Bài giảng Mô hình hóa và điều khiển - Chương 1: Vai trò của mô hình hóa hệ thống
lượt xem 3
download
Bài giảng Mô hình hóa và điều khiển - Chương 1: Vai trò của mô hình hóa hệ thống, cung cấp cho người học những kiến thức như: Một số định nghĩa trong phương pháp – Mô hình hóa - Mô phỏng; Triển vọng phát triển của phương pháp – Mô hình hóa - Mô phỏng hệ thống;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Mô hình hóa và điều khiển - Chương 1: Vai trò của mô hình hóa hệ thống
- MÔ HÌNH HÓA VÀ ĐIỀU KHIỂN 02 Tín chỉ (1,5LT + 0,5TH) 1
- MÔ HÌNH HÓA VÀ ĐIỀU KHIỂN • Giáo trình: – Giáo trình mô hình hóa hệ thống và mô phỏng – GS.TS Nguyễn Công Hiền, TS. Nguyễn Phạm Thục Anh – Visual Basic toàn tập. – Matlab & Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động – PGS.TS Nguyễn Phùng Quang NXB KHKT. 2
- MÔ HÌNH HÓA VÀ ĐIỀU KHIỂN • Nội dung – C1: Vai trò của mô hình hóa hệ thống – C2: Khái niệm cơ bản về mô hình hóa hệ thống. – C3: Phương pháp mô phỏng. – C4: Mô phỏng hệ thống liên tục. – C5: Mô hình hóa các hệ ngẫu nhiên. – C6: Mô phỏng hệ thống hàng đợi. – Ứng dụng Matlab Simulink trong mô phỏng các hệ thống điều khiển tự động. 3
- Chương 1: VAI TRÒ CỦA MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG 1. Khái niệm chung Mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu khoa học Trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người ta thấy phương pháp mô hình hóa hệ thống có mặt với mức độ khác nhau. Vậy Mô hình hóa là gì? Từ một sự kiện con người quan sát được khó khăn khi phân tích nghiên cứu trực tiếp trên đối tượng thực => Xây dựng mô hình, nhưng có đầy đủ tính chất so với đối tượng thực. Ngày nay PPMHH có ý nghĩa rất quan trọng trong điều khiển các hệ thống Kinh tế Xã hội – Kỹ thuật. Quá trình phát triển KHKT đi theo các bước: => Quan sát đối tượng(Thu nhận TT) =>Thực nghiệm(XD mô hình) => Nghiên cứu lý thuyết(Phân tích đánh giá) =>Tổ chức SX(Áp dụng vào ĐT) 4
- 1. Khái niệm chung - PP – MHH phát triển mạnh từ thế chiến thứ 2 - ứng dụng MHH để mô phỏng và nghiên cứu các phản ứng hạt nhân trong quá trình chế tạo bom nguyên tử. - Nhờ có MHH có thể phân tích đánh giá tính chất của hệ thống. Kết quả mô phỏng dùng để thiết kế chế tạo cũng như xác định các thông số vận hành của hệ thống. - Đối với các hệ thống phức tạp: Phi tuyến, tham số biến đổi theo thời gian khi PP giải tích gặp khó khăn ==> MHH là giải pháp tối ưu và duy nhất. - Với sự phát triển của máy tính điện tử MHH và MP đã phát triển nhanh chóng và được ứng dụng trong các lĩnh vực KHKT và KHXH. 5
- 2. Một số định nghĩa trong PP – MHH - MP Đối tượng:(Object) là tất cả những sự vật, sự kiện mà hoạt động của con người có liên quan tới. Mô hình(Model): Là một sơ đồ phản ánh đối tượng, con người dùng sơ đồ đó để nghiên cứu, thực nghiệm để tìm ra các quy luật hoạt động của đối tượng. Mô hình hóa(Modelling) là việc thay thế đối tượng gốc bằng một mô hình để thu nhận những thông tin quan trọng của hệ thống thật sau đó trên cơ sở mô hình ta nghiên cứu phân tích tìm ra quy luật của đối tượng thay vì là phải tác động vào đối tượng thật. 6
- 2. Một số định nghĩa trong PP – MHH - MP Nếu các quá trình xảy ra trong mô hình đồng nhất với các thông số chỉ tiêu của hệ thống thật thì khi đó chúng ta công nhận mô hình đồng nhất với đối tượng và chúng ta có thể phân tích đánh giá mô hình để thu nhận các tham số khác của đối tượng thực. Mô phỏng(Simulation, Imitation) là PP – MHH dựa trên việc xây dựng mô hình số(Numerical model) và PP số(Numerical method) để tìm lời giải. Trong quá trình mô hình hóa hệ thống thực để giảm bớt độ phức tạp, thuận tiện trong quá trình ứng dụng thực tế người ta thường dùng các mô hình gần đúng với đối tượng thực. Tuy nhiên mô hình hóa là phương pháp khoa học rất hữu dụng cho các nhà khoa học nghiên cứu các đối tượng thực. 7
- 3. Triển vọng phát triển của PP – MHH – MP hệ thống Mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu khoa học đang phát triển và rất có triển vọng: - Ở giai đoạn thiết kế - giúp lựa chọn cấu trúc, các thông số của hệ thống để tổng hợp hệ thống. - Ở giai đoạn vận hành - giúp người điều khiển giải các bài toán điều khiển tối ưu. - Khi mô hình hóa được kết hợp với hệ chuyên gia thì giúp chúng ta có thể giải được nhiều bài toán điều khiển phức tạp, tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian nghiên cứu. 8
- 3. Triển vọng phát triển của PP – MHH – MP hệ thống - Khi mô hình hóa người ta thường dùng 2 phương pháp đó là phương pháp giải tích và phương pháp mô phỏng. - Phương pháp giải tích: Là phương pháp tính toán các thông số qua các phương trình của hệ thống có thể nhận được. - Phương pháp mô phỏng là mô phỏng lại đầy đủ các thông tin của hệ thống thực. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, cho kết quả có độ chính xác cao. 9
- 3. Triển vọng phát triển của PP – MHH – MP hệ thống - Phương pháp mô hình hóa được sử dụng trong các trường hợp: a)Khi nghiên cứu hệ thống thực gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: - Giá thành nghiên cứu trên hệ thống thực quá đắt. VD: Nghiên cứu độ bền và khả năng chống dao động của ôtô. Khi đó ta phải tác động lên đối tượng những lực đủ lớn đến mức có thể phá hủy kết cấu để có thể đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật đề ra. Như vậy giá thành nghiên cứu rất đắt trong khi mô hình hóa trên máy tính giúp chúng ta nghiên cứu đầy đủ và chi tiết các thông số đề ra và chi phí rất nhỏ. 10
- 3. Triển vọng phát triển của PP – MHH – MP hệ thống - Nghiên cứu trên hệ thống thực có thể gây gián đoạn quá trình hệ thống thực hoặc gây nguy hiểm cho người hoặc thiết bị. - VD: Nghiên cứu chế độ cháy trong lò nung của nhà máy nhiệt điện. Khi đó để đánh giá đầy đủ các thông số của lò chúng ta phải thay đổi chế độ cấp liệu, thay đổi lưu lượng khí, áp suất… khi đó sẽ ảnh hưởng đến các chế độ làm việc của nhà máy, có thể gây gián đoạn cấp điện của nhà máy, chất lượng điện không đảm bảo. 11
- 3. Triển vọng phát triển của PP – MHH – MP hệ thống - Nghiên cứu trên hệ thống thực có thể đòi hỏi trong một khoảng thời gian rất dài. - VD:Đánh giá tuổi thọ trung bình của hệ thống kỹ thuật hay quá trình phát triển dân số thông thường khoảng 30 – 40 năm. Khi đó nếu chờ trong khoảng thời gian dài thì kết quả nghiên cứu không còn tính thời sự nữa. Khi đó ta chỉ cần xây dựng mô hình và cho hệ thống vận hành tương đương với khoảng thời gian tương đương là ta đã có thể nghiên cứu các thông số của hệ thống. 12
- 3. Triển vọng phát triển của PP – MHH – MP hệ thống - Trong một số trường hợp đặc biệt không cho phép nghiên cứu trên hệ thống thực. - VD: Nghiên cứu các hệ thống làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, dưới hầm sâu, dưới đáy biển, trong vũ trụ hay trên cơ thể người. người Khi đó phương pháp mô phỏng là giải pháp tối ưu để nghiên cứu hệ thống. 13
- 3. Triển vọng phát triển của PP – MHH – MP hệ thống - Phương pháp mô hình hóa được sử dụng trong các trường hợp: b). PP - MHH cho phép đánh giá độ nhạy của hệ thống khi thay đổi tham số hoặc cấu trúc của hệ thống cũng như đánh giá phản ứng của hệ thống khi thay đổi tín hiệu điều khiển. -VD: Khi đã xây dựng được mô hình của lò nung trong nhà máy nhiệt điện thì khi ta thay đổi tín hiệu đầu vào là lưu lượng khí cấp thì khi đó nhiệt độ đầu ra của hệ cũng thay đổi. 14
- 3. Triển vọng phát triển của PP – MHH – MP hệ thống - Phương pháp mô hình hóa được sử dụng trong các trường hợp: c). Phương pháp mô hình hóa cho phép nghiên cứu hệ thống ngay cả khi chưa có hệ thống thực. Khi chưa có hệ thống thực thì nghiên cứu trên mô hình là biện pháp duy nhất để đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống, lựa chọn cấu trúc, các thông số tối ưu của hệ thống VD: trước khi xây dựng một nhà máy thủy điện lớn, người ta phải dùng phương pháp MHH để nghiên cứu, lựa chọn kết cấu và thông số kỹ thuật của đập chính của nhà máy. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MÔ HÌNH HOÁ HỆ THỐNG ĐỘNG HỌC
15 p | 314 | 90
-
Bài giảng Lập trình mô phỏng robot và hệ cơ điện tử ME4291 - PGS. Phan Bùi Khôi & TS. Phan Mạnh Dần
20 p | 284 | 51
-
Bài giảng Hệ thống điện truyền tải và phân phối - TS. Trương Việt Anh
27 p | 220 | 30
-
Bài giảng Mô hình hóa, nhận dạng và mô phỏng - Chương I: Giới thiệu
23 p | 173 | 28
-
Bài giảng Phương pháp phần tử hữu hạn Bài giảng 4 - Nguyễn Xuân Thành
0 p | 138 | 18
-
Bài giảng CAD/CAM/CNC: Bài 5 - ĐH Bách khoa TP. HCM
37 p | 130 | 18
-
Bài giảng Mạng lưới cấp thoát nước: Chương 7 - PGS.TS. Nguyễn Thống
19 p | 50 | 6
-
Bài giảng Xử lý tiếng nói: Phần 1
92 p | 43 | 5
-
Bài giảng Điều khiển quá trình - Chương 2: Mô tả quá trình (Phần 2)
40 p | 43 | 4
-
Bài giảng Hệ thống cơ điện tử 1: Chương 1 - TS. Dương Quang Khánh
24 p | 11 | 4
-
Bài giảng Mô hình hóa và điều khiển - Chương 2: Khái niệm cơ bản về mô hình hóa hệ thống
19 p | 28 | 3
-
Bài giảng Mô hình hóa và điều khiển - Chương 3: Phương pháp mô phỏng
15 p | 23 | 3
-
Bài giảng Mô hình hóa và điều khiển - Chương 4: Mô phỏng hệ thống liên tục
41 p | 23 | 3
-
Bài giảng Mô hình hóa và điều khiển - Chương 5: Mô hình hóa các hệ ngẫu nhiên
18 p | 17 | 3
-
Bài giảng Mô hình hóa và điều khiển - Chương 6: Mô phỏng hệ thống hàng đợi
13 p | 21 | 3
-
Bài giảng Mô hình hóa nhận dạng và mô phỏng - Chương 2: Mô hình hóa
123 p | 55 | 2
-
Bài giảng Mô hình hóa nhận dạng và mô phỏng - Chương 1: Giới thiệu
17 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn