TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY<br />
TIÊU CHẢY CẤP DO ROTAVIRUT Ở TRẺ EM ĐIỀU TRỊ<br />
TẠI KHOA NHI, BỆNH VIỆN 103<br />
Lương Cao Đồng*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu tỷ lệ mắc và các yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy cấp (TCC) do Rotavirut ở bệnh nhân<br />
(BN) nhi điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện 103 từ tháng 4 - 2009 đến 5 - 2010. Kết quả cho thấy: tỷ lệ<br />
trẻ bị TCC do Rotavirut là 48,5%, chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 12 - 36 tháng (79,2%), tỷ lệ trẻ<br />
trai gặp cao hơn trẻ gái với tỷ lệ nam/nữ = 1,65. Các yếu tố thuận lợi cho việc mắc TCC do Rotavirut<br />
bao gồm: tiền sử tiếp xúc với trẻ bệnh (18,8%), trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ (54,2%) hoặc<br />
nuôi bằng sữa mẹ một phần (31,3%), mùa Đông (39,6%) và mùa Xuân (43,8%).<br />
* Từ khóa: Tiêu chảy cấp; Rotavirut; Yếu tố nguy cơ.<br />
<br />
The prevalence and some risk factos for<br />
Rotavirus acute diarrhea in children admitted to<br />
Department of Pediatrics, 103 Hospital<br />
summary<br />
We studied prevelence and some risk factors for Rotavirus acute diarrhea in the pediatric patients<br />
admitted to the Department of Pediatrics, 103 Hospital from April 2009 to May 2010. The results<br />
showed that Rotavirus is the major etiologic agent causing acute diarrhea in children (48.5% of total<br />
acute diarrhea patients). The common risk factors for this disease included: history of contact with<br />
children suspected Rotavirus acute diarrhea (18.8%), no breast feeding (54.2%) or lack of breast<br />
feeding (31.3%), in Winter (39.6%) and in Spring seasons (43.8%).<br />
* Key words: Acute diarrhea; Rotavirus; Risk factors.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là bệnh khá phổ<br />
biến, đặc biệt ở các nước đang và kém<br />
phát triển có tỷ lệ mắc và tử vong cao. TCC<br />
có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau<br />
như vi khuẩn, virut, ký sinh trùng…, trong<br />
đó Rotavirut là một trong các tác nhân chính<br />
<br />
gây TCC ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ < 5 tuổi.<br />
Việt Nam là nước đang phát triển, điều kiện<br />
kinh tế xã hội còn thấp, ý thức giữ gìn vệ<br />
sinh môi trường còn hạn chế… là những<br />
điều kiện hết sức thuận lợi cho các bệnh<br />
truyền nhiễm nói chung và bệnh TCC nói<br />
riêng phát triển.<br />
<br />
*Bệnh viện 103<br />
Người phản hồi (Corresponping): Lương Cao Đồng<br />
luongcaodong@hotmail.com<br />
<br />
118<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
Trẻ bị TCC do nhiễm Rotavirut biểu hiện<br />
lâm sàng cấp tính, diễn biến nhanh, đe dọa<br />
tới tính mạng bệnh nhi. Vì vậy, việc xác<br />
định rõ các yếu tố nguy cơ cũng như tỷ lệ<br />
mắc bệnh giúp ích rất nhiều cho việc phòng<br />
bệnh cho trẻ em. Với lý do đó, chúng tôi<br />
tiến hành đề tài nhằm mục tiêu: Xác định tỷ<br />
lệ và nhận xét một số yếu tố nguy cơ gây<br />
TCC do Rotavirut ở trẻ em điều trị tại Khoa<br />
Nhi, Bệnh viện 103.<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu:<br />
- Sử dụng phương pháp mô tả cắt<br />
ngang, tiến cứu, so sánh.<br />
- Thu thập các chỉ tiêu lâm sàng, cận<br />
lâm sàng do bác sỹ chuyên khoa nhi thực<br />
hiện. Ghi chép số liệu theo mẫu bệnh án<br />
thống nhất.<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
99 bệnh nhi được chẩn đoán xác định<br />
TCC (theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế<br />
giới) điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện 103 từ<br />
tháng 4 - 2009 đến 5 - 2010.<br />
Chia BN làm 2 nhóm:<br />
+ Nhóm 1: 48 BN chẩn đoán TCC do<br />
Rotavirut.<br />
+ Nhóm 2: 51 BN chẩn đoán TCC không<br />
do Rotavirut.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
- Tuổi từ 1 tháng đến 15 tuổi.<br />
- Điều trị nội trú tại Khoa Nhi, Bệnh viện<br />
103.<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán TCC: theo tiêu<br />
chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (ỉa > 3<br />
lần/ngày và phân lỏng hơn những ngày<br />
bình thường).<br />
- BN được xét nghiệm phân phát hiện<br />
kháng nguyên Rotavirut và cấy phân để<br />
phân lập, định danh vi khuẩn gây bệnh, soi<br />
phân tìm ký sinh trùng nếu có.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Trẻ > 15 tuổi và < 1 tháng tuổi.<br />
- Tiêu chảy kéo dài > 14 ngày.<br />
- Có các bệnh nhiễm trùng khác kèm theo.<br />
<br />
- Xét nghiệm phân bằng kỹ thuật miễn<br />
dịch sắc ký phát hiện kháng nguyên<br />
Rotavirut trong phân, sử dụng kháng thể<br />
đơn dòng đặc hiệu theo nguyên lý phản<br />
ứng kháng nguyên kháng thể. Kit sử dụng:<br />
SD BIOLINE Rota Rapid test (STANDARD<br />
DIAGNOSTICS, INC, Hàn Quốc). Phản ứng<br />
miễn dịch enzyme này đơn giản, dễ thực hiện<br />
và cho kết quả tốt với độ nhạy và độ đặc hiệu<br />
cao (> 96,4%) [1, 8].<br />
- Cấy phân xác định vi khuẩn :<br />
+ Lấy bệnh phẩm phân theo phương<br />
pháp trên và gửi tới phòng xét nghiệm vi<br />
khuẩn học của Bộ môn Vi sinh Y học, Học<br />
viện Quân y.<br />
+ Nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn<br />
theo phương pháp chuẩn [1, 5].<br />
* Các chỉ tiêu đánh giá:<br />
- Chỉ tiêu để chẩn đoán xác định TCC do<br />
Rotavirut đơn thuần: test Rotavirut (+); cấy<br />
phân (-); soi phân: ký sinh trùng (-).<br />
- Một số yếu tố nguy cơ: mùa mắc bệnh;<br />
tiền sử tiếp xúc với BN bị TCC; điều kiện<br />
dinh dưỡng: nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn,<br />
nuôi bằng sữa mẹ không hoàn toàn, không<br />
được nuôi bằng sữa mẹ; tình trạng suy dinh<br />
dưỡng của trẻ.<br />
<br />
120<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
* Phương pháp thu thập số liệu: số liệu<br />
thu thập từ bệnh án, mỗi bệnh nhi được lập<br />
một bệnh án nghiên cứu riêng (có mẫu<br />
bệnh án nghiên cứu kèm theo).<br />
* Kỹ thuật xử lý số liệu:<br />
Phân tích xử lý số liệu theo phương pháp<br />
thống kê y học bằng phần mềm SPSS 12.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
VÀ BÀN LUẬN<br />
1. T i, giới của đối tƣợng nghiên cứu.<br />
B ng 1: Phân bố nhóm nghiên cứu theo<br />
tuổi.<br />
NHÓM<br />
<br />
TCC DO<br />
ROTAVIRUT<br />
<br />
TCC KHÔNG DO<br />
ROTAVIRUT<br />
<br />
p<br />
<br />
n (48)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
n (51)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
< 12 tháng<br />
<br />
9<br />
<br />
18,8<br />
<br />
12<br />
<br />
23,5<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
13 - 36 tháng<br />
<br />
38<br />
<br />
79,2<br />
<br />
32<br />
<br />
62,7<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
37 - 60 tháng<br />
<br />
1<br />
<br />
2,0<br />
<br />
3<br />
<br />
5,9<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 60 tháng<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
4<br />
<br />
7,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
TUỔI<br />
<br />
Ở nhóm TCC do Rotavirut, số BN 12 36 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (79,2%).<br />
Ở nhóm TCC không do Rotavirut, tỷ lệ BN<br />
ở nhóm tuổi 12 - 36 tháng là 62,7%, sự<br />
khác biệt về tuổi mắc bệnh giữa hai nhóm<br />
không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cơ<br />
bản phù hợp với những nghiên cứu trước.<br />
Tuy nhiên, số tháng tuổi trung bình mắc<br />
bệnh của trẻ trong nghiên cứu này cao<br />
hơn của Tôn Nữ Vân Anh (100%) và Melo<br />
M. C. N (96,6%) [1, 7].<br />
B ng 2: Phân bố theo giới.<br />
NHÓM BỆNH<br />
<br />
GIỚI<br />
<br />
TCC DO<br />
ROTAVIRUT<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
n (48)<br />
(%)<br />
<br />
TCC KHÔNG DO<br />
ROTAVIRUT<br />
<br />
n (51)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
p<br />
<br />
hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05). Kết quả<br />
này phù hợp với nghiên cứu của Tôn Nữ<br />
Vân Anh và Đặng Đức Anh [1, 4].<br />
2. Tỷ lệ nhiễm Rotavirut.<br />
TCC do Rotavirut: 48 BN (48,5%); TCC<br />
không do Rotavirut: 51 BN (51,5%), tương<br />
tự kết quả của một số tác giả trong và<br />
ngoài nước. Tuy nhiên, kết quả này hơi<br />
thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn<br />
Gia Khánh [3] và Tôn Nữ Vân Anh [1]<br />
thực hiện tại Hà Nội, nguyên nhân do<br />
Rotavirut lần lượt là 65,3% và 64,6%.<br />
Theo số liệu công bố của Lê Thị Luận và<br />
Đặng Đức Anh (2003), tỷ lệ Rotavirut (+) là<br />
55,0% và 56,0% ở BN TCC nhập viện [4].<br />
Nghiên cứu gần đây của Chun-Yi L và<br />
CS (2006) trên trẻ TCC nhập viện tại 6<br />
bệnh viện quân sự: 50,0% dương tính với<br />
Rotavirut. Tương tự như vậy, Melo M.C.N<br />
nghiên cứu ở Salvador trên BN nhập viện vì<br />
bệnh viêm dạ dày ruột, có tới 50% do<br />
Rotavirut [6, 7].<br />
Sở dĩ có sự khác biệt này, có thể do<br />
nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong<br />
bệnh viện quân đội, phạm vi nhỏ và hẹp, ít<br />
nhiều chưa thể hiện được đầy đủ tỷ lệ TCC<br />
phải nhập viện.<br />
3. Một số yếu tố ng y cơ.<br />
B ng 3: Tiền sử tiếp xúc với trẻ bệnh.<br />
TCC DO<br />
ROTAVIRUT<br />
<br />
TIỀN SỬ<br />
TIẾP XÚC<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
(48)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
n (51)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
9<br />
<br />
18,8<br />
<br />
4<br />
<br />
7,8<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nam<br />
<br />
30<br />
<br />
62,5<br />
<br />
32<br />
<br />
62,7<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Có<br />
tiếp<br />
nguồn bệnh<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
18<br />
<br />
37,5<br />
<br />
19<br />
<br />
37,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Không tiếp xúc<br />
<br />
9<br />
<br />
18,8<br />
<br />
44<br />
<br />
86,3<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Không rõ tiếp xúc<br />
<br />
30<br />
<br />
62,4<br />
<br />
3<br />
<br />
5,9<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Cả hai nhóm nghiên cứu, trẻ nam mắc bệnh<br />
nhiều hơn; riêng với nhóm TCC do Rotavirut,<br />
nam chiếm 62,5%; tỷ lệ nam/nữ = 1,65. Tuy<br />
nhiên, không có sự khác biệt về giới giữa<br />
<br />
xúc<br />
<br />
TCC KHÔNG<br />
DO ROTAVIRUT<br />
<br />
Yếu tố tiếp xúc trẻ bệnh giữa 2 nhóm<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
<br />
121<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
B ng 4: Chế độ nuôi dưỡng.<br />
CHẾ ĐỘ NUÔI DƯỠNG<br />
NHÓM TCC<br />
<br />
Nuôi bằng<br />
sữa mẹ<br />
hoàn toàn<br />
<br />
Nuôi bằng Không được<br />
sữa mẹ một<br />
nuôi bằng<br />
phần<br />
sữa mẹ<br />
<br />
TCC do<br />
Rotavirut<br />
(n = 48)<br />
<br />
7 (14,6%)<br />
<br />
15 (31,3%)<br />
<br />
26 (54,2%)<br />
<br />
P < 0,05<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
TCC không<br />
do Rotavirut<br />
(n = 51)<br />
<br />
5 (11,8%)<br />
<br />
18 (35,3%)<br />
<br />
27 (52,9%)<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
Ở cả hai nhóm nghiên cứu, số trẻ không<br />
được nuôi bằng sữa mẹ mắc bệnh chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất, tiếp theo là trẻ được nuôi bằng<br />
sữa mẹ một phần, trong khi đó số trẻ nuôi<br />
bằng sữa mẹ hoàn toàn chiếm tỷ lệ thấp nhất,<br />
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
So sánh kết quả thu được giữa 2 nhóm<br />
không có sự khác biệt (p > 0,05). Điều này<br />
chứng tỏ, việc cho trẻ bú sữa mẹ có ý nghĩa<br />
quan trọng nhằm hạn chế tỷ lệ mắc TCC<br />
nói chung, trong đó có cả TCC do Rotavirut<br />
ở trẻ em. Kết quả của chúng tôi phù hợp<br />
với nghiên cứu của Nguyễn Gia Khánh và<br />
Nguyễn Thị Tuyết [3, 5].<br />
B ng 5: Liên quan giữa tình trạng dinh<br />
dưỡng và TCC ở trẻ.<br />
NHÓM BỆNH<br />
<br />
CÂN NẶNG<br />
<br />
TCC DO<br />
ROTAVIRUT<br />
<br />
TCC KHÔNG DO<br />
ROTAVIRUT<br />
<br />
p<br />
<br />
(n = 48) Tỷ lệ % (n = 51) Tỷ lệ %<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
22<br />
<br />
45,8<br />
<br />
21<br />
<br />
41,2<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Suy<br />
dưỡng<br />
<br />
26<br />
<br />
54,2<br />
<br />
30<br />
<br />
58,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
dinh<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
Ở nhóm TCC do Rotavirut, 54,2% trẻ<br />
suy dinh dưỡng; 45,8% trẻ có cân nặng<br />
bình thường. Còn ở nhóm tiêu chảy không<br />
do Rotavirut, 41,2% trẻ cân nặng bình<br />
thường và 58,8% trẻ suy dinh dưỡng. Sự<br />
<br />
khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến<br />
tình trạng suy dinh dưỡng ở mỗi nhóm<br />
không có sự khác biệt (p > 0,05). So sánh<br />
số liệu giữa 2 nhóm cũng không có sự khác<br />
biệt (p > 0,05). Kết quả này khác biệt với<br />
nghiên cứu của Nguyễn Gia Khánh và Trần<br />
Khánh Hoàn [2, 3]: trẻ bị suy dinh dưỡng<br />
mắc TCC cao hơn trẻ không suy dinh<br />
dưỡng. Có sự khác biệt này có thể do mẫu<br />
nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn và<br />
chỉ tập trung ở một khu vực hẹp.<br />
B ng 6: Phân bố theo mùa mắc bệnh<br />
TCC ở trẻ.<br />
NHÓM BỆNH<br />
<br />
TCC DO<br />
ROTAVIRUT<br />
<br />
TCC KHÔNG DO<br />
ROTAVIRUT<br />
<br />
(n = 48)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
%<br />
<br />
(n = 51)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
%<br />
<br />
p<br />
<br />
Mùa Đông<br />
<br />
19<br />
<br />
39,6<br />
<br />
3<br />
<br />
5,9<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Mùa Xuân<br />
<br />
21<br />
<br />
43,8<br />
<br />
4<br />
<br />
7,8<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Mùa Hè<br />
<br />
5<br />
<br />
10,4<br />
<br />
25<br />
<br />
49,0<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Mùa Thu<br />
<br />
3<br />
<br />
6,3<br />
<br />
19<br />
<br />
37,3<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
MÙA<br />
<br />
Với nhóm TCC do Rotavirut, chủ yếu trẻ<br />
mắc bệnh vào mùa Đông - Xuân (83,4%),<br />
trong khi ở nhóm tiêu chảy không do<br />
Rotavirut, trẻ chủ yếu mắc bệnh vào mùa<br />
Hè - Thu (86,3%). Sự khác biệt giữa 2 nhóm<br />
nghiên cứu có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Kết quả của chúng tôi tương tự với Tôn Nữ<br />
Vân Anh và Trần Khánh Hoàn [1, 2]: 87,1%<br />
trẻ mắc bệnh vào mùa Đông - Xuân, 12,9%<br />
trẻ mắc bệnh vào mùa Hè - Thu.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Tỷ lệ trẻ bị TCC do Rotavirut là 48,5%<br />
trong tổng số TCC, chủ yếu tập chung ở<br />
nhóm tuổi từ 12 - 36 tháng (79,2%).<br />
- Tỷ lệ trẻ trai gặp cao hơn trẻ gái với tỷ<br />
lệ nam/nữ = 1,65.<br />
- Các yếu tố thuận lợi cho việc mắc TCC<br />
do Rotavirut bao gồm: tiếp xúc với trẻ<br />
bệnh, trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ<br />
hoặc nuôi bằng sữa mẹ một phần, mùa<br />
Đông - Xuân.<br />
<br />
122<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Tôn Nữ Vân Anh. Phát hiện TCC do<br />
Rotavirut ở trẻ em dưới 5 tuổi qua test nhanh<br />
rota/adeno combistick. Hội Nghị Khoa học Công<br />
nghệ Tuổi trẻ các trường đại học Y Dược Việt<br />
Nam lần thứ XIII. Sản và các chuyên khoa lẻ.<br />
2004, tr.556-560.<br />
2. Trần Khánh Hoàn. Tìm hiểu vai trò của<br />
virut Rota gây TCC ở huyện Từ Liêm, Hà Nội<br />
bằng kỹ thuật điện di. Luận văn Thạc sỹ Khoa<br />
học Y Dược. Học viện Quân y. 1997.<br />
3. Nguyễn Gia Khánh và CS. Đặc điểm lâm<br />
sàng của TCC do Rotavirut ở trẻ em dưới 5 tuổi<br />
tại Bệnh viện Nhi TW. Tạp chí Nhi khoa. NXB Y<br />
học. 2002, Tập 10, tr.246-249.<br />
4. Lê Thị Luận, Đặng Đức Anh. Tình hình<br />
bệnh TCC do virut Rota ở trẻ em dưới 5 tuổi vào<br />
bệnh viện năm 2002. Tạp chí Y học dự phòng.<br />
2003, tập XIII, số 5 (62), tr.11- 15.<br />
<br />
5. Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Lĩnh<br />
Toàn. Ứng dụng kỹ thuật RT-PCR chẩn đoán<br />
nhiễm Rotavirut gây bệnh TCC ở trẻ em khu vực<br />
Hà Đông. Đề tài Khoa học cấp tỉnh. Mã số: 2720/08/TM ĐT-KHCN. 2008.<br />
6. Chun-Yi L, Tsai-Ling L, Yin-Hua F et al.<br />
Disease burden and related medical costs of<br />
Rotavirus infections in Taiwan. BMC Infec Dis.<br />
2006, Vol 6, pp.176-184.<br />
7. Melo M. C. N, Taddei J. A, Diniz-Santos D.<br />
R et al Incidence of diarrhea in children living in<br />
urban Slums in Salvador. Brazil BJID. 2008, Vol<br />
12, pp.89-93.<br />
8. Penelope H. Dennehy, Ted E. Schutzbank,<br />
Grace M. Thorne. Evaluation of an automated<br />
immunodiagnostic assay, VIDAS Rotavirus, for<br />
detection of Rotavirus in fecal specimens. J Clin<br />
Microbiol. 1994, Vol 32, pp.825-827.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 3/4/2013<br />
Ngày phản biện đánh giá bài báo:<br />
16/5/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 23/5/2013<br />
<br />
123<br />
<br />