PHẦN II:<br />
<br />
NGHIÊN CỨU VỂ SINH ĐẺ<br />
<br />
123<br />
<br />
ƯỚC LƯỢNG TUỔI KẾT HÔN TRUNG BÌNH<br />
LẦN ĐẦU QUA SỐ LIỆU TổNG ĐIỂU TRA<br />
DÂN SỐ VÀ NHÀ ở NĂM 1999 <br />
ĐẶNG NGUYÊN ANH<br />
Tình trạng hôn nhân là một trong những chỉ tiêu đặc<br />
trưng trong nghiên cứu dân số và xã hội. Cho đến nay, hầu hết<br />
các cuộc điều tra khảo sát đểu sử dụng thông tin về tình trạng<br />
hôn nhân như một biến số cơ bản khi thiết kế, thu thập và phân<br />
tích kết quả. Ngay từ những năm 60, để đảm bảo tính so sánh<br />
quốc tế, Liên hợp quốc đã có quy ước thốhg nhất tình trạng hôn<br />
nhân thành 5 nhóm sau: (a) Độc thân hay chưa vợ/chồng (b) Có<br />
vợ/chồng hợp pháp và cùng chung sống (c) Có vợ/chồng nhưng<br />
sống ly thân (d) Goá vợ/chồng nhưng chưa tái hôn (e) Ly hôn/ly<br />
dị và chưa tái hôn.1 Do sự nhạy cảm và riêng tư của những<br />
thông tin liên quan đến tình trạng hôn nhân mà hiện nay trong<br />
nhiều cuộc điều tra, luôn có một tỷ lệ đáng kể nhóm đối tượng<br />
khảo sát không muốn khai báo thông tin về tình trạng hôn<br />
n h ân của mình.<br />
So vối tình trạng hôn nhân, tuổi kết hôn trung bình lần<br />
đầu là một tiêu chí không kém phần quan trọng vì nó phản ánh<br />
đặc trưng dân sô" và trình độ phát triển của mỗi quốc gia.2<br />
Nhiều chính phủ trên thế giới đã xem việc nâng cao tuổi kết<br />
1Xem United Nations, Principles and Recommendations for the 1970<br />
<br />
Population Censuses, Statistical Paper, Series M, No. 44, 1967, pp.<br />
52-53.<br />
2Đe thuận tiện cho ngưòi đọc, trong bài này tuổi kết hôn trung bình<br />
<br />
lần đầu được gọi tắt là tuổi kết hôn trung bình.<br />
125<br />
<br />
hôn như một trong những biện pháp thúc đẩy tiến bộ xã hội.<br />
Từ lâu, chương trình DS-KHHGĐ ở nưốc ta luôn chú trọng công<br />
tác tuyên truyền, vận động thế hệ trẻ không kết hôn sớm. Tình<br />
<br />
trạ n g tảo hôn bị pháp lu ậ t nghiêm cấm, lu ật hôn nhân và gia<br />
đình từ lâu đã có quy định rõ ràng tuổi kết hôn hợp pháp ở Việt<br />
Nam (20 đối với nam và 18 đối với nữ).<br />
Mặc dù có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn như vậy,<br />
song so với tình trạng hôn nhân, thông tin về tuổi kết hôn<br />
thưòng không được thu thập hoặc thu thập không đầy đủ qua<br />
các cuộc điều tra khảo sát. Do những hạn chê trong khả năng<br />
hồi cố sự kiện của người cung cấp thông tin nên nhiều trường<br />
hợp số liệu về tuổi hoặc thời điểm kết hôn bị thiếu hụt, đặt ra<br />
những trỏ ngại lớn trong công tác nghiên cứu và hoạch định<br />
chính sách. Vì những khó khăn phức tạp đó mà các cuộc Tổng<br />
điểu tra dân số với quy mô quốc gia thường không thu thập<br />
thông tin vể tuổi kết hôn. Trong trường hợp này, tuổi kết hôn<br />
trung bình của dân sô' không được xác định.<br />
Nhằm khắc phục được tình trạng trên, khoa học dân sô đã<br />
tìm ra phương pháp ước tính gián tiếp tuổi kết hôn trung bình<br />
thông qua tình trạng hôn nhân của dân số hoặc nhóm dân cư.<br />
Phương pháp này được áp dụng với giả định không xảy ra tử<br />
vong trong độ tuổi khảo sát. Sô' liệu-đầu vào khá đơn giản, đó là<br />
tỷ trọng độc thân (chưa vợ/chồng) chia theo nhóm tuổi. Sự giảm<br />
dần của tỷ trọng này qua từng nhóm tuổi phản ánh thực tê hôn<br />
nhân gia tăng theo thời gian, thường được tính đến nhóm tuổi<br />
50-54. Có thể tóm tắt các bưóc tính toán như sau:<br />
Bước 1: Tính tổng tỷ trọng chưa kết hôn của dân số theo<br />
các nhóm tuổi, tính từ nhóm 15-19, 20-24, 25-29, v.v... cho đến<br />
nhóm 45-49. Sau đó nhân tổng này với 5 (do sử dụng nhóm tuổi<br />
<br />
126<br />
<br />
5 năm). Kết quả thu được là số năm sống độc thân của nhóm<br />
dân cư khảo sát.<br />
Bước 2: Cộng thêm 1500 (15 xlOO) vào kết quả của bước 1.<br />
ở đây, 1500 là số năm sống độc thân của nhóm dân cư trước khi<br />
sang tuổi 15.<br />
Bước 3: Điều chỉnh tỷ trọng chưa kết hôn của hai nhóm<br />
45-49 và 50-54 tuổi bằng phép nội suy.<br />
Bước 4: Nhân kết quả bước (3) với 50 sau đó trừ vào kết<br />
quả bước (2) nhằm loại trừ sô" năm sống độc thân đối với những<br />
người vẫn không kết hôn trước khi sang tuổi 50.<br />
Bước 5: Lấy 100 trừ đi kết quả bước (3) rồi lấy bước (4)<br />
chia cho số thu được, ta sẽ có tuổi kết hôn trung bình của nhóm<br />
dân cư khảo sát.<br />
Bài viết đã vận dụng phương pháp ước lượng gián tiếp nói<br />
trên để tính toán tuổi kết hôn trung bình của Việt Nam qua sô'<br />
liệu do cuộc TĐTDS thu thập tại thời điểm 1-4-1999 trên phạm<br />
vi cả nước. Cũng giống như những cuộc Tổng điều tra trước đây,<br />
cuộc TĐTDS lần này không có thông tin về thời điểm hay tuổi<br />
kết hôn. Thông tin duy nhất có liên quan là tình trạng hôn<br />
nhân. Vào thồi điểm điều tra, tất cả những người từ 13 tuổi trở<br />
lên đều được hỏi về tình trạng hôn nhân. Câu trả lời được chia<br />
thành 5 nhóm: (a) chưa vợ/chồng; (b) có vợ/chồng; (c) goá; (d) ly<br />
hôn; (e) ly thân.1Theo quy ưốc, cuộc Tổng điều tra chỉ ghi nhận<br />
những cuộc hôn nhân hay ly hôn hợp pháp đã được pháp luật<br />
thừa nhận.<br />
<br />
1Thông tin chi tiết đề nghị tham khảo nội dung bảng câu hỏi của cuộc<br />
Tổng điều tra.<br />
127<br />
<br />