Nghiên cứu văn học Chăm: Phần 2
lượt xem 3
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Văn học Chăm" tiếp tục trình bày nội dung về: Văn học viết Chăm; Thơ ca trữ tình Chăm; Văn học Chăm hiện đại; Thư mục tư liệu văn học Chăm;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết cuốn sách tại đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu văn học Chăm: Phần 2
- VĂ N HỌC CHĂM C hương III VĂN HỌC VIÉT CHĂM III. 1. AKAYET - S Ử THI Ngay từ thời tiền sử, Ấn Độ đã có những giao lưu quan trọng với Đông Nam Á. Từ nhu cầu phát triển kinh tế đến những bất an, xáo động của thòi cuộc, tù' cuộc thiên di khổng lồ vào thế kỉ thứ III, nhân cuộc chinh phục đổ máu đất Kalinga thời Acoka Nhà Maurya - Án Độ đến các thời kì chuyển di của các giáo phái Phật giáo sau khi bị đánh bật khỏi đất Ấn, phải tìm đường bành trướng ra phương Đ ông... Tất cả những sự kiện trên đan bện với nhau, kéo theo sau chúng dòng văn hóa Án nói chung và văn chương Phạn ngữ nói riêng nhập địa Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự giao lưu không hẳn chỉ xảy ra một chiều tò Tây sang Đông. Dân Indonesia, thông thạo nghề biển, có thể đã đến Ẩn Độ khá đông như người An Độ đến Đông Nam Á. Và sau một thời gian dài trao đôi qua lại, Đông Nam Á trải qua một biến động 136
- V Ã N HỌC CHĂM lớn lao để rồi đầu thế kỉ thứ II Tây lịch, ảnh hưởng của Ấn Độ bắt đầu lan rộng ở Đông Nam Á. Như thế, Champa, sinh sống dọc miền duyên hải Biển Đông của Việt Nam ngày nay, cũng đã nhận được những ảnh hưởng quan trọng tù' phía Ấn Độ. Nhà sử học Henri Maspéro đã xác định rằng, khoảng năm 380, Bhadravarman, vị vua Champa có tên khắc trên bia đá ở Quảng Nam, đấ dựng đền thờ thần Shiva Bhadresvara ở M ĩ Sơn. Sự kiện này chứng tỏ là Bà- la-môn giáo trước đó đã ăn rễ sâu vào mảnh đất này. Phật giáo Nguyên thủy chỉ đến vài thế kỉ sau nhưng rồi lại mất ảnh hưởng ít lâu sau đó trước sức ép quá lớn của giáo phái Brahma. Dù là Phật giáo hay Bà-la-môn giáo, trong suổt quá trình hình thành và phát triển của chúng, thứ ngôn ngữ chuyên chở giáo lí này - Sanskrit và Pâli - vẫn để lại một dấu ấn rất đậm nét trong ngôn ngữ của người bản địa. Nhận xét sau đây của sử gia G.D. Hall cho chúng ta một cái nhìn khái quát: “Ấn giáo là tôn giáo của giai cấp quý tộc, nên không thu được lớp bình dân đại chúng. Tập quán bản xứ vẫn tiếp tục phát triển song song với tập quán Ấn. Mãi đến mấy thế kỉ sau, khi Phật giáo Nguyên 137
- V Ă N HỌC CHĂM thủy Theravada và Hồi giáo nhập địa và được truyền bá như một tôn giáo bình dân, những ảnh hưởng ngoại lai này mới thật sự va chạm với nếp sống người dân quê. Đen khi ấy, cả hai tôn giáo mới hòa mình vào nền văn hóa bản xứ rồi biến thể sâu đậm (...)■ Và khi mà thổ ngữ không đủ hiệu lực để diễn tả những ý tưởng mới này, thuật ngữ Ẩn có đường tiến thủ” ( II.A J 3 .p . 37). Trước tiên, ngôn ngữ và văn minh Ấn chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt ở thượng tầng cơ cấu của tổ chức xã hội mà Bà-la-môn giáo là đại diện độc quyền. Giới thượng lưu Chăm suy tư và viết bằng tiếng Phạn. Nên có thể nói gần như toàn bộ văn bia kí Chăm từ thế kỉ XVI trở về trước được viết bằng chữ Phạn, và ảnh hưởng bởi Phạn ngữ. Nhưng sau khi đế quốc Ấn Độ (từ thế kỉ XI, và nhất là vào thế kỉ XV) kiệt quệ bởi sự đánh phá và chiếm đóng của quân đội Hồi giáo thì ảnh hưởng của văn hóa Ấn cũng suy dần ở khắp vùng Đông Nam Á. Vương quốc Champa, trong quãng thời gian đó, chỉ quan hệ giao lưu với các nước trong khu vực ở phía Nam mà các sự kiện lớn được ghi nhận là vào cuối thế kỉ XIII và đầu thế kỉ XIV, Jaya Simhavarman III (tức Chế Mân) cưới công chúa Nhà Trần là Huyền Trân và công chúa Java là Tapasi. Vào thời điểm này, 138
- VĂ N HỌC CHĂM Champa cũng đă kết hợp với Đại Việt và Java tạo thành một liên minh quân sự chống đế quốc Mông - Nguyên (II.A.57.p. 45-47). Việc Ppo Kabrah (1460- 1494) cưới một công chúa Mã Lai, sứ mạng quân sự và tôn giáo của hai hoàng tó Mã Lai ở đất Champa vào cuối thế kỉ XVI, hay sự kiện Ppo Rome (1627- 1651) sang Kelantan tìm hiểu giáo lí Hồi giáo Mã Lai và tác động của n ó... (II.A.4.p. 19-27) nói lên mối quan hệ mật thiết của Champa với các nước trong khu vực. Đấy là những điều kiện thuận lợi cho hạt giống văn hóa tư tưởng Hồi giáo nảy mầm và phát triển trong một đất nước đang suy yếu này. Để không lâu sau đó, khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII (II.B.3.p. 43), văn hóa Hồi giáo đã chiếm lĩnh một vị trí quan trọng ở Champa. Và vì Hồi giáo là tôn giáo mang tính đại chúng nên tư tưởng của nó đà có những ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều tầng lớp của xã hội. Có thể nói văn học Chăm, sau thời kì suy tàn của văn bia kí, ít nhiều cũng mang dấu ấn của tôn giáo Islam. Nguyễn Tấn Đắc nhận định đại ý là, cả vùng Đông Nam Á nói chung, bộ phận văn học bằng tiếng vay mượn chiếm ưu thế nhưng sau đó nhường cho văn học bằng tiếng dân tộc (II.A. 10.tr. 12). Văn học Chăm 139
- VÃ N HỌC CHĂM cũng không đi ra ngoài thông lệ ấy. Cho nên, chỉ đến thế kỉ XVII, với sự xuất hiện của Sử thi Dewa Mimo và các thi phẩm tiếp theo sau đó, văn học dân tộc mói thật s ự có CO' hội đ ể nói lên tiếng nói của mình. Mặc dù hai trong ba akayet nổi tiếng được vay mượn từ ngoài, vay mượn từ cốt truyện đến tên nhân vật, địa danh... nhưng với chữ viết (akhar thrah) và ngôn ngữ của mình, các thi sĩ Chăm đã kịp thời hoán cải chúng cho phù hợp với đặc trưng văn hóa dân tộc. Do đó, xét về mặt hình thức, dù các akayet Chăm không có được tầm vóc đồ sộ của sử thi Án Độ hay các tác phẩm cùng thể loại của các nước trong khu vực, nhưng chúng luôn đạt tới một bố cục gãy gọn và cô đúc. Điều cốt yếu là chúng đã nêu bật được hành động và tính cách anh hùng của nhân vật bằng các trận giao chiến với kẻ thù, các chiến công lẫy lừng, ý chí vượt qua chướng ngại để đi đến tiêu đích một cách anh dũng. Cả ba sử thi đều lược bỏ mọi sinh hoạt đời thường, các lễ nghi phong tục tập quán rườm rà và cả quang cảnh hùng v ĩ cũng được tiết chế một cách đáng kể. Tất chi tiết đều nằm trong màn kịch và chỉ phục vụ cho tấn kịch31. 3 ]. Đó cũng là quan niệm sáng tạo của nhà văn Georges Simenon. Xẹm Con đựờng sảng tạo, Nguyễn Hữu Hiệu dịch và giới thiệu, Hông Hà xuất bàn, Sài Gòn, 1973, tr. 208-240. 140
- V Ã N HỌC CHĂM Một khía cạnh khá độc đáo nổi bật lên ở các akayet này là, bên cạnh hai khuôn mặt đại,diện cho sức mạnh của thế lực cũ là Dewa Mưno và Inra Patra, xuất hiện một khuôn mặt hoàn toàn mới: Um Mưrup. Có lẽ chính vì thế mà trong khi Dewa Mưno và Inra Patra, sau khi vượt qua mọi hiểm nguy, trở về quê hương trong khúc ca khải hoàn thì, Um Mưrup lại kiêu dũng gục chết nơi chiến trường. Nhưng cái chết của tráng sĩ này báo hiệu một lực lượng mới đang đi tới, rầm rộ và không gì cản nổi, hướng về Champa. Đe rồi sau đó, Champa, trước nguy cơ tan rã, đã phải mở vòng tay đón nhận m ột luồng ảnh hưởng mới khác tò bên ngoài: văn hóa Hồi giáo. I ll.l.a . AKA YETD EW A M ƯNO Trong các sử thi Chăm (Akayet Dew>a Mirno, Akayet ỉnra Patra, Akayet Um Mirrup), Akayet Dewa Mưno (Sử thi D ewa Mưnò) chiếm vị trí quan trọng nhất. Quan trọng không những ở quy mô và độ dài của nó mà còn ở chỗ nó là một tác phẩm bằng thơ có lẽ cổ nhất, có giá trị văn chương cao, đồng thời có tính nhân bản sâu sắc. Akayet Dewa Mưno được truyền bá rộng rãi trong quần chúng. Người Chăm hãnh diện vì nó, xem nó như là Truyện Kiểu của dân tộc Chăm. Và cũng 141
- VÃ N HỌC CHĂM như người Kinh với Truyện Kiều, người Chăm say Dewa Mimo, nói D ewa Mimo, đọc D ewa Mimo, phân tích Dewci Mưno và ngâm Dewa Mưno với một giọng ngâm đặc chất Dewa Mưno. Đây không phải là sáng tác của người trần mắt thịt mà là một lặng phẩm của thần thánh ban cho, ông bà Chăm nghĩ thế. Akayet Dewa M ưno32 gồm 471 câu lục bát (cặp 6/8) cổ điển Chăm. Cũng như các tác phẩm khác trong nền văn học cổ điển Chăm, D ewa Mưno không có tác giả. Người ta cũng không xác định được năm sáng tác và ngay cả thế kỉ ra đời của nó. Căn cứ vào 32. Có lẽ các akayet Chăm trước tiên xuất hiện dưới dạng truyện kê, sau đó được thi hóa thành akayet có vần điệu và được ghi lại Ihành vãn bản văn học đâu tiên. Văn bản này sau đó được sao đi chép lại truyền bá trên các loại giấy khác nhau. Điêu này tác giả Akayeí Dewa Mưno đã tự xác nhận ngay ờ câu đâu tiên và cuôi cùng của sử thi: Duỉikaì De\va Mirno íwơk twei aríya. Câu chuyện (truyện cổ) Dcwa Mưno được chuyển thành thơ. Biaigơp blauh panuh akayeí ba ìimah. Bàn nhau sáng tác thành tráng ca mang phân phát. Ngoại trừ một số ariya mang tính thế sự, còn lại hầu hết sáng tác thành văn Chăm không có ghi niên đại ở dưới tác phâm, cả trong bàn văn. Cho nên, việc xác dịnh năm ra đời cho các sáng tác này là điêu cực kì khó. Dựa vào một số yếu tố có mặt trong/ngoài văn bản, các nhà nghiên cứu chi có thổ “ước đoán”. Hi vọng trong tương lai không xa, sự ước đoán này giảm bớt độ chênh lệch giữa hai con số ước đoán và thực. 142
- V Á N HỌC CHĂM tính chất cổ của đa số ngôn từ được sử dụng trong tác phẩm (xem bảng kê): Bảng kê một số từ cổ đưọc dùng trong Dewa M ưno: take\ khởi hành, đi p ơ p : gặp binix: chết, hi sinh praittarabi'. mặt đất bỉcan: nói, nhận định sunit ginrơh: thần thông ỈĨU T YIƠ X sukữl'. lạy tạ, càu kliấn ditbiycr. vương quốc, hoàng tộc knram ư: cây chà là đwan ỉaik: cam đoan norapaí: vua bharriya: vợ, chồrig rabiyơng: nữ tì kapakìima-. tể tướng mưligav. ngai kupìaÌT. mũ (của người Hồi giáo) nix pabha: chết kathieng: thiên thạch; tuyết. tathik kuradong: biển khơi jalỉỉdi\ đại dương Bên cạnh sự có mặt của một sổ yếu tố Mã Lai trong akayeí, chúng ta có thể nói rằng Akayet Dewa Mưno đã du nhập vào Champa qua con đường Islani vào khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII33. 33. Vì văn phẩm được chép bằng tay, nên văn bàn Chăm thường có độ đài ngắn khác nhau. 143
- V Ấ N HỌC CHĂM Trong bài khảo luận của mình, G. Moussay cho rằng Akayet Dewa Mưno của Chăm được vay mượn từ H ikayat Dewa Mandu của Mã Lai. Ồng cũng sơ bộ đối chiếu tên địa danh và tên nhân vật giữa hai tác phẳm này: Mã Lai Chăm Dewa Mandu De va Mano Anggeran Dewa Akar Dewa Dewa Arkas Peri Arakas Kaphwari Langka dura Birung Langdara Berhamana Brah manna Cendera Candra Dewa Raksa Malik Deva Samalaik Gangsa Indera Gan Sri Inra Naga Samandam Ina Madong K arama Raja Kurama Raja Lang Kawi Rama Langgiri Cahya Palinggem Cahya Palingan Cahya Lila Ratna Cahya Ralna Cahya Sri Biyang Zenggi Sanggi Duri Patem Dewi Sapatan Divi Saribu Cahya Sri Ramut Cahya34 34. Lối chuyển ngữ ờ bản đối chiếu này chúng tôi ghi theo G. Moussay (II.B.3). 144
- V Ă N HỌC CHĂM Nhưng khi vay mượn tác phẩm Mã Lai, Akayet Dewa Mưno đã có nhiều thay đổi quan trọng về những tình tiết của cốt truyện lẫn tâm lí nhân vật. Chúng ta hãy theo dõi câu chuyện: Vua Kurama Raja xứ Gan Xrik Inra vĩ đại được vua các nước chư hầu xung quanh thần phục, hằng năm mang lễ vật đến triều cống. Vương quốc hùng mạnh, nhân dân yên ổn làm ăn. Bỗng dưng, một ngày kia, con voi quý trong vườn nhà vua khóc rống thảm thiết. Một điềm gở được báo trước. Vua cho vời ngay quan đại thần và nhà chiêm tinh Lakxamana đến hỏi sự tình. Nguyên nhân được tỏ bày: nhà vua không có con trai nối ngôi cha trị vì đất nước. Nhà chiêm tinh nói thêm: vua cha có thể cải mệnh bằng cách tự hi sinh thân mình. Y lời vị chiêm tinh, nhà vua ban ân phước cho thần dân, rồi sau khi trăng trối với hoàng hậu Runna Runga Cahya, vua hóa thân về trời để tròn một năm sau hoàng hậu hạ sinh m ột đứa con trai kháu khỉnh: hoàng tử Dewa Mưno. Dewa Mưno kết nghĩa anh em với Ưngkar Dewa là con trai của quan đại thần Binara. Khi hai anh em trưởng thành, họ đều không thấy cha đâu, hòi ra mới biét cơ sự. Và họ quyết đi tìm cha, bất kể bao lời can ngăn, mong được nhìn thấy mặt cha một lần thôi để thỏa lòng khao khát. 145
- V Ã N HỌC CHĂM Cùng thời, bên xứ Birung Lơngdara có một nàng công chúa nết na thùy mị với sắc đẹp chim sa cá lặn tên là Ratna Xribiyơng được Rija Dewa Xamưlaik - một hoàng tử tài ba có đủ phép thần thông mới nối ngôi vua cha vừa băng hà ở xứ bên cạnh - để ý và xin đến làm rể, nhưng công chúa Ratna không thuận. Cùng lúc, vua Intan ở xứ Sumut Didin Didan vượt đại dương mang vàng bạc châu báu đến hỏi cưới công chúa. Hai bên ưng thuận trao đổi lễ vật. Dewa Xamưlaik cảm thấy bị sỉ nhục, ngay tác khắc hóa phép biến công chúa Ratna thành con voi trắng, gầm lên một tiếng thất thanh rồi chạy biến vào rùng. Vua Intan, tận mắt nhìn thấy phép thần thông của Dewa Xamưlaik, sợ nguy đến tính mạng, tập họp đoàn tùy tùng, vội vã lên tàu về nước. Trong khi đó, trên cuộc hành trình đi tìm cha, tình cờ hai anh em Dewa Mưno gặp con voi trắng đang đứng rủ buồn dưới gốc cây lớn. Chàng đến bên hỏi và nàng kể lể sự tình. Động lòng trước cảnh trái ngang, Dewa M ưno hóa phép biến con voi trắng thành nàng công chúa, xinh đẹp lại càng xinh đẹp hơn xưa. Nhưng đây là vương quốc của Dewa Xamưlaik. Rak đang bay đến hái trái kuram ư cho chúa mình. Nhìn thấy M ưno, Rak lên tiếng khiêu khích. Nhớ đến tâm địa nhỏ nhen của Xamưlaik đối với công chúa 146
- V Ã N HỌC CHẤM Ratna khi xưa, và khi nghe mấy lời khiêu khích của Rak, Dewa Mưno nổi giận chém Rak trọng thương rồi dùng mũi tên thần bắn Rak bay đi với lời nhắn gửi đến Xamưlaik: công chúa Ratna đã là vợ của Dewa Mưno. Rak bay đi rớt ngay trước mặt Xamưlaik, trăng trối rồi chết. Xamưlaik đùng đùng nổi giận. Thế là các cuộc chiến bắt đầu nối nhau tiếp diễn. Ngay trong cuộc giao chiến đầu tiên, Dewa Mưno giết chết vua Rak rồi đàng hoàng đưa công chúa Ratna trở về quê hương nàng. Ở đây, hôn nhân giữa Dewa Mưno và công chúa Ratna được chính thức công nhận. Bên cạnh đó, để thưởng công chàng, vua Lang Dara còn gả cháu gái của mình là Cahya cho Dewa Mưno. về phần Xamưlaik, uất ức vì bị mất mặt trước Dewa Mưno, chàng cùng chú là Arakix Kaphwari bỏ xứ sở lên núi tu luyện trong bảy năm. Hai chú cháu cùng đến gặp các tù trưởng thổ dân yêu cầu giúp sức. Nhưng cả các tù trưởng này cũng bị Ư’ ngkar Dewa đánh bại trong một cuộc giao tranh. Trên đường kéo quân trở về, anh em Dewa Mưno bị Xamưlaik bắn lén. Mũi tên vàng của Xamưlaik mang hai anh em bay rớt vào giữa lòng đại dương, lưu lạc bảy ngày đêm mới gặp lại mặt nhau trong một dòng nước xoáy. 147
- V Ă N HỌC CHĂM Nhớ lại bùa thiêng của Xơnggi khi xưa, Ưngkar Dewa nhắc tên và Jin Xơnggi - người xưa kia được Ưngkar Dewa cứu sống - xuất hiện vớt hai anh em Dewa M ưno chở về xứ sở của một vị vua. ở xứ này, Ưngkar Dewa ỉấy công chúa Twơn Ramai và Dewa Mưno lấy công chúa Lima Girakxa. Sau một năm chung sống với công chúa Lima và có được một cậu con trai, Dewa Mưno được tin báo Xamưlaik đang bao vây xứ Lơngdara và đòi lấy cho bằng được công chúa Ratna mặc dù nàng cương quyết từ chối. Chàng cùng em túc tốc lên đường. Tưởng rằng cuộc chiến mới sẽ xảy ra ác liệt hơn. N hưng kiiông, một cạm bẫy khác đã được giăng ra, và hai anh em Dewa Mưno thật thà đã bị trúng thuốc độc. Xamưlaik sai các binh lính hầu cận mang gươm tới, quyết băm nát xác hai anh em Dewa Mưno. Thế nhưng những nhát gươm bổ xuống đã không làm hề hấn gì hai thi thể đã bất động này. Tin xác hai anh em Dewa M ưno đang được quân Rak canh giữ cẩn mật đồn lan sang xứ sở bên cạnh, công chúa Jotna xứ Hàm Rồng cho người tìm cách mang xác họ về, làm phép giải độc cho D ewa Mưno đồng thời yểm bùa cho chàng quên quê hương cùng vợ con để chung sống với mình. M ay mắn cho Dewa Mưno, Ưngkar 148
- V Ă N HỌC CHĂM Dewa khi tỉnh lại đã gọi Jin Xơnggi tới cứu cả ba người thoát khỏi xứ Hàm Rồng bí hiểm kia. Trong khi đó, ở vương quốc Ilơng Xơngkata, Xamưlaik sau một tháng ròng chờ đợi (thời gian mà Xapatan - em gái út chàng, lúc này cũng là vợ của Dewa Mưno - đề nghị với anh cho các công chúa được để tang chồng), đã vội vã lên đường mong được hội ngộ với công chúa Ratna. Không ngờ, khi tới nơi, nhìn thấy Dewa Mimo đàng hoàng ngự trên ngai vàng, chàng vô cùng giận dữ. Cuộc chiến tái diễn, khốc liệt hơn bao giờ, vì hai bên đưa ra toàn bộ lực lượng quyết một trận sống mái. Quân Rak và Jio Wanna bị Jin Xơnggi đánh bại và Arakix cũn£ bị Ưngkar Dewa hạ một cách nhanh chóng. Xamưlaik dàn quân và Dewa Mưno đi ứng chiến, bay đi cùng với sáu nàng công chúa một lòng cùng sống chết với chồng, quyết không để bị Xamưlaik bắt nữa. Hai bên chiến đấu liên tục trong nhiều ngày đêm, đi qua nhiều hành tinh xa lạ, đánh nhau giữa không trung, trong biển cả, trên đất liền không ngừng nghỉ. Đen thời điểm quyết định, Xamưlaik bắn mũi tên vàng của chàng. Mũi tên bị Dewa Mưno bẻ gãy. Ngay lập tức Dewa Mưno phản công, sử dụng đến ngón tuyệt chiêu: gươm kuraba kết liễu mạng sống của Xamưlaik. 149
- VÀ N HỌC CHĂM Cuộc chiến dưới trần gian vang động đến Nhà Trời. Thương tình cho anh chàng Xamưlaik si tình tội nghiệp, đồng thời để cứu vãn danh dự cho chàng, Đấng Thượng Để chí tôn phái thiên sứ xuống mở nấm mộ và ban hồn cho chàng sống lại. Hai bên lại tiếp tực chiến đấu. Khi cuộc chiến kéo dài quá lâu vẫn bất phân thắng bại, lúc đó, Ngài mới giáng thế giải hòa cho hai người khổng lồ ngang sức ngang tài, chính thức tuyên bố công chúa Ratna là vợ của Dewa Mưno và cho Xanurlaik cưới bóng của nàng (ôi! Cái khôn khéo của Đấng Chí Tôn Chí Đại) Dewa Mưno, Ưngkar Dewa, Jin Xơnggi và sáu công chúa khải hoàn, trở về quê hương trong sự đón tiếp tưng bừng của thần dân cùng vua các nước chư hầu. Dewa Mưno đưọ'c tôn ngôi vưcmg, Ưngkar Dewa làm quan đại thần. Xơnggi từ giã mọi người trở về cố quận. Bố cục chặt chẽ, cốt truyện đầy kịch tính cộng với lối kể truyện lôi cuốn đã tạo cho Akayet Dexva Mưno một sức hấp dẫn đặc biệt. Mặc dù thi phẩm đã phải khoác lên mình chiếc áo huyền thoại, như các loại vũ khí được sử dụng trong cuộc chiến (trơm paik: một loại dĩa bay, irơx kuraxi: một thứ ghế bay thần kì, padak lakkuraba: một loại gươm thần) hay tên trái cây, tên xứ sở, tên nhân vật đều là những tên xa lạ với ngôn ngữ dân gian, nhưng chính là biểu hiện tâm lí 150
- V Ă N HỌC CHẰM người, rất người của nhân vật đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Sự căm giận của Jin Xơnggi, cái hèn nhát của vua Intan, tính thấp hèn của Xamưlaik, lòng ghen tuông, những niềm vui, nỗi buồn, những nụ cười và những giọt nước m ắt... đều nằm trong sơ đồ chung của tâm lí con người phàm trần. Độc giả không thể nào quên được cơn giận dữ của Jin Xơnggi khi nhìn thấy nước mắt lăn dài trên má Dewa Mưno lúc chàng trở về sau cơn hoạn nạn, chợt bắt gặp công chúa Cahya tay đang nắm chặt con dao toan tự vẫn vì nghĩ đây là Xamưlaik đến hãm hại nàng. Cơn giận dữ của Jin rất ư con người: hắn nhìn thấy tận mắt thần tượng của hắn vừa sụp đổ với những giọt nước mắt yếu đuối! Và càng con người hơn nữa: những giọt lệ này của Dewa Mưno thần thánh. Chiều sâu tâm lí của con người được khai phá một cách kì tuyệt! Dòng thơ của í)ản sử thi như muốn bay cao bay xa nhưng bao giờ cũng rơi trở lại mặt đất. Mặt đất luôn là tâm điểm cho các nhân vật xử sự và tung hoành. Thật thế, Dexva Mưno là một thi phẩm mang đậm tình người. Đó là tình phụ tử của vua Karama Rạịa đã chịu chết đi cho con được có m ặt trên trần gian; là lòng chí hiếu của Dewa Mưno đã không quản 151
- V Á N HỌC CHĂM hiểm nguy gian khổ, lên đường đi tìm cha, bỏ lại sau lưng ngai vàng cùng sự giàu sang phú quý; đó là lòng trung thành của Jin Xơnggi, đã bao lần ra tay cứu anh em Dewa Mưno thoát khỏi cảnh nguy khốn; là đức chung thủy của công chúa Xapatan một mực yêu thương chồng dù bị chồng hiểu lầm và ruồng bỏ, của công chúa Ratna đã đánh lừa Xamưlaik để được thủ tiết với chồng khi chồng bị nạn, và trong trận quyết đấu đã sát cánh bên chồng để được cùng sống chết. Và nhất là tình máu mủ của công chúa Xapatan đối với người anh là Xamưlaik. Khi người anh ruột bị sát hại bởi chính bàn tay chồng mình trong trận chiến cuối cùng, nàng đã khóc. N hà thơ viết nên một đoạn thơ rất đẹp: Dom nan Xapatan Diwi Cciukxơp nhu hari grơp nưgar ja n g p a x o n g la di kraung đwơc m ưng ngauk mai tơỉ Camauh p a tri cauk nan ia dawing đwơc o truh. Thế rồi công chúa X apatan khóc Tiếng khóc thảm thiết, cả xứ sở động lòng Và dòng sông Từ trên cao chảy lại Nước cuộn xoáy mãi không nỡ trôi đi. 152
- V Ă N HỌC CHÃM Akayet Dewa Mưno còn là bài thơ ngợi ca lòng cao thượng hào hiệp của con người. Dewa Mưno rất cao thượng, cao thượng khi chàng từ chối đánh Xamưlaik để rồi phải mắc nạn bị kẻ thù bắn lén sau lưng, cao thượng khi chàng cho phép vợ khóc người anh m ột của nàng vừa là kẻ tử thù của mình, khi chàng không cho người em kết nghĩa Ưngkar Dewa giết quân lính kẻ địch trong khi chiến đấu chống Xamưlaik. Và ngay cả Xamưlaik, một nhân vật phản diện, cũng đã làm được một cử chỉ cao thượng: chàng đã không đụng chạm đến công chúa Ratna khi được nàng yêu cầu để tang cho chồng (vì tưởng chồng đã chết). Cả đến Đấng Thượng Đe Chí Tôn cũng đã thể hiện được một cử chỉ nhân từ cao cả: không để cho Xamưlaik, một con người có tài năng lớn phải chịu mất mặt trước người yêu, khuất nhục trước kẻ thù; vì khi bị đẩy đến bước đường cùng, con người dễ đi đến những hành động thiếu chín chắn, mối thù kéo dài dây dưa, và con dân Ngài dưới trần mãi chịu cực khổ; nên Ngài đã nghĩ ra hướng để gờ danh dự cho Xamưlaik bằng cách cho chàng một lần nữa được chiến đấu với Dewa Mưno, và cuối cùng được cưới bóng công chúa Ratna. Thật không thể tìm được giải pháp nào tài tình hơn! Và cuối cùng, Akayet Dewa Mưno v ĩ đại ở nơi nó đã thỏa mãn được những khát khao muôn thuở của 153
- V Ă N MỌC CHĂM con người. Con người bao giờ vẫn thế, dù họ sinh sống trong bất kì không gian thời gian nào, nhu cầu được truyền giống (Vua Kurama Raja phải tự hi sinh để có được đứa con nối dõi), nhu càu được yêu thương đùm bọc (Xapatan cần được bàn tay Dewa Mưno ôm ấp), được sống ấm no trong một đất nước an lành (tất cả quần chúng nhân dân trong mọi xứ sở) vẫn là những nhu cầu bức thiết nhất. Ở Akayet D ewa Mưno, con người đã biết quên đi bản thân mình và biết hi sinh cho người khác, cha hi sinh cho con, em biết quên mình vì anh, bạn bè dám lăn xả vào khói lửa để cửu nhau, chồng biết tha thứ cho v ợ ... những đức tính này của con người khi kết hợp lại, có thể tạo nên những kì tích mà nếu thiếu những kì tích này thì cuộc sống sẽ trở nên vô vị và con ngưòi muôn đời mãi không thế đạt tới nhân bản tính đích thực. Thế nhưng, các đức tính cao cả này của nhân vật sẽ nhạt nhẽo biết bao nếu nó không đặt trong cảnh ngộ, tình huống tương ứng, và nếu nó không được kể lại bằng một nghệ thuật thơ già dặn như ở Akayet D ewa Mưno. Quả thật, lối kể chuyện của Akayet D ewa Mưno đã đạt đến mức điêu luyện. Không giống như các tác phẩm khác thuộc dòng văn học cổ điển Chăm, rất ít chi tiết được lặp lại 154
- V Ă N MỌC CHĂM trong Akayet Dexva Mưno. Tất cả.đều được phóng đại, và phóng đại đến mức dị thường, cái dị thường này lại luôn luôn có thể chấp nhận được. Có thể nói, chính cái dị thường này đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn riêng của tác phẩm. Chúng ta cũng cần lướt qua một số đoạn: - Dewa Mưno đang chuẩn bị xuất quân: Tcrnrak gỉnuh glaung mưtưh Cĩdơrha Apan padak lakkuraba đik cisaih kauk por. Hào quang rực sáng lưng chừng trời Tay cầm gươm thần, cưỡi ngựa trắng bay. - Cơn giận dữ của Xamưỉaik'. Nhu ginaung tatrom takai dơrig mưkaik Dom kathieng jru h laik, cok ca rja n g jaĩơh. Nổi cơn thịnh nộ, hắn giậm chân Thiên thạch rụng rơi, núi non nghiêng đổ. - Diễn tả cảnh cung điện của công chúa Ratna thì: “Đe xây cung điện cho công chúa Rcitnci, nhà vua cho vời những thợ luyện kim bậc thầy. Ba lớp hàng rào bao bọc lấy cung điện bao la: vòng ngoài cũng được rào bằng sắt, vòng giữa bằng đồng và vòng trong được sơn son thếp bạc. cổ n g thành được ngăn bằng ba lớp cửa có khắc hình các con rồng bay 155
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc: Phần 2
198 p | 171 | 47
-
Giáo trình Xã hội học gia đình: Phần 2
105 p | 186 | 34
-
Nghiên cứu và phê bình Văn hóa Chăm: Phần 2
237 p | 135 | 28
-
Tìm hiểu về văn hóa Chăm Pa: Phần 2
122 p | 68 | 18
-
TUỔI DẬY THÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH NỮ 8-11 TUỔI
18 p | 125 | 11
-
Tìm hiểu về tâm lý học trí tuệ: Phần 2
110 p | 40 | 9
-
Nghiên cứu & phê bình về văn hóa Chămpa: Phần 2
368 p | 55 | 9
-
Từ điển Bách khoa danh ngôn: Phần 2
245 p | 47 | 8
-
Nghiên cứu & phê bình về văn hóa Chămpa: Phần 1
272 p | 62 | 7
-
Khám phá Văn học Chăm hiện đại - Thơ: Phần 2
64 p | 77 | 7
-
Nghiên cứu giáo dục học mầm non (Tập 2 - Tái bản lần thứ 2): Phần 1
128 p | 22 | 6
-
Nghiên cứu và đối thoại về văn hóa - xã hội Chăm: Phần 2
190 p | 12 | 5
-
Thư gửi người giàu: Phần 2
74 p | 14 | 5
-
Lời người xưa: Phần 2 - Sử Văn Ngọc
162 p | 6 | 3
-
Tìm hiểu lịch sử xứ Quảng: Phần 2
66 p | 15 | 2
-
Học tập tấm gương làm việc trách nhiệm, khoa học, đổi mới của chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng tác phong làm việc cho giảng viên các Trường Đại học hiện nay
11 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn