho thấy,<br />
nghề MTĐ đã tạo việc làm cho khoảng<br />
gần 22% lao động tại làng nghề Ôn<br />
Lương; tại Tân Đức là 20,13%; tại Tiên<br />
Phong 34,57%; tại Đồng Tiến 27,32%.<br />
Ngoài ra, những lợi ích khác về xã hội mà<br />
làng nghề đem lại không thể tính hết như<br />
đẩy lùi các tệ nạn xã hội, những người tàn<br />
tật có việc làm phù hợp, trẻ em ngoài việc<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Hoàng Sơn và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
57(9): 15 – 21<br />
<br />
học hành còn tham gia giúp gia đình làm<br />
Các làng nghề mây tre đan tại Thái<br />
thêm việc đan lát.<br />
Nguyên sử dụng các nguyên liệu chủ<br />
yếu là tre, nứa, giang, phấn, mây, lá cọ,<br />
3.2. Đánh giá các điều kiện nguồn lực<br />
tế (guột)... là những sản phẩm sẵn có<br />
làm cơ sở cho phát triển nghề MTĐ<br />
tại rừng của địa phương.<br />
3.2.1. Điều kiện nguyên liệu cho sản<br />
xuất MTĐ<br />
Bảng 1. Tình hình sử dụng các loại nguyên liệu tại các làng nghề<br />
Khối lượng<br />
STT<br />
<br />
Chủng loại<br />
<br />
Số hộ sử<br />
dụng<br />
<br />
Tổng khối lượng<br />
(kg/năm)<br />
<br />
Mùa khai thác<br />
<br />
(kg/hộ/năm)<br />
1<br />
<br />
Tre<br />
<br />
78<br />
<br />
576,92<br />
<br />
45.000<br />
<br />
Quanh năm<br />
<br />
2<br />
<br />
Giang<br />
<br />
180<br />
<br />
373,54<br />
<br />
67.238<br />
<br />
Quanh năm<br />
<br />
3<br />
<br />
Phấn<br />
<br />
45<br />
<br />
458,22<br />
<br />
20.620<br />
<br />
Quanh năm<br />
<br />
4<br />
<br />
Nứa<br />
<br />
108<br />
<br />
113,74<br />
<br />
12.284<br />
<br />
Quanh năm<br />
<br />
5<br />
<br />
Mây<br />
<br />
135<br />
<br />
190,59<br />
<br />
25.730<br />
<br />
Quanh năm<br />
<br />
6<br />
<br />
Ruột tế<br />
<br />
66<br />
<br />
546,66<br />
<br />
36.080<br />
<br />
Tháng 3, 4, 8<br />
<br />
7<br />
<br />
Vỏ tế<br />
<br />
75<br />
<br />
478,00<br />
<br />
35.850<br />
<br />
Tháng 3, 4, 8<br />
<br />
8<br />
<br />
Tế cây<br />
<br />
180<br />
<br />
245,67<br />
<br />
44.220<br />
<br />
Quanh năm<br />
<br />
9<br />
<br />
Cói<br />
<br />
36<br />
<br />
97,22<br />
<br />
3.500<br />
<br />
Tháng 5, 6<br />
<br />
10<br />
<br />
Các loại khác<br />
<br />
4.500-6.000<br />
<br />
Quanh năm<br />
<br />
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2007)<br />
Nguồn tre trúc, mai, vầu, song, mây đang<br />
cạn dần do khai thác quá mức trong khi<br />
thiếu quy hoạch nuôi trồng mới. Để đảm<br />
bảo cho sản xuất lâu dài, sản xuất lớn cần<br />
tập trung tìm các giải pháp để vừa phát<br />
triển nguồn nguyên liệu chất lượng cao<br />
vừa tránh nạn khai thác bừa bãi.<br />
3.2.2. Điều kiện về nguồn lao động, kỹ<br />
thuật tại các làng nghề<br />
Nghề mây tre đan là một nghề đòi hỏi<br />
người thợ phải có đôi tay khéo léo thực<br />
sự. Từ kỹ thuật chọn và sử dụng nguyên<br />
liệu cũng tương đ ối phức tạp, người thợ<br />
<br />
phải có kinh nghiệm như: Nứa già làm<br />
cạp, nứa vừa làm nan, nứa non phải chuốt<br />
nan rất mỏng để tết hoa, tết các hoạ tiết<br />
trang trí. Kỹ thuật chẻ nan yêu cầu phải<br />
biết lách con d ao sao cho độ dày mỏng<br />
thật đều, thật phẳng thì sau đan m ới đẹp,<br />
phải biết chọn từng cái cật, dẻo cùng dẻo,<br />
cứng cùng cứng. Kỹ thuật nhuộm nan<br />
cũng là cả một kỳ công để sao cho nan<br />
không bị phai, tạo nên một thế giới màu<br />
sắc phong phú trên những giỏ hoa, bình<br />
hoa, rổ đựng hoa quả, hộp đựng quần áo,<br />
giỏ trồng cây, khay đựng đồ…[7]. Tại các<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Hoàng Sơn và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
57(9): 15 – 21<br />
<br />
của phần lớn lao động<br />
vẫn hạn chế.<br />
Bảng 2. Đánh giá nguồn nhân lực của các làng nghề<br />
<br />
làng nghề ở Thái Nguyên, nguồn lao động<br />
biết đan tương đối lớn, nhưng tay nghề<br />
Làng nghề<br />
<br />
Người biết đan<br />
<br />
Người đan chắc tay<br />
<br />
Người đan giỏi<br />
<br />
Ôn Lương<br />
<br />
2200<br />
<br />
500<br />
<br />
18<br />
<br />
Tiên Phong<br />
<br />
2500<br />
<br />
1200<br />
<br />
34<br />
<br />
Đồng Tiến<br />
<br />
1800<br />
<br />
750<br />
<br />
16<br />
<br />
Tân Đức<br />
<br />
1200<br />
<br />
450<br />
<br />
17<br />
<br />
3.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất, tổ chức tại<br />
các làng nghề<br />
Điều kiện về cơ sở vật chất và cách thức<br />
tổ chức các làng nghề giữ vai trò then<br />
chốt để các làng nghề tồn tại và phát triển.<br />
Khảo sát các làng nghề cho thấy, chỉ có 2<br />
làng nghề là Ôn Lương huyện Phú Lương<br />
và Tiên Phong huyện Phổ Yên có cơ sở<br />
vật chất tương đối đảm bảo cho sản xuất<br />
do được các dự án trong và ngoài nước<br />
đầu tư.<br />
Tuy nhiên về tổ chức của 2 làng nghề này<br />
còn nhiều hạn chế, năng lực quản lý,<br />
hoạch toán kinh doanh của ban lãnhđ ạo<br />
làng nghề yếu nên hoạt động kém hiệu<br />
quả, người dân làm nghề thiếu việc làm,<br />
thu nhập thấp. Tổ chức chặt chẽ và sản<br />
xuất kinh doanh có hiệu quả chỉ có làng<br />
nghề Tân Đức huyện Phú Bình. Ban chủ<br />
nhiệm hợp tác xã (HTX) làng nghề được<br />
lựa chọn là những người năng động, có<br />
chuyên môn. HTX làng nghề có định<br />
hướng chiến lược và kế hoạch sản xuất<br />
kinh doanh cụ thể. Hàng năm HTX hỗ trợ<br />
kinh phí và cử người đi học hỏi kỹ thuật<br />
mới, cách tổ chức, quản lý ở nhiều nơi<br />
như Hà Tây, Hà Nội, Thanh Hoá,...<br />
Hạn chế của Tân Đức và một số làng nghề<br />
khác là không có mặt bằng sản xuất, trang<br />
thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh<br />
doanh thiếu thốn. Bản thân các làng nghề<br />
hiện nay không đủ vốn, khó tiếp cận với<br />
các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư xây<br />
dựng nhà xưởng, nơi trưng bày giới thiệu,<br />
<br />
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2007)<br />
văn phòng,… và vốn lưu động. Thiếu vốn<br />
sản xuất, các làng nghề không dám mạnh<br />
dạn ký các hợp đồng lớn.<br />
3.2.4. Điều kiện thị trường và khả năng<br />
liên doanh liên kết<br />
Các làng nghề ở Thái Nguyên hiện nay<br />
đang trong quá trình xây dựng và phát<br />
triển. Cùng với những hạn chế về tổ chức,<br />
điều kiện cơ sở vật chất thì kinh nghiệm<br />
thị trường, khả năng thích ứng trong điều<br />
kiện thị trường thường xuyên biến động<br />
hạn chế. Ngoài những sản phẩm truyền<br />
thống tiêu thụ ở thị trường địa phương,<br />
các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu làm gia<br />
công cho các địa phương khác. Khả năng<br />
tìm kiến thị trường và cạnh tranh của các<br />
làng nghề ở Thái Nguyên yếu. Do quy mô<br />
sản xuất nhỏ, chưa có thương hiệu riêng,<br />
các làng nghề không có sự liên doanh liên<br />
kết với nhau, khả năng nắm bắt thông tin<br />
và tiếp cận thị trường hạn chế.<br />
3.3. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ các<br />
sản phẩm MTĐ tại các làng nghề<br />
Hiện nay ở Thái Nguyên, mô hình sản<br />
xuất mây tre đan theo hộ gia đình là<br />
chính. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu<br />
phải thông qua một số người thu gom,<br />
hợp tác xã làng nghề. Những tác nhân<br />
trung gian này có vốn, nắm bắt được<br />
thông tin thị trường nên họ đứng ra đặt<br />
hàng rồi thu gom hàng từ các hộ gia<br />
đình. Các hộ làm nghề, kể cả các hộ là xã<br />
viên HTX làng nghề tham gia sản xuất tự<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Hoàng Sơn và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
phát thiếu sự ràng buộc rõ ràng với HTX<br />
làng nghề.<br />
<br />
57(9): 15 – 21<br />
<br />
làng nghề hiện đang sản xuất gia công cho<br />
các công ty, doanh nghiệp tại Hà Tây. Do<br />
sản xuất gia công với số lượng nhỏ nên<br />
giá thành thường cao, lợi nhuận thấp,<br />
công việc không ổn định nên các hộ tham<br />
gia sản xuất thiếu tin tưởng ở các HTX<br />
làng nghề.<br />
<br />
Trên bình diện chung, chất lượng hàng<br />
MTĐ Thái Nguyên chưa thật cao; đa phần<br />
cơ sở làm hàng còn phân tán, khó sản xuất<br />
hàng loạt để đáp ứng các đơn hàng lớn.<br />
Ngoài các sản phẩm truyền thống tiêu thụ<br />
nội địa, các mặt hàng xuất khẩu khác các<br />
Bảng 3. Một số chủng loại sản phẩm MTĐ được sản xuất tại Ôn Lương<br />
S<br />
T<br />
T<br />
<br />
Tên sản phẩm<br />
<br />
Giá bán<br />
(đồng/sp)<br />
<br />
Chi phí<br />
(đồng/sp)<br />
<br />
Thời gian hoàn<br />
thành<br />
<br />
Ngày công<br />
(đồng/ngày)<br />
<br />
1<br />
<br />
Dưa gang<br />
<br />
3.200<br />
<br />
1.500<br />
<br />
60 (phút/sp)<br />
<br />
17.000<br />
<br />
2<br />
<br />
Dưa dài<br />
<br />
3.200<br />
<br />
1.500<br />
<br />
60 (phút/sp)<br />
<br />
17.000<br />
<br />
3<br />
<br />
Lẵng hoa vuông<br />
<br />
1.600<br />
<br />
600<br />
<br />
20-30 (phút/sp)<br />
<br />
16.000<br />
<br />
4<br />
<br />
Quả tim<br />
<br />
3.600<br />
<br />
1.700<br />
<br />
60 (phút/sp)<br />
<br />
18.000<br />
<br />
5<br />
<br />
Hàng tám cạnh<br />
<br />
3.800<br />
<br />
1.900<br />
<br />
60-80 (phút/sp)<br />
<br />
21.000<br />
<br />
6<br />
<br />
Giỏ quà<br />
<br />
5.600<br />
<br />
2.200<br />
<br />
50-80 (phút/sp)<br />
<br />
18.000<br />
<br />
7<br />
<br />
Đĩa trái tim<br />
<br />
1.500<br />
<br />
500<br />
<br />
15-20 (phút/sp)<br />
<br />
20.000<br />
<br />
8<br />
<br />
Khay chữ nhật<br />
<br />
4.500<br />
<br />
1.500<br />
<br />
60-90 (phút/sp)<br />
<br />
22.000<br />
<br />
9<br />
<br />
Hàng ôvan, bầu<br />
dục<br />
<br />
2.800<br />
<br />
1.500<br />
<br />
45-60 (phút/sp)<br />
<br />
17.000<br />
<br />
1<br />
0<br />
<br />
Giỏ rác<br />
<br />
15.000<br />
<br />
7.500<br />
<br />
90-120 (phút/sp)<br />
<br />
25.000<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
Chậu cây cảnh<br />
<br />
12.000<br />
<br />
7.000<br />
<br />
90-120 (phút/sp)<br />
<br />
25.000<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Quả xoài<br />
<br />
18.000<br />
<br />
8.000<br />
<br />
1/3 ngày<br />
<br />
24.000<br />
<br />
1<br />
3<br />
<br />
Vỏ dưa<br />
<br />
3.500<br />
<br />
1.200<br />
<br />
90-120 (phút/sp)<br />
<br />
16.000<br />
<br />
1<br />
4<br />
<br />
Gà (15x25 cm)<br />
<br />
6.000<br />
<br />
2.200<br />
<br />
50-60 (phút/sp)<br />
<br />
28.000<br />
<br />
1<br />
5<br />
<br />
Gà (20x30 cm)<br />
<br />
9.000<br />
<br />
3.000<br />
<br />
60-90 (phút/sp)<br />
<br />
30.000<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />