
Nghiên cứu vai trò của hệ thống thủy lợi vùng triều trong điều hòa chất lượng nước và kiểm soát mặn khu vực hạ lưu sông Sài Gòn – Vàm Cỏ Đông
lượt xem 0
download

Bài viết này được thực hiện để làm rõ ảnh hưởng của hệ thống công trình thủy lợi trong việc kiểm soát mặn và điều hòa chất lượng nước vùng hạ du sông Sài Gòn - Vàm Cỏ Đông. Mô hình MIKE11-Ecolab kết hợp với thống kê phân tích số liệu, đo đạc được áp dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu vai trò của hệ thống thủy lợi vùng triều trong điều hòa chất lượng nước và kiểm soát mặn khu vực hạ lưu sông Sài Gòn – Vàm Cỏ Đông
- BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI VÙNG TRIỀU TRONG ĐIỀU HÒA CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ KIỂM SOÁT MẶN KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG SÀI GÒN-VÀM CỎ ĐÔNG Đỗ Đức Dũng1, Nguyễn Trung Nam2, Trương Ngọc Chinh3, Nguyễn Đức Thành4 Tóm tắt: Rủi ro ô nhiễm và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến nguồn nước cho cấp nước sinh hoạt và nông nghiệp vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Vàm Cỏ Đông đã và đang diễn mức độ báo động. Các hệ thống thủy lợi cơ bản trong vùng đã đáp ứng được nhiệm vụ ngăn mặn, cấp nước, chống ngập, cải tạo đất cho khu vực hưởng lợi. Tuy nhiên, vai trò kiểm soát ô nhiễm, điều hòa chất lượng nước và phối hợp giữa các hệ thống thì chưa được nghiên cứu. Vì vậy, bài báo này được thực hiện để làm rõ ảnh hưởng của hệ thống công trình thủy lợi trong việc kiểm soát mặn và điều hòa chất lượng nước vùng hạ du sông Sài Gòn - Vàm Cỏ Đông. Mô hình MIKE11-Ecolab kết hợp với thống kê phân tích số liệu, đo đạc được áp dụng. Kết quả cho thấy (i) hệ thống thủy lợi kiểm soát hiệu quả xâm nhập mặn và hỗ trợ giảm ô nhiễm (ii) nguy cơ mặn ảnh hưởng cấp nước gia tăng trong giai đoạn 2030-2050 (iii) nguyên nhân tình trạng ô nhiễm do cơ chế quản lý, nhận thức của cộng đồng, hiệu quả vận hành hệ thống và kiểm soát chất xả tại nguồn. Từ khóa: Hạ lưu sông Sài Gòn – Vàm Cỏ Đông, Ô nhiễm, Hệ thống thủy lợi, Xâm nhập mặn, Cấp nước. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ * Đông, dẫn đến mặn xâm nhập sâu vào các sông Hạ lưu sông Sài Gòn-Vàm Cỏ Đông là một rạch, gây trở ngại cho việc sử dụng nước phục vụ phần của hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn – Vàm cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Thêm vào Cỏ Đông và là nơi tập trung các trung tâm kinh tế đó, hiện tượng nhiễm phèn cũng là vấn đề trong và dân cư lớn nhất của cả nước như Thành phố Hồ cải tạo đất và phát triển nông nghiệp (Sở TN&MT Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa. Ngoài ra, Tp. Hồ Chí Minh, 2021; Sở TN&MT tỉnh Bình trong vùng còn có nhiều khu công nghiệp tập Dương, 2021; Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai, 2021). trung nhiều trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Chế độ nguồn nước trong vùng chịu ảnh hưởng Nam mà chủ yếu nằm trong vùng hạ lưu vực mạnh bởi chế độ thủy văn, thủy lực nói chung của thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh hệ thống sông kênh vùng hạ lưu Đồng Nai-Sài Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Các hoạt động Gòn bao gồm: (1) chế độ điều tiết vận hành của kinh tế, một mặt gắn liền với việc khai thác, sử các hồ chứa thượng nguồn cụ thể là hồ Dầu Tiếng dụng nguồn nước; mặt khác, tạo ra các chất thải, trên sông Sài Gòn; các hồ chứa Thác Mơ, Cần thải vào nguồn nước. Rất nhiều chất thải chưa Đơn, Srok Phu Miêng, Phước Hòa trên sông Bé; được xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn là nguyên các hồ chứa trên sông Đồng Nai, Là Ngà mà điểm nhân chính làm nguồn nước bị ô nhiễm nặng cuối có tính chi phối là hồ Trị An trên sông Đồng (Hiep Duc, et al., 2019; Nguyen Hung Minh, et Nai; (2) triều từ biển Đông với chế độ bán nhật al., 2009). Ngoài ra, do dòng chảy ở các sông, triều (gồm 2 thời kỳ triều cao, triều thấp trong rạch chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi triều biển ngày); (3) chế độ vận hành các công trình trong các hệ thống thủy lợi. 1 Viện trưởng, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam Để đảm bảo cung cấp nguồn nước cho sản xuất 2 Trung Tâm Tư vấn Xây dựng Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam nông nghiệp, sinh hoạt, cải tạo đất, chống ngập 3 Phòng Quy hoạch Thủy lợi Đông Nam Bộ & PC, Viện triều một số hệ thống thủy lợi được xây dựng và Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam phát triển từ những năm 80 cho đến nay. Trong 4 Trung tâm thiên tai & Biến đổi khí hậu, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam vùng nghiên cứu có 5 hệ thống thủy lợi chính KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 85 (9/2023) 65
- gồm: (1) Hệ thống thủy lợi (HTTL) Hóc Môn-Bắc Vùng nghiên cứu nằm ở hạ du lưu vực hệ Bình Chánh; (2) HTTL chống ngập úng khu vực thống sông Đồng Nai, giới hạn bởi phía Bắc là TPHCM; (3) Khu tưới Đức Hòa thuộc HTTL Dầu kênh Thầy Cai, rạch Tra; phía Đông là sông Sài Tiếng-Phước Hòa; (4) HTTL Rạch Chanh-Trị Gòn và sông Đồng Nai; phía Tây là sông Vàm Cỏ Yên; (5) HTTL Đôi Ma-Mồng Gà. Các hệ thống Đông và phía Nam là sông Vàm Cỏ, với diện tích thủy lợi này đều có chung đặc điểm là lợi dụng tự nhiên khoảng 180 ngàn ha. thủy triều lấy nước tưới và tiêu úng, ngăn mặn, trữ 2.2. Tài liệu nghiên cứu ngọt, cải tạo chua phèn, hoặc ngăn triều cường. Để đánh giá diễn biến chất lượng nước trong Đối với yêu cầu về kiểm soát chất lượng nước các hệ thống thủy lợi khu vực nghiên cứu, các trong nội vùng sử dụng hệ thống thủy lợi chưa nguồn tài liệu, dữ liệu liên quan sau đây được thu được nghiên cứu nhiều, đặc biệt bài toán phối hợp thập, khai thác, sử dụng: Các nguồn tài liệu đánh hệ thống vừa đảm bảo những nhiệm vụ chính yếu giá về tình hình khí tượng thủy văn lưu vực hệ về cấp nước, ngăn mặn, chống ngập nhưng vẫn thống sông Đồng Nai nói chung và khu vực hạ lưu đảm bảo điều hòa dòng chảy để xả ô nhiễm, duy Đồng Nai-Sài Gòn từ các viện trường. trì dòng chảy trong hệ thống nhằm gia tăng sức Trong khuôn khổ nội dung đề tài này, thực hiện chịu tải của hệ thống sông kênh là vấn đề chưa lấy 105 mẫu nước thải tại các vị trí xả thải điển được nghiên cứu. hình vào các HHTL nhằm phân tích các chỉ tiêu Đã có nhiều nghiên cứu, dự án, chương trình chất lượng nước (tại hiện trường và tại phòng thí giám sát môi trường thực hiện điều tra đánh giá nghiệm) phục vụ đánh giá ô nhiễm trong vùng nguồn ô nhiễm, hiện trạng môi trường nước ở khu nghiên cứu, đo đạc thủy văn (03 vị trí) và lấy mẫu vực hạ lưu sông Đồng Nai Sài Gòn (Lâm Minh Triết chất lượng nước (07 vị trí) phục vụ kiểm định mô & nnk, 2008; Trịnh Thị Long & nnk, 2007; Nguyễn hình toán. Chi tiết các vị trí lấy mẫu nước được Kỳ Phùng & nnk, 2009). Tuy nhiên, nghiên cứu vai được thể hiện trong Hình 2. trò của vận hành hệ thống thủy lợi đa mục tiêu đặc 2.3. Phương pháp nghiên cứu biệt xem xét tới khả năng kiểm soát ô nhiễm vẫn Khung nghiên cứu thực hiện gồm 4 bước chưa được nghiên cứu. Vì vậy trong nghiên cứu này chính: (i) Bước 1: thu thập dữ liệu và đánh giá để làm rõ vai trò của hệ thống thủy lợi, câu hỏi hiện trạng dòng chảy, xâm nhập mặn, môi trường nghiên cứu cần được trả lời là mức độ ảnh hưởng và kinh tế xã hội, ngoài ra thực hiện đo đạc lấy của vận hành hệ thống thủy lợi kiểm soát xâm nhập mẫu chất lượng nước; (ii) Bước 2: phân tích hiện mặn và điều hòa chất lượng nước? trạng và xây dựng kịch bản, tìm nguyên nhân ô 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP nhiễm đánh giá vai trò của hệ thống thủy lợi; (iii) NGHIÊN CỨU Bước 3: Mô phỏng kịch bản xem xét đa yếu tố tìm 2.1. Phạm vi nghiên cứu giải pháp tối ưu trong kiểm soát mặn, ô nhiễm; (iv) Bước 4: Đề xuất giải pháp tập trung vào giải pháp vận hành hệ thống công trình hỗ trợ cấp nước, kiểm soát mặn, ô nhiễm… Sơ đồ nghiên cứu được thể hiện trong Hình 3. Một số phương pháp chính được sử dụng như dưới đây. 1. Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập tổng hợp tài liệu: Điều tra dân sinh, kinh tế - xã hội nông thôn và lấy ý kiến của cộng đồng dân cư địa phương bằng mẫu phiếu điều tra với 1.000 phiếu cá nhân, 400 phiếu tổ chức có sử dụng nước từ công trình thủy lợi, 400 phiếu điều tra đối Hình 1. Vùng nghiên cứu tượng xả nước thải vào nguồn nước công trình 66 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 85 (9/2023)
- thủy lợi. Thời gian điều tra từ tháng 11-12/2021. Đo đạc thủy văn gồm đo mực nước tại 03 vị trí và đo lưu lượng tại 01 vị trí trong khoảng thời gian 7 ngày liên tục, theo chế độ 24/24 (từ 13h ngày 20/4/2020 đến 12h ngày 27/4/2020). Lấy mẫu chất lượng nước tại 07 vị trí trong 07 ngày trùng với thời kỳ đo thủy văn. Tần suất lấy mẫu gồm hai nhóm: (i) nhóm lấy mẫu nước liên tục với tần suất 08 lần/ngày (112 mẫu); (ii) nhóm 05 trạm còn lại lấy mẫu nước tại các thời điểm triều cao và thấp (70 mẫu). Quy trình lấy mẫu nước tuân theo TCVN 6663-6:2018 đối với nước sông và suối, Hình 3. Sơ đồ thực hiện nghiên cứu riêng mẫu nước dùng để phân tích vi sinh được lấy theo TCVN 8880:2011. Bên cạnh đó, lấy 105 2. Phương pháp mô hình mô phỏng: Sử dụng mẫu nước thải xả vào các hệ thống thủy lợi (25 vị trí tại các khu cụm công nghiệp, 80 vị trí ngoài các phần mềm tính toán về thủy văn, dòng chảy, xâm nhập mặn và chất lượng nước MIKE11 HD, AD, khu công nghiệp) vào thời điểm tháng 4/2021. Ecolab. Phạm vi nghiên cứu trong mô hình thủy lực của khu vực hạ lưu, gồm khu vực từ hạ lưu các hồ Trị An, Phước Hòa, Dầu Tiếng ra tới biển, các sông nhánh Thị Tính, Lá Buông, lưu vực sông Vàm Cỏ, lưu vực sông Mê Công. Biên của mô hình thủy lực: Biên trên sông Vàm Cỏ Đông lấy Gò Dầu Hạ, biên trên sông Vàm Cỏ Tây lấy Mộc Hóa, bên phía lưu vực sông ĐNSG lấy lưu lượng tại các hồ Trị An, Dầu Tiếng, Phước Hòa và biên lưu lượng tại sông Thị Tính, Lá Buông. Biên hạ lưu sử dụng các trạm mực nước từ Vũng Tàu tới Rạch Giá.. Mô hình được hiệu chỉnh và kiểm định với các thông số mực nước, độ mặn, DO, BOD, NH4, NO3, PO4 thời điểm mùa kiệt năm 2016 và 2020. Đánh giá độ tin cậy của mô hình được trình bày trong Bảng 1, kết quả cho thấy mô hình có độ chính xác cao và có thể dùng mô Hình 2. Vị trí trạm khảo sát và lấy mẫu trong vùng phỏng các kịch bản trong nghiên cứu. Hình 4. Sơ đồ mô hình MIKE11 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 85 (9/2023) 67
- Bảng 1. Đánh giá mô phỏng mực nước mùa kiệt năm 2020 Tên trạm NSE1 Đánh giá mô hình Biên Hòa 0,916 Rất tốt Nhà Bè 0,953 Rất tốt Thủ Dầu Một 0,841 Rất tốt Phú An 0,985 Rất tốt Bến Lức 0,924 Rất tốt Tân An 0,910 Rất tốt Hình 5. Kết quả kiểm định BOD trong vùng nghiên cứu 3. Phương pháp tính toán chỉ số WQI: Chỉ số ngày tiêu 1 ngày, cụm cống ven Kênh B, Kênh C WQI được tính toán dựa trên Quyết định 1460/QĐ- đóng, các cống dọc Kênh A mở tự do. TCMT của Tổng cục Môi trường ngày 12/11/2019 PA0_8: Vận hành công trình theo Kế hoạch vận về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật tính toán và hành đã có của các HTTL hiện trạng nhưng có sự công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam điều chỉnh hỗ trợ của 06 cống thuộc HTTL chống (VN_WQI). Theo đó, trong tính toán WQI của ngập TPHCM. Đánh giá sự hỗ trợ của 06 cống nghiên cứu này sử dụng 16 thông số thuộc 4/5 nhóm GĐ1 thuộc HTTL chống ngập TPHCM, cụ thể là thông số (nhóm I, nhóm III, nhóm IV, nhóm V) sự hỗ trợ của 02 cống Bến Nghé và Tân Thuận khi gồm: pH, As, Cd, Pb, Cr, Cu, Zn, DO, BOD5, COD, lấy nước vào để giảm mặn (khi mặn
- cấp khá tốt trên 80, tương đương QCVN08 - A2, Trị Yên, Đôi Ma-Mồng Gà cũng bị nhiễm mặn. giá trị VN-WQI thấp nhất trên sông Đồng Nai ghi Bên cạnh đó, do hệ thống sông rạch liên thông với nhận được tại vị trí Cát Lái chỉ đáp ứng cho mục nhau nên xảy ra việc chuyển tải chất ô nhiễm từ đích tưới tiêu, thủy lợi và giao thông thủy. HTTL này qua HTTL khác, hay từ các vùng bị ô Tuy nhiên, kết quả WQI ở các HTTL đang ở nhiễm nặng (vùng trung tâm của TPHCM). mức đáng báo động, cụ thể: 3. Do chưa có quy trình vận hành các công - HTTL Hóc Môn – Bắc Bình Chánh ghi nhận trình tiêu nước thải vào HTTL: 04 vị trí lấy mẫu có chỉ số WQI ở mức xấu/kém, Các HTTL trước đây đều được xây dựng chỉ - HTTL Rạch Chanh-Trị Yên, Đôi Ma-Mồng Gà với nhiệm vụ chính là tưới tiêu phục vụ sản xuất ghi nhận có 02 vị trí quan trắc có chỉ số ở mức xấu, nông nghiệp. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa 03 vị trí ở mức kém và 01 vị trí ô nhiễm nặng. nên hiện nay các HTTL đều phải đảm nhiệm thêm - HTTL chống ngập cho TPHCM khá xấu, ghi việc tiêu thoát nước thải cho các khu đô thị, khu nhận có 02 vị trí quan trắc có chỉ số ở mức xấu và dân cư tập trung và cho các hoạt động kinh tế, xã tới 24 vị trí ở mức kém. hội. Các HTTL lại chưa có quy trình vận hành Hệ thống thủy lợi có thể có một hay nhiều yếu riêng để kết hợp tiêu thoát nước thải với nhiệm vụ tố tác động đến môi trường nước cần được xem chính nên có nguy cơ làm ô nhiễm cả nguồn nước xét sau đây: phục vụ cho SXNN. 1. Do các nguồn thải chưa được xử lý xả vào 4. Do các công trình tưới, tiêu xuống cấp, HTTTL: không đáp ứng nhu cầu vận chuyển nước: Mỗi công trình thủy lợi có thể bị tác động bởi Phần lớn các công trình thủy lợi đều được xây nhiều nguồn thải như: Công nghiệp, chăn nuôi, dựng từ lâu, đến nay đã bị xuống cấp, hư hỏng, dân sinh, làng nghề, y tế, sản xuất nông nghiệp, kênh mương bị bồi lắng, không đủ năng lực vận nuôi trồng thủy sản... Việc quan trọng là phải xác chuyển nước theo thiết kế cũng làm gia tăng ô định được khối lượng nước thải, tỷ lệ của mỗi loại nhiễm nước. nước thải xả vào HTTL. 5. Do hạn chế về năng lực quản lý của các đơn 2. Do các yếu tố tự nhiên và việc khai thác sử vị khai thác HTTL và nhận thức của các chủ dụng nước vùng thượng nguồn: nguồn thải: - Do vùng nghiên cứu nằm ở hạ lưu sông Tất cả các đơn vị khai thác HTTL đều chưa có Đồng Nai-Sài Gòn nên vừa chịu tác động trực tiếp cán bộ chuyên trách về môi trường, thiếu trang của phát triển của cả thượng nguồn và hạ nguồn. thiết bị và không có nguồn tài chính để thực hiện vừa chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển các nhiệm vụ kiểm soát môi trường nước và kiểm dâng. Cụ thể hơn, khi việc sử dụng nước ở thượng soát nguồn thải xả vào HTTL. nguồn ở thượng lưu hồ Dầu Tiếng cũng như việc - Một số doanh nghiệp và cộng đồng dân cư khai thác ngày càng tăng ở phía thượng lưu sông chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và nghĩa vụ Đồng Nai, sự chuyển nước từ sông Bé qua sông trong bảo vệ môi trường nước trong HTTL. Nhiều Sài Gòn, đã làm cho dòng chảy ở phía hạ lưu các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu sông Đồng Nai, sông Bé và sông Sài Gòn làm cho không đủ điều kiện để xử lý nước thải. Tình trạng dòng chảy về vùng hạ lưu ngày càng giảm. Nguồn xả nước thải chưa xử lý và rác thải sinh hoạt, vật nước cấp cho các HTTL không đủ so với thiết kế dụng, xác gia súc, gia cầm vẫn diễn ra phổ biến dẫn đến các công trình thủy lợi phải trữ nước, không chỉ gây nên tình trạng ô nhiễm nước ngày kênh mương không có dòng chảy lưu thông và càng gia tăng mà còn ảnh hưởng công tác vận làm gia tăng ô nhiễm. hành CTTL, bồi lắng kênh mương... - Đối với các HTTL vùng nằm gần cửa sông, 3.2. Đặc điểm xâm nhập mặn khu vực do bị ảnh hưởng trực tiếp của tình trạng xâm nhập nghiên cứu mặn qua các cửa sông lớn như Soài Rạp, Vàm Cỏ Vùng hạ lưu của khu vực sông Sài Gòn từ nên nguồn nước của các HTTL như Rạch Chanh- Nhà Bè đến vịnh Gành Rái hầu hết đều bị nhiễm KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 85 (9/2023) 69
- mặn do nguồn nước biển xâm nhập do tác động hành hỗ trợ của 06 cống thuộc HTTL chống của thủy triều. Thủy triều tại khu vực hạ lưu ngập TPHCM, tình hình xâm nhập mặn và chất sông Đồng Nai-Sài Gòn mang tính bán nhật lượng nước bên trong HTTL Hóc Môn – Bắc triều (2 lần một ngày) có biên độ lớn từ 3,5-4m. Bình Chánh đã cải thiện so với trường hợp vận Do nằm trên địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của hành đơn lẻ các CTTL. Khi có sự phối hợp vận biên độ triều cao nên hầu hết các sông, rạch ở hành của HTTL chống ngập TPHCM, xâm vùng nghiên cứu đều chịu ảnh hưởng mạnh của nhập mặn từ phía sông Sài Gòn qua phía sông thủy triều. Trong những tháng mùa kiệt kéo dài Vàm Cỏ Đông đã được kiểm soát, dòng chảy từ tháng 11 đến tháng 4, mặn xâm nhập sâu vào trong các kênh rạch nối giữa sông Sài Gòn và đất liền. Xét chuỗi số liệu từ 2010 -2020 cho Vàm Cỏ Đông được kiểm soát theo hướng luôn thấy diễn biến mặn tại các kênh rạch có xu chảy từ sông Sài Gòn về phía sông Vàm Cỏ hướng gia tăng nhẹ từ 2017 đến 2020, rõ rệt Đông. Bên cạnh việc kiểm soát xâm nhập mặn, nhất là tại Kênh N46 (kênh cấp nước cho nhà việc kiểm soát dòng chảy đã phá được vùng máy nước Kênh Đông). giáp nước giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, làm cho nguồn nước trong vùng được lưu thông từ đó giúp điều hòa và cải thiện tình hình ô nhiễm do nguồn nước bị lưu cữu. Kết quả được trình bày trong các hình bên dưới, xu thế mực nước trên các kênh từ sông Sài Gòn nối qua Vàm Cỏ Đông và điểm đại diện trên Kênh A trong HTTL Hóc Môn - Bắc Bình (Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, Chánh (HMBBC). Sở TN&MT Tp. Hồ Chí Minh, 2010-2020) Hình 6. Độ mặn trên kênh N46 từ 2010-2020 Kết quả tính toán mô phỏng diễn biến xâm nhập mặn cho thấy nhờ có các công trình cống kiểm soát nên mặn bên trong các hệ thống thủy lợi cơ bản được kiểm soát, kể cả trong giai đoạn hiện nay và các kịch bản trong tương lai có xét đến biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Ở bên ngoài hệ thống thủy lợi, tại các vị trí trên các sông chính (Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông) và các nhánh sông lớn nối với các sông chính, mặn có xu hướng Hình 7a. Xu thế mực nước kênh rạch từ sông xâm nhập sâu hơn với các kịch bản tương lai khi Sài Gòn qua sông Vàm Cỏ Đông nước biển dâng. Tuy nhiên, khi xem xét đến các kịch bản/phương án có thêm các công trình kiểm soát mặn lớn như hệ thống thủy lợi chống ngập khu vực TPHCM, xây dựng cống Vàm Cỏ, thì mặn tại các vị trí phía trong nội đồng được kiểm soát tốt. 3.3. Mức độ ảnh hưởng của vận hành hệ thống thủy lợi tới kiểm soát xâm nhập mặn và điều hòa chất lượng nước Phân tích kết quả tính toán mô phỏng thuỷ Hình 7b. Độ mặn trên kênh A vùng thủy lợi lực và chất lượng nước chỉ ra rằng với sự vận HMBBC 70 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 85 (9/2023)
- DO BOD Hình 8. DO và BOD trên kênh A vùng thủy lợi HMBBC NH4 NO3 Hình 9. NH4 và NO3 trên kênh A vùng thủy lợi HMBBC 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Để giảm thiểu ô nhiễm trong vùng, đặc biệt Thực tiễn các hệ thống thủy lợi trong vùng là hệ thống thủy lợi HMBBC, nếu không có sự nghiên cứu đang và sẽ tiếp tục bị xâm nhập mặn, ô hỗ trợ của các hệ thống thủy lợi khác trong nhiễm nếu không có những giải pháp nào nhằm vùng thì khó có thể giải quyết được, ngoại trừ giảm thiểu xâm nhập mặn và kiểm soát ô nhiễm việc kiểm soát nguồn thải một cách triệt để. được thực hiện. Nguyên nhân xâm nhập mặn là do Hỗ trợ giải quyết ô nhiễm và giúp cho HTTL nguy cơ của biến đổi khí hậu làm mực nước biển HMBBC chủ động kiểm soát mặn và giảm dâng cao. Trong tương lai, xu thế này được dự báo thiểu ô nhiễm thì cần có sự phối hợp của các là tiếp tục xảy ra, khó đảo ngược. Bên cạnh đó, do hệ thống thủy lợi trong vùng, đặc biệt là hệ nhu cầu khai thác sử dụng nước để phát triển ở thống thủy lợi chống ngập úng cho khu vực phía thượng nguồn nên nguồn nước chảy về hạ du TPHCM GĐ1. bị giảm đi. Điều này dẫn đến xâm nhập mặn đã Việc xác định có sự hỗ trợ của các hệ thống dâng cao lại càng bị dâng cao hơn. Kết quả mô thủy lợi khác trong vùng có thể giúp giảm thiểu ô phỏng thủy lực cũng cho thấy, do nằm ở vùng có nhiễm của vùng nói chung của hệ thống thủy lợi địa hình trũng thấp khó tiêu thoát nước, lại có HMBBC nói riêng có tính khả thi cao. Tuy vậy, vùng giáp nước do thủy triều giao thoa theo hai vấn đề này cần phải được vận hành thử nghiệm hướng từ sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn kết hợp với các trạm giám sát chất lượng nước, nên làm cho nguồn nước nội vùng ô nhiễm bị lưu mặn để tìm ra quy trình tối ưu từ thực tế vận hành cữu và càng bị ô nhiễm hơn. trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sở TN&MT Tp. Hồ Chí Minh, 2021, Báo cáo hiện trạng môi trường Tp. Hồ Chí Minh. Sở TN&MT tỉnh Bình Dương, 2021, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương. Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai, 2021, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai. Lâm Minh Triết & nnk, 2008, Nguyên cứu đề xuất các giải pháp tổng thể và khả thi bảo vệ nước sông Sài Gòn. Trịnh Thị Long & nnk, 2007, Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế - xã hội tới môi trường nước sông Thị Vải và vùng phụ cận và đề xuất các giải pháp. KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 85 (9/2023) 71
- Nguyễn Kỳ Phùng & nnk, 2009, Nghiên cứu xác định tổng tải lượng tối đa theo ngày phục vụ xây dựng hạn mức xả thải sông Sài Gòn đoạn từ Thủ Dầu Một đến Nhà Bè. Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Sở TN&MT Tp. Hồ Chí Minh, 2010-2020, Báo cáo kết quả giám sát chất lượng nước mạng giám sát môi trường TPHCM. Hiep Duc, et al., 2019, Spatio-temporal pattern of water quality in the Saigon-Dong Nai river system due to waste water pollution sources. Nguyen Hung Minh, et al., 2009, Persistent Organic Pollutants in Sediments from Sai Gon–Dong Nai River Basin, Vietnam: Levels and Temporal Trends. Abstract: STUDY ON ROLES OF IRRIGATION SYSTEMS IN SALT WATER CONTROL AND WATER QUALITY REGULATION IN THE DOWNSTREAM REGION OF SAI GON – VAM CO DONG RIVERS The risk of pollution and saltwater intrusion affecting water sources for domestic and agricultural water supply in the lower Saigon - Vam Co Dong river has been showing an alarming level. The basic irrigation systems in the area have met the tasks of preventing salinity, supplying water, preventing flooding, and improving soil for the benefit area. However, the role of pollution control, water quality regulation and inter-system coordination has not been studied. Therefore, this article summarizes a part of the results of the project "Study on the effects of wastewater and saline intrusion on water quality and propose solutions to manage and operate the irrigation system in the lower Sai Gon area. Gon - Vam Co Dong” to clarify the influence of irrigation system operation on salinity control and water quality regulation. MIKE11-Ecolab model combined with statistical analysis of data and measurements is applied. The results show that (i) the irrigation system effectively controls saltwater intrusion and helps to reduce pollution (ii) the risk of salinity affecting water supply increases in the period 2030-2050 (iii) the pollution of natural management mechanism, system operation efficiency, and discharge control at source, public awareness. Keywords: Saigon - Vam Co Dong rivers, water pollution, irrigation system, saltwater intrusion, water supply. Ngày nhận bài: 02/6/2023 Ngày chấp nhận đăng: 25/8/2023 72 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 85 (9/2023)

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tính toán thiết kế máy phay trên cơ sở máy phay nằm vạn năng
6 p |
922 |
268
-
TIỂU LUẬN HỆ THỐNG THANG MÁY
60 p |
505 |
109
-
Bài giảng Hệ thống phanh ABS trên ô tô
61 p |
569 |
100
-
Giáo án Công Nghệ lớp 12: Bài 22. HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
6 p |
602 |
50
-
ĐỘNG LỰC TÀU THUỶ
0 p |
131 |
30
-
Chiếu sáng cầu đường bộ
3 p |
117 |
12
-
Bài giảng Mô hình hóa và điều khiển - Chương 1: Vai trò của mô hình hóa hệ thống
15 p |
25 |
3
-
Bài giảng Kỹ thuật cảm biến - Chương 1: Khái niệm chung về cảm biến
28 p |
6 |
1
-
Thiết kế mạch lọc thông dải băng C ứng dụng cho thông tin di động 5G
3 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
