Nghiên cứu tình trạng đau và sự ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống của phụ nữ lạc nội mạc tử cung vô sinh
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày khảo sát tình trạng đau và ảnh hưởng của đau đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ lạc nội mạc tử cung vô sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang bệnh nhân lạc tuyến trong cơ tử cung và/hoặc lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng đến khám tại Trung tâm Nội tiết Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 1/2019 đến tháng 9/2023.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu tình trạng đau và sự ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống của phụ nữ lạc nội mạc tử cung vô sinh
- NGHIÊN CỨU VÔ SINH Nghiên cứu tình trạng đau và sự ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống của phụ nữ lạc nội mạc tử cung vô sinh Trần Thị Tú Huyên1, Mai Văn Lắp1, Lê Thị Thu Trang1, Nguyễn Đắc Nguyên2*, Lê Minh Tâm2 1 Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế 2 Trung tâm Nội tiết - Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1649 Tác giả liên hệ (Corresponding author): Nguyễn Đắc Nguyên, email: ndnguyen@huemed-univ.edu.vn Nhận bài (received): 22/10/2023 - Chấp nhận đăng (accepted): 15/11/2023. Tóm tắt Mục tiêu: Khảo sát tình trạng đau và ảnh hưởng của đau đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ lạc nội mạc tử cung vô sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang bệnh nhân lạc tuyến trong cơ tử cung và/hoặc lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng đến khám tại Trung tâm Nội tiết Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 1/2019 đến tháng 9/2023. Kết quả: Qua nghiên cứu gồm trong 94 trường hợp lạc tuyến trong cơ tử cung và/hoặc lạc nội mạc tử cung, ghi nhận độ tuổi trung bình là 33,5 ± 5,4 tuổi, giá trị BMI trung bình là: 20,43 ± 2,26 kg/m2, 70,1% bệnh nhân được phân loại vô sinh nguyên phát, trong đó thời gian mong con trung bình là 4,44 ± 2,95 năm. Triệu chứng đau bụng kinh với tỷ lệ 59,6%; tiếp đến là đau khi giao hợp chiếm 23,4%; đau vùng chậu mạn tính chiếm 8,5 %; đau khi đại/tiểu tiện chiếm 3,2%. Triệu chứng đau có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (p < 0,05). Kết luận: Triệu chứng đau gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân vô sinh mắc lạc nội mạc tử cung thể hiện ở việc đi lại, tự chăm sóc bản thân, tăng lo lắng, u sầu. Sử dụng các biện pháp như thuốc kháng viêm không steroid, chườm ấm, hay tham vấn phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng đau. Từ khóa: lạc nội mạc tử cung, vô sinh, đau bụng kinh, đau vùng chậu mạn tính, chất lượng cuộc sống. Evaluation the effect of pain symptom on the quality of life of infertile women with endometriosis Tran Thi Tu Huyen1, Mai Van Lap1, Le Thi Thu Trang1, Nguyen Dac Nguyen2*, Le Minh Tam2 1 Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University 2 Hue Center for Reproductive Endocrinology and Infertility, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital Abstract Objectives: To study the pain and its effects on the quality of life of women with infertile endometriosis. Materials and methods: Cross-sectional descriptive study on patients with adenomyosis and/or ovarian endometriosis examined at the Center for Reproductive Endocrinology and Infertility, Hue university of medicine and pharmacy hospital from January 2019 to September 2023. Results: Total 94 women (average age is 33.5 ± 54 years) were recruited in this study. The average BMI is 20.43 ± 2.26 kg/m2. 70.1% of patients were classified as primary infertility. The average duration of infertility is 4.44 ± 2.95 years. Dysmenorrhea accounts for 59.6% of patients. Pain during intercourse accounts for 23.4%. Chronic pelvic pain accounts for 8.5%. Pain during defecation/urination accounts for 3.2%. There is a significant effect of the pain on the patients’ quality of life (p < 0.05). Conclusions: Painful symptoms affected the quality of life in infertile patients with endometriosis, expressed in walking, self-care, increased anxiety, and sadness. Using measures such as non-steroidal anti-inflammatory drugs, warm compresses, or surgical consultation could help patients improve pain symptoms. Keywords: endometriosis, infertility, dysmenorrhea, chronic pelvic pain, quality of life. 94 Trần Thị Tú Huyên và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 94-100. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1649
- 1. ĐẶT VẤN ĐỀ tháng 9/2023, được chẩn đoán vô sinh theo tiêu chuẩn Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh phụ của Tổ chức Y tế thế giới và trên siêu âm có hình ảnh khoa lành tính phổ biến nhất xảy ra trong độ tuổi sinh điển hình gợi ý lạc tuyến trong cơ tử cung và/ hoặc lạc sản của phụ nữ, ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số nữ nội mạc tử cung tại buồng trứng. [1], [2]. Lạc nội mạc tử cung đề cập đến sự hiện diện các Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không đồng ý tham tuyến nội mạc tử cung và mô đệm bên ngoài tử cung gia nghiên cứu, bệnh nhân có các bệnh lý cấp tính của dẫn đến phản ứng viêm và xơ hóa với những triệu nặng, tâm thần kinh, bệnh nhân không đủ thông tin chứng điển hình của bệnh là đau và vô sinh [3]. nghiên cứu. Vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng không có 2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu: thai sau 1 năm chung sống, giao hợp bình thường, Hỏi bệnh: phỏng vấn đối tượng nghiên cứu theo bộ không sử dụng biện pháp tránh thai, trong trường hợp công cụ đã được thiết kế sẵn, gồm các thông tin phần người nữ lớn hơn hoặc bằng 35 tuổi, thời gian 1 năm hành chính, tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI) (kg/m2), phân trong định nghĩa trên có thể rút ngắn lại còn 6 tháng. loại vô sinh, thời gian mong con, tiền sử bệnh lý phụ Trong số những bệnh nhân vô sinh, tỷ lệ lạc nội mạc khoa và phẫu thuật sản phụ, tiền sử sảy thai, độ tuổi bắt tử cung chiếm từ 30% đến 40% [4]. Mối liên hệ giữa lạc đầu hành kinh. Khai thác các triệu chứng đau: đau bụng nội mạc tử cung và vô sinh đã được chứng minh trong kinh, đau vùng chậu mạn tính, đau khi đại/tiểu tiện, đau nhiều nghiên cứu trước đây [5]. khi giao hợp và mức độ của các triệu chứng đó. Tiến Triệu chứng đau đóng vai trò quan trọng trong việc hành đánh giá hiệu quả giảm đau bằng các biện pháp phát hiện, chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung. giảm đau khác nhau. Sự ảnh hưởng của triệu chứng đau Thường gặp là đau bụng kinh, đau vùng chậu mãn tính, đến các khía cạnh cuộc sống: đi lại, tự chăm sóc, sinh đau khi giao hợp [1], [2]. Theo nhiều nghiên cứu trước hoạt hàng ngày, lo lắng/u sầu cũng được khai thác trên đây, tỉ lệ và mức độ của các loại đau trên còn nhiều bệnh nhân. điểm khác nhau [6], [7], [8], [9]. Triệu chứng đau tác 2.3. Công cụ thu thập thông tin: động tiêu cực đến ở hầu hết các khía cạnh của cuộc Bộ câu hỏi được thiết kế gồm các phần: thông tin sống hàng ngày được nghiên cứu, bao gồm các hoạt chung (tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh sống, trình độ động cơ bản như đứng, đi, ngồi, đại tiện, ngủ, hoạt động học vấn), tiền sử bệnh lý nội ngoại khoa liên quan, tiền thể thao, trách nhiệm gia đình và gia đình, tình dục, hoạt sử bệnh lý phụ khoa, phẫu thuật liên quan, PARA,... Các động xã hội, đời sống nghề nghiệp, tâm trạng và niềm triệu chứng: đau bụng kinh, đau vùng chậu mạn tính, vui trong cuộc sống của phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung đau khi đại tiểu tiện, đau khi giao hợp. [1], [10]. Đánh giá mức độ đau bằng thang điểm Vas: bệnh Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về nhân tự đánh giá mức độ đau trên thang đo 10, trong lạc nội mạc tử cung, các triệu chứng của lạc nội mạc đó: mức 0 là không đau, mức 10 là rất đau. tử cung và ảnh hưởng của nó lên cuộc sống của người Đánh giá ảnh hưởng của các triệu chứng đến chất bệnh [11], [12], [13]. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện khá ít lượng cuộc sống bằng thang điểm EQ-5D VAS: bệnh nghiên cứu về vấn đề này [4], [14]. Vì vậy, chúng tôi tiến nhân tự đánh giá trên thang đo 100, trong đó: mức 0 là hành nghiên cứu này với mục tiêu: Khảo sát tình trạng không ảnh hưởng, mức 100 là ảnh hưởng rất nhiều [15]. đau bụng và sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở 2.4. Xử lý và phân tích: những bệnh nhân vô sinh bị lạc nội mạc tử cung. Số liệu được nhập, làm sạch bằng phần mềm SPSS Statistics 20. Kiểm định bằng các test Paired Sample 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU test để so sánh giá trị trung bình và dùng hệ số tương 2.1. Thiết kế nghiên cứu: quan Pearson để đo lường mối tương quan tuyến tính Nghiên cứu cắt ngang trên 94 bệnh nhân đến khám giữa hai biến. Ngưỡng sai số α = 0,05 trong các trường tại Trung tâm nội tiết sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện hợp ước lượng. Giá trị p < 0,05 có ý nghĩa thống kê. Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 1/2019 đến 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Tuổi (năm) < 35 64 68,1 ≥ 35 30 31,9 Độ tuổi trung bình 33,5 ± 5,4 Trần Thị Tú Huyên và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 94-100. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1649 95
- BMI (kg/m2) < 18,5 17 18,1 18,5 - 22,9 67 71,3 ≥ 23 10 10,6 Giá trị BMI trung bình 20,43 ± 2,26 Trình độ học vấn Tiểu học 2 2,1 Trung học 32 34,0 Đại học 57 60,6 Sau đại học 3 3,2 Địa dư Thành thị 47 50,0 Nông thôn 47 50,0 Phân loại vô sinh Nguyên phát 66 70,2 Thứ phát 28 29,8 Thời gian mong con (năm) 2 69 73,4 Thời gian mong con trung bình 4,44 ± 2,95 Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là: 33,5 ± 5,4 tuổi. Tỷ lệ độ tuổi < 35 tuổi chiếm 68,1%. Giá trị BMI trung bình là: 20,43 ± 2,26 kg/m2. 57% đối tượng có trình độ học vấn là đại học. Tỷ lệ đối tượng sống ở vùng thành thị và nông thôn tương đương nhau. 70,1% bệnh nhân được phân loại vô sinh nguyên phát, trong đó thời gian mong con trung bình là 4,44 ± 2,95 năm. Bảng 2. Tiền sử bệnh lý Tiền sử Số lượng Tỷ lệ (%) Bệnh lý phụ khoa Viêm đường sinh dục dưới 4 20,0 U xơ tử cung 2 10,0 U nang buồng trứng 2 10,0 Polyp tử cung 2 10,0 Đa nang buồng trứng 2 10,0 Lộ tuyến cổ tử cung 2 10,0 Khác 6 30,0 Phẫu thuật liên quan sản phụ khoa Không 35 37,23 Mổ lấy thai 17 18,09 Xơ hóa nang lạc nội mạc 17 18,09 Phẫu thuật lạc nội mạc tử cung 11 11,7 Phẫu thuật bóc u buồng trứng 6 6,38 Phẫu thuật xử lý tắc vòi tử cung 6 6,38 Phẫu thuật bóc u xơ tử cung 3 3,19 Khác 13 13,83 96 Trần Thị Tú Huyên và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 94-100. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1649
- Tiền sử sẩy thai (lần) 1 12 12,77 2 6 6,38 >2 1 1,06 Tuổi bắt đầu hành kinh (tuổi) < 12 32 34,0 12 - 13 25 26,6 > 13 37 39,4 Tuổi bắt đầu hành kinh trung bình 14,01 ± 1,38 Tỷ lệ từng phẫu thuật mổ lấy thai và từng phẫu thuật bóc nang xơ hóa lạc nội mạc tử cung ngang nhau với 18,09%; Phẫu thuật lạc nội mạc tử cung, bóc u nang buồng trứng, xử lý tắc vòi tử cung, bóc u xơ tử cung lần lượt chiếm 11,7%, 6,83%, 6,83%, 3,19%. Trong các trường hợp có tiền sử sẩy thai, sẩy 01 lần chiếm tỷ lệ cao nhất:12,77%. Độ tuổi hành kinh trung bình là 14,01 ± 1,38 tuổi. Bảng 3. Triệu chứng đau trên bệnh nhân vô sinh lạc nội mạc tử cung Mức độ Số lượng Tỷ lệ % Tổng Không đau 38 40,4 Đau nhẹ 4 4,3 Đau bụng kinh 56 (59,6%) Đau vừa 30 31,9 Đau nặng 22 23,4 Điểm đau bụng kinh trung bình 4,04 ± 3,04 Không đau 86 91,5 Đau nhẹ 4 4,3 Đau vùng chậu 8 (8,5%) mạn tính Đau vừa 4 4,3 Đau nặng 0 0 Điểm đau vùng chậu mạn tính trung bình 0,33 ± 1,22 Không đau 91 96,8 Đau nhẹ 2 2,1 Đau khi 3 (3,2%) đại/tiểu tiện Đau vừa 0 0 Đau nặng 1 1,1 Điểm đau khi đại/tiểu tiện trung bình 0,14 ± 0,9 Không đau 72 76,6 Đau nhẹ 1 1,1 Đau khi giao hợp 22 (23,4%) Đau vừa 17 18,1 Đau nặng 4 4,3 Điểm đau khi giao hợp trung bình 1,47 ± 2,77 Bệnh nhân lạc nội mạc tử cung có triệu chứng chủ yếu là đau bụng kinh với tỷ lệ 59,6%, trong đó đau mức độ nhẹ, vừa, nặng lần lượt chiếm 4,3%, 30,9%, 23,4%; tiếp đến là đau khi giao hợp với 23,4%; đau vùng chậu mạn tính chỉ chiếm 8,5%, và đau khi đại/tiểu tiện xuất hiện ở chỉ 3,2% trường hợp. Trần Thị Tú Huyên và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 94-100. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1649 97
- Bảng 4. Biện pháp giảm đau và hiệu quả giảm đau Thang điểm đau N p Trước điều trị Sau điều trị Giảm đau nhóm kháng viêm không 9 7,33 ± 3 2,11 ± 0,928 0,001 - steroid (NSAIDs) (40,09%) 4 Phẫu thuật 5,5 ± 3 0,75 ± 0,957 0,028 (18,2%) 9 Chườm ấm 6,67 ± 3,969 2,22 ± 1,856 0,002 (40,09%) Trong các biện pháp giảm đau được sử dụng, thuốc giảm đau nhóm kháng viêm không steroid (NSAIDs) và chườm ấm chiếm tỷ lệ cao 40,09%, bệnh nhân tham vấn phẫu thuật chiếm tỷ lệ thấp hơn với 18,2%. Các biện pháp đều có hiệu quả giảm đau tốt với thang điểm đau sau khi sử dụng giảm so với trước khi sử dụng (p < 0,05). Bảng 5. Ảnh hưởng của đau đến chất lượng cuộc sống Chất lượng Loại đau cuộc sống Đau vùng chậu Đau khi đại/ Đau khi Đau bụng kinh mạn tính tiểu tiện giao hợp Đi lại 0,396; 0,348; 0,217; 0,516; (0,000) (0,001) (0,036) (0,000) Tự chăm sóc 0,390; 0,332; 0,209; 0,231; (0,000) (0,001) (0,043) (0,025) Sinh hoạt hàng ngày 0,463; 0,269; 0,195; 0,287; (0,000) (0,009) (0,059) (0,005) Lo lắng/u sầu 0,489; 0,269; 0,112; 0,370; (0,000) (0,009) (0,284) (0,000) Đau bụng kinh, đau vùng chậu mạn tính, đau khi giao hợp có ảnh hưởng đến khả năng đi lại, tự chăm sóc sinh hoạt hàng ngày, lo lắng/u sầu với p < 0,05. Đau khi đại/tiểu tiện có liên quan đến sự giới hạn khả năng đi lại, tự chăm sóc, p < 0,05; nhưng không ảnh hưởng rõ ràng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày và sự lo lắng/u sầu với p lần lượt là 0,059 và 0,284. 4. BÀN LUẬN nhóm mức độ đau nhẹ, vừa, nặng đều thấp hơn so với Qua nghiên cứu 94 trường hợp bệnh nhân lạc nội nghiên cứu của Hoàng Thị Liên Châu [16]. Đau khi giao mạc tử cung bị vô sinh, nghiên cứu đã khảo sát về tình hợp chiếm tỷ lệ 23,4% thấp hơn 29,3% trong nghiên cứu trạng các triệu chứng đau và hiệu quả của các biện của Trần Đình Vinh [19] và 29,7% trong nghiên cứu của pháp giảm đau cũng như ảnh hưởng của các triệu Nguyễn Đắc Hưng [4], cao hơn 19,4% trong nghiên cứu chứng đó lên các khía cạnh cuộc sống: đau bụng kinh của Đặng Hoàng Hà [6]. Tóm lại, mặc dù có sự khác biệt chiếm tỷ lệ cao nhất là 59,6%, thấp hơn so với một số về tỉ lệ và mức độ của các thể loại đau giữa các nghiên nghiên cứu như nghiên cứu của Qian Chen và cộng sự cứu, nhưng rõ ràng tình trạng lạc nội mạc đều gây nên là 68% [2], nghiên cứu của H.T.Liên Châu và cộng sự tình trạng đau rõ rệt ở bệnh nhân, đặc biệt là tình trạng là 89,1% [16]; mức độ đau vừa 31,9% chiếm tỷ lệ nhất đau bụng kinh và đau khi giao hợp. trong các nhóm mức độ đau của đau bụng kinh điều Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu đã tập trung vào này có sự khác biệt so với các nghiên cứu khác [2] [16], các phương pháp điều trị triệu chứng nhằm giảm đau đặc biệt ở nhóm mức độ đau nhẹ, nghiên cứu của Qian bởi các loại thuốc khác nhau như: thuốc tránh thai Chen và cộng sự [2] chiếm tới 20,62% so với nghiên đường uống (OC), các chế phẩm progestin, đồng vận cứu của chúng tôi, chỉ có 4,3%. Tỷ lệ đau vùng chậu GnRH,...[20]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có sự cải mãn tính: 8,5% thấp hơn nhiều so với một nghiên cứu thiện của các triệu chứng đau như đau bụng kinh, đau khác là 48,7% [17], nghiên cứu của Hoàng Thị Liên Châu vùng chậu mãn tính sau điều trị bằng các biện pháp 76,1%. Tỷ lệ đau khi đại/tiểu tiện là: 3,2% thấp hơn nhiều giảm đau như thuốc giảm đau nhóm kháng viêm không so với nghiên cứu của Trần Đình Vinh 31,8% [18]. Các steroid (NSAIDs), phẫu thuật và chườm ấm. Điều này 98 Trần Thị Tú Huyên và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 94-100. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1649
- cũng tương tự với các nghiên cứu trước đây của Hoàng Opinion in Obstetrics and Gynecology, 2006. 18(4): p. Thị Liên Châu [16] và Chen [2]. Trong nghiên cứu của 374-379. Angioni và cộng sự, bệnh nhân được điều trị bằng 6. đặng, h.h., h. lê, and đ.â. hoàng, nghiên cứu đặc điểm phương pháp cắt bỏ khối cho thấy sự cải thiện đáng kể lâm sàng và hình ảnh siêu âm, hình ảnh cộng hưởng về chức năng thể chất (p < 0,01), sức khỏe tổng thể (p < từ của lạc nội mạc trong cơ tử cung. tạp chí y học việt 0,01) so với thời điểm ban đầu [21]. Tương tự ở nghiên nam, 2021. 506(2). cứu của Kent và công sự, bệnh nhân có sự sụt giảm 7. Rush, G., et al., The relationship between đáng kể tình trạng đau và cải thiện được chất lượng endometriosis-related pelvic pain and symptom cuộc sống lên đến 1 năm sau phẫu thuật [22]. Tuy vậy, frequency, and subjective well being. Health and Quality trong một nghiên cứu khác lại nhận thấy NSAIDS có of Life Outcomes, 2019. 17: p. 1-5. mối tương quan kém với việc giảm đau trong lạc nội 8. de Freitas Fonseca, M., et al., Interrelationships mạc tử cung [23]. among endometriosis-related pain symptoms and their Qua phân tích kết quả, chúng tôi nhận thấy triệu effects on health-related quality of life: a sectional chứng đau ở phụ nữ lạc nội mạc tử cung: đau bụng kinh, observational study. Obstet Gynecol Sci, 2018. 61(5): p. đau vùng chậu mạn tính, đau khi đại /tiểu tiện, đau khi 605-614. giao hợp có ảnh hưởng rõ rệt đến các khía cạnh của 9. Shum, L.K., et al., Deep Dyspareunia and Sexual chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, nghiên cứu của Quality of Life in Women With Endometriosis. Sexual Trần Đình Vinh cũng cho thấy điều tương tự [19]. Đau Medicine, 2018. 6(3): p. 224-233. bụng kinh và đau vùng chậu mạn tính có ảnh hưởng 10. Casalechi, M., et al., Endometriosis and related đến các khía cạnh cuộc sống như khả năng đi lại, sinh pelvic pain: association with stress, anxiety and hoạt hàng ngày, chăm sóc bản thân, lo lắng/u sầu. depressive symptoms. Minerva Obstet Gynecol, 2021. Trong nghiên cứu của McPeak và cộng sự, sự tương 73(3): p. 283-289. quan giữa đau vùng chậu mạn tính, đau bụng kinh và 11. Shum, L.K., et al., Deep Dyspareunia and Sexual chất lượng cuộc sống đã được xác nhận (p < 0,001) [12]. Quality of Life in Women With Endometriosis. Sex Med, Nghiên cứu của Federica Facchin cũng cho thấy mối 2018. 6(3): p. 224-233. liên quan giữa đau vùng chậu mạn tính và chất lượng 12. McPeak, A.E., et al., Pain Catastrophizing and Pain cuộc sống với p < 0,001 [13]. Các nghiên cứu gần đây Health-Related Quality-of-Life in Endometriosis. Clin J tương tự đều cho thấy ảnh hưởng của đau khi giao hợp Pain, 2018. 34(4): p. 349-356. ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân 13. Facchin, F., et al., Impact of endometriosis on lạc nội mạc tử cung một cách rõ rệt [12,24]. quality of life and mental health: pelvic pain makes the difference. J Psychosom Obstet Gynaecol, 2015. 36(4): 5. KẾT LUẬN p. 135-41. Triệu chứng đau gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc 14. Như, V.T., et al., Kết cục điều trị Dienogest trên bệnh sống ở bệnh nhân vô sinh mắc lạc nội mạc tử cung thể nhân lạc nội mạc tử cung có đau vùng chậu tại Bệnh hiện ở việc đi lại, tự chăm sóc bản thân, tăng lo lắng, viện Mỹ Đức. Tạp chí Phụ sản, 2022. 20(1): p. 36-42. u sầu. Sử dụng các biện pháp như thuốc kháng viêm 15. Rabin, R. and F.d. Charro, EQ-SD: a measure of không steroid, chườm ấm, hay tham vấn phẫu thuật có health status from the EuroQol Group. Annals of thể giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng đau. medicine, 2001. 33(5): p. 337-343. 16. Châu, H.T.L., et al., Kết quả điều trị u lạc nội mạc tử TÀI LIỆU THAM KHẢO cung tái phát tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Trung ương 1. Leuenberger, J., et al., Living with endometriosis: Huế. Tạp chí Phụ sản, 2016. 14(2): p. 62-66. Comorbid pain disorders, characteristics of pain and 17. Kor, E., et al., Relationship between the severity of relevance for daily life. Eur J Pain, 2022. 26(5): p. 1021- endometriosis symptoms (dyspareunia, dysmenorrhea 1038. and chronic pelvic pain) and the spread of the disease 2. Chen, Q., et al., Clinical Manifestations Of on ultrasound. BMC Res Notes, 2020. 13(1): p. 546. Adenomyosis Patients With Or Without Pain Symptoms. 18. Vinh, T.Đ., Nghiên cứu mối liên quan giữa vị trí tổn J Pain Res, 2019. 12: p. 3127-3133. thương, mức độ dính và giai đoạn lạc nội mạc tử cung 3. Collins, B.G., et al., Transvaginal US of Endometriosis: với triệu chứng đau vùng chậu ở bệnh nhân lạc nội mạc Looking Beyond the Endometrioma with a Dedicated tử cung điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Tạp chí Phụ sản, Protocol. Radiographics, 2019. 39(5): p. 1549-1568. 2013. 11(3): p. 64-69. 4. Hưng, N.Đ. and N.Đ. Nguyên, Nghiên cứu đặc điểm u 19. Vinh, T.Đ., Đánh giá hiệu quả điều trị lạc nội mạc tử lạc nội mạc tử cung buồng trứng ở các trường hợp vô cung bằng phẫu thuật nội soi. Tạp chí Phụ sản, 2012. sinh. Tạp chí Phụ sản, 2020. 18(4): p. 41-47. 10(3): p. 167-176. 5. De Hondt, A., et al., Endometriosis and assisted 20. Vercellini, P., et al., Medical treatment of reproduction: the role for reproductive surgery? Current endometriosis-related pain. Best Pract Res Clin Obstet Trần Thị Tú Huyên và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 94-100. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1649 99
- Gynaecol, 2018. 51: p. 68-91. 21. Angioni, S., et al., Pain control and quality of life after laparoscopic en-block resection of deep infiltrating endometriosis (DIE) vs. incomplete surgical treatment with or without GnRHa administration after surgery. Arch Gynecol Obstet, 2015. 291(2): p. 363-70. 22. Kent, A., et al., Laparoscopic Surgery for Severe Rectovaginal Endometriosis Compromising the Bowel: A Prospective Cohort Study. J Minim Invasive Gynecol, 2016. 23(4): p. 526-34. 23. Caruana, A., C. Savona-Ventura, and J. Calleja-Agius, COX isozymes and non-uniform neoangiogenesis: What is their role in endometriosis? Prostaglandins Other Lipid Mediat, 2023. 167: p. 106734. 24. van Poll, M., et al., Endometriosis and Sexual Quality of Life. Sex Med, 2020. 8(3): p. 532-544. 100 Trần Thị Tú Huyên và cs. Tạp chí Phụ sản 2023; 21(4-5): 94-100. doi: 10.46755/vjog.2023.4-5.1649
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG ĐAU VÀ SƯNG CỦA BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN
22 p | 229 | 52
-
Khảo sát tình trạng đau và chất lượng sống bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến xa tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 7/2009-7/2010
12 p | 116 | 11
-
Đánh giá chất lượng cuộc sống và tình trạng đau khớp trên bệnh nhân ung thư vú điều trị Aromatase inhibitor tại Trung tâm Ung Bướu Thái Nguyên
9 p | 27 | 6
-
Bước đầu nghiên cứu tình trạng đột biến BRCA1/2 trong ung thư vú bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới tại Bệnh viện K
8 p | 14 | 5
-
Nghiên cứu tình trạng thể lực và dinh dưỡng của sinh viên mới vào trường của đại học Huế
8 p | 141 | 5
-
Khảo sát đau và những ảnh hưởng của đau sau phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện Chợ Rẫy
7 p | 68 | 4
-
Tình trạng đau, mất ngủ sau phẫu thuật ổ bụng bằng phương pháp mổ mở và một số yếu tố liên quan
5 p | 17 | 3
-
Đánh giá tình trạng đau sau mổ lấy thai dưới gây tê tuỷ sống tại Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
7 p | 7 | 3
-
Khảo sát tình trạng đau của bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát qua chỉ số ICOAP (Intermittent and constant of osteoarthritis pain)
8 p | 4 | 2
-
Tình trạng đau và trở ngại cuộc sống do đau ở người bệnh ung thư tại tỉnh vĩnh phúc và một số yếu tố liên quan
11 p | 3 | 2
-
Tình trạng đau vùng răng hàm mặt của một nhóm sinh viên chuyên khoa răng hàm mặt và đa khoa Trường Đại học Y Hà Nội
5 p | 4 | 2
-
Đánh giá tình trạng đau thắt lưng do thoái hóa cột sống trên bệnh nhân điều trị tại Khoa Lão khoa, Bệnh viện Châm cứu Trung ương
6 p | 20 | 2
-
Nghiên cứu tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm
8 p | 29 | 2
-
Phòng ngừa tình trạng ngáy và ngưng thở khi ngủ
5 p | 92 | 1
-
Bước đầu nghiên cứu tình trạng tăng đông ở bệnh nhân đa u tủy xương mới chẩn đoán tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương giai đoạn 2019 – 2020
9 p | 5 | 1
-
Đánh giá tình trạng đau và chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn được điều trị tại khoa Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An
5 p | 4 | 1
-
Mối liên quan giữa trọng lượng cặp đi học với tình trạng đau vai, cổ và lưng ở học sinh tiểu học thành phố Đà Nẵng
7 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn