intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may tại TP. HCM

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

28
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng việc phối hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, bài báo cáo NCKH này đã làm rõ hơn các vấn đề lý luận về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro của các doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may tại TP.HCM. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may tại TP. HCM

  1. NGHI N CỨU T NH HỮU HIỆU CỦ HỆ THỐNG KIỂ S T NỘI BỘ THE HƯỚNG UẢN TRỊ RỦI RO TẠI C C D NH NGHIỆP SẢN UẤT NG NH DỆT MAY TẠI TP. HCM Nguyễn Thị Kiều Trang, V Thị Hiếu Thảo, Nguyễn Thị Th y Kiều, Nguyễn Phạm Nhật Anh, B i Quang Huy Khoa Tài chính – Thương mại, Ttường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD T T n Văn T ng T TẮT Trong một tổ chức bất kỳ, sự thành bại của tổ chức phải được xác lập bằng tầm nhìn chiến lược, mục tiêu dài hạn và một hệ thống quản lý bài bản, một cơ chế kiểm soát nội bộ hợp lý. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập kinh tế và có sự cạnh tranh khốc liệt thì đối với ngành dệt may, với những đặc điểm hoạt động đặc trưng và đặc biệt là tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro được xem là mục tiêu được quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp trong Ngành dệt may ở Việt Nam hiện nay nói chung và ở tại TP.HCM nói riêng. Từ những thực trạng và kết quả dữ liệu nghiên cứu, cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp bị tác động bởi nhiều yếu tố có liên quan. Bằng việc phối hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, bài báo cáo NCKH này đã làm rõ hơn các vấn đề lý luận về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro của các doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may tại TP.HCM. Từ khóa: Hữu hiệu, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro. 1 GIỚI THIỆU Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài ở Việt Nam. Công nghiệp Dệt May là ngành có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Dệt may cũng là một phần cấu thành quan trọng trong chính sách định hướng xuất khẩu của đất nước, và một cách chung hơn, trong các nỗ lực của Việt Nam để hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế. Công nghiệp dệt may tất yếu là một trong các ngành chủ yếu xuất khẩu trong giai đoạn đầu phát triển của cả nước. Sự thành công về xuất khẩu trong ngành này thường mở đường cho sự xuất hiện của một chiến lược phát triển định hướng phát triển có cơ sở rộng hơn. Sự thất bại về xuất khẩu của ngành này bao giờ cũng là triệu chứng của sự trở ngại có tính thâm căn cố đế tron g nước và của sự bất lực, không phát huy được lợi thế so sánh tiềm năng. Vì vậy đây là một ngành công nghiệp quan trọng không chỉ với tư cách là một nguồn xuất khẩu và tạo việc làm chính, mà còn vì sự tăng trưởng của ngành này cho thấy kết quả hoạt động kinh tế một cách tổng hợp hơn. 1080
  2. Theo Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mặc dù Việt Nam đang có lợi thế từ các Hiệp định thương mại lớn như CPTPP hay EVFTA nhưng ngành dệt may lại chưa thể tận dụng hết được các cơ hội này. Đứng trước sức ép cạnh tranh, thị trường gián đoạn do dịch bệnh, sự hỗ trợ đầu tư bị hạn chế đặc biệt là về chất lượng dịch vụ, giá thành dịch vụ, chăm sóc khách hàng,… Đi đôi với những sức ép cạnh tranh, một trong những nguyên nhân khiến các DNSX ngành dệt may cả nước nói chung cũng như cả các DNSX ngành dệt may tại TP.HCM sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đó là trong hoạt động kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro mà hoạt động kiểm soát nội bộ trong DN chưa thể đủ mạnh để phát hiện, kiểm soát và ngăn ngừa. Đặc biệt nghiên cứu sâu hơn đến các nhân tố nào có sự ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đối với các DNSX là ngành dệt may tại TP.HCM. 2 CƠ SỞ UẬN V H NH NGHI N CỨU Điều 39, Luật Kế toán Việt Nam năm 2015 nêu rõ: “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”. Theo Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA): “Kiểm soát nội bộ là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách”. KSNB là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác trong doanh nghiệp, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu theo phạm trù sau: – Tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động. – Báo cáo tài chính đáng tin cậy. – Sự tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành. Dựa vào các công trình nghiên cứu trước có liên quan; các lý thuyết nền, đồng thời kết hợp với việc khảo sát thực trạng của hệ thống KSNB theo hướng QTRR, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu dự kiến bao gồm các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của các DNSX ngành dệt may tại TP.HCM. Mô hình nghiên cứu đề xuất như Hình 1: 1081
  3. Môi trường quản lý Phản ứng với rủi ro Tính hữu hiệu của hệ thống Các hoạt động Thiết lập mục tiêu KSNB kiểm soát của các DNSX Nhận dạng sự kiện ngành dệt Thông tin và tiềm tàng may tại truyền thông TP.HCM Hoạt động giám sát Đánh giá rủi ro Hình 1: Mô hình nghiên cứu dự kiến (Nguồn: Tác giả xây dựng) Trong đó, biến phụ thuộc là “Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của các DNSX ngành dệt may tại TP.HCM và 8 biến độc lập bao gồm: Môi trường kiểm soát; Thiết lập mục tiêu; Nhận dạng sự kiện tiềm tàng; Đánh giá rủi ro; Phản ứng rủi ro; Các hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; và Hoạt động giám sát. 3 PHƯƠNG PH P NGHI N CỨU Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo. Sau đó tiến hành kiểm tra lại các biến và thang đo từng biến trong mô hình nghiên cứu thông qua nghiên cứu định tính là thảo luận nhóm và xin ý kiến chuyên gia. Sau khi căn cứ vào kết quả của thảo luận nhóm, tác giả có được mô hình nghiên cứu chính thức với các biến và thang đo được hiệu chỉnh. Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, kết quả tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước có liên quan và dựa trên cơ sở lý thuyết có liên quan, tác giả xây dựng Bảng câu hỏi nhằm xây dựng các biến độc lập và biến phụ thuộc cũng như các thang đo của từng biến trong mô hình nghiên cứu. Căn cứ kết quả của công việc thảo luận nhóm, tác giả tiếp tục điều chỉnh và xác định mô hình nghiên cứu chính thức để phục vụ cho bước nghiên cứu định lượng. Xác định mô hình nghiên cứu trên cơ sở có 8 các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB theo hướng quản trị rủi ro của các DN ngành dệt may TP.HCM thông qua thảo luận nhóm, từ đó hình thành cách thức xây dựng thang đo trên cơ sở các nghiên cứu trước và cách thu thập dữ liệu nghiên cứu như chọn mẫu khảo sát như cách chọn mẫu, số lượng mẫu phát ra thu về và xác định số mẫu phù hợp với phương pháp nghiên cứu. 4 KẾT UẢ NGHI N CỨU V THẢ UẬN Sau khi phân tích mối tương quan, sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội để xác định mức ý nghĩa và mối tương quan tuyến tính của các biến trong mô hình. Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng như sau: 1082
  4. HTKSNB = 0.245 DGRR + 0.24 HDKS + 0.239 TLMT + 0.207 TTTT + 0.183 PURR + 0.153 MTQL + + 0.143 HDGS + 0.14 NDSK Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 8 nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả của HTKSNB theo hướng ứng phó với thay đổi rủi ro của các DNSX ngành dệt may TP.HCM, đó là Môi trường quản lý (có hệ số Beta = 0,153); Thiết lập mục tiêu (có hệ số Beta = 0,239); Nhận dạng sự kiện tiểm tàng (có hệ số Beta = 0,14); Đánh giá rủi ro (có hệ số Beta = 0,245); Phản ứng rủi ro (có hệ số Beta = 0,183); Các hoạt động kiểm soát (có hệ số Beta = 0,24); Thông tin và truyền thông (có hệ số Beta = 0,207); và Hoạt động giám sát (có hệ số Beta = 0,143). Đây là cơ sở quan trọng để tác giả có thể đề xuất hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB theo hướng quản trị rủi ro của các DNSX ngành dệt may tại TP.HCM. Trong các nhân tố trên thì nhân tố “Đánh giá rủi ro” có mức độ tác động mạnh nhất đến tính hữu hiệu của HTKSNB theo hướng quản trị rủi ro của các DNSX ngành dệt may TP.HCM; còn nhấn tố “Nhận diện sự kiện tiềm tàng” có mức độ tác động yếu nhất đến đến tính hữu hiệu của HTKSNB theo hướng quản trị rủi ro của các DNSX ngành dệt may tại TP.HCM. 5 KẾT UẬN V KIẾN NGHỊ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, mức độ tác động của các nhân tố đến HTKSNB được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: nhân tố “Đánh giá rủi ro” (β = 0,245); nhân tố “Hoạt động kiểm soát” (β = 0,24); nhân tố “Thiết lập mục tiêu” (β = 0,239); nhân tố “Thông tin truyền thông” (β = 0,207); nhân tố “Phản ứng rủi ro” (β = 0.183), nhân tố “Môi trường quản lý” (β = 0,153); Hoạt động giám sát” (β = 0,143); và nhân tố “Nhận diện sự kiện tiềm tàng” (β = 0,14). Căn cứ vào mức độ tác động của các nhân tố đến HTKSNB của các DNSX ngành dệt may tại TP.HCM, nhóm chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HTKSNB theo hướng ứng phó với thay đổi rủi ro trong hoạt động của các DN theo thứ tự ưu tiên như sau: – Bộ phận QTRR phải nâng cao công tác dự báo về nguồn cung cấp dịch vụ may mặc và biến động giá của các dịch vụ trên thế giới, cập nhật tình hình giá cả hàng ngày hàng giờ thông qua các kênh thông tin ở địa phương, báo chí, tivi, radio, Internet,... – Trong chu trình mua hàng, bộ phận QTRR sẽ tham mưu cho nhà quản lý năng lực đảm bảo nguồn hàng của đơn vị cung ứng, các điều kiện giao hàng, giá cả đầu vào... – Mục tiêu trước mắt các DN cần đặt ra là: Đảm bảo tốt công tác đa dạng hóa dịch vụ may mặc để đảm bảo nguồn hàng cung ứng sẵn có khi có thêm hợp đồng mới phù hợp với yêu cầu mới của khách hàng. – Các thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, và các quy định, chính sách của Nhà nước cần được bộ phận QTRR của DN xem xét, kiểm tra định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý để thông tin được kịp thời cập nhật, hỗ trợ cho các quyết định của nhà quản lý. – Các DN cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu tìm ra các dịch vụ mới với chất lượng tốt để nâng cao giá bán dịch vụ, theo đó các DN liên kết các đơn vị nghiên 1083
  5. cứu khoa học như Viện/Trường để ứng dụng nhanh các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất. – Trước khi thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế mới, cần lấy ý kiến của các phòng liên quan như phòng kinh doanh về việc đánh giá các cơ hội và thách thức để lựa chọn khách hàng. – Nhà quản lý yêu cầu các bộ phận chức năng báo cáo về kết quả công việc thực hiện QTRR đột xuất nếu nhà quản lý cảm thấy có những diễn biến bất thường diễn ra. – Các DN cần xây dựng cơ chế nhận diện rủi ro cho hoạt động xuất khẩu dịch vụ từ các yếu tố bên trong và bên ngoài DN. T I IỆU TH KHẢ [1] Bùi Thị Minh Hải (2012), Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các công ty may mặc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ. [2] COSO (2013), Internal Control - Integrated Framework. [3] Trần Văn Tùng (2017), Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, ISSN 1859-1914. [4] Trần Văn Tùng (2018), Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ứng phó với thay đổi rủi ro tại các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập, Kỷ yếu HTKH quốc gia 2018, ISSN: 978-804-79-1817-1 – Tháng 5- 2018 1084
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0