intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ứng dụng dao gamma trong điều trị ung thư phổi tại bệnh viện trường đại học Y Dược – Đại học Huế

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

54
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở cả 2 giới. Mục đích của nghiên cứu là xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi bằng dao gamma ở bệnh viện Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ứng dụng dao gamma trong điều trị ung thư phổi tại bệnh viện trường đại học Y Dược – Đại học Huế

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010<br /> NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DAO GAMMA TRONG ĐIỀU TRỊ<br /> UNG THƯ PHỔI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC –<br /> ĐẠI HỌC HUẾ<br /> Phạm Văn Lình<br /> Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở cả 2 giới.<br /> Mục đích của nghiên cứu là xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu<br /> đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi bằng dao gamma ở bệnh viện Trường Đại học Y Dược Đại học Huế.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu bao gồm 40 bệnh nhân ung thư phổi được điều<br /> trị xạ phẫu bằng dao Gamma tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế. Phương<br /> pháp nghiên cứu: tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng không đối chứng.<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi thường gặp nhất là từ 50-59 tuổi, trung bình là 64,04<br /> tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ là 2,5/1. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho kéo<br /> dài chiếm 57,5%, đường kính trung bình của khối u 4,8±0,26cm. Về mô bệnh học ung thư biểu<br /> mô vảy là thể thường gặp chiếm 57,5% Kết quả phân giai đoạn bệnh cho thấy bệnh ở giai đoạn<br /> I chiếm 45%, giai đoạn II chiếm 37,5%, giai đoạn III chiếm 17,5%. Liều điều trị trung bình<br /> 5600-6000cGy gồm khối u và hạch vùng. Kết quả điều trị cho thấy tỷ lệ đáp ứng đối với u: hoàn<br /> toàn 25%, đáp ứng một phần 55%, ổn định 10% và tiến triển 10%. Tỷ lệ đáp ứng đối với hạch:<br /> hoàn toàn 31,9%, một phần 45,4%, ổn định 13,7% và tiến triển 9%. Tỷ lệ kiểm soát được khối u<br /> 90%. Thời gian theo dõi trung bình là 21,5 tháng, thời gian sống thêm toàn bộ sau 1 năm<br /> 84,8%, sau 2 năm 76% và sau 3 năm là 60,8%.<br /> Như vậy phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu đối với ung thư phổi có thể mổ được.<br /> Tuy nhiên đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao và những bệnh nhân từ chối phẫu thuật, xạ<br /> phẫu bằng dao gamma là một phương pháp chọn lựa thứ hai. Điều trị xạ phẫu ung thư phổi<br /> bằng dao gamma là một phương pháp điều trị mới, hoàn thiện về mặt kỹ thuật xạ trị, hứa hẹn<br /> kết quả tốt hơn ở giai đoạn sớm nhờ vào kiểm soát tốt khối u và cải thiện thời gian sống thêm<br /> cho bệnh nhân ở giai đoạn muộn.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Hàng năm có khoảng 1.200.000 trường hợp ung thư phổi mới mắc trên thế giới,<br /> nhất là ở các nước công nghiệp phát triển. Tại Hoa Kỳ, ung thư phổi là loại ung thư gây<br /> tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư ở cả hai giới, với khoảng 215.020 bệnh nhân<br /> 107<br /> <br /> ung thư phổi mới mắc và 161.480 bệnh nhân tử vong vào năm 2008 [8].<br /> Ở nước ta, theo ghi nhận dịch tễ học ung thư trong năm 2004, ung thư phổi là<br /> loại ung thư đứng hàng đầu ở nam giới với tỷ lệ mới mắc ở Hà Nội là 39,8/100.000 [4].<br /> Phương pháp điều trị đầu tay đối với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ là phẫu<br /> thuật. Phẫu thuật cắt thùy phổi và cắt phổi cho thời gian sống thêm 3 đến 5 năm là từ<br /> 60-80%. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân do bệnh lý nội khoa kèm theo không thể phẫu<br /> thuật được như: suy giảm chức năng hô hấp, bệnh lý tim mạch, bệnh nhân lớn tuổi hoặc<br /> bệnh nhân từ chối phẫu thuật. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị chuẩn mực cho<br /> nhóm những bệnh nhân này. Phương pháp điều trị bằng tia xạ thường qui dược áp dụng<br /> với tổng liều 60-70Gy, thời gian sống thêm sau 3 năm cũng thấp từ 15-45%. Phương<br /> pháp xạ trị này cũng có những biến chứng nhất định như biến chứng về tim mạch, tắt<br /> nghẽn hô hấp mãn tính và bệnh lý mạch máu.<br /> Xạ phẫu là phương pháp điều trị xử dụng liều cao tia bức xạ ion hóa hơn phương<br /> pháp xạ trị thông thường và chùm tia bức xạ hội tụ vào khối u nên giảm thương tổn tổ<br /> chức lành và ít gây ra tác dụng phụ. Sử dụng hệ thống bất động bệnh nhân để hạn chế sự<br /> chuyển động của khối u làm tăng độ chính xác trong điều trị.<br /> Phương pháp xạ phẫu này được nhiều nước trên thế giới đưa vào áp dụng điều<br /> trị và cho kết quả tốt.<br /> Từ cuối năm 2006 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế đã lắp đặt<br /> và đưa vào sử dụng dao gamma thân, là phương pháp xạ phẫu để điều trị các khối u<br /> vùng thân nên chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm 2 mục tiêu:<br /> - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư phổi.<br /> - Bước đầu đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi bằng dao gamma.<br /> 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư phế quản phổi không phải tế bào<br /> nhỏ, có kết quả mô bệnh học và ở giai đoạn I, II, III không thể phẫu thuật được.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu<br /> Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng không đối chứng<br /> 2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br /> Nghiên cứu được thực hiện từ 15/8/2006 đến 30/09/2009 tại Trung tâm Phẫu<br /> thuật dao gamma và khoa Ung Bướu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.<br /> 2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân<br /> 108<br /> <br /> - Nghiên cứu các triệu chứng lâm sàng của ung thư phổi<br /> - Nghiên cứu triệu chứng cận lâm sàng<br /> 2.2.4. Đánh giá kết quả sau điều trị<br /> Đánh giá đáp ứng của khối u và hạch theo tiêu chuẩn RECIST: dựa theo phim<br /> chụp cắt lớp vi tính đo đường kính lớn nhất của khối u trước và sau điều trị.<br /> - Đáp ứng hoàn toàn (CR): Khối u không còn<br /> - Đáp ứng 1 phần (PR): giảm > 30% đường kính lớn nhất của khối u<br /> - Ổn định (SD): giảm < 30% đường kính lớn nhất của khối u<br /> - Tiến triển (PD): tăng >20% đường kính lớn nhất của khối u.<br /> 2.2.5. Xử lý số liệu<br /> Các số liệu được thu thập và xử lý trên phần mềm SPSS 16.0. Dùng phương<br /> pháp Kaplan-Meier để tính thời gian sống thêm toàn bộ. Phân tích kết quả theo phương<br /> pháp thống kê y học.<br /> 3. Kết quả nghiên cứu<br /> 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân<br /> 3.1.1. Phân bố ung thư theo nhóm tuổi<br /> Bảng 1. Tỷ lệ ung thư theo tuổi<br /> <br /> Nhóm tuổi<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> < 40<br /> <br /> 2<br /> <br /> 5,0<br /> <br /> 40 - 49<br /> <br /> 5<br /> <br /> 12,5<br /> <br /> 50 - 59<br /> <br /> 12<br /> <br /> 30,0<br /> <br /> 60 - 69<br /> <br /> 10<br /> <br /> 25,0<br /> <br /> ≥ 70<br /> <br /> 11<br /> <br /> 27,5<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 40<br /> <br /> 100<br /> <br /> Nhóm tuổi 50 - 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 30%, tuổi nhỏ nhất là 32, tuổi lớn<br /> nhất là 86, tuổi trung bình là 64,04 ± 1,7 .<br /> 3.1.2. Phân bố ung thư theo giới<br /> Bảng 2. Tỷ lệ ung thư theo giới<br /> <br /> Giới<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 29<br /> <br /> 72,5<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 11<br /> <br /> 27,5<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 45<br /> <br /> 100<br /> <br /> 109<br /> <br /> 3.2. Đặc điểm lâm sàng của ung thư phổi<br /> 3.2.1. Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện<br /> Bảng 3. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp lúc nhập viện<br /> <br /> Triệu chứng<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Ho kéo dài<br /> <br /> 23<br /> <br /> 57,5<br /> <br /> Ho ra máu<br /> <br /> 10<br /> <br /> 25,0<br /> <br /> Đau tức ngực<br /> <br /> 17<br /> <br /> 42,5<br /> <br /> Khó thở<br /> <br /> 7<br /> <br /> 17,5<br /> <br /> Sụt cân<br /> <br /> 11<br /> <br /> 27,5<br /> <br /> Viêm phổi tắc nghẽn<br /> <br /> 6<br /> <br /> 15,0<br /> <br /> Khàn tiếng<br /> <br /> 2<br /> <br /> 5,0<br /> <br /> Ho kéo dài là triệu chứng thường gặp nhất chiếm 57,5%<br /> 3.2.2. Đặc điểm khối u trên cắt lớp vi tính<br /> Bảng 4. Kích thước và vị trí khối u<br /> <br /> STT<br /> <br /> Mô tả CT Scan<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> < 3 cm<br /> <br /> 8<br /> <br /> 20,0<br /> <br /> 3 – 6 cm<br /> <br /> 26<br /> <br /> 65,0<br /> <br /> > 6 cm<br /> <br /> 6<br /> <br /> 15.0<br /> <br /> 1 khối<br /> <br /> 38<br /> <br /> 95.0<br /> <br /> 2 khối<br /> <br /> 2<br /> <br /> 5,0<br /> <br /> Thùy trên phổi phải<br /> <br /> 5<br /> <br /> 12,5<br /> <br /> Thùy giữa phổi phải<br /> <br /> 9<br /> <br /> 22,5<br /> <br /> Thùy dưới phổi phải<br /> <br /> 7<br /> <br /> 17,5<br /> <br /> Thùy trên phổi trái<br /> <br /> 12<br /> <br /> 30,0<br /> <br /> Thùy dưới phổi trái<br /> <br /> 7<br /> <br /> 17.5<br /> <br /> Kích thước khối u<br /> 1<br /> <br /> Số lượng khối u<br /> 2<br /> <br /> Vị trí khối u<br /> <br /> 3<br /> <br /> Kích thước khối u 3 – 6 cm chiếm tỷ lệ cao nhất 65%, số lượng 1 khối u chiếm<br /> 95% và vị trí thùy trên phổi trái chiếm tỷ lệ cao nhất 30%<br /> 110<br /> <br /> 3.2.3. Sinh thiết qua nội soi và xét nghiệm tế bào bằng chọc hút kim nhỏ xuyên<br /> thành ngực<br /> Bảng 5. Phân bố thể giải phẫu bệnh<br /> <br /> STT<br /> <br /> Giải phẫu bệnh<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> 1<br /> <br /> Ung thư biểu mô tuyến<br /> <br /> 14<br /> <br /> 35<br /> <br /> 2<br /> <br /> Ung thư biểu mô vảy<br /> <br /> 23<br /> <br /> 57.5<br /> <br /> 3<br /> <br /> Ung thư tế bào lớn<br /> <br /> 03<br /> <br /> 7,5<br /> <br /> 40<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Ung thư biểu mô vảy chiếm cao nhất 57,5%, ung thư tế bào lớn tỷ lệ thấp nhất<br /> 7,5%<br /> 3.2.4. Giai đoạn bệnh<br /> Bảng 6. Phân bố theo giai đoạn bệnh<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Giai đoạn I<br /> <br /> 18<br /> <br /> 45<br /> <br /> Giai đoạn II<br /> <br /> 15<br /> <br /> 37,5<br /> <br /> Giai đoạn III<br /> <br /> 7<br /> <br /> 17,5<br /> <br /> 40<br /> <br /> 100<br /> <br /> Giai đoạn<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> Giai đoạn I chiếm tỷ lệ cao nhất 45%, giai đoạn III chiếm tỷ lệ thấp nhất 17,5%<br /> 3.3. Phân bố tổng liều và phân liều điều trị<br /> Bảng 7. Tỷ lệ tổng liều và phân liều điều trị<br /> <br /> STT<br /> <br /> Liều và phân liều<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> < 50 Gy<br /> <br /> 3<br /> <br /> 7,5<br /> <br /> 50 – 60 Gy<br /> <br /> 35<br /> <br /> 87,5<br /> <br /> > 60 Gy<br /> <br /> 2<br /> <br /> 5,0<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2