Cơ kỹ thuật & Cơ khí động lực<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LỰC CẢN TỔNG QUÁT TRONG QUÁ<br />
TRÌNH TÍCH VẬT LIỆU VÀO GẦU CỦA MÁY XÚC LẬT<br />
Chu Văn Đạt1, Lê Văn Dưỡng1, Tạ Văn Huy2*<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp xác định lực cản tổng quát trong quá<br />
trình tích vật liệu vào gầu của máy xúc lật trong đó có kể đến ảnh hưởng của các<br />
thông số hình học của gầu và các tính chất cơ lý của vật liệu. Trên cơ sở đó khảo<br />
sát sự ảnh hưởng của một số thông số hình học của gầu và các đặc tính cơ lý của<br />
vật liệu đến giá trị lực cản tổng quát tác dụng lên gầu trong quá trình tích vật liệu.<br />
Từ khóa: Máy xúc lật, Gầu xúc, Lực cản tổng quát.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Máy xúc lật được sử dụng rộng rãi với mục đích cơ giới hóa trong các lĩnh vực xây<br />
dựng, khai thác mỏ, vận tải…Công dụng chính của máy là bốc xúc đất, đá và vật liệu rời,<br />
vận chuyển chúng trực tiếp trong gầu hoặc đổ lên thiết bị vận chuyển khác.<br />
Trong một chu trình làm việc, nhìn chung máy thực hiện theo các phân đoạn: Tích vật<br />
liệu-Nâng-Di chuyển-Dỡ vật liệu-Triển khai vị trí mới. Chí phí thời gian cho các phân<br />
đoạn và lượng vật liệu nằm trong gầu xúc sẽ quyết định đến năng suất làm việc của máy.<br />
Thêm vào đó đặc điểm vừa di chuyển vừa điền đầy vật liệu vào gầu nên giai đoạn tích vật<br />
liệu thường là giai đoạn chi phí công suất cao nhất. Việc tính toán để có được kết cấu gầu<br />
xúc hợp lý trong những điều kiện thi công cụ thể là rất cần thiết để giảm thiểu thời gian<br />
cũng như chi phí năng lượng tiêu hao cho phân đoạn điền đầy vật liệu. Mô hình tính toán<br />
lực cản tổng quát tác dụng lên gầu xúc trong quá trình tích vật liệu vào gầu là hết sức quan<br />
trọng và cần thiết trong quá trình tính toán thiết kế và vận hành máy xúc lật theo xu thế<br />
phát triển và hoàn thiện các dạng máy thi công hiện nay. Đã có một số công trình nghiên<br />
cứu về sự tương tác giữa thiết bị công tác và môi trường làm việc nhằm mục đích đưa ra<br />
các mô hình tính một số thành phần lực cản với gầu xúc lật [1-4]. Tuy nhiên các tính toán<br />
chưa khảo sát và đề cập đầy đủ đến các tham số về kết cấu và về cơ tính của vật liệu. Nên<br />
kết quả tính toán mới chỉ đạt được ở từng tiêu chí riêng rẽ.<br />
Bài báo tập trung vào xây dựng mô hình tương tác giữa thiết bị công tác với môi trường<br />
làm việc của máy xúc lật, từ đó xác định sự phụ thuộc của lực cản tổng quát tác dụng lên<br />
gầu xúc vào các thông số hình học của gầu và đặc tính cơ lý của môi trường công tác.<br />
2. THIẾT LẬP CÔNG THỨC TÍNH LỰC CẢN TỔNG QUÁT TÁC DỤNG<br />
LÊN GẦU TRONG QUÁ TRÌNH TÍCH VẬT LIỆU<br />
Trong giai đoạn tích vật liệu vào gầu (hình 1), trước tiên gầu được hạ xuống miệng<br />
hướng về phía trước tiếp cận đống vật liệu kết hợp di chuyển của máy để tiến hành xúc vật<br />
liệu vào gầu, phần lăng kính vật liệu OA1B trượt tự do trên mặt phẳng đáy gầu OA1 đi vào<br />
gầu (hình 1a, 1b). Tiếp theo, gầu tiếp tục di chuyển tích vật liệu, phần lăng kính vật liệu<br />
OA1B trượt trên bề mặt vật liệu OA1 của lăng kính vật liệu OA1D đã tích vào gầu (hình<br />
1c). Cuối cùng là quá trình vừa tích vật liệu vừa điều khiển lật ngửa dần gầu lên để chứa<br />
vật liệu trong gầu (hình 1d). Quá trình tích vật liệu vào gầu, răng gầu có thể di chuyển cao<br />
hơn (hình 1a) hoặc di chuyển trên bề mặt nền (hình 1b) của đống vật liệu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
166 C.V. Đạt, L.V. Dưỡng, T.V. Huy, “Nghiên cứu xác định lực cản… gầu của máy xúc lật.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Giai đoạn tích đất vào gầu.<br />
Để thiết lập công thức tính toán lực cản tổng quát tác dụng lên gầu của máy xúc lật đối<br />
với giai đoạn đầu của quá trình tích vật liệu vào gầu trong trường hợp răng gầu di chuyển<br />
trên bề mặt nền của đống vật liệu (hình 1b).<br />
Sơ đồ các lực tương tác giữa gầu với vật liệu trong quá trình tích vật liệu được thể hiện<br />
trên hình 2a. Quá trình tích vật liệu, gầu di chuyển ngang và mặt đáy gầu nghiêng một góc<br />
α0 so với mặt phẳng ngang, răng gầu di chuyển trên mặt phẳng nền của đống vật liệu OA,<br />
lăng kính vật liệu OA1B chuyển động trượt trên mặt phẳng đáy gầu OA1 vào gầu, khi đó<br />
góc trượt vật liệu vào gầu ψ1 bằng góc nghiêng của đáy gầu α0 (ψ1 = α0).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ các lực tương tác khi tích vật liệu vào gầu.<br />
Xác định các lực tác dụng lên lăng kính vật liệu. Phần lăng kính vật liệu OA1B được<br />
coi là khối rắn đồng nhất chuyển động tịnh tiến, cân bằng và chịu tác dụng của các lực: N1,<br />
F1, N2, F2, Fkd, G (hình 2a).<br />
Trọng lượng G của khối lăng kính vật liệu OA1B được xác định theo công thức [5]:<br />
sin sin 2<br />
G 0,5 vl gL2d B0 , (1)<br />
sin 2 <br />
trong đó, ρvl – khối lượng riêng của vật liệu, kg/m3; g – gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2;<br />
B0 – bề rộng của gầu xúc, m; Ld - độ sâu thâm nhập của gầu vào đống vật liệu, m; α – góc<br />
nghiêng ban đầu của đống vật liệu; ψ2 – góc trượt của lăng kính vật liệu;<br />
Lực ma sát trượt F1 của lăng kính vật liệu với đáy gầu OA1 được xác định theo công thức:<br />
F1 1 N1 (2)<br />
Lực ma sát trượt F2 giữa vật liệu với vật liệu trên đoạn OB được xác định theo công thức:<br />
F2 2 N 2 (3)<br />
trong đó, μ1 – hệ số ma sát giữa vật liệu và gầu xúc; μ2 – hệ số ma sát giữa vật liệu và vật liệu.<br />
Lực kết dính của vật liệu Fkd trên mặt OB được xác định theo công thức:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 167<br />
Cơ kỹ thuật & Cơ khí động lực<br />
<br />
C sin <br />
Fkd B0 Ld , (4)<br />
sin 2 <br />
trong đó, C là hệ số kết dính của vật liệu;<br />
Từ sơ đồ hình 2a, các phương trình cân bằng lực tác dụng lên lăng kính đất theo<br />
phương thẳng đứng và nằm ngang có dạng:<br />
n<br />
Fin N1 sin 1 F1 cos 1 F2 Fkd cos 2 N 2 sin 2 0;<br />
i 1<br />
n (5)<br />
F G N cos F sin F F sin N cos 0;<br />
<br />
i 1<br />
id 1 1 1 1 2 kd 2 2 2<br />
<br />
<br />
Giải hệ phương trình (5) ta xác định được phản lực của đáy gầu N1 và phản lực của vật<br />
liệu N2 tác dụng lên lăng kính vật liệu:<br />
G sin 2 2 cos 2 Fkd<br />
N1 (6)<br />
K1 K 2 K 3 K 4<br />
G Fkd sin 2 N1 cos 1 1 sin 1 <br />
N2 (7)<br />
cos 2 2 sin 2<br />
trong đó, K1, K2, K3, K4 là các hệ số được xác định:<br />
K1 sin 1 1 cos 1 ; K 2 cos 2 2 sin 2 ;<br />
K 3 cos 1 1 sin 1 ; K 4 sin 2 2 cos 2<br />
Xác định các lực tác dụng lên gầu xúc. Sơ đồ các lực tác dụng lên gầu xúc được thể<br />
hiện trên hình 2b. Trong quá trình tích vật liệu, gầu chịu tác dụng của các lực: N1' , F1' ; R ,<br />
Fc , Fms .<br />
Phản lực của vật liệu tác dụng lên đáy gầu N1' và lực ma sát giữa gầu và vật liệu F1'<br />
được xác định theo định luật 3 Newton:<br />
N1' N1 ; F1' F1 ; (8)<br />
Phản lực R của nền tác dụng lên phần răng gầu được xác định từ điều kiện cân bằng<br />
theo phương thẳng đứng:<br />
n<br />
<br />
F id R N1' cos 1 F1' sin 1 0 (9)<br />
i 1<br />
<br />
Thế các phương trình (2), (6) và (8) vào phương trình (9) nhận được:<br />
R N1' cos 1 F1' sin 1 N1 cos 1 1 sin 1 (10)<br />
Lực ma sát Fms của răng gầu với mặt nền được xác định:<br />
Fms fR fN1 cos 1 1 sin 1 (11)<br />
trong đó, f - hệ số ma sát giữa răng gầu với nền.<br />
Sơ đồ tính toán lực cản cắt Fc tại răng gầu được thể hiện trên hình 3 [5]:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
168 C.V. Đạt, L.V. Dưỡng, T.V. Huy, “Nghiên cứu xác định lực cản… gầu của máy xúc lật.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ tính lực cản cắt tác dụng lên răng gầu.<br />
<br />
Từ sơ đồ hình 3, có thể tính lực cản chính diện Fc theo công thức:<br />
Fc 2 N sin F cos (12)<br />
trong đó, N là áp lực trên bề mặt răng cắt và được xác định theo công thức:<br />
bB0<br />
N (13)<br />
2sin <br />
Lực ma sát F được tính theo công thức:<br />
F 2 N (14)<br />
Thế phương trình (13) và(14) vào phương trình (12) nhận được:<br />
bB0<br />
Fc sin 2 cos (15)<br />
sin <br />
trong đó, σ là ứng suất trên mặt nghiêng của răng cắt; 2 tg - hệ số ma sát giữa vật<br />
liệu với vật liệu.<br />
Lực đẩy ngang T1 của gầu được xác định từ điều kiện cân bằng theo phương ngang:<br />
n<br />
<br />
F in T1 F1' cos 1 N1' sin 1 Fms Fc 0 (16)<br />
i 1<br />
<br />
Tức là:<br />
T1 F1' cos 1 N1' sin 1 Fms Fc (17)<br />
Tổng lực tác dụng lên gầu (hình 2c) có thể đưa về điểm đầu răng gầu O và chia thành 2<br />
thành phần nằm ngang và thẳng đứng P1 và P2 tương ứng [6].<br />
P1 T1 F1' cos 1 N1' sin 1 Fms Fc , (18)<br />
P2 N1 cos 1 F1 sin 1 R 0. (19)<br />
Trong trường hợp này, gầu xúc di chuyển trên mặt nền được coi là cứng tuyệt đối, chính<br />
vì vậy, các lực tác dụng lên gầu xúc theo phương thẳng đứng cân bằng (P2 = 0). Thành phần<br />
lực theo phương ngang P1 chính là tổng lực cản tác dụng lên gầu trong quá trình tích vật liệu.<br />
Thế phương trình (2), (6), (8), (11) và (15) vào phương trình (18) nhận được:<br />
G sin 2 2 cos 2 Fkd<br />
P1 1 cos 1 sin 1 f cos 1 1 sin 1 <br />
K1 K 2 K 3 K 4<br />
bB0<br />
sin 2 cos (20)<br />
sin <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 169<br />
Cơ kỹ thuật & Cơ khí động lực<br />
<br />
Như vậy, công thức (20) cho phép tính toán lực cản tổng quát tác dụng lên gầu xúc theo<br />
phương di chuyển trong quá trình tích vật liệu vào gầu trong đó kể đến các thông số hình<br />
học của gầu xúc và các tính chất cơ lý của vật liệu.<br />
3. KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ HÌNH HỌC CỦA GẦU<br />
VÀ TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA VẬT LIỆU ĐẾN LỰC CẢN TỔNG QUÁT<br />
Trong phần này, các tác giả khảo sát sự phụ thuộc của lực cản tổng quát P1 tác dụng lên<br />
gầu trong quá trình tích vật liệu vào một số thông số hình học của gầu và đặc tính cơ lý<br />
của môi trường công tác. Các thông số đầu vào: B0 = 3,6 m; b = 0,03 m; γ = 350; μ1 = μ2 =<br />
0,5; α = 500; σ = 226,8 kPa; f = 0,45;<br />
Theo А.Н. Зеленин [7], khối lượng riêng của vật liệu ρvl và hệ số bám của vật liệu C<br />
được xác định phụ thuộc vào đặc tính cơ lý vật liệu. Cấp I: ρvl = 1250÷1750 kg/m3, C =<br />
0,85÷4,25 kPa; Cấp II: ρvl = 1700÷1950 kg/m3, C = 4,25÷33,75 kPa; Cấp III: ρvl =<br />
1750÷2200 kg/m3, C = 33,75÷60 kPa; Cấp IV: ρvl = 1800÷2400 kg/m3, C = 60÷1320 kPa;<br />
Kết quả sự phụ thuộc của lực cản tổng quát P1 tác dụng lên gầu xúc vào góc đặt gầu<br />
ban đầu α0, góc trượt của vật liệu ψ2, độ sâu thâm nhập của vật liệu vào gầu Ld và độ kết<br />
dính của vật liệu C, được biểu diễn trên hình 4-7, tương ứng.<br />
P1, kN P1, kN<br />
52 52.2<br />
<br />
<br />
51<br />
52<br />
<br />
50<br />
51.8<br />
49<br />
<br />
51.6<br />
48<br />
<br />
<br />
47 51.4<br />
<br />
<br />
46<br />
6 8 10 12 14 16 51.2<br />
74 76 78 80 82 84 86<br />
<br />
α0, độ ψ2, độ<br />
Hình 4. Sự phụ thuộc lực cản P1 vào Hình 5. Sự phụ thuộc lực cản P1 vào<br />
góc đặt gầu α0. Ld = 0,5 m; góc trượt vật liệu ψ2. Ld = 0,5 m;<br />
ψ2 = 800; C = 3 kPa. α0 = 160; C = 3 kPa.<br />
<br />
P1, kN P1, kN<br />
80 180<br />
<br />
160<br />
70<br />
140<br />
<br />
60 120<br />
<br />
100<br />
50<br />
80<br />
<br />
60<br />
40<br />
40<br />
<br />
30 20<br />
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 0 5 10 15 20 25 30<br />
<br />
Ld, m C, kPa<br />
Hình 6. Sự phụ thuộc lực cản P1 vào Hình 7. Sự phụ thuộc lực cản P1 vào<br />
độ sâu thâm nhập của vật liệu Ld; độ kết dính vật liệu C.<br />
ψ2 = 800; C = 3 kPa; α0 = 160 Ld = 0,5 m; ψ2 = 800; α0 = 160.<br />
<br />
<br />
170 C.V. Đạt, L.V. Dưỡng, T.V. Huy, “Nghiên cứu xác định lực cản… gầu của máy xúc lật.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Từ kết quả chỉ ra trên hình 4-7 nhận thấy rằng, lực cản tổng quát P1 tác dụng lên gầu xúc<br />
theo phương di chuyển trong quá trình tích vật liệu vào gầu thay đổi phụ thuộc vào góc đặt<br />
gầu ban đầu α0, góc trượt của vật liệu ψ2, độ sâu thâm nhập của đất vào gầu Ld và độ kết dính<br />
của vật liệu C. Lực cản tổng quát tác dụng lên gầu xúc P1 tăng nhanh và tăng gần như tuyến<br />
tính với góc đặt gầu ban đầu α0, độ sâu thâm nhập của đất vào gầu Ld và độ kết dính của vật<br />
liệu C. Lực cản tổng quát P1 tác dụng lên gầu xúc thay đổi từ 46,3 kN đến 51,4 kN khi góc<br />
đặt gầu ban đầu α0 thay đổi từ 60 đến 160, thay đổi từ 34 kN đến 80 kN khi độ sâu thâm nhập<br />
của đất vào gầu Ld thay đổi từ 0 đến 1 m, thay đổi từ 40 kN đến 160 kN khi độ kết dính của<br />
vật liệu C thay đổi từ 0 đến 30 kPa. Đồng thời, lực cản tổng quát tác dụng lên gầu xúc P1<br />
thay từ 51,3 kN đến 52,2 kN khi góc trượt của vật liệu ψ2 thay đổi từ 740 đến 860 và đạt giá<br />
trị nhỏ nhất tại ψ2 ≈ 810. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ ảnh hưởng của độ kết dính của<br />
vật liệu C đến lực cản tổng quát tác dụng lên gầu xúc P1 là rất lớn.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Công thức tính toán lực cản tổng quát tác dụng lên gầu xúc trong quá trình tích vật liệu<br />
mà bài báo xây dựng là hàm của các thông số hình học của gầu (B0; Ld, b, γ…) và các tính<br />
chất cơ lý của vật liệu (μ1, μ2, α, σ, f, C…). Điều kiện triển khai ban đầu (góc đặt gầu α0)<br />
cũng làm thay đổi đáng kể giá trị lực cản tổng cộng (giá trị P1 tăng hơn 10% khi tăng góc<br />
đặt từ 60 lên 160).<br />
Bài báo đã khảo sát ảnh hưởng của các thông số hình học của gầu và đặc tính cơ lý của<br />
vật liệu đến lực cản tổng quát cho thấy mức độ ảnh hưởng của các thông số đó tới giá trị<br />
lực cản tổng quát.<br />
Mô hình tính toán đưa ra trong bài báo mô tả tổng quát quá trình gầu xúc chuyển động<br />
tiếp cận và ra khỏi đống vật liệu. Do đó khi kết hợp thêm yếu tố thời gian thì hoàn toàn có<br />
thể sử dụng để tính toán thời gian để điền đầy vật liệu vào gầu, cũng như xác định vệt di<br />
chuyển hiệu quả của răng gầu. Các thông số này, cùng với khảo sát mức độ ảnh hưởng kể<br />
trên chính là cơ sở để xây dựng và xác định các hàm mục tiêu cũng như các điều kiện biên<br />
cho bài toán tối ưu thiết kế hình học của gầu xúc, và bài toán lựa chọn biện pháp thi công<br />
mang lại hiệu quả cao nhất.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Phạm Hữu Đỗng, Hoa Văn Ngũ, Lưu Bá Thuận, “Máy làm đất”, Nhà xuất bản Xây<br />
dựng, Hà Nội, 2004.<br />
[2]. Lưu Bá Thuận, “Máy làm đất và cơ giới hóa công tác đất”, Nhà xuất bản Xây dựng,<br />
Hà Nội, 2010.<br />
[3]. Nezami E, Hashash Y, Zhao D, Ghaboussi J, “Simulation of front end loader bucket–<br />
soil interaction using discrete element method”, International Journal for Numerical<br />
and Analytical Methods in Geomechanics, No 31, 2007, 1147-1162 pp, 2006.<br />
[4]. 3еленин А.Н. “Основы разрушения грунтов механическими способами”. М.,<br />
Машиностроение.<br />
[5]. Бояркина И.В. “Технологическая механика одноковшовых фронтальных<br />
погрузчиков: монография”. – Омск: СибАДИ, 2011. –336 с.<br />
[6]. Домбровский Н.Г., Гальперин М.И. “Строительные машины: учебник для<br />
студентов вузов”. М.: Высш. школа, 1985. 224 с.<br />
[7]. Зеленин А.Н., Баловнев В.И., Керов И.П. “Машины для земляных работ:<br />
учеб. пособие для втузов”. М.: Машиностроение, 1975. 424 с.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 171<br />
Cơ kỹ thuật & Cơ khí động lực<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH ON DETERMINING OF THE GENERAL RESISTANCE FORCES<br />
IN THE PROCESS OF CAPTURING MATERIALS INTO THE BUCKET OF A<br />
BACKHOE LOADER<br />
This article presents the theoretical approach for working out the total<br />
resistance force in the filling process of material in the bucket of backhoe excavator<br />
in concluding the geometrical parameters of bucket and mechanical characteristics<br />
of materials. This work also explores the effects of these parameters on the value of<br />
resistance forces acting on the bucket.<br />
Keywords: Backhoe loader, Bucket, General resistance forces.<br />
<br />
Nhận bài ngày 08 tháng 01 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 02 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 02 năm 2016<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật QS;<br />
2<br />
Trường Trung cấp Kỹ thuật Công binh, BTL Công Binh;<br />
*<br />
Email: quanghuycb1971@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
172 C.V. Đạt, L.V. Dưỡng, T.V. Huy, “Nghiên cứu xác định lực cản… gầu của máy xúc lật.”<br />