Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ƯỚC TÍNH NGUY CƠ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH<br />
TRONG 10 NĂM THEO THANG ĐIỂM FRAMINGHAM<br />
Ở NGƯỜI CÓ RỐI LOẠN LIPID MÁU<br />
Nguyễn Hồng Anh*, Nguyễn Đức Công**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cơ sở: Rối loạn lipid (RLLP) là một yếu tố nguy cơ (YTNC) cao đối với bệnh động mạch vành (ĐMV).<br />
Nghiên cứu đánh giá ước tính nguy cơ bệnh ĐMV theo thang điểm Framingham trong 10 năm ở người RLLP ở<br />
Việt Nam chưa được quan tâm nhiều.<br />
Mục tiêu: Ước tính nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo thang điểm Framingham ở người có RLLP máu.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả có phân tích.<br />
Kết quả: Trong nghiên cứu này 131 (nam 52, nữ 79) người RLLP máu có tuổi trung bình (62,0 ± 11,0)<br />
năm đã được tính đánh giá nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo thang điểm Framingham. Kết quả của<br />
nghiên cứu cho thấy: Điểm ước tính nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham trung bình là: 10,3 ±<br />
3,25%. Trong đó, nam (10,9 ± 2,96%) cao hơn so với nữ (4,2 ± 2,18%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điểm<br />
trung bình ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham ở nhóm có tăng cholesterol (12,2<br />
± 3,27%) cao hơn so với nhóm không tăng cholesterol (5,4 ± 2,17%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điểm trung<br />
bình ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham ở nhóm có tăng LDL-C (13,1 ± 3,25%)<br />
cao hơn so với nhóm không tăng LDL-C (8,8 ± 3,16 %) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Kết luận. Nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo Framingham ở nhóm có tăng cholesterol, tăng LDLC (lần lượt là: 12,2 ± 3,27% và 13,1 ± 3,25%) cao hơn so với nhóm không tăng cholesterol, tăng LDL-C (lần<br />
lượt là: 5,4 ± 2,17% và 8,8 ± 3,16%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Từ khóa: Rối loạn lipid máu, thang điểm Framingham, bệnh động mạch vành.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDYING THE ESTIMATION OF CORONARY RISK IN 10 YEARS BY FRAMINGHAM POINT<br />
SCORES IN PATIENTS WITH DYSLIPIDEMIA<br />
Nguyen Hong Anh, Nguyen Duc Cong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 58 - 63<br />
Background: Dyslipidemia is an high risk factor for coronary artery disease (CAD). In Viet Nam, there was<br />
a few studies in estimation of coronary risk in 10 years by FRAMINGHAM point scores in patients with<br />
dyslipidemia.<br />
Objectives: The estimation of coronary risk in 10 years by FRAMINGHAM point scores in patients<br />
with dyslipidemia.<br />
Methods: Cross-sectional descriptive, analysis, prospective study.<br />
Results: In this study, 131 patients (52 male, 79 female) with dyslipidemia have the mean age (62.0 ± 11.0)<br />
year and were estimated coronary risk in 10 years by Framingham point scores. The result showed that: The mean<br />
scores that estimated coronary risk in 10 years arcording to Framingham was: 10.3 ± 3.25%. Male (10.9 ± 2.96%)<br />
* Bệnh viện E Hà Nội<br />
** Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Đức Công, ĐT: 0982160860 E-mail: nguyenduccong1680@yahoo.com.vn<br />
<br />
58<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
higher than female (4.2 ± 2.18%) with statistical significance (p < 0.05). The mean scores that estimated coronary<br />
risk in 10 years arcording to Framingham in patients with cholesterol elevation (12.2 ± 3.27%) higher than<br />
patient without LDL-c elevation (5.4 ± 2.17%) with statistical significance (p < 0.05). The mean scores that<br />
estimated coronary risk in 10 years arcording to Framingham in patients with LDL-c elevation (13.1 ± 3.25%)<br />
higher than patients without cholesterol elevation without that (8.8 ± 3.16 %) with statistical significance (p <<br />
0.05).<br />
Conclusions: Coronary risk in 10 years arcording to Framingham in patients with cholesterol elevation<br />
(were: 12.2 ± 3.27% and 13.1 ± 3.25%) higher than patient without cholesterol elevation, LDL-C elevation (were<br />
5.4 ± 2.17% and 8.8 ± 3.16%) with statistical significance (p < 0.05).<br />
Key words: Dyslipidemia, Framingham point scores, coronary artery disease.<br />
cứu này nhằm mục tiêu: Ước tính nguy cơ bệnh<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
ĐMV trong 10 năm theo thang điểm Framingham ở<br />
Ước tính nguy cơ bệnh động mạch vành<br />
người có RLLP máu.<br />
trong 10 năm theo thang điểm Framingham đã<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
được nghiên cứu và áp dụng đánh giá lâm sàng<br />
rộng rãi trên thế giới, ở Việt Nam cũng đã được<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
đưa vào khuyến cáo trong thực hành lâm sàng<br />
- Gồm 131 người có RLLP máu đến khám và<br />
bệnh tim mạch, trong đó vữa xơ động mạch<br />
điều trị nội trú tại khoa Tim mạch - Bệnh viện E<br />
(VXĐM) được coi là thủ phạm chính gây nên<br />
Hà Nội.<br />
bệnh ĐMV(4,10). Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu<br />
nên VXĐM như: có những YTNC không thể thay<br />
* Tuổi > 18<br />
đổi được như giới tính, tuổi, tiền sử gia đình, mãn<br />
kinh; có những YTNC có thể thay đổi được như:<br />
* Chẩn đoán RLLP máu dựa vào tiêu chuẩn<br />
rối loạn lipid máu, tăng huyết áp (THA), đái tháo<br />
chẩn đoán của WHO/ISH năm 1999, khuyến cáo<br />
đường (ĐTĐ) týp 2, hút thuốc lá… và có sự phối<br />
của hội tim mạch Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010<br />
hợp các mức độ khác nhau của các yếu tố căn<br />
khi có rối loạn một trong những thành phần lipid<br />
nguyên gây ra(8). RLLP máu là nguyên nhân<br />
cơ bản như(10):<br />
chính gây nên VXĐM. Hẹp tắc và huyết khối<br />
. Cholesterol toàn phần > 5,2mmol/l.<br />
ĐMV là thủ phạm của các bệnh ĐMV như: thiếu<br />
. Triglyceride > 2,3 mmol/l.<br />
máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim... Tỷ lệ tử<br />
. HDL-C < 0,9 mmol/l.<br />
vong do các bệnh lý này cũng đang tăng lên ở<br />
. LDL-C > 3,4 mmol/l.<br />
các nước phát triển. Theo tốc độ tăng trưởng kinh<br />
tế và lối sống cộng đồng như hiện nay ở Việt<br />
Nam thì dự báo số người tử vong do bệnh ĐMV<br />
là khoảng 100.000 người mỗi năm. Theo thang<br />
điểm Framingham, dựa vào 5 yếu tố (Tuổi, HDLC, Cholesterol toàn phần, hút thuốc lá, trị số<br />
huyết áp tâm thu) người ta cho điểm theo từng<br />
mức độ, sau đó tính tổng số điểm để ước lượng ra<br />
nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm tới là bao<br />
nhiêu phần trăm(3,10). Ở Việt Nam, ngày càng tăng<br />
tỷ lệ RLLP theo sự phát triển kinh tế của đất nước.<br />
Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá nguy cơ bệnh<br />
ĐMV trong tương lai ở đối tượng này chưa được<br />
quan tâm nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi nghiên<br />
<br />
* Những người bệnh phải có đầy đủ chỉ tiêu<br />
nghiên cứu theo thiết kế nghiên cứu đã đề ra.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiến cứu, cắt ngang mô tả có phân tích.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh<br />
viện E được phát hiện có RLLP máu theo khuyến<br />
cáo của hội tim mạch Việt Nam thông qua các xét<br />
nghiệm cholesterol toàn phần, triglyceride,<br />
HDL-C và LDL-C. Các đối tượng nghiên cứu<br />
được hỏi, khám lâm sàng tỉ mỉ, phát hiện các<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
59<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
YTNC và đăng ký vào hồ sơ nghiên cứu theo<br />
mẫu chung, thống nhất, bao gồm:<br />
<br />
tay trái trong lúc nghỉ ở phòng yên tĩnh, đo 2 lần<br />
và lấy số trung bình cộng.<br />
<br />
- Đo chiều cao, cân nặng: sử dụng cân bàn<br />
Trung Quốc có cả thước đo chiều cao. Tính chỉ<br />
số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) theo<br />
công thức:<br />
<br />
- Xét nghiệm hoá sinh: các xét nghiệm<br />
cholesterol toàn phần (TC), LDL-C, HDL-C,<br />
triglyceride hóa sinh máu được lấy từ máu tĩnh<br />
mạch vào buổi sáng, lúc đói (ít nhất 8 giờ sau<br />
ăn). Những xét nghiệm sinh hóa thường quy<br />
được tiến hành bằng các kỹ thuật truyền thống,<br />
giá trị bình thường dựa vào hằng số sinh hóa<br />
người Việt Nam trưởng thành.<br />
<br />
BMI = trọng lượng cơ thể (kg)/(chiều cao (m))2<br />
- Phân loại BMI dựa vào tiêu chuẩn của Tổ<br />
chức Y tế Thế giới áp dụng cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương (2000)(1).<br />
- Đo vòng bụng (ngang qua rốn), vòng mông<br />
(ngang qua vị trí hai mấu chuyển xương đùi): sử<br />
dụng thước vải nylon. Tính tỷ số VB/VM.<br />
- Đo huyết áp động mạch bằng máy đo huyết<br />
áp đồng hồ của Nhật. Huyết áp được đo ở cánh<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Các số liệu thu được từ nghiên cứu sẽ được<br />
xử lý bằng các thuật toán thống kê sử dụng trong<br />
y sinh học trên phần mềm SPSS (Statistical<br />
Package for Social Sciences) 13.0 for windows<br />
trên máy vi tính cá nhân.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Một số đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu<br />
Nhóm<br />
Thông số<br />
BMI<br />
<br />
Tuổi trung bình, năm<br />
2<br />
Trung bình (kg/m )<br />
<br />
VB/VM<br />
<br />
Chung<br />
(n = 131)<br />
62 ±11<br />
22,9 ± 1,18<br />
<br />
Nam<br />
(n = 52)<br />
63 ± 12<br />
22,1 ± 1,64<br />
<br />
Nữ<br />
(n = 79)<br />
62 ± 11<br />
22,1 ± 2,03<br />
<br />
P<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
Tăng, n (%)<br />
<br />
43 (32,8)<br />
<br />
19 (36,5)<br />
<br />
24 (30,4)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Trung bình<br />
Tăng, n (%)<br />
<br />
0,91 ± 0,04<br />
48 (36,7)<br />
<br />
0,90 ± 0,04<br />
15 (28,9)<br />
<br />
0,90 ± 0,04<br />
33 (41,8)<br />
<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
tuổi trên 60 chiếm hơn một nửa.<br />
<br />
* Qua bảng 1 ta thấy:<br />
- Không có sự khác biệt về độ tuổi giữa hai<br />
giới nam và nữ.<br />
- Tuổi của bệnh nhân có RLLP máu nằm điều<br />
trị thấp nhất là 34 tuổi; cao nhất là 79 tuổi; lứa<br />
<br />
- Đa số những người có RLLP máu đều có tỉ<br />
lệ BMI và tỉ lệ VB/VM cao hơn bình thường (lần<br />
lượt là: 32,8% và 36,7%).<br />
<br />
Bảng 2: Tình hình RLLP ở nhóm nghiên cứu<br />
Nhóm<br />
<br />
Chung (n = 131)<br />
<br />
Nam (n = 52)<br />
<br />
Nữ (n = 79)<br />
<br />
P<br />
<br />
Trung bình, mmol/l<br />
<br />
5,66 ± 1,02<br />
<br />
5,07 ± 0,75<br />
<br />
5,64 ± 1,17<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tăng TC, n (%)<br />
<br />
94 (71,8)<br />
<br />
42 (44,7)<br />
<br />
52 (55,3)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
LDL-C<br />
<br />
Trung bình, mmol/l<br />
<br />
3,11 ± 0,85<br />
<br />
3,29 ± 0,72<br />
<br />
2,99 ± 0,91<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
HDL-C<br />
<br />
Tăng LDL-C, n (%)<br />
Trung bình, mmol/l<br />
<br />
45 (34,4)<br />
1,51 ± 0,29<br />
<br />
20 (44,4)<br />
1,47 ± 0,31<br />
<br />
25 (55,6)<br />
1,53 ± 0,27<br />
<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
Thông số<br />
TC<br />
<br />
Triglyceride<br />
<br />
60<br />
<br />
Giảm HDL-C, n (%)<br />
<br />
1 (0,8)<br />
<br />
0 (0)<br />
<br />
1 (100)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Trung bình, mmol/l<br />
Tăng triglycerid, n (%)<br />
<br />
3,41 ± 0,97<br />
74 (56,5)<br />
<br />
3,16 ± 0,44<br />
23 (31,1)<br />
<br />
3,57 ± 0,83<br />
51 (68,9)<br />
<br />
> 0,05<br />
< 0,05<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
* Qua bảng 4 ta thấy:<br />
<br />
* Qua bảng 2 ta thấy:<br />
- Thành phần RLLP chủ yếu thấy tăng TC<br />
với mức tăng trung bình là 5,66 ± 1,02 mmol/L.<br />
Tỷ lệ rối loạn theo thứ tự lần lượt là: tăng TC<br />
(71,8%), tăng triglyceride (55,0%), tăng LDL-C<br />
(34,4%) và giảm HDL-C (0,8%).<br />
<br />
- Tăng cholesterol toàn phần chiếm tỷ lệ khá<br />
cao trong cơ cấu RLLP máu, nhóm bệnh nhân có<br />
tăng cholesterol có mức nguy cơ mắc bệnh<br />
ĐMV cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm<br />
không có tăng cholessterol (p < 0,05).<br />
<br />
- Giới nam và nữ đều có tình trạng RLLP<br />
như nhau (p > 0,05).<br />
<br />
- Tỷ lệ nguy cơ cao ở nhóm tăng cholesterol<br />
cao hơn so với nhóm không tăng cholesterol có<br />
ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
<br />
Bảng 3: Ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10<br />
năm tới theo thang điểm Framingham<br />
Nhóm Chung<br />
Nam<br />
Nguy cơ<br />
(n = 131) (n = 52)<br />
Điểm trung bình<br />
10,3 ± 10,9 ±<br />
3,25% 2,96%<br />
( X ±SD)<br />
Nguy cơ > 40%, n (%) 0 (0)<br />
0 (0)<br />
Nguy cơ 21-40%, n (%) 18 (13,7)<br />
17<br />
(94,4)<br />
Nguy cơ 11-20%, n (%) 41 (31,3)<br />
29<br />
(70,7)<br />
Nguy cơ 5-10%, n (%) 21 (16,1) 4 (19,0)<br />
Nguy cơ < 5%, n (%) 51 (38,9) 2 (3,9)<br />
<br />
Nữ<br />
p<br />
(n = 79)<br />
4,2 ± < 0,05<br />
2,18%<br />
0 (0)<br />
1 (5,6) < 0,05<br />
12 (29,3) < 0,05<br />
17 (81,0) < 0,05<br />
49 (96,1) < 0,05<br />
<br />
* Qua bảng 3 ta thấy:<br />
- Theo thang điểm Framingham thì nhóm<br />
nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm tới ở bệnh<br />
nhân nghiên cứu này tập trung ở mức thấp và<br />
trung bình (38,9% và 31,3%). Mức nguy cơ cao<br />
chiếm tỷ lệ thấp và không gặp trường hợp nào<br />
có điểm rất cao.<br />
- Hai giới có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
về mức nguy cơ, trong khi nam giới chủ yếu là<br />
mức nguy cơ trung bình và cao thì nữ giới lại tập<br />
trung ở mức nguy cơ thấp (p < 0,05).<br />
Bảng 4: Ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10<br />
năm tới theo thang điểm Framingham theo nhóm có<br />
và không có tăng cholesterol<br />
Nhóm Không tăng Có tăng<br />
cholesterol cholesterol<br />
(n = 94)<br />
(n = 37)<br />
<br />
Nguy cơ<br />
Điểm trung bình,<br />
<br />
( X ±SD)<br />
Nguy cơ > 40%, n (%)<br />
Nguy cơ 21-40%, n (%)<br />
Nguy cơ 11-20%, n (%)<br />
Nguy cơ 5-10%, n (%)<br />
Nguy cơ < 5%, n (%)<br />
<br />
5,4 ± 2,17%<br />
<br />
12,2 ±<br />
3,27%<br />
<br />
0<br />
1 (2,7)<br />
9 (24,3)<br />
5 (13,5%)<br />
22 (59,5)<br />
<br />
0<br />
17 (18,1)<br />
32 (34,0)<br />
16 (17,9)<br />
29 (30,9)<br />
<br />
P<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
< 0,05<br />
> 0,05<br />
< 0,05<br />
<br />
Bảng 5: Ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10<br />
năm tới theo thang điểm Framingham theo nhóm có<br />
và không có giảm HDL-C<br />
Nhóm nguy cơ<br />
<br />
Không<br />
Có giảm<br />
giảm HDL- HDL-C<br />
C (n = 130) (n = 1)<br />
10,2 ±<br />
20,0 ±<br />
Điểm trung bình, ( X ± SD)<br />
3,22%<br />
3,01%<br />
Nguy cơ > 40%, n (%)<br />
0<br />
0<br />
Nguy cơ 21-40%, n (%)<br />
17 (13,1)<br />
1(100)<br />
Nguy cơ 11-20%, n (%)<br />
41 (31,5)<br />
0<br />
Nguy cơ 5-10%, n (%)<br />
21 (16,1)<br />
0<br />
Nguy cơ < 5%, n (%)<br />
51 (39,3)<br />
0<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
* Qua bảng 5 ta thấy:<br />
Giảm HDL- C là một YTNC độc lập trong<br />
các nguy cơ bệnh ĐMV tính theo thang điểm<br />
Framingham. Ở bảng này cho thấy bệnh nhân<br />
giảm HDL-C chiếm tỷ lệ nhỏ và ước tính nguy<br />
cơ cao gấp đôi so với nhóm không giảm HDLC, tuy nhiên điều đó không có ý nghĩa thống<br />
kê (p > 0,05).<br />
Bảng 6: Ước tính nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10<br />
năm tới theo thang điểm Framingham theo nhóm có<br />
và không có tăng LDL-C<br />
Nhóm Không tăng Có tăng<br />
p<br />
LDL-C (n = LDL-C<br />
86)<br />
(n = 45)<br />
8,8 ± 3,16 % 13,1 ± < 0,05<br />
Điểm trung bình ( X ±SD)<br />
3,25%<br />
Nguy cơ > 40%, n (%)<br />
0<br />
0<br />
Nguy cơ 21-40%, n (%)<br />
9 (9,4)<br />
9 (20,0) < 0,05<br />
Nguy cơ 11-20%, n (%)<br />
26 (30,2) 15 (33,3) > 0,05<br />
Nguy cơ 5-10%, n (%)<br />
11 (12,8) 10 (22,2) > 0,05<br />
Nguy cơ < 5%, n (%)<br />
40 (46,5) 11 (24,4) < 0,05<br />
<br />
Nguy cơ<br />
<br />
* Qua bảng 6 ta thấy:<br />
- Mức nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm<br />
theo thang điểm Framingham ở nhóm tăng<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
61<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
LDL-C cao hơn so với nhóm không tăng LDL-C<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
- Phân bố ở mức nguy cơ thì hai nhóm khác<br />
nhau, nhóm không tăng LDL-C có mức nguy cơ<br />
thấp và trung bình là chủ yếu và ngược lại<br />
nhóm có tăng LDL-C thì mức nguy cơ trung<br />
bình gặp nhiều hơn (p < 0,05).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Các YTNC gây ra VXĐM thì có rất nhiều<br />
bao gồm các yếu tố cố hữu không thể thay đổi<br />
được như quy định gen di truyền, sự già đi của<br />
tuổi tác, giới tính, tình trạng mãn kinh ở nữ và<br />
YTNC có thể thay đổi được như: RLLP máu,<br />
THA, ĐTĐ, hút thuốc lá, nghiện rượu, lối sống<br />
tĩnh tại ít hoạt động thể lực và chế độ dinh<br />
dưỡng. Theo nghiên cứu Framingham đã đưa ra<br />
5 tiêu chí đánh giá và cho điểm nhằm mục đích<br />
ước lượng nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10<br />
năm(7,1,9). Việc cho điểm và ước tính nguy cơ này<br />
nhằm đánh giá nguy cơ tim mạch trong xử trí<br />
RLLP máu. Nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm theo<br />
ước tính được chia ra các mức độ thấp là < 10%,<br />
trung bình là từ 10 đến 20% và cao là > 20%. Từ<br />
đó đề ra mục tiêu điều trị RLLP máu. Kết quả<br />
của nghiên cứu cho thấy bệnh nhân RLLP máu<br />
có mức nguy cơ trung bình là chủ yếu (31,3%),<br />
mức nguy cơ rất cao > 40% không gặp trường<br />
hợp nào. Kết quả này không được so sánh với<br />
các tài liệu trong nước do chưa có nghiên cứu<br />
nào công bố, nhưng khác với một số nghiên cứu<br />
nước ngoài là tỷ lệ nhóm bệnh nhân có nguy cơ<br />
trung bình và cao (> 20%) mắc bệnh ĐMV gặp<br />
nhiều hơn, thậm chí là cả nhóm có nguy cơ rất<br />
cao (> 40%)(5,2). Sự khác nhau về giới cũng là một<br />
yếu tố nguy cơ cố hữu, giới nam trong nghiên<br />
cứu này có tỷ lệ mức nguy cơ 10 năm bệnh<br />
ĐMV trung bình và nguy cơ cao hơn là nữ giới<br />
(p < 0,05). Theo điều tra thì tỷ lệ nam giới hút<br />
thuốc lá nhiều hơn nữ giới, đây là một đặc điểm<br />
ở người Việt Nam, trong khi các nước châu Âu<br />
thì tỷ lệ nữ hút thuốc lá gặp khá nhiều.<br />
Cholesterol là thành phần lipid được đánh giá<br />
cho điểm theo thang điểm Framingham. Nồng<br />
độ cholesterol tăng lên còn được xét đến lứa<br />
<br />
62<br />
<br />
tuổi để cho điểm, cùng nồng độ cholesterol thì<br />
càng ít tuổi càng bị coi là có nguy cơ cao hơn.<br />
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: nhóm đối<br />
tượng có nồng độ cholesterol máu tăng cao sẽ<br />
có điểm nguy cơ trung bình mắc bệnh ĐMV cao<br />
hơn hẳn nhóm không có tăng cholesterol<br />
(12,2%). Nếu đem so sánh hai nhóm có và không<br />
tăng cholesterol thì thấy nhóm có tăng<br />
cholesterol có mức nguy cơ bệnh ĐMV cao và<br />
trung bình hơn hẳn nhóm đối tượng không tăng<br />
cholesterol. Ở mức nguy cơ thấp thì hai nhóm<br />
này tương đương nhau (p>0,05). HDL-C là<br />
thành phần lipoprotein có lợi, nó không chỉ<br />
tham gia vào vận chuyển các acid béo mà còn<br />
ngăn cản quá trình hình thành mảng vữa xơ. Sự<br />
giảm HDL-C trong máu được coi là dấu hiệu<br />
nguy cơ đối với bệnh VXĐM. Kết quả của<br />
nghiên cứu cho thấy nhóm đối tượng có giảm<br />
HDL-C chiếm số rất ít và có điểm ước tính nguy<br />
cơ trung bình bệnh ĐMV cao gấp đôi điểm ước<br />
tính trung bình của nhóm không giảm HDL-C.<br />
Bệnh nhân có giảm HDL-C đồng thời có mức<br />
nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm là > 20%. Trong<br />
nhóm đối tượng không giảm HDL-C thì mức<br />
nguy cơ gặp chủ yếu là thấp và trung bình, mức<br />
nguy cơ cao chỉ có (13%). Điều này cũng phù<br />
hợp vì tăng HDL-C là làm giảm nguy cơ bệnh<br />
ĐMV. Tuy nhiên, do số lượng của nhóm có<br />
giảm HDL-C chỉ có 1 bệnh nhân, đây chưa phải<br />
là trị số trung bình của 1 nhóm, nên sự so sánh<br />
này có lẽ cũng chưa thật sự chuẩn xác. Từ trên,<br />
chúng tôi mới chỉ đề cập đến hai thành phần<br />
trong rối loạn lipid máu được đưa vào tính điểm<br />
Framingham là TC và HDL-C. Vậy thì LDL-C<br />
không có liên quan gì đến bệnh ĐMV sao? Theo<br />
cơ chế bệnh sinh của mảng vữa xơ đã được mô<br />
tả thì sự lắng đọng của các lipoprotein có trọng<br />
lượng phân tử thấp dưới lớp nội trung mạc<br />
động mạch chính là tiền đề tạo nên mảng vữa<br />
xơ. Sự giảm HDL-C là yếu tố thuận lợi giúp tiến<br />
triển mảng vữa xơ. Trong thực hành lâm sàng<br />
thì kiểm soát nồng độ LDL-C mới là đích của<br />
điều trị. Thực vậy theo khuyến cáo thì có 3 mức<br />
độ LDL-C cần phải kiểm soát dựa trên việc đánh<br />
giá nguy cơ tim mạch được nói trong phần trên.<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />