Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2015<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỦY PHÂN MOI BIỂN (ACETES SP) BẰNG HỖN HỢP<br />
ENZYM ALCALASE - BROMELIN THÔ<br />
STUDY ON HYDROLYSIS OF ACETES (Acetes sp) BY THE COMBINATION<br />
OF ALCALASE AND BROMELIN<br />
Vũ Ngọc Bội1, Lê Hương Thủy2, Phan Thị Hương2, Đặng Thị Thu Hương1<br />
Ngày nhận bài: 28/5/2015; Ngày phản biện thông qua: 18/6/2015; Ngày duyệt đăng: 15/12/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong nội dung bài báo này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu thủy phân moi biển (Acetes sp) bằng<br />
hỗn hợp enzym alcalase và bromelin thô. Kết quả nghiên cứu đã xác định được một số thông số tối ưu cho quá<br />
trình thủy phân moi biển (Acetes sp) bằng hỗn hợp enzym alcalase - bromelin thô: nhiệt độ thủy phân 50,010C,<br />
pH 7, tỷ lệ nước bổ sung 20%, tỷ lệ alcalase 0,49 %, bromelin 13%, thời gian thủy phân 14,93 giờ. Dịch đạm<br />
thủy phân thu được có độ đạm đạt 24,73 gN/l, tỷ lệ Naa/Nts đạt 58,35%, có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt có hậu<br />
và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.<br />
Từ khóa: alcalase, bromelin thô, moi (Acetes sp), thủy phân, tối ưu<br />
ABSTRACT<br />
This paper reports the results of hydrolysis of Acetes (Acetes sp) by the combination of alcalase and<br />
bromelin. The optimal hydrolysis condition of Scad was determined: hydrolysis temperature of 50°C, pH = 7,<br />
added water ratio of 20%, Alcalase/material ratio of 0.49%, bromelin/material ratio of 13%, and hydrolysis<br />
time of 14 hours with 55 minutes. The hydrolysis solution contained 24,73g N/l of protein and the Naa/Nts ratio<br />
was 58,35% with the special flavour and odour. This product fully satisfies the required standards of the Food<br />
Hygiene Regulation.<br />
Keywords: alcalase, bromelin, acetes, hydrolysis, optimal<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sản lượng khai thác moi biển ở Việt Nam<br />
hiện nay vào khoảng 40.000 tấn/năm. Hiện<br />
moi chủy yếu được sử dụng để làm mắm, chế<br />
biến khô nên giá trị kinh tế chưa cao và khả<br />
năng tiêu thu còn hạn chế. Moi có hàm lượng<br />
axit amin cao, chiếm tới 48% nitơ tổng số. Đặc<br />
biệt, moi có chứa 7 trong tổng số 8 axít amin<br />
không thay thế và hàm lượng axit amin không<br />
thay thế của moi chiếm tới 28,8% tổng số<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
axit amin [3],[5]. Do vậy việc nghiên cứu thuỷ<br />
phân moi thu dịch đạm giầu axit amin dùng<br />
trong lĩnh vực thực phẩm như chế biến bột<br />
dinh dưỡng, hạt nêm, súp gia vị,… đang được<br />
nhiều nhà khoa học quan tâm [1], [3], [5], [6].<br />
Để thủy phân protein từ moi có nhiều<br />
phương pháp khác nhau như phương pháp<br />
hóa học, phương pháp sử dụng enzyme<br />
protease,.. trong đó phương pháp thủy phân<br />
moi bằng enzyme protease tỏ ra có nhiều<br />
<br />
TS. Vũ Ngọc Bội, ThS. Đặng Thị Thu Hương: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
ThS. Lê Hương Thủy, KS. Phan Thị Hương: Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng<br />
<br />
18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
ưu điểm như dịch đạm thủy phân không<br />
chứa hóa chất, có hàm lượng đạm axít amin<br />
cao,... [1], [4], [5], [6]. Do vậy, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu sử dụng enzyme alcalase và<br />
bromelin trong thủy phân protein moi biển để<br />
thu dịch đạm thủy phân sử dụng lĩnh vực sản<br />
xuất nước mắm công nghiệp.<br />
II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Nguyên vật liệu<br />
1.1. Moi biển<br />
Nguyên liệu moi biển tươi được khai<br />
thác tại vùng biển Hải Phòng. Sau khi khai<br />
thác, moi được bảo quản bằng cách ướp đá<br />
<br />
Số 4/2015<br />
và vận chuyển về cảng cá Máy Chai - Hải<br />
Phòng. Tại cảng cá, moi được lựa chọn, loại<br />
bỏ tạp chất, rửa sạch và đưa vào thùng xốp,<br />
ướp đá xay theo tỷ lệ 1/1 và vận chuyển<br />
về phòng thí nghiệm, bảo quản đông ở<br />
t0 = -20 0C dùng làm nguyên liệu trong suốt<br />
quá trình nghiên cứu.<br />
1.2. Enzym alcalase<br />
Enzym alcalase 2.4L là chế phẩm protease<br />
thương mại do hãng Novozyme - Đan Mạch<br />
cung cấp. Alcalase thuộc nhóm enzyme<br />
endopeptidase có các đặc tính kỹ thuật như<br />
sau: pH thích hợp trong khoảng 6 - 8, nhiệt<br />
độ thích hợp 45 - 650C, hoạt tính 5887,5UI/ml<br />
được bảo quản ở 0 - 100C.<br />
<br />
Hình 1. Hình ảnh về moi biển<br />
<br />
1.3. Enzym bromelin thô: quả dứa tươi<br />
(Ananas comosus (L.) Merr) được thu mua<br />
là loại quả đạt độ chín kỹ thuật, có trọng<br />
lượng trung bình từ 400 - 500g/quả, không bị<br />
sâu bệnh hay bị dập hoặc hư hỏng. Sau khi<br />
thu mua, tách lấy chồi dứa và sử dụng chồi<br />
dứa trong thủy phân moi. Trước mỗi đợt thí<br />
nghiệm, xay nhuyễn chồi dứa và xác định<br />
hoạt độ enzym bromelin. Hoạt độ enzyme<br />
được điều chỉnh cố định là 0,741 UI/g hỗn<br />
hộp chồi dứa xay để sử dụng trong suốt đợt<br />
thí nghiệm.<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Các phương pháp phân tích: Định lượng<br />
protein tổng theo TCVN 3705 - 90; Định lượng<br />
axit amin tổng số theo TCVN 3708 - 90; Định<br />
lượng NH3 theo TCVN 3706 - 90 [1], [4]; Đánh<br />
giá cảm quan theo phương pháp mô tả (TCVN<br />
3215-79) [1].<br />
2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm<br />
Bố trí thí nghiệm để xác định các yếu tố<br />
ảnh đến quá trình thủy phân moi bằng hỗn hợp<br />
enzym alcalase và bromelin thô được thể hiện<br />
trên hình 2.<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 19<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2015<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát quá trình thủy phân moi bằng hỗn hợp enzym Alcalase và Bromelinthô<br />
<br />
Nguyên liệu moi sau khi rửa sách tạp chất<br />
được xay nhỏ và sử dụng để nghiên cứu thủy<br />
phân bằng chế phẩm enzym alcalase kết hợp<br />
với bromelin thô. Để tối ưu hóa quá trình thủy<br />
phân, tiến hành các thí nghiệm thăm dò nhằm<br />
khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố (tỷ lệ<br />
enzym so với nguyên liệu, nhiệt độ thủy phân,<br />
thời gian thuỷ phân, tỷ lệ nước bổ sung) đến<br />
quá trình thủy phân. Thí nghiệm khảo sát được<br />
tiến hành ở pH 7, tỷ lệ bromelin so với nguyên<br />
liệu là 10%. Tỷ lệ enzyme alcalase so với<br />
nguyên liệu thay đổi từ 0-0,5% tỷ lệ alcalase/<br />
bromelin thô (0/10- 0,5/10), nhiệt độ thủy phân<br />
(45-65°C), thời gian thủy phân (3-18 giờ), tỉ lệ<br />
nước bổ sung so với nguyên liệu (0-60%). Kết<br />
quả đánh giá hàm lượng NNH3, tỷ lệ Naa/Nts và<br />
đánh giá cảm quan là cơ sở để xác định điều<br />
kiện thủy phân thích hợp. Kết quả thu được từ<br />
thí nghiệm thăm dò sẽ làm cơ sở để thực hiện<br />
các thí nghiệm tối ưu.<br />
Tiến hành tối ưu hóa quá trình thủy phân<br />
bằng phương pháp đường dốc nhất, sử dụng<br />
mô hình thiết kế nhân tố 2k. Hàm mục tiêu<br />
được chọn là tỷ lệ Naa/Nts có kết hợp với đánh<br />
giá cảm quan dịch thủy phân [2].<br />
2.3. Thiết bị và hóa chất<br />
- Thiết bị: sử dụng các thiết bị hiện có tại<br />
phòng thí nghiệm - Viện Nghiên cứu Hải sản Hải<br />
Phòng: thiết bị chưng cất đạm Kjeldahl (Đức);<br />
<br />
20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
máy ly tâm ALC PK121R (Italia), Tủ sấy<br />
Shella (Mỹ), nồi thủy phân dung tích 30 lít<br />
(Việt Nam),…<br />
- Các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm<br />
đều là hoá chất tinh khiết do hãng Merck - Đức<br />
cung cấp.<br />
2.4. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Phân tích số liệu được thực hiện bằng phần<br />
mềm STATISTICA (Version 10.0, StatSoft, Inc.<br />
2300 East 14th Street Tulsa, OK 74104 USA);<br />
Design Expert (Version 6.09, © Stat-Ease, Inc.<br />
2021East Hennepin Ave, Suit 480 Minneapolis,<br />
MN 55413) và MS- Excel 2013. One – way<br />
ANOVA và Tukey HSD test được sử dụng để<br />
so sánh sự khác biệt giữa các giá trị trung<br />
bình. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kế được<br />
xác định khi p