TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 29, 2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MỘT SỐ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG<br />
CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH TRONG NƯỚC KHOÁNG PHÚ SEN (PHÚ YÊN)<br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (AAS)<br />
Nguyễn Nhân Đức<br />
Phan Thị Mỹ Lệ, Võ Đức Nhân<br />
Trường Đại học Y khoa Huế<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nước khoáng là nước thiên nhiên nằm sâu trong lòng đất, chứa các khoáng chất và có <br />
khả năng phòng và chữa bệnh.<br />
Ở tỉnh Phú Yên có nguồn nước khoáng Phú Sen, nhân dân địa phương đang sử dụng <br />
nước này trong việc ngâm tắm, uống để chữa bệnh (như: tiêu hóa, cao huyết áp, khớp và một <br />
số bệnh phụ khoa,…) cho kết quả tốt nhưng chưa được phân tích các thành phần chứa trong <br />
đó. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hiện đại có độ <br />
chính xác và độ tin cậy cao, đó là phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) để xác định <br />
thành phần hóa học của một số nguyên tố vi lượng trong nước khoáng Phú Sen nhằm góp <br />
phần đánh giá chất lượng của nước, giúp cho việc sử dụng nước khoáng Phú Sen an toàn và <br />
hiệu quả [4, 14].<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:<br />
1. Đối tượng nghiên cứu: Nước khoáng Phú Sen (Phú Yên).<br />
2.Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp xác định tính chất vật lý:<br />
+ Xác định mùi vị, màu sắc và độ đục theo TCVN 265378.[15]<br />
+ Xác định nhiệt độ: dùng nhiệt kế thủy ngân từ 0 1000C, có chia vạch đến 0,10C.<br />
Phương pháp xác định thành phần các nguyên tố vi lượng bằng phương pháp AAS (Sử <br />
dụng phương pháp thêm tiêu chuẩn). Theo TCVN [15]<br />
Xử lý thống kê các số liệu thực nghiệm.<br />
Bàn luận.<br />
III. KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN THỰC NGHIỆM:<br />
1. Chúng tôi sử dụng các hóa chất loại PA.<br />
2. Các dụng cụ sử dụng trong phòng thí nghiệm như: Bình định mức, ống đong, cốc mỏ, <br />
bình tam giác... đều của Nhật.<br />
3. Tiến hành pha các dung dịch chuẩn, để tạo đường cong chuẩn.<br />
4. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử có mã số: SPertr AA 640 của VrianptyLTD <br />
Autralia.<br />
<br />
<br />
69<br />
5. Lấy mẫu và xử lý mẫu [14]:<br />
Mẫu được lấy tại điểm xuất lộ, xử lý ngay bằng dung dịch HCl 1% (1 lít nước khoáng <br />
pha với 10ml dung dịch HCl 1%), sau đó cho vào các bình Polyethylen đã được làm sạch. Tiến <br />
hành phân tích mẫu trong vòng 25 ngày sau khi lấy.<br />
Các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ trong, mùi vị được tiến hành ngay tại nguồn.<br />
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:<br />
1. Tính chất lý học của nước khoáng:<br />
Kết quả phân tích nước khoáng Phú Sen cho thấy:<br />
- Nhiệt độ: 710C 0,50C.<br />
- Không màu, không mùi, không vị, rất trong.<br />
- Độ pH = 8,2<br />
Với những tính chất vật lý của nước khoáng Phú Sen ở trên, thì nước khoáng Phú Sen <br />
thuộc loại nước khoáng nóng có tính kiềm nhẹ, vì vậy nó có thể dùng để uống và để tắm để <br />
giải khát và chưã bệnh.<br />
2. Thành phần hóa học của nước khoáng:<br />
Tiến hành phân tích các chỉ tiêu tại Trung tâm Phân tích Hóa lý của Đại học Huế, kết <br />
quả thu được ở bảng 1:<br />
Bảng 1: Kết quả phân tích nước khoáng Phú Sen bằng pp AAS<br />
<br />
STT Chỉ tiêu phân tích Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Xử lý thống kê<br />
(mg/l) (mg/l) (mg/l) = X (mg/l)<br />
1 Ca 28,93 23,34 22,86 24,53 0,53<br />
2 Cr Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ<br />
3 Cu 0,188 0,188 0,188 0,188<br />
4 Fe 0,073 0,030 0,123 0,073 0,4<br />
5 K 5,845 6,135 5,949 5,565 0,280<br />
6 Mg 1,329 1,312 1,260 1,30 0,03<br />
7 Mn 0,154 0,112 0,110 0,112 0,040<br />
8 Na 1,119 1,181 1,137 1,137 0,050<br />
9 Ni Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ<br />
10 Zn 2,171 2,142 2,190 2,171 0,020<br />
Kết quả phân tích các nguyên tố vi lượng bằng phương pháp AAS ở bảng 1, cho ta <br />
thấy: Nước khoáng Phú Sen không có hoặc có các kim loại nặng, gây độc cho cơ thể đều ở <br />
dưới mức cho phép. Các nguyên tố vi lượng xác định được đều có tác dụng chữa một số <br />
bệnh như: <br />
Zn với hàm lượng 2,190 mg/l có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, làm tăng khả năng <br />
hấp thụ của acid amin, điều hòa chuyển hóa lipid, ngăn ngừa mỡ hóa gan. Zn còn tham gia tạo <br />
máu, tinh dịch, ổn định màng tế bào, tổng hợp AND và ARN làm giảm nguy cơ ung thư tuyến <br />
tiền liệt.<br />
<br />
<br />
<br />
70<br />
Cu với hàm lượng 0,188 mg/l có thể tham gia vào một số enzym chẳng hạn như <br />
coenzym tổng hợp noradrenalin làm thức tỉnh và gia tăng sự chú ý.<br />
Mg với hàm lượng 1,260mg/l có khả năng tham gia vào chức năng tạo xương, hoạt <br />
động cơ, bồi dưỡng thần kinh (an thần, đau nửa đầu, mệt mỏi, stress).<br />
K với hàm lượng 5,949mg/l có tác dụng lợi tiểu và có tác dụng trợ tim và bệnh cao <br />
huyết áp.<br />
Mn, Cu, Zn hệ các nguyên tố vi lượng này có thể tham gia vào các hệ thông enzym <br />
chống lão hóa của cơ thể con người.<br />
KẾT LUẬN:<br />
Việc sử dụng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử để khảo sát các nguyên tố vi lượng <br />
trong nước khoáng cho kết quả phân tích có độ chính xác và có độ tin cậy cao, đã góp phần <br />
nâng cao giá trị sử dụng của nguồn nước khoáng Phú Sen về mặt giải khát và chữa một số <br />
bệnh đặc biệt như: Cao huyết áp, cơ khớp, chống lão hóa của nguồn nước khoáng Phú Sen <br />
Phú Yên.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Y tế. Tài liệu tập huấn kỹ thuật vệ sinh môi trường, Hà Nội (1996) <br />
2. Hà Như Phú. Nghiên cứu nước khoáng Việt Nam, Trường Đại học Dược Hà Nội <br />
(1990).<br />
3. Hồ Viết Quý, Nguyễn Nhân Đức, Phạm Khắc Lâm, Ngô Văn Tứ. Nghiên cứu hàm <br />
lượng Iot trong nước khoáng My An bằng phương pháp chiết trắc quang , Tạp chí Hóa <br />
học N02 (1994) 54.<br />
4. Ixalva JSKhaikin M.7. Tổ chức hoạt động các nhà chữa bệnh tắm ngâm bên ngoài khu <br />
điều dưỡng, Vấn đề điều dưỡng học N01 (1976)<br />
5. Nguyễn Ngọc Cát. Nước khoáng nóng Việt Nam, Viện Thông tin tư liệu địa chất (1990) <br />
525.<br />
6. Nguyễn Nhân Đức. Phân loại một số nguồn nước khoáng Miền Trung và nghiên cứu <br />
toàn diện nguồn nước khoáng Mỹ An Thừa Thiên Huế để chữa bệnh và phục vụ dân <br />
sinh. Luận án Phó Tiến sĩ, Hà Nội (1994).<br />
7. Nguyễn Ngọc Cát, Từ Vọng Nghi, Đào Hữu Vinh. Cơ sở lý luận hóa học phân tích, <br />
NXB ĐH và THCN (1980) 98122.<br />
8. Nguyễn Thế Thư. Dinh dưỡng trị liệu, NXB Nguyễn Xuân Phương, California (1993) <br />
593607.<br />
9. Simirnov K.E.A. Nước khoáng chữa bệnh dùng để uống, NXB Khoa học Matxcơva <br />
(1968).<br />
10. Phạm Luận. Phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử, Đại học Tổng hợp Hà <br />
Nội (1992)<br />
11. Trần Văn Y. Độc chất học, NXB Y học (1996) 210211.<br />
12. Trương Công Quyền. Nước khoáng tuyền, NXB Y học (1963)<br />
<br />
<br />
<br />
71<br />
13. Từ Vọng Nghi, Huỳnh Văn Trung, Trần Tử Hiếu. Phân tích nước, NXB Khoa học và <br />
kỹ thuật, Hà Nội (1986)<br />
14. Txartis P.G . Các yếu tố điều dưỡng và vật lý trị liệu dùng trong việc phục vụ các <br />
bệnh nhân bị các bệnh thường gặp, Vấn đề điều dưỡng, N06 (1975) 120130.<br />
15. Bộ môn Hoá phân tích trường Đại học Dược Hà Nội, Môi trường và độc chất môi <br />
trường, Hà Nội (2000) 198 199.<br />
<br />
DETERMINATION STUDY OF THE CONCENTRATIONS OF SOME TRACE <br />
ELEMENTS POTENTIALLY USABLE FOR DISEASE TREATMENT OF PHU <br />
SEN MINERAL WATER (PHU YEN PROVINCE) USING ASS METHOD.<br />
Nguyen Nhan Đuc<br />
Phan Thi My Le<br />
Vo Duc Nhan<br />
SUMMARY<br />
Phu Sen mineral water at Phu Yen Province has been used by the local people to treat <br />
some diseases effectively.<br />
Throughout the study on the physical properties and chemical composition (by AAS <br />
method) of the Phu Sen mineral water, we find that Phu Sen mineral water has:<br />
A temperature of 71oC, classified as a hot mineral water.<br />
The Phu Sen mineral water contain trace elements at appropriate concentrations. Heavy <br />
metal are detected at low levels<br />
Thus, the Phu Sen mineral water can be used safely for some purposes, such as for <br />
drinking, bathing, and may have potential for the treatment of several diseaes. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
72<br />