Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
XÂY DỰNG KHUNG PHÂN TÍCH VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ<br />
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN BẾN TRE<br />
BUILDING ANALYTICAL FRAMEWORK AND INDICATORS FOR SUSTAINABLE<br />
DEVELOPMENT OF BEN TRE’S SEAFOOD PROCESSING<br />
Nguyễn Văn Hiếu1<br />
Ngày nhận bài: 17/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 30/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo nghiên cứu về ngành chế biến thủy sản Bến Tre. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng thành công khung phân tích<br />
cho phát triển bền vững của ngành chế biến thủy sản trong tỉnh dựa trên ba trụ cột: kinh tế, xã hội, và môi trường. Cũng<br />
trong mô hình phân tích này, thể chế và quản trị nhà nước đóng vai trò điều hòa trong mối quan hệ giữa các trụ cột. Bên<br />
cạnh đó, nghiên cứu cũng xây dựng hệ thống lượng hóa các khía cạnh trong khung phân tích trên bằng các chỉ tiêu đánh<br />
giá phát triển bền vững cho ngành chế biến thủy sản Bến Tre.<br />
Từ khóa: Ngành chế biến thủy sản, phát triển bền vững, mô hình phát triển bền vững, chỉ tiêu đánh giá phát triển<br />
bền vững<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This paper examines the seafood processing industry of Ben Tre province in order to build an analytical framework<br />
for sustainable development of the industry. Research results have helped pin down a model with three pillars: economic,<br />
social perspectives and environment. Institutions and administration of the government play a vital role in hamonizing the<br />
relations among the pillars of the framework. The research also designed quantification methods for each pillars in the<br />
model which consist of indicators for sustainable development for the seafood processing industry in Ben Tre province.<br />
Keywords: Seafood processing, sustainable development, models for sustainable development, indicators for<br />
sustainable development<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bến Tre là một tỉnh cuối nguồn sông Cửu Long,<br />
với diện tích tự nhiên 2321km2, trong đó có 65km bờ<br />
biển và dải rừng ngập mặn ở ven biển cùng địa hình<br />
sông rạch chằng chịt (khoảng 6.000km), là tỉnh có<br />
điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng<br />
và khai thác thủy sản. Sản lượng thủy sản khai<br />
thác và nuôi trồng của tỉnh trong 10 năm qua không<br />
ngừng gia tăng, tổng sản lượng thủy sản năm 2012<br />
đạt trên 156 nghìn tấn, tăng gấp 2,6 lần so với năm<br />
2006. Sản xuất thủy sản đã đạt được những thành<br />
tựu đáng kể, giai đoạn 2001 - 2012 đóng góp của<br />
thủy sản vào GDP chung của toàn tỉnh dao động<br />
từ 2.72% đến 3.1%. Tuy nhiên, toàn tỉnh có 180 cơ<br />
sở chế biến thủy sản, trong đó chỉ có 6 cơ sở chế<br />
<br />
1<br />
<br />
ThS. Nguyễn Văn Hiếu: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre<br />
<br />
16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
biến với quy mô tương đối lớn, còn lại là cơ sở nhỏ<br />
và các hộ gia đình. Điều kiện cơ sở vật chất, áp<br />
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, an toàn<br />
vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường của một<br />
bộ phận cơ sở chế biến thủy sản tại Bến Tre chưa<br />
đáp ứng được các quy chuẩn QCVN 02-01:2009/<br />
BNN&PTNT [1]. Nghị Quyết đại hội Đảng bộ tỉnh<br />
lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) [2] cũng đã nhận<br />
định sự phát triển của ngành chế biến thủy sản Bến<br />
Tre chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Trong<br />
cùng chuỗi nghiên cứu tác giả (2013) cũng đã đưa<br />
ra những thách thức đến phát triển bền vững ngành<br />
chế biến thủy sản Bến Tre [3].<br />
Từ thực tế trên đòi hỏi phải từng bước xây<br />
dựng hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh phát<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
triển bền vững ngành chế biến thủy sản. Để có cơ<br />
sở khoa học cho việc đánh giá, bài báo này đưa<br />
ra khung phân tích và hệ thống các chỉ tiêu đánh<br />
giá phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản<br />
Bến Tre.<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững quốc gia<br />
Phát triển bền vững được xem như một chiến<br />
lược phát triển, quản lý tất cả các tài sản, tài nguyên<br />
thiên nhiên, nguồn nhân lực, cũng như các tài sản<br />
tài chính và vật chất để tăng dài hạn sự giàu có và<br />
hạnh phúc [12]. Năm 1987, nhà kinh tế Ed Barbier<br />
đưa ra một mô hình phát triển bền vững và nó đã trở<br />
thành cơ sở cho hầu hết các khái niệm về sau. Ông<br />
cho rằng phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột:<br />
phát triển xã hội, kinh tế và môi trường [7].<br />
Trong khi tìm cách giải quyết vấn đề xung đột<br />
giữa môi trường và mục tiêu phát triển, WCED - Ủy<br />
ban Môi trường và Phát triển Thế giới đã xây dựng<br />
một định nghĩa về phát triển bền vững là sự phát<br />
triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không<br />
làm ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương<br />
lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ<br />
[15]. Đến nay có rất nhiều khái niệm về phát triển<br />
bền vững nhưng đây là khái niệm thường xuyên<br />
được trích dẫn nhất và dường như đầy đủ hơn so<br />
với những khái niệm khác.<br />
Ở một cái nhìn khác, IUCN - Tổ chức bảo tồn<br />
thiên nhiên thế giới (1997) khi bày tỏ quan điểm về<br />
sự phát triển bền vững đã đưa ra mô hình phát triển<br />
bền vững hình quả trứng (the Egg of Sustainability hình 1). Đây là mô hình minh họa cho mối quan hệ<br />
giữa con người và hệ sinh thái giống như lòng đỏ<br />
một quả trứng gà. Ngụ ý của mô hình này là con<br />
người trong hệ sinh thái, con người và hệ sinh thái<br />
phụ thuộc lẫn nhau. Cũng giống như một quả trứng<br />
là tốt chỉ khi cả hai màu trắng và lòng đỏ đều tốt.<br />
IUCN khẳng định, một xã hội tốt và bền vững chỉ khi<br />
cả hai, con người và hệ sinh thái đều phát triển tốt.<br />
<br />
Hình 1. Mô hình phát triển bền vững hình quả trứng [9]<br />
<br />
Năm 2000, Viện Wuppertal của Đức khi nghiên<br />
cứu về phát triển bền vững đã nhận định: Phát triển<br />
<br />
Số 3/2013<br />
bền vững được cấu thành bởi bốn trụ cột là kinh tế,<br />
môi trường, xã hội và thể chế chính sách [14]. Theo<br />
quan điểm này, phát triển bền vững đòi hỏi phải tích<br />
hợp các mục tiêu khác nhau từ 3 lĩnh vực kinh tế,<br />
xã hội và môi trường. Thể chế được xem như một<br />
đỉnh định danh không có chức năng như 3 đỉnh<br />
còn lại. Cũng chính điều này, khi mô hình này đưa<br />
ra đã bị chỉ trích, họ cho rằng đỉnh thể chế không<br />
đóng vai trò như 3 đỉnh còn lại nhưng vẫn được thể<br />
hiện tương tự nên dễ gây nhầm lẫn trong mô tả và<br />
phân tích [10].<br />
Tuy có những tranh cãi về khái niệm phát triển<br />
bền vững nhưng khi thực hiện về cơ bản, tất cả đều<br />
đồng ý ba nhiệm vụ sau đây cho bất kỳ một quốc<br />
gia nào (Center for Environment Education, 2007):<br />
(i) Thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế, trong khi<br />
(ii) đảm bảo tính bền vững sinh thái, bằng cách<br />
không vượt quá năng lực của trái đất mang theo,<br />
và (iii) mang lại công bằng xã hội, bằng cách tạo ra<br />
cân bằng phân phối tốt hơn các cơ hội để sử dụng<br />
nguồn tài nguyên thiên nhiên.<br />
2. Cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững ngành<br />
thủy sản<br />
Theo định nghĩa của Tổ chức Nông lương thế<br />
giới - FAO (1998), phát triển bền vững (bao gồm<br />
nông - lâm và thủy sản), là quá trình quản lý và bảo<br />
toàn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng<br />
sự thay đổi về công nghệ, thể chế theo cách sao<br />
cho bảo đảm được thành tựu và vẫn thoả mãn<br />
không ngừng những nhu cầu của con người trong<br />
hiện tại và cho cả các thế hệ tương lai [8]. Sự phát<br />
triển bền vững như thế sẽ bảo vệ được nguồn tài<br />
nguyên đất, nước, các nguồn gen động, thực vật,<br />
không làm thoái hoá môi trường, hợp lý về kỹ thuật,<br />
có hiệu quả về mặt kinh tế và có thể chấp nhận<br />
được về mặt xã hội.<br />
Năm 2001, Anthony đã khái quát các khía cạnh<br />
phân tích phát triển bền vững ngành thủy sản dựa<br />
vào bốn thành tố căn bản là (i) bền vững về kinh tế,<br />
(ii) bền vững về xã hội, (iii) bền vững về môi trường<br />
và (iv) bền vững về thể chế [6].<br />
Ba trụ cột môi trường, kinh tế và xã hội là nền<br />
tảng để đánh giá tính bền vững của một ngành<br />
thủy sản. Trụ cột thể chế thế giữ vai trò tạo ra luật<br />
lệ cho các chủ thể tham gia vào ngành thủy sản<br />
hoạt động nhằm bảo bảo sự phối hợp nhịp nhàng<br />
giữa ba trụ cột trên để đảm bảo cho sự phát triển<br />
bền vững của ngành thủy sản. Mô hình nghiên cứu<br />
của Anthony (2001) đã trở thành khung nghiên cứu<br />
nền tảng cho các nghiên cứu phát triển bền vững<br />
ngành thủy sản.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Phát triển mô hình của Anthony (2001), Lâm<br />
Văn Mẫn (2006) đã đưa bộ chỉ tiêu được sử dụng<br />
như các công cụ để đánh giá tính bền vững ngành<br />
thủy sản [4] bao gồm: Các chỉ tiêu về năng lực đánh<br />
bắt; các chỉ tiêu sử dụng diện tích đất đai, năng<br />
suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản; các chỉ tiêu về<br />
giá trị cập bến, doanh số trên mỗi đơn vị khai thác,<br />
xuất khẩu và nhập khẩu, mức tiêu thụ cá tính trên<br />
đầu người, đầu tư cho nghề cá, số lượng ngư dân,<br />
học vấn ngư dân, vốn của ngư dân và thu nhập của<br />
ngư dân; các chỉ số về tình hình trữ lượng nguồn<br />
lợi, rạn san hô, rừng ngập mặn, tình hình ô nhiễm<br />
môi trường và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, sử dụng<br />
hiệu quả các chỉ số này đòi hỏi có một cơ sở dữ liệu<br />
lớn được thu thập trong một thời gian dài. Sự thành<br />
công trong việc sử dụng các chỉ số quản lý nghề cá<br />
bền vững phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích<br />
cực của các cộng đồng và những người hưởng lợi<br />
nguồn lợi thủy sản.<br />
Trong một nghiên cứu khác, Nguyễn Thị Trâm<br />
Anh và cộng sự (2010) cũng đã xây dựng khung<br />
phân tích đa chiều và hệ thống các chỉ số xác định<br />
tính bền vững của ngành thủy sản Khánh Hòa [5].<br />
Tuy nhiên, áp dụng chỉ tiêu này vào mô hình nghiên<br />
cứu phát triển bền vững cho ngành thủy sản ở một<br />
vùng, hay địa phương (tỉnh) sẽ gặp nhiều khó khăn<br />
do các số liệu của một số chỉ tiêu không được các<br />
cơ quan quản lý thu thập, giám sát nên việc quan<br />
sát các chỉ tiêu này không khả thi và nếu người<br />
nghiên cứu tự quan sát trong tương lai cũng sẽ gặp<br />
nhiều khó khăn.<br />
3. Đề xuất mô hình nghiên cứu phát triển bền<br />
vững ngành chế biến thủy sản Bến Tre<br />
Theo Porter (1985), hoạt động sản xuất của<br />
doanh nghiệp thông thường được phân thành ba<br />
khâu: hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra [11,<br />
12]. Cả ba khâu hoạt động của doanh nghiệp trong<br />
ngành có liên quan mật thiết với với các chủ thể bên<br />
ngoài của ngành đó, từ đó chúng hình thành hoạt<br />
động cho ngành. Do đó khi áp dụng cho nghiên cứu<br />
ngành chế biến thủy sản ở Bến Tre cũng được xem<br />
xét trên ba công đoạn gồm các hoạt động đầu vào,<br />
sản xuất chế biến và đầu ra.<br />
Căn cứ vào lý thuyết phát triển bền vững của<br />
quốc gia, ngành thủy sản và đặc trưng của ngành<br />
chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre bao gồm đầy đủ cả<br />
ba hoạt động: nuôi trồng, đánh bắt (đầu vào), hoạt<br />
động chế biến (sản xuất) và thực hiện tiêu thụ hay<br />
xuất khẩu trực tiếp (đầu ra), kết hợp với phương<br />
pháp thảo luận với chuyên gia, mô hình nghiên cứu<br />
phát triển bền vững cho ngành chế biến thủy sản<br />
<br />
18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2013<br />
tỉnh Bến Tre được khái quát trên ba trụ cột kinh tế,<br />
xã hội, môi trường. Thể chế và quản trị nhà nước<br />
đóng vai trò điều hòa trong mối quan hệ giữa các ba<br />
trụ cột trên (hình 2).<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nhằm mục đích xây dựng hệ thống các chỉ tiêu<br />
đánh giá tính bền vững của ngành chế biến thủy sản<br />
Bến Tre (thực hiện đo lường hóa các khía cạnh của<br />
mô hình nghiên cứu) tác giả sử dụng phương pháp<br />
nghiên cứu cốt lõi là phương pháp định tính bao<br />
gồm các bước sau:<br />
Bước 1: Thảo luận tay đôi nhằm khám phá chỉ<br />
tiêu đo lường phát triển bền vững. Dựa vào lý thuyết<br />
phát triển bền vững của ngành chế biến thủy sản<br />
và khung phân tích để xây dựng dàn bài thảo luận<br />
với chuyên gia. Dàn bài thảo luận tay đôi được thiết<br />
kế trước hết là định nghĩa phát triển bền vững của<br />
ngành chế biến thủy sản để cho các chuyên gia có<br />
một cách hiểu nhất quán về phát triển bền vững của<br />
ngành chế biến thủy sản, kế đến là hỏi các câu hỏi<br />
nhằm khám phá các chỉ tiêu đo lường bền vững trên<br />
các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường; và vai trò<br />
của chính quyền trong việc điều tiết sự bền vững<br />
của từng trụ cột và sự tương tác giữa các trụ cột<br />
với nhau.<br />
Đối tượng thảo luận tay đôi là giám đốc các<br />
doanh nghiệp chế biến thủy sản, nông ngư dân<br />
nuôi trồng và đánh bắt nguyên liệu thủy sản cho<br />
chế biến, và các nhà làm chính sách có liên quan<br />
đến nuôi trồng thủy sản. Kết quả thảo luận đã khám<br />
phá được nhiều tiêu chí đo lường có tần suất xuất<br />
hiện nhiều lần bởi các chuyên gia, đồng thời cũng<br />
có những tiêu chí chưa được nhất quán bởi các<br />
chuyên gia lý thuyết chưa được đề cập đến nên cần<br />
thêm một đợt thảo luận nhóm để khẳng định sự phù<br />
hợp của chúng.<br />
Bước 2: Thảo luận nhóm nhằm kiểm chứng lại<br />
sự phù hợp của các chỉ tiêu đo lường phát triển bền<br />
vững có tầng suất xuất hiện thấp trong đợt thảo luận<br />
tay đôi cũng như các chỉ tiêu lý thuyết chưa được<br />
các chuyên gia đề cập đến trong thảo luận tay đôi.<br />
Đối tượng được mời đến thảo luận nhóm chủ yếu là<br />
các chuyên gia trong đợt thảo luận tay đôi.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Chủ đề phát triển bền vững đã trở thành một<br />
đòi hỏi thực tế của các chính sách công và đã được<br />
nhìn nhận là một vấn đề căn bản của nền kinh tế<br />
xã hội, vì vậy nhiệm vụ của các cấp quản lý ngành<br />
chế biến thủy sản khi đưa ra các quyết định cần trả<br />
lời câu hỏi ngành chế biến thủy sản có phát triển<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
KINH TẾ<br />
Đầu vào: Nguồn cung cấp nguyên liệu; Cạnh tranh trong mua nguyên liệu; Chi phí nguyên liệu.<br />
Sản xuất: Chất lượng (công nghệ, đóng gói, bao bì); tính cạnh tranh trong giá thành.<br />
Đầu ra: Khả năng tiếp cận thị trường, chuỗi giá trị phân phối; doanh thu tiêu thụ chế biến thủy sản; đóng<br />
góp của ngành CBTS trong cơ cấu GDP.<br />
Phát thải ra môi trường chất thải<br />
xâm hại đến môi trường, và các<br />
chính sách thu mua tạo động cơ khai<br />
thác quá mức/bảo vệ môi trường<br />
<br />
Tiếp<br />
nhận<br />
nguồn đầu vào<br />
nguyên liệu từ<br />
môi trường: (i)<br />
Sự cân đối cung<br />
cầu nguyên liệu<br />
CBTS; (ii) giá<br />
trị gia tăng của<br />
các loài nguyên<br />
liệu cho hoạt<br />
động CBTS<br />
<br />
Cung cấp lao động<br />
và tiêu dùng hàng hóa<br />
<br />
Mang lại cơ hội<br />
việc làm và thu<br />
nhập cho người<br />
lao động, cũng như<br />
các phúc lợi khác<br />
thông qua đóng<br />
góp vào ngân sách<br />
nhà nước<br />
<br />
THỂ CHẾ<br />
VÀ QUẢN TRỊ<br />
NHÀ NƯỚC<br />
<br />
MÔI TRƯỜNG<br />
Đầu vào: Tiêu chuẩn thu<br />
mua, hoạt động chế biến<br />
bán nguyên liệu của nông<br />
ngư dân.<br />
Sản xuất: Phát thải chế<br />
biến.<br />
Đầu ra: Phát thải tiêu<br />
dùng; nhu cầu tiêu dùng<br />
tác động đến môi trường<br />
sản phẩm.<br />
<br />
Cung cấp cho con người người<br />
nguồn lợi điều kiện tự nhiên để<br />
nuôi trồng nguyên liệu chế biến<br />
thủy sản<br />
<br />
Xã hội có những hành vi bảo vệ<br />
hoặc xâm hại đến nguồn lợi thủy<br />
sản tự nhiên và nguồn nước nuôi<br />
trồng nguyên liệu cho ngành CBTS<br />
<br />
XÃ HỘI<br />
Đầu vào: thu nhập của ngư<br />
dân, trình độ sản xuất bán<br />
nguyên liệu của nông/ngư dân.<br />
Sản xuất: trình độ của<br />
nguồn nhân lực tham gia sản<br />
xuất, quản trị sản xuất; thu<br />
nhập của công nhân sản xuất<br />
trực tiếp.<br />
Đầu ra: Định hướng tiêu<br />
dùng; năng lực khai thác thị<br />
trường.<br />
<br />
Hình 2. Mô hình nghiên cứu cho phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre<br />
<br />
bền vững hay không? Nếu không, cần phải cải thiện<br />
những vấn đề nào?<br />
Khắc phục tất cả các hạn chế của các<br />
nghiên cứu trước đây đồng thời xây dựng hệ<br />
thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững cho<br />
một đối tượng nghiên cứu ở phạm vi chi tiết hơn<br />
(ngành chế biến thủy sản) áp dụng cho một địa<br />
phương cụ thể (tỉnh Bến Tre) là điểm nổi bật nhất<br />
của nghiên cứu này.<br />
<br />
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững<br />
ngành chế biến thủy sản Bến Tre được tổng hợp ở<br />
bảng 1, giúp người nghiên cứu (cũng như các nhà<br />
hoạch định chính sách) có công cụ để đánh giá và<br />
tìm ra những vấn đề bất cập trong chuỗi phát triển<br />
của ngành. Từ đó, gợi ý cho chính quyền đề ra chủ<br />
trương, chính sách phù hợp thực tiễn và cũng giúp<br />
cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xây dựng<br />
chiến lược phát triển bền vững.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 19<br />
<br />
KHÍA CẠNH<br />
<br />
Sinh thái và<br />
môi trường<br />
<br />
Kinh tế<br />
<br />
Xã hội<br />
<br />
CHỈ TIÊU<br />
<br />
- Nồng độ chất gây ô nhiễm môi trường BOD5 (mg/l)<br />
- Nồng độ chất gây ô nhiễm môi trường COD (mg/l)<br />
- Nồng độ chất gây ô nhiễm môi trường Amoni (mg/l)<br />
<br />
- Năng lực khai thác hải sản.<br />
- Diện tích nuôi trồng thủy sản.<br />
- Cơ cấu loài thủy sản trong các hoạt động nuôi trồng, khai thác<br />
<br />
Sản xuất – chế biến<br />
<br />
- Phát thải từ hoạt động tiêu dùng.<br />
<br />
- Sản lượng thủy sản chế biến<br />
- Chi phí đầu tư cơ sở vật chất bình quân<br />
<br />
- Sản lượng khai khác hải sản<br />
- Sản lượng nuôi trồng thủy sản<br />
Sản xuất – chế biến<br />
<br />
Đầu vào<br />
<br />
- Số lao động trong lĩnh vực khai thác thủy sản<br />
- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực khai thác được đào tạo<br />
- Thu nhập bình quân của người lao động trong lĩnh vực khai thác<br />
- Số lượng lao động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản<br />
- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nuôi trồng được đào tạo<br />
- Thu nhập bình quân của người lao động trong lĩnh vực nuôi trồng<br />
<br />
- GDP chế biến thủy sản trong ngành thủy sản của tỉnh<br />
- Doanh thu từ các hoạt động chế biến thủy sản.<br />
- Tỷ trọng giá trị giữa các mặt hàng thủy sản đông lạnh<br />
<br />
Sản xuất – chế biến<br />
<br />
- Sự hài lòng của người tiêu dùng mặt hàng thủy sản Bến Tre<br />
<br />
- Số lượng lao động trong lĩnh vực chế biến<br />
- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực chế biến được đào tạo<br />
- Thu nhập bình quân của người lao động trong lĩnh vực chế biến<br />
- Kiểm tra sức khỏe và bảo hộ lao động cho công nhân<br />
<br />
Thị trường và tiêu<br />
dùng<br />
<br />
Đầu vào<br />
<br />
Thị trường và tiêu<br />
dùng<br />
<br />
Đầu vào<br />
<br />
CÔNG ĐOẠN<br />
<br />
Bảng 1. Hệ thống các chỉ tiêu dùng để xác định tính bền vững của ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre<br />
MỤC TIÊU<br />
<br />
- Tránh làm cạn kiệt nguồn lợi.<br />
- Bảo tồn tính đa dạng sinh học.<br />
- Bảo vệ môi trường và môi trường sống<br />
của các loài thủy sản.<br />
<br />
- Nâng cao vị trí của ngành chế biến thủy<br />
sản trong nền kinh tế của tỉnh Bến Tre.<br />
- Nâng cao hiệu quả cho các hoạt động<br />
chế biến thủy sản<br />
- Tăng giá trị cho sản phẩm chế biến thủy sản<br />
<br />
- Tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho<br />
cộng đồng.<br />
- Tạo công việc làm<br />
- Đa dạng hóa sinh kế cho cộng đồng<br />
- Hạn chế khoảng cách giàu nghèo<br />
- Nâng cao trình độ văn hóa, đời sống vật<br />
chất và tinh thần<br />
- Sự tham gia của cộng đồng trong hoạt<br />
động quản lý và phát triển nguồn lợi<br />
<br />
Thị trường và TD<br />
<br />
20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />