intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khả năng đối kháng nấm gây bệnh cây trồng của các hệ vi sinh vật bản địa từ các hệ thống canh tác cây trồng khác nhau ở Sóc Trăng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khảo sát khả năng đối kháng sinh học của các hệ vi sinh vật bản địa (IMO) thu thập từ các hệ thống canh tác cây trồng khác nhau trong tỉnh Sóc Trăng đối với nấm gây bệnh thực vật Fusarium oxysporum và Rhizoctonia solani.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khả năng đối kháng nấm gây bệnh cây trồng của các hệ vi sinh vật bản địa từ các hệ thống canh tác cây trồng khác nhau ở Sóc Trăng

  1. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG NẤM GÂY BỆNH CÂY TRỒNG CỦA CÁC HỆ VI SINH VẬT BẢN ĐỊA TỪ CÁC HỆ THỐNG CANH TÁC CÂY TRỒNG KHÁC NHAU Ở SÓC TRĂNG 1 Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ 2 Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần thơ * Tác giả liên hệ: nknghia@ctu.edu.vn TÓM TẮT1 Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khảo sát khả năng đối kháng sinh học của các hệ vi sinh vật bản địa (IMO) thu thập từ các hệ thống canh tác cây trồng khác nhau trong tỉnh Sóc Trăng đối với nấm gây bệnh thực vật Fusarium oxysporum và Rhizoctonia solani. Hoạt động đối kháng của 15 IMO thu thập được nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm với ba kiểu thí nghiệm là IMO và nấm bệnh được chủng trên môi trường thạch PDA cùng lúc, IMO được chủng trước và sau khi chủng nấm bệnh. Kết quả cho thấy tất cả các IMO khảo sát đều có khả năng đối kháng cao với 2 loại nấm bệnh với các mức độ khác nhau và IMO được chủng trước nấm bệnh cho hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, các IMO được thu thập từ đất trồng tre, bưởi và ổi cho hiệu quả đối kháng tốt nhất. Khả năng đối kháng nấm gây bệnh thực vật của các IMO có thể khai thác để bảo vệ cây trồng. Từ khoá: đối kháng sinh học, nấm gây bệnh thực vật, Fusarium oxysporum, hệ vi sinh vật bản địa, Rhizoctonia solani. ABSTRACT The aim of this study was to assess antagonistic capacity of various indigenous microorganisms (IMO) collected from different cropping systems within Soc Trang province against plant pathogenic fungus including Fusarium oxysporum and Rhizoctonia solani. Bio-control activity of fifteen collected IMOs was investigated under the laboratory conditions with three different scenarios. IMO and pathogenic fungus were incubated at the same time and IMO was incubated before and after inoculation of fungus. The results illustrated that all surveyed IMOs were found highly potential in Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Nga. 419
  2. Lê Thị Xã và ctv. fungal inhibition with different extents and IMOs which were introduced before the inoculation of pathogenic fungi showed their highest efficiency. Particularly, three IMOs which were collected from bamboo, grapefruit and guava farms showed their highest antagonistic efficacy. The antagonistic functions of IMOs could be exploited for plant protection from plant-pathogenic fungus. Keywords: antagonism, fungal plant pathogens, Fusarium oxysporum, indigenous microorganism, Rhizoctonia solani. học (Kumar and Gopal, 2015). Trước 1. GIỚI THIỆU đó, Chiemela et al. (2013) chỉ ra rằng Hiện nay, phương thức canh tác ứng dụng IMO trong nông nghiệp là nông nghiệp bền vững, thân thiện với phương pháp thân thiện với môi trường môi trường sinh thái và thích ứng với và giúp tăng cường phân hủy chất hữu biến đổi khí hậu được quan tâm và ưu cơ, dinh dưỡng cho cây, tăng độ phì tiên hàng đầu. Trong nông nghiệp bền của đất, năng suất cây trồng và khả vững, áp dụng vi sinh vật kích thích năng kháng bệnh của cây. Gần đây, tại sinh trưởng cây trồng (Plant Growth Hawaii, một nghiên cứu đã được thực Promotion Microoganisms - PGPM) hiện để nghiên cứu chức năng kiểm đặc biệt là các vi sinh vật có nguồn gốc soát sinh học cũng như cơ chế của bản địa được khuyến khích sử dụng để IMO đối với một bệnh cây rất nặng do đạt được những lợi ích tối đa (Reddy, Ceratocystis sp. trên cây Ohia khi 2011). Cho Han Kyu, người Hàn Quốc nhiều cây Ohia bị chết đột ngột. Do là người đầu tiên đưa ra khái niệm vi được điều trị bằng IMO, sức khỏe của sinh vật bản địa (indigenous các cây Ohia đã nhanh chóng phục hồi microorganisms - IMO) bao gồm tập (Board of Land and Natural Resources hợp những vi sinh vật thu được bằng State of Hawaii, 2018). Nhìn chung, phương pháp bẫy các vi sinh vật trong IMO mang lại nhiều lợi ích cho cây đất bằng cách sử dụng gạo nấu chín trồng đã được ứng dụng rộng rãi trong làm nguồn dinh dưỡng dẫn dụ trong đó nông nghiệp. Thêm vào đó, tại Sóc bao gồm có nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn,... Trăng có hệ thống canh tác cây trồng (Kyu and Koyama, 1997; Reddy, đa dạng và đặc trưng với các loại cây 2011). IMO có tiềm năng trong việc trồng như lúa, mía, hành tím, dưa hấu, làm phân bón sinh học, ủ phân cam, bưởi, ổi, rau màu... và nấm compost sinh học, phân hủy sinh học, Fusarium oxysporum và Rhizoctonia hoà tan lân, cố định đạm, tổng hợp solani là các loại nấm bệnh phổ biến hormone thực vật và đối kháng sinh gây ra dịch bệnh cho cây trồng làm 420
  3. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 thiệt hại kinh tế cho nông dân của tỉnh. vải mùng và dây buộc để bao xung Tuy vậy, những nghiên cứu khoa học, quanh rổ chứa cơm. Sử dụng giá đào ứng dụng của IMO trong kiểm soát hố đất với chiều sâu 20 - 30 cm, chiều sinh học vẫn còn thiếu và cần được làm dài và chiều rộng tương ứng với kích sáng tỏ. Do đó, nghiên cứu này được thước của rổ. Đặt rổ vào trong hố đất, thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát khả phủ lên trên rổ cơm bằng xác lá cây và năng đối kháng sinh học của các hệ vi đất hiện diện tại vị trí đặt mẫu. Sau 3 sinh vật bản địa (IMO) thu thập từ các ngày ủ, vi sinh vật phát triển khắp bề hệ thống canh tác cây trồng khác nhau mặt cơm, tiến hành thu rổ cơm có trong tỉnh Sóc Trăng đối với nấm gây chứa vi sinh vật cho vào bình thủy bệnh thực vật Fusarium oxysporum và tinh có nắp đậy. Nguồn vi sinh vật này Rhizoctonia solani. chính là IMO1. Tiến hành trộn đều đường mía (đã đun sôi để nguội) với 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP IMO1 theo tỷ lệ 1:1 (w/w) cho đến khi NGHIÊN CỨU hỗn hợp chuyển thành dạng sánh đặc và đồng nhất. Đậy bằng giấy/vảy và 2.1. Nguồn nấm gây hại cây trồng để yên ở nơi thoáng mát, trong 1 tuần Nấm gây bệnh thực vật được sử nhằm giúp lên men nhân sinh khối vi dụng trong nghiên cứu này là sinh vật chứa trong mẫu cơm vừa thu Fusarium oxysporum và Rhizoctonia thập. Mẫu chứa vi sinh vật sau khi lên solani. Nấm F. oxysporum gây ra bệnh men 1 tuần gọi là IMO2. héo rũ trên cây mè và nấm R. solani gây ra bệnh thối rễ trên nhiều loại cây 2.3. Đánh giả khả năng đối kháng với trồng. Nguồn nấm này được cung cấp nấm gây bệnh thực vật Fusarium oxysporum và Rhizoctonia solani của bởi phòng thí nghiệm Bệnh thực vật, các hệ IMO2 thu thập Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Cân 10 g của mỗi IMO2 cho vào chai thủy tinh 250 mL có chứa 90 mL 2.2. Thu thập các hệ vi sinh vật bản địa nước cất đã khử trùng, sau đó đặt trên (IMO) từ các đất canh tác các cây máy lắc ngang với tốc độ 90 trồng khác nhau ở tỉnh Sóc Trăng vòng/phút trong 60 phút, để yên trong IMO được thu thập theo phương 10 phút. Dung dịch IMO này được sử pháp của Kyu and Koyama (1997). dụng như một nguồn vi sinh vật cho Tóm tắt quy trình thu như sau: Gạo các thí nghiệm đối kháng. nấu chín để nguội, cân 1,0 kg cho vào Đối với nấm F. oxysporum, hoạt rổ nhựa vuông (25  15  8 cm). Dùng động đối kháng sinh học của 15 hệ 421
  4. Lê Thị Xã và ctv. IMO được thu thập được khảo sát trên ngày ủ cho R. solani. Tỉ lệ ức chế nấm môi trường PDA với ba kiểu bố trí thí bệnh được tính theo công thức được nghiệm khác nhau: (1) IMO và F. đưa ra bởi Vincent (1947). oxysporum được bố trí cùng lúc trên H (%) = [(Dc-Dt)/Dc] × 100 môi trường PDA và với khoảng cách giữa 2 đối tượng là 4 cm, (2) IMO Trong đó: H: Tỉ lệ ức chế, Dc: được chủng trước 2 ngày so với F. Trung bình đường kính đối chứng, Dt: oxysporum và (3) IMO được chủng Đường kính của nấm bệnh khi xử lí sau 2 ngày sau so với F. oxysporum. IMO. Do sự sinh trưởng của nấm R. solani 2.4. Phân tích số liệu rất nhanh chỉ sau 2 ngày ủ, sợi nấm của R. solani đã phát triển hoàn toàn Số liệu được phân tích bằng ANOVA trên đĩa môi trường PDA. Do đó, đối và được so sánh bằng thử nghiệm với R. solani chỉ có hai kiểu bố trí thí DUNCAN với phần mềm MINITAB. nghiệm được áp dụng: (1) IMO và R. solani được bố trí cùng lúc trên thạch 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN PDA và với khoảng cách 4 cm giữa 3.1. Thu thập IMO chúng và (2) IMO được chủng 2 ngày Mười bốn IMO đã được thu thập ở trước khi R. solani được chủng. tỉnh Sóc Trăng và một IMO hỗn hợp Hoạt động đối kháng của IMO được tạo ra từ hỗn hợp của tất cả mười chống lại nấm F. oxysporum và R. bốn hệ vi sinh vật này. Các hệ IMO solani được đánh giá bằng kỹ thuật được thu thập từ đất trồng tre, đất luân cấy đối xứng hai bên (Vincent, 1947). canh (bắp, dưa hấu, bí rợ), đất trồng Chuyển một lõi thạch có đường kính 5 chuối, hành tím, rau xà lách, lúa, dưa mm chứa nấm mục tiêu 5 ngày tuổi hấu, đồng cỏ, bắp, rau xen canh, cam, vào trung tâm của nữa bên phải đĩa bưởi, ổi và mía ở Sóc Trăng, Việt Nam. Petri trong điều kiện vô trùng. Phía 3.2. Tiềm năng đối kháng của IMO với đối diện đục 1 lỗ thạch có đường kính nấm gây bệnh thực vật tương tự và cho vào lỗ thạch 20 µl dung dịch IMO pha loãng bên trên, để 3.2.1. Tiềm năng đối kháng của IMO với trong 30 phút chờ khô hoàn toàn. nấm Fusarium oxysporum Tương tự cho các đối chứng, tuy nhiên Kết quả nghiên cứu về hoạt động không cho IMO vào lỗ thạch. Mỗi đối kháng của 15 hệ IMO đối với nấm IMO gồm ba lần lặp lại. Tất cả các đĩa F. oxysporum được trình bày trong Petri được ủ ở tối ở phòng thí nghiệm hình 1 và bảng 1 cho thấy tất cả 15 sau 7 ngày ủ F. oxysporum và sau 2 IMO được thử nghiệm đều có tác dụng 422
  5. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 đối kháng cao với F. oxysporum với ức chế sự phát triển của F. oxysporum mức độ khác nhau đáng kể. Trong ba lên đến xắp xỉ 50% ngay cả khi mầm kiểu bố trí, có thể thấy hiệu quả ức chế bệnh xuất hiện trước 2 ngày. IMO từ sợi nấm đã được ghi nhận như sau: thí cỏ hoang có hiệu quả thấp nhất; tuy nghiệm IMO được chủng trên PDA 2 nhiên, khi được chủng cùng lúc hoặc ngày trước khi chủng nấm F. trước nấm bệnh cho hiệu quả ức chế oxysporum cho hiệu quả cao hơn thí nấm tăng đáng kể từ 13,12% lên nghiệm nấm F. oxysporum được bố 38,79% trong thí nghiệm bố trí cùng trí cùng lúc và thí nghiệm IMO thời điểm và 51,97% trong thí nghiệm chủng sau nấm F. oxysporum 2 ngày. IMO bố trí trước. Xu hướng tương tự Trong thí nghiệm IMO được đặt trước được tìm thấy trong các IMO còn lại, 2 ngày so với F. oxysporum, bốn IMO với tỉ lệ ức chế nấm bệnh dao động từ thu thập từ tre, hành tím, bưởi và ổi 38,10% đến 67,01% trong thí nghiệm thể hiện khả năng đối kháng cao nhất bố trí cùng thời điểm và từ 58,54% của chúng đối với F. oxysporum với tỷ đến 81,19% trong thí nghiệm IMO bố lệ ức chế là 100%. Hơn nữa, IMO thu trí trước so với F. oxysporum. Như thập từ đất tre, bưởi và ổi có khả năng vậy, có thể thấy rằng tất cả các IMO ngăn chặn sự phát triển của F. được khảo sát đều có tiềm năng lớn oxysporum lên đến 100% trong điều trong kiểm soát sinh học chống lại kiện IMO và nấm bệnh được chủng Fusarium oxyporum và IMO thu thập cùng một thời điểm vì phân hủy hoàn từ các đất trồng ổi và bưởi cho thấy toàn sợi nấm của nấm bệnh và có thể hiệu quả cao nhất so với các loại khác. Hình 1. Hoạt động đối kháng của 15 IMO đối với nấm Fusarium oxysporum sau 7 ngày nuôi cấy ở thí nghiệm IMO chủng sau F. oxysporum 2 ngày 423
  6. Lê Thị Xã và ctv. Bảng 1. Hiệu quả đối kháng của 15 IMO đối với nấm gây bệnh Fusarium oxysporum Tỉ lệ ức chế (%) Kí hiệu IMO từ đất canh tác IMO > F.oxy IMO= F.oxy IMO < F.oxy Trung bình a a cd IMO1 Tre 100,0 100,0 25,25 75,08 b cd cd IMO2 Đất luân canh 80,14 54,08 25,57 52,26 b ef cd IMO3 Chuối 81,19 44,90 22,95 49,68 a c cd IMO4 Hành tím 100,0 47,48 23,78 57,08 bcd de cd IMO5 Rau 68,99 49,66 24,26 47,64 cde b bc IMO6 Lúa 66,20 67,01 40,98 58,06 g ef cd IMO7 Dưa hấu 44,98 45,24 22,30 37,50 fg f d IMO8 Cỏ hoang 51,97 38,79 13,12 34,63 def cde c IMO9 Bắp 60,98 51,70 26,56 46,41 bcd cde ab IMO10 Rau xen canh 70,73 52,04 48,53 57,10 def f c IMO11 Cam 58,54 38,10 26,56 40,07 a a ab IMO12 Bưởi 100,0 100,0 46,89 82,30 a a a IMO13 Ổi 100,0 100,0 56,39 85,46 efg e c IMO14 Mía 53,31 46,60 26,23 42,05 bc cd c IMOmix IMO hỗn hợp 76,31 54,42 26,87 52,53 Ghi chú: Trong cùng một cột các giá trị có phần chữ theo sau khác nhau thì khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) “=” nghĩa là IMO và F. oxysporum được ủ cùng lúc, “>” nghĩa là IMO được chủng trước F. oxysporum 2 ngày và “
  7. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 được sử dụng để điều trị nấm gây solani vì sợi nấm bệnh phát triển phủ bệnh. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt trên bề mặt đĩa Petri sau 2 ngày chủng. hơn, IMO nên được xử lí trước để Tuy nhiên, chúng không thể vượt qua phòng ngừa nấm bệnh này. Hơn nữa, vùng tăng trưởng của các IMO ngoại để đảm bảo hiệu quả ức chế ổn định trừ IMO từ đất đồng cỏ và đất trồng của IMO cho các chức năng này, một cam. Điều này có thể được giải thích hỗn hợp nhiều IMO có nguồn gốc bởi sự sinh trưởng nhanh chóng của khác nhau là cần thiết. R. solani dẫn đến IMO chưa kịp hình thành cơ chế đối kháng nấm bệnh. 3.2.2. Tiềm năng đối kháng của IMO với Kết quả này tương tự với Ghai et al Rhizoctonia solani (2007) khi khảo sát tính đối kháng Kết quả khảo sát khả năng đối sinh học của các chủng nấm phân lập kháng của 15 IMO đối với nấm cho thấy chúng đối kháng mạnh mẽ Rhizoctonia solani trong trường hợp với nấm F. oxysporum và nấm cả IMO và nấm đều được chủng cùng Sclerotium rolfsii nhưng không ức chế thời điểm (Hình 2A) cho thấy IMO có đối với sự phát triển của R. solani. hiệu quả thấp trong việc ức chế R. Hình 2. Hoạt động đối kháng nấm Rhizoctonia solani của các IMO sau 2 ngày nuôi cấy (A: IMO và R. solani được chủng cùng thời điểm; B: IMO chủng trước R. solani 2 ngày) Tuy nhiên, trong trường hợp IMO sợi nấm của Rhizoctonia bị ức chế được chủng trước 2 ngày so với R. trong khoảng từ 52,96 - 92,59%. solani hiệu quả ức chế tăng rất đáng Trong đó hiệu quả ức chế cao nhất đối kể và khác nhau giữa các IMO (hình với nấm bệnh đã được quan sát thấy ở 2B và hình 3). Theo đó sự tăng trưởng IMO ổi với hiệu quả ức chế là 425
  8. Lê Thị Xã và ctv. 92,59%. Kế theo là IMO bưởi có hiệu oxysporum và R. solani hệ vi sinh vật quả ức chế là 88,19%, trong khi 13 bản địa hỗn hợp cho thấy khả năng đối IMO còn lại có tỷ lệ ức chế dao động kháng khá tốt và ổn định trong các khoảng 52,96 - 71,11%. Đặc biệt trong thời điểm bố trí. cả 2 thí nghiêm đối kháng trên nấm F. Hình 3. Hiệu quả đối kháng của 15 IMO đối với nấm gây bệnh Rhzoctonia solani sau 2 ngày nuôi cấy Từ kết quả này, có thể thấy rằng tất and Nghia, 2019). Kết quả của nghiên cả 15 IMO được thử nghiệm có hiệu cứu này phù hợp với nghiên cứu của quả đối kháng đối với nấm F. Ghai et al. (2007), Robles-Yerena et al. oxysporum cao hơn so với nấm R. (2010) và Huy et al. (2017). Ngoài ra, solani, đồng thời tác dụng ức chế của Koche et al. (2013) đã phát hiện ra các IMO đối với cả hai dòng nấm này rằng các hợp chất chống nấm chiết được chứng minh là hiệu quả hơn khi xuất từ dung dịch nuôi cấy được phát chủng IMO trước nấm bệnh. Điều này hiện là rất hiệu quả trong việc ức chế ngụ ý rằng IMO có thể được sử dụng sự phát triển của nấm bệnh lên tới để phòng ngừa các bệnh do nấm trong 42,79% và 20,45% đối với R. solani đất sinh ra như F. oxysporum và R. và F. solani. solani. Điều này có thể được giải Hơn nữa, theo Duffy and Weller thích là do các vi sinh vật trong IMO (1995) và Hervas et al. (1998), đã bao gồm nấm, vi khuẩn và xạ khuẩn khẳng định hỗn hợp của các loài vi có thể tiết ra một số hợp chất hoặc sinh vật khác nhau cho hiệu quả kiểm enzyme phân hủy hoặc ức chế sự phát soát mầm bệnh tốt hơn bởi chúng có triển của sợi nấm F. oxysporum (Xa thể thích nghi tốt hơn với những thay 426
  9. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 đổi của môi trường, đồng thời có thể các vi sinh vật bản địa có tiềm năng có nhiều cơ chế ức chế mầm bệnh lớn trong việc kiểm soát sinh học đối cũng như khả năng chống lại một loạt với nấm bệnh thực vật trong đất và có các mầm bệnh khi chúng xuất hiện. thể được khai thác trong phòng trừ Tóm lại, từ kết quả ghi nhận được của bệnh hại và bảo vệ cây trồng. nghiên cứu này và kết quả của các nghiên cứu trước đó đã hỗ trợ cho TÀI LIỆU THAM KHẢO nghiên cứu này rằng các hệ vi sinh vật 1. Board of Land and Natural Resources State of bản địa có khả năng kiểm soát sinh Hawaii (2018), Project Issuance of right-of- học cao đối với các loại nấm gây bệnh entry permit to big island resource conservation and development council for the thực vật như F. oxysporum và R. purpose of conducting research on the solani mà các cơ chế đối kháng sinh efficacy of li~digenous microorganisms to học của các IMO cần được nghiên cứu confer resistance to Ohia against rapid Ohia sâu hơn trong tương lai. death on State Lands. Puna, Hawaii. 2. Chiemela FA, Serafin LN, Ricardo LI, Joseph LN. (2013), Application of indigenous 4. KẾT LUẬN microorganisms (IMO) for bio-conversion of agricultural waste. International Journal of Kiểm soát sinh học đối với nấm Science and Research, 4(5):778 - 84. gây bệnh thực vật là phương pháp tiếp 1. Dar WA, Beig MA, Ganie SA, Bhat JA, cận sinh thái của bảo vệ thực vật. Shabir-u-Rehman, Razvi SM. (2013), In vitro Nghiên cứu này đã xác nhận hoạt tính study of fungicides and biocontrol agents against Fusarium oxysporum f.sp. pini kháng nấm rõ rệt của tất cả các IMO causing root rot of Western Himalayan fir thu thập từ các hệ thống canh tác cây (Abies pindrow). Scientific Research and trồng khác nhau trong tỉnh Sóc Trăng. Essays,8(30):1407 - 12. Đối với IMO, không cần phải phân lập 2. Duffy BK, Weller DM. (1995), Use of các chủng vi sinh vật đơn lẻ cho mục Gaeumannomyces graminis var. graminis alone and in combination with fluorescent đích ứng dụng mà vẫn có chức năng Pseudomonas spp. to suppress take-all of đối kháng nấm tốt ở mức độ khá cao wheat. Plant Disease, 79:907 - 11. bên cạnh các chức năng khác như kích 3. Ghai S, Sood SS, Jain RK. (2007), thích sinh trưởng thực vật đã được Antagonistic and antimicrobial activities of some bacterial isolates collected from soil chứng minh qua các nghiên cứu trước samples. Indian Journal of Microbiology, đây. Hai IMO được thu thập từ các 47:77 - 80. trang trại trồng ổi và bưởi cho thấy 4. Hervas A, Landa B, Datnoff LEm, Jime´nez- hoạt động rõ rệt nhất của chúng trong Dı´az RM. (1998), Effects of commercial and indigenous microorganisms on Fusarium wilt việc kiểm soát sinh học đối với hai development in chickpea. Biological Control, loại nấm gây bệnh thực vật Fusarium 13(3):166 - 76. oxysporum và Rhizoctonia solani. Kết 5. Huy ND, Nguyen PQ, Hong NTT, Giang H, quả của nghiên cứu này cho thấy rằng Vien NV, Canh NT. (2017), Isolation and 427
  10. Lê Thị Xã và ctv. evaluation of antagonistic ability of (2017), Antagonistic activity of indigenous Trichoderma asperellum against soil borne Pseudomonas isolates against Fusarium plant pathogen. Vietnam Journal of species isolated from anise. Horticulture, Agricultural Sciences, 15(12):1593 - 640. 61:413 - 6. 6. Koche D, Gade RM, Deshmukh AG (2013), 12. Toppo SR, Naik UC. (2015), Isolation and Antifungal activity of secondary metabolites characterization of bacterial antagonist to produced by Pseudomonas fluorescens. The plant pathogenic fungi (Fusarium spp.) from Bioscan, 8(2):723 - 6. agro based area of Bilaspur. International 7. Kumar BL, Gopal DVR. (2015), Effective Journal of Research Studies in Biosciences, role of indigenous microorganism for 6-14. sustainable environment. Biotech, 5(6):867 - 13. Vincent JM. (1947), Distortion of fungal 76. hyphae in the presence of certain inhibitors. 8. Kyu CH, Koyama A. (1997), Korean Natural Nature, 159(4051):850. Farming: Indigenous Microorganisms and 14. Xa LT, Nghia NK. (2019), Microbial Vital Power of Crop/Livestock. Republic of diversity of indigenous microorganism Korea: Korean Nature Farming Association communities from different agri-ecosystems Publisher, 39 - 48. in Soc Trang province, Vietnam. Proceeding 9. Reddy R. (2011), Cho’s Global Natural of the International Conference on Farming. Bengaluru, India: South Asia Rural Biotechnology of Ho Chi Minh City Open Reconstruction Association. University 2019: Research and Application in Biotechnology; 2019 July 26; Ho Chi Minh 10. Robles-Yerena L, Rodríguez-Villarreal RA, City Open University, Vietnam. Ortega-Amaro MA, Fraire-elázquez S, Simpson J, Rodríguez-Guerra R, Jiménez- 15. Yuliar S, Supriyati D, Rahmansyah M. Bremont JF. (2010), Characterization of a (2013), Biodiversity of endophytic bacteria new fungal antagonist of Phytophthora and their antagonistic activity to Rhizoctonia capsici. Scientia Horticulturae, 125(3):248 - solani and Fusarium oxysporum. Global 55. Journal of Biology, Agriculture and Health Sciences, 2(4):111 - 8. 11. Stanojković-Sebić A, Pavlović S, Starović M, Pivić R, Dinić1 Z, Lepšanović Z, Jošić D. 428
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2