intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu vi nấm gây bệnh thối cổ rễ ở cây lạc (Arachis hypogaea L.) trồng ở thành phố Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Nghiên cứu vi nấm gây bệnh thối cổ rễ ở cây lạc (Arachis hypogaea L.) trồng ở thành phố Huế” nhằm mục đích: Phân lập và thuần khiết một số chủng vi nấm gây bệnh thối cổ rễ trên cây lạc trồng ở thành phố Huế; Tìm hiểu các đặc điểm sinh học của vi nấm gây bệnh thối cổ rễ phân lập được; Đề xuất các biện pháp giảm thiểu mức độ tác hại của chúng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu vi nấm gây bệnh thối cổ rễ ở cây lạc (Arachis hypogaea L.) trồng ở thành phố Huế

  1. NGHIÊN CỨU VI NẤM GÂY BỆNH THỐI CỔ RỄ Ở CÂY LẠC (Arachis hypogaea L.) TRỒNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ LÊ NGUYỄN KIỀU NHỊ NGUYỄN THỊ THÚY HÒA - NGUYỄN THỊ XỊ Khoa Sinh học Tóm tắt: Từ các mẫu cây lạc bị bệnh thối cổ rễ ở thành phố Huế, chúng tôi đã phân lập và thuần khiết đƣợc 02 chủng vi nấm gây bệnh thối cổ rễ cây lạc thuộc chi Aspergillus với ký hiệu là N4 và N5. Hai chủng này đều sinh trƣởng tốt trên các môi trƣờng Czapek, môi trƣờng peptone - glucose; có khả năng đồng hóa tốt các nguồn đƣờng glucose, saccharose và có khả năng chịu đƣợc nồng độ muối NaCl nhƣng không cao (0,2-0,25%). Chủng N4 qua nghiên cứu chứng tỏ là chủng gây bệnh thối cổ rễ cây lạc trồng ở thành phố Huế, có khả năng sinh enzyme ngoại bào phân giải cellulose, tinh bột mạnh và tiết sắc tố melanin. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vi nấm phân bố rộng rãi trong tự nhiên nhƣ trong đất, trong nƣớc, không khí, nguyên vật liệu, lƣơng thực, thực phẩm,… Bên cạnh những vai trò to lớn thì vi nấm là nguyên nhân gây ra tới 60% tổng số bệnh cây và Việt Nam lại là nƣớc có khí hậu nhiệt đới ẩm nên đã tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây ra nhiều bệnh trên cây trồng. Đặc biệt là các loài nấm có nguồn gốc trong đất thƣờng gây bệnh ở đoạn cổ rễ cây lạc, gây hiện tƣợng thối, lở cổ rễ làm chết cây gây thiệt hại về năng suất. Vì vậy, việc nghiên cứu nấm bệnh thối rễ cây lạc là rất cần thiết, làm cơ sở khoa học cho công tác phòng trừ chúng. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu vi nấm gây bệnh thối cổ rễ ở cây lạc (Arachis hypogaea L.) trồng ở thành phố Huế” nhằm mục đích: - Phân lập và thuần khiết một số chủng vi nấm gây bệnh thối cổ rễ trên cây lạc trồng ở thành phố Huế. - Tìm hiểu các đặc điểm sinh học của vi nấm gây bệnh thối cổ rễ phân lập đƣợc - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu mức độ tác hại của chúng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Cây lạc (Arachis hypogaea L.) bị bệnh thối rễ trồng ở thành phố Huế. - Các chủng vi nấm gây bệnh thối cổ rễ đƣợc phân lập từ cây lạc trồng tại thành phố Huế. 2.2. Địa điểm thu mẫu và thời vụ Các mẫu cậy lạc bị bệnh đƣợc thu ở Vụ Đông Xuân 2013-2014 tại các ruộng trồng lạc thuộc phƣờng Kim Long, Hƣơng Sơ, Thủy Biều, phƣờng Đúc thành phố Huế. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2014-2015 Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế, tháng 12/2014: tr. 90-94
  2. NGHIÊN CỨU VI NẤM GÂY BỆNH THỐI CỔ RỄ Ở CÂY LẠC... 91 2.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết: Tổng hợp tài liệu các thông tin liên quan đến bệnh thối cổ rễ cây lạc. Nghiên cứu thực nghiệm: - Trên đồng ruộng: Đi thực tế ở một số địa bàn vào thời điểm vi nấm gây bệnh, theo dõi các phƣơng pháp diệt trừ ở địa phƣơng. Chủ động gây nhiễm vi nấm gây bệnh vào cây lành rồi quan sát quá trình nhiễm bệnh ở cây lạc. - Trong phòng thí nghiệm: + Phân lập và thuần khiết vi nấm gây bệnh thối cổ rễ trên cây lạc theo phƣơng pháp Robert Koch. + Nghiên cứu đặc điểm hình thái, nuôi cấy, sinh lý, sinh hóa, phân loại của chủng vi nấm gây bệnh thối cổ rễ lựa chọn theo Egorov, 1983. + Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh enzyme amylase cellulase và protease của các chủng vi nấm gây bệnh theo Egorov, Nguyễn Lân Dũng 1983... 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phân lập và thuần khiết một số chủng vi nấm từ cây lạc bị bệnh. Hình 1. Các hình ảnh cây lạc bị thối cổ rễ thu mẫu tại phường Đúc TP. Huế Hình 2: Cuống sinh bào tử của chủng Hình 3: Cuống sinh bào tử của chủng N4 trên môi trường Czapek N5 trên môi trường Czapek
  3. 92 LÊ NGUYỄN KIỀU NHỊ và cs. Thu mẫu cây lạc bị bệnh thối cổ rễ vụ Đông Xuân từ các địa điểm trồng lạc tại phƣờng Kim Long, Hƣơng Sơ, Thủy Biều, phƣờng Đúc thành phố Huế. Từ các mẫu cây lạc bị bệnh thối cổ rễ, chúng tôi đã phân lập và thuần khiết đƣợc 02 chủng vi nấm gây bệnh thối cổ rễ cây lạc thuộc chi Aspergillus với ký hiệu là N4 và N5. 3.2. Một số đặc điểm sinh học của hai chủng N4 và N5 Bảng 1. Một số đặc điểm sinh học của hai chủng N4 và N5 Đặc điểm Chủng N4 Chủng N5 Đặc điểm khuẩn lạc Hình tròn, lớn, màu Hình tròn, lớn, màu xanh đen, bề mặt xù xì, xanh lam, bề mặt xù xì, lồi, mép màu nâu, có lồi, có khuẩn ty khí khuẩn ty khí sinh. sinh. Hình dạng và sắp xếp tế bào Cấu tạo dạng sợi phân Cấu tạo dạng sợi phân nhánh tạo thành hệ sợi nhánh tạo thành hệ sợi nấm, có vách ngăn. Đầu nấm, có vách ngăn. Đầu sợi nấm hình trụ dạng sợi nấm hình trụ dạng ống dài. ống dài. Khả năng sinh Czapek +++ +++ trƣởng trên các Khoai tây + + môi trƣờng Martin ++ ++ Peptone- glucose +++ +++ Khả năng đồng Saccharose +++ +++ hóa các nguồn Glucose +++ +++ đƣờng: Fructose ++ ++ Maltose ++ + Tinh bột ++ ++ CMC ++ ++ Khả năng đồng NaNO3 4 6 hóa nguồn KNO3 13 4 nitrogen (NH4)2SO 4 5 1 (mm) NH4Cl 11 16 NH4NO3 18 3 Hoạt tính Amylase 12 5 enzyme (mm) Protease 11 9 Cellulase 13 9 Khả năng sinh Tối đa 0,25 0,2 trƣởng trên môi trƣờng chứa Tối thiểu 0,15 0,15 muối NaCl (%) Thích hợp với Tối đa 9,2 9,2 nồng độ pH Tối thiểu 6,8 6,0 Khả năng sinh trƣởng trên nhiệt độ 28 - 300C 28 - 300C thích hợp Ký hiệu: (+++): sinh trƣởng tốt, (++): sinh trƣởng trung bình, (+): sinh trƣởng yếu, (-) không sinh trƣởng
  4. NGHIÊN CỨU VI NẤM GÂY BỆNH THỐI CỔ RỄ Ở CÂY LẠC... 93 (a) (b) Hình 4: Vùng phân giải CMC (a) Tinh bột (b) của chủng N4 sau 48h với thuốc thử lugol Từ kết quả thu đƣợc ở bảng 1 và hình 4, chúng tôi nhận thấy chủng N4 và N5 đều có các đặc điểm của chi Aspergillus phù hợp với khóa phân loại của Bùi Xuân Đồng, 1986 và E. Kiffer, M. Morelet, 2000. Chúng thuộc loại đa bào, sợi có vách ngang. Từ hệ sợi nấm mọc lên những cuống thẳng đứng. Cuống phồng to ở phía đầu, xung quanh có mang nhiều tế bào hình chai. Từ đầu thể bình hình chai mọc ra các bào tử tỏa tròn trông giống nhƣ những tia sáng. Cả hai chủng đều có khả năng tiết enzyme ngoại bào mạnh nhƣ cellulose, amylase và protease phân hủy rễ cây lạc là nguyên nhân chính làm chết cây lạc. Các nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Lài, 2012. 3.3. Biện pháp phòng trừ Biện pháp thủ công: nhổ bỏ các cây bị bệnh để tránh lây lan sang cây khác, rắc vôi bột vào gốc (5g/gốc). Biện pháp hóa học: Dùng dung dịch Booc-đo. Hiệu quả thấp. - Dùng thuốc TMTD (viết tắt của thuốc trừ nấm Tetra methyl thiuram disulfur) còn có tên khác là: Wolfen Thiuram 85, Thiram, SPT30, Thionock, Geril, Pol fungitoxT. + Trừ độc cho đất: trƣớc khi gieo hạt dùng TMTD 85% (dạng bột thấm nƣớc chứa 85% TMTD) với liều lƣợng 20gr/m2. + Dùng TMTD hòa với nƣớc ở nồng độ 0,2-0,4% phun vào gốc lạc. Trộn giống: Mỗi tạ hạt dùng 200-600 gr TMTD. Biện pháp chủ động gây nhiễm: Khi sử dụng 2 chủng vi nấm N4 và N5 gây nhiễm vào hạt giống khi thử nghiệm trong điều kiện invitro trong phòng thí nghiệm và gieo thử ngoài đồng ruộng, chúng tôi nhận thấy: chủng N4 gây chết cây lạc bởi các dấu hiệu và bệnh tích của bệnh thối cổ rễ. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Qua nghiên cứu vi nấm gây bệnh thối cổ rễ ở cây lạc (Arachis hypogaea L.) trồng ở thành phố Huế chúng tôi rút ra một số kết luận và đề nghị sau:
  5. 94 LÊ NGUYỄN KIỀU NHỊ và cs. 4.1. Kết luận - Từ các mẫu cây lạc bị bệnh thối cổ rễ ở thành phố Huế, chúng tôi đã phân lập và thuần khiết đƣợc 02 chủng vi nấm gây bệnh thối cổ rễ cây lạc thuộc chi Aspergillus với ký hiệu là N4 và N5. - Hai chủng N4 và N5 đều sinh trƣởng tốt trên các môi trƣờng Czapek và môi trƣờng peptone - Glucose. - Hai chủng N4 và N5 có khả năng đồng hóa tốt các nguồn đƣờng glucose và saccharose và có khả năng chịu đƣợc nồng độ muối NaCl nhƣng không cao (0,2-0,25%). - Hai chủng N4 và N5 có khả năng sinh enzyme cellulase phân giải cellulose và enzyme amylase phân giải tinh bột và đều có khả năng tiết sắc tố melanin. - Qua nghiên cứu chúng tôi cho rằng chủng vi nấm N4 là chủng gây bệnh thối cổ rễ cây lạc trồng ở thành phố Huế. 4.2. Đề nghị - Tiến hành khảo sát thực tế trên đồng ruộng để xác định thời điểm diệt trừ nấm gây bệnh thối cổ rễ cho cây lạc có hiệu quả. - Cần tiếp tục nghiên cứu các loại thuốc trừ vi nấm gây bệnh thối cổ rễ cây lạc. - Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học trừ vi nấm gây bệnh thối rễ cây lạc thay thế một phần thuốc trừ vi nấm hóa học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Nhƣ Cƣơng (2004). “Tình hình bệnh héo rũ lạc và kết quả nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 1/2004, tr. 9-14. [2] Bùi Xuân Đồng và cộng sự (1999). Vi nấm và phương pháp phòng chống, NXB Khoa học Kỹ thuật. [3] Vũ Thị Minh Đức (2001). Thực tập vi sinh vật học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, trang 28-39. [4] Biền Văn Minh (2013). “Phân lập và chọn lọc nấm mốc có khả năng phân hủy tinh bột trong dạy thực hành Sinh học ở trƣờng THPT”. Tạp chí Thiết bị giáo dục, ISSN 1859 – 0810, số 100/tháng 12/2013, tr: 22-23 và 40. [5] Egorov N.X. (1993). Thực tập Vi sinh vật, NXB Mir, Maxcơva. Nguyễn Lân Dũng dịch, NXB ĐH&THCN, Hà Nội. LÊ NGUYỄN KIỀU NHỊ NGUYỄN THỊ THÚY HÒA NGUYỄN THỊ XỊ SV lớp KTNL 3, khoa Sinh học, trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Huế ĐT: 0935 935 947, Email: lenguyenkieunhi0605@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1