intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý trạm biến áp bằng thiết bị thông minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý trạm biến áp bằng thiết bị thông minh trình bày việc xây dựng quy trình kiểm tra kiểm tra thiết bị trong TBA quy định nội dung, tần suất, biểu mẫu, tiêu chí đánh giá phục vụ công tác kiểm tra thiết bị trong TBA; Xây dựng hệ thống quản lý TBA với giao diện người dùng trên các thiết bị thông minh và máy tính cá nhân bao gồm các chức năng phục vụ công tác quản lý vận hành và quản trị hệ thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý trạm biến áp bằng thiết bị thông minh

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRẠM BIẾN ÁP BẰNG THIẾT BỊ THÔNG MINH 1 2 Trần Viết Luận , Phan Minh Trung 1 Công ty Truyền tải điện 3, 0905.493.223, tranvietluan@npt.com.vn 2 Công ty Truyền tải điện 3, 0914.015.861, phanminhtrung@npt.com.vn Tóm tắt: 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Hiện nay, toàn bộ các công việc liên quan đến công tác kiểm tra, quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật tại các TBA 500kV, 220kV trực thuộc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) được thực hiện bằng thủ công; chưa có sự thống nhất, qui định chi tiết về công tác kiểm tra định kỳ thiết bị, cụ thể: - Công tác kiểm tra định kỳ thiết bị: NVVH kiểm tra thiết bị định kỳ bằng phương pháp thủ công tại hiện trường; NVVH đánh giá theo nhận định chủ quan của mỗi người; chưa có quy định cụ thể, chi tiết các tiêu chí đánh giá, phân loại tình trạng thiết bị; chưa có quy định thống nhất về tần suất kiểm tra thiết bị, một số quy định kiểm tra chưa phù hợp với thực tế quản lý vận hành. - Công tác quản lý kỹ thuật: tốn nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm, tra cứu thủ công dữ liệu trong vận hành, quản lý kỹ thuật; không có công cụ kiểm tra, đánh giá một số thông số quan trọng của thiết bị; không có công cụ tổng hợp, thống kê tình hình triển khai thực hiện kiểm tra thiết bị; không có các công cụ báo cáo phục cụ công tác quản lý vận hành; không có công cụ để giám sát, theo dõi tình hình thực hiện. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu Mục tiêu, nhiệm vụ: Xây dựng quy trình kiểm tra kiểm tra thiết bị trong TBA quy định nội dung, tần suất, biểu mẫu, tiêu chí đánh giá phục vụ công tác kiểm tra thiết bị trong TBA. Xây dựng hệ thống quản lý TBA với giao diện người dùng trên các thiết bị thông minh và máy tính cá nhân bao gồm các chức năng phục vụ công tác quản lý vận hành và quản trị hệ thống. Kết quả nghiên cứu, thực hiện: - Hoàn thành xây dựng quy trình kiểm tra thiết bi TBA bao gồm đầy đủ các nội dung quy định tần suất, nội dung, định lượng tiêu chí kiểm tra,… cho toàn bộ các thiết bị TBA 500kV, 220kV. - Hoàn thành xây dựng hệ thống quản lý TBA bao gồm phần mềm kiểm tra, quản lý thiết bị TBA trên thiết bị di động thông minh và hệ thống quản trị trên hệ điều hành Window phù hợp với các nội dung của Quy trình kiểm tra thiết bị. - Triển khai áp dụng, khai thác, sử dụng hệ thống quản lý TBA tại 09 TBA thuộc phạm 410
  2. CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA vi của Đề tài NCKH và thử nghiệm tại 18 TBA trực thuộc PTC3 (từ tháng 12/2021 đến tháng 06/2022). Đề tài khoa học công nghệ đã giải quyết được yêu cầu cần thiết và cấp bách của thực tiễn sản xuất, có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý vận hành TBA thuộc lưới điện truyền tải; hay đổi phương thức tổ chức sản xuất từ phương pháp truyền thống sang áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng quản lý góp phần năng suất, hiệu quả công việc; có khả năng mở rộng, áp dụng cho toàn bộ các TBA trực thuộc EVNNPT. Từ khóa: “kiểm tra thiết bị”, “hệ thống quản lý trạm biến áp”; “quy trình kiểm tra thiết bị”. Abstract: 1. Overview of research problem, object and scope of research Currently, all jobs related to inspection, operation management, technical management at 500kV, 220kV substations under the National Power Transmission Corporation (EVNNPT) is done manually; there is no consensus, detailed regulations on periodic inspection of equipment, specifically: - Periodic inspection of equipment: Operater periodically checks equipment by manual method at the site; Operater evaluates according to each person's subjective judgment; there are no specific and detailed regulations on evaluation criteria and classification of equipment status; There is no uniform regulation on the frequency of equipment inspection, some inspection regulations are not suitable with actual operation management. - Technical management: it takes a lot of time and effort to search and manually look up data in operation and technical management; there is no tool to test and evaluate some important parameters of the equipment; there is no tool to summarize and compile statistics on the implementation of equipment inspection and no reporting tools for operational management; there is no tool to monitor and monitor the implementation situation. 2. Objectives, tasks and research results Objectives and tasks Researching and developing a regulation of inspecting and inspecting equipment in the substation, specifying the content, frequency, forms, and evaluation criteria to serve the inspection work. equipment in the TBA. Building a Substation management system with user interfaces on smart devices and personal computers, including functions for operation management and system administration. Research and implementation results: - Development of the regulation of inspecting Substation equipments including full content of regulations on frequency, content, quantification of test criteria,... for all 500kV, 220kV Substation equipments. - Construction of the Substation management system including inspecting software, managing Substation equipments which is installed on smart mobile phones and the 411
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 management system on Windows operating system in accordance with the contents of the regulation of inspecting Substation equipments. - Implement, apply, exploit and applied testing the substation management system at 09 substations under the scope of the Scientific Researching Project and 18 substations of PTC3 (from December 2021 to June 2022). Scientific Researching Project has solved the necessary and urgent requirements of operational practice, which is of great significance in the management and operation of substations in the transmission grid; or change the method of organizing production from the traditional method to applying information technology, improving the quality of management, contributing to productivity and work efficiency; scalable, applicable to all substations under EVNNPT. Keywords: “equipments inspection”, “substation management system”; “regulation of inspecting Substation equipments”. CHỮ VIẾT TẮT TBA Trạm biến áp ĐZ Đường dây NVVH Nhân viên vân hành QLVH Quản lý vận hành QLKT Quản lý kỹ thuật KTTB Kiểm tra thiết bị EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVNNPT Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia PTC1, 2, 3, 4 Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 VT&CNTT Viễn thông và Công nghệ thông tin KHCN Khoa học công nghệ CBNV Cán bộ nhân viên 1. GIỚI THIỆU EVNNPT trực thuộc EVN là đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư, QLVH lưới điện truyền tải từ cấp điện áp 220kV trở lên trên lãnh thổ Việt Nam, với quy mô: 178 TBA, bao gồm 35 TBA và 143 TBA 220kV với tổng dung lượng MBA hơn 510GW và hơn 28.678 km ĐZ trong đó hơn 10.117 km ĐZ 500kV và hơn 18.561 km ĐZ 220 kV. 412
  4. CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Bảng 1. Khối lượng QLVH TBA của EVNNPT đến tháng 10/2022 Số lượng - Dung lượng máy biến áp (MVA) Số Số lượng lượng Đơn vị/ 500kV 220kV 110kV x dung Số x Dung cấp lượng tụ TBA Tổng Tổng Tổng lượng điện áp Số Số Số bù dung dung dung kháng lượng lượng lượng MVAr lượng lượng lượng MVAr Tổng 178 63 43.800 305 68.125 76 4.100 13.562 7.801,4 TRẠM 500KV EVNNPT 35 63 43.800 35 7.875 2 126 10.276 7.233,4 PTC1 14 26 17.850 17 3.750 0 0 2.246 2.075 PTC2 4 6 3.000 4 750 0 0 4.012 1.624 PTC3 5 11 6.750 2 375 0 0 3.552 2.214,4 PTC4 12 20 16.200 12 3.000 2 126 466 1.320 TRẠM 220KV EVNNPT 143 0 0 270 60.250 74 3.974 3.285,82 568 PTC1 62 0 0 117 27.250 29 1.697 2168,5 518 PTC2 15 0 0 28 5.125 12 512 20,745 0 PTC3 17 0 0 30 5.875 6 248 36,97 0 PTC4 49 0 0 95 22.000 27 1517 1.059,6 50 Hiện nay, toàn bộ các công việc liên quan đến công tác kiểm tra trong QLVH, QLKT tại các TBA 500kV, 220kV trực thuộc EVNNPT được thực hiện bằng thủ công; chưa có sự thống nhất, quy định chi tiết về công tác kiểm tra định kỳ thiết bị, cụ thể:  NVVH thực hiện kiểm tra thiết bị định kỳ hàng ngày, hàng tuần, kiểm tra tháng và kiểm tra đột xuất, ghi chép số liệu bằng phương pháp thủ công tại hiện trường.  Khi thực hiện kiểm tra, NVVH đánh giá theo nhận định chủ quan của mỗi người; chưa có quy định cụ thể, chi tiết các tiêu chí đánh giá, phân loại tình trạng thiết bị.  NVVH cập nhật, lưu trữ dữ liệu kiểm tra vào các thư mục máy tính, in, ký và lưu trữ bản giấy tại các kho lưu trữ.  Chưa có quy định thống nhất về tần suất kiểm tra thiết bị, một số quy định kiểm tra chưa phù hợp với thực tế QLVH (đối với các TBA có số lượng thiết bị nhiều, tần suất kiểm tra chưa phù hợp).  Tốn nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm, tra cứu thủ công dữ liệu trong vận hành, quản lý kỹ thuật do dữ liệu được lưu trữ dưới dạng bản giấy/ file thống kê trên máy tính.  Dữ liệu được lưu trữ rời rạc; không có sự liên kết, quản lý dữ liệu kiểm tra; chưa có công cụ kiểm tra, đánh giá một số thông số quan trọng của thiết bị để sớm phát hiện các xu hướng suy giảm chất lượng, bất thường của thiết bị. 413
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022  Không có công cụ tổng hợp, thống kê tình hình triển khai thực hiện kiểm tra thiết bị; không có các công cụ báo cáo phục cụ công tác QLVH.  Người quản lý không có công cụ để giám sát, theo dõi tình hình thực hiện; không có thông tin cảnh báo khi xuất hiện tình trạng bất thường, hư hỏng của thiết bị. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh về số lượng TBA lưới điện truyền tải trong thời gian tới cùng với yêu cầu ngày càng cao đối với công tác QLVH, QLKT; việc triển khai thực hiện, quản lý theo phương pháp hiện tại như đã đề cập ở trên là không phù hợp và cần thiết xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học máy tính thông qua phần mềm để tin học hóa các nghiệp vụ phục vụ công tác vận hành các TBA 500kV, 220kV; nhằm mục tiêu đơn giản hóa, giảm thao tác cho NVVH; góp phần tăng năng suất, hiệu quả công việc; giảm thiểu sai sót do thao tác; tối ưu hóa việc lưu trữ, khai thác hiệu quả dữ liệu; xử lý dữ liệu. Bảng 2. Dự kiến tăng trưởng số lượng TBA giai đoạn 2022 – 2045 STT Năm Số TBA 220kV Số TBA 500kV Tổng cộng 1. Tháng 10/2022 143 35 178 2. Năm 2045 476 123 599 3. Tăng 333 88 421 4. % tăng 232,86 251,43 236,52 5. Quy mô tăng 3,33 lần 3,51 lần 3,36 (Nguồn: Dự thảo quy hoạch điện VIII - Bộ Công Thương) Với sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, khoa học máy tính ngày nay, rất nhiều Hệ thống QLKT với các chức năng hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động quản lý kỹ thuật đã được các doanh nghiệp xây dựng, ứng dụng phù hợp với yêu cầu của mỗi doanh nghiệp. Với những tính năng được tích hợp, những phần mềm này đã trở thành công cụ đắc lực để doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao năng suất làm việc, giảm bớt áp lực cho nhân viên đồng thời tạo ra thuận lợi lớn trong quá trình thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Không nằn ngoài xu thế đó, các đơn vị trong EVN cũng đã và đang triển khai xây dựng các phần mềm quản lý để tạo lên nền tảng cho việc chuyển đổi số, quản trị và xử lý dữ liệu số, trí tuệ nhân tạo,.... Thông qua các ứng dụng, phần mềm kỹ thuật để ứng dụng vào công tác QLVH, thí nghiệm bảo dưỡng thiết bị trên lưới điện; kiểm soát được tình trạng của các thiết bị điện theo thời gian thực, mọi lúc, mọi nơi. Đây được coi là những ưu điểm vượt trội mà việc ứng dụng các Hệ thống phần mềm kỹ thuật mang lại cho công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp trong bối cảnh đẩy mạnh số hóa toàn cầu như hiện nay. 414
  6. CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Từ thực tiễn công tác sản xuất, QLVH, QLKT tại các TBA trực thuộc EVNNPT, nhằm mục tiêu ứng dụng KHCN, khoa học máy tính vào hoạt động sản xuất; chuyển đổi, thay thế mô hình tổ chức sản xuất truyền thống bằng mô hình sản xuất mới theo hướng hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ để tăng cường năng lực QLKT; giảm thời gian thao tác, cập nhật thông tin, thống kê, báo cáo,…. từng bước số hóa, lưu trữ dữ liệu tiến đến chuyển đổi số hoàn toàn: góp phần nâng cao hiệu quả công việc, tăng năng suất lao động; các kỹ sư, CBNV của EVNNPT đã triển khai nghiên cứu, phối hợp xây dựng Hệ thống phần mềm để quản lý, kiểm tra thiết bị trong TBA trên cơ sở rà soát, biên soạn quy trình kiểm tra thiết bị trong TBA quy định nội dung, tần suất, biểu mẫu phục vụ công tác kiểm tra tất cả các thiết bị trong TBA, hướng đến áp dụng thống nhất cho tất cả các TBA 500kV, 220kV trực thuộc EVNNPT thuộc nhiệm vụ KHCN: Nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý trạm biến áp bằng thiết bị thông minh. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở các quy định, quy trình liên quan đến công tác QLVH của Chính phủ, EVN, EVNNPT, PTCs, hướng dẫn vận hành của nhà sản xuất thiết bị, các hướng dẫn về việc tăng cường kiểm tra thiết bị trong vận hành nhằm đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy và yêu cầu thực tế công tác QLVH; nhóm thực hiện Đề tài đã: xem xét, nghiên cứu và đề xuất các hạng mục kiểm tra đối với từng thiết bị trong TBA, đặc biệt đối với các thiết bị quan trọng như: máy biến áp, kháng điện, tụ bù dọc, máy cắt, biến dòng điện, biến điện áp, chống sét van; xem xét, đề xuất tần suất kiểm tra phù hợp với tính chất, mức độ quan trọng của thiết bị; xem xét loại bỏ một số hạng mục kiểm tra không cần thiết, không đánh giá được tình trạng thiết bị với các yêu cầu: các quy định về kiểm tra định kỳ thiết bị không trái với các thông tư, quy trình hiện hành;phải phù hợp với thực tế; đảm bảo tính khả thi khi triển khai áp dụng và đảm bảo theo dõi, giám sát được tình trạng thiết bị trong vận hành. Để cụ thể hóa các nội dung liên quan đến công tác kiểm tra thiết bị; nhóm thực hiện Đề tài xây dựng biểu mẫu, bố cục của phiếu kiểm tra cho từng thiết bị phù hợp với cấu trúc, chức năng phần mềm dự kiến xây dựng; lấy ý kiến và tiếp thu các góp ý từ các đơn vị QLVH trực thuộc EVNNPT; bổ sung, hiệu chỉnh, hoàn thiện Dự thảo quy trình kiểm tra thiết bị TBA và họp thống nhất trước khi ban hành làm cơ sở cho việc xây dựng phần mềm kiểm tra thiết bị trong TBA. Căn cứ nội dung quy trình kiểm tra thiết bị, yêu cầu, thực tế công tác QLVH; nhóm thực hiện Đề tài nghiên cứu, xây dựng hệ thống phần mềm bao gồm các nhóm chức năng phù hợp với thực tế, nhu cầu sử dụng. Cấu trúc hệ thống theo mô hình 3 lớp, phân tán bao gồm: lớp giao diện; lớp nghiệp vụ và lớp cơ sở dữ liệu: 415
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 Hình 1. Sơ đồ khối của cấu trúc theo mô hình 3 lớp Lợi ích của cấu trúc nhiều lớp là: dễ tùy biến, thuận lợi để hiệu chỉnh, bổ sung; phù hợp cho việc vừa khai thác, sử dụng và bổ sung, hiệu chỉnh; phù hợp với số lượng tài khoản người dùng, số lượng đơn vị, thiết bị lớn; dễ dàng mở rộng chức năng mà không ảnh hưởng đến hệ thống đang vận hành; dễ dàng bảo trì và nâng cấp ứng dụng; dễ dàng quản lý bảo mật, kiểm soát lỗi; giảm thời gian và chi phí phát triển, phù hợp với cơ sở hạ tầng, hệ thống mạng hiện hữu. (1) Database Proxy (Firewall): Bảo mật Cơ sở dữ liệu (2) Control Panel (API Server): Quản lý toàn bộ mọi giao tiếp của Client đến Server (3) GSM Server (optional): OTP Server, bảo mật,…. (4) System Admin: Quản lý hệ thống. (5) Client (IOS/ Android): Nhân viên thực hiện nhiệm Hình 2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống vụ kiểm tra. Cấu trúc của hệ thống bao gồm 03 phần chính: Hệ thống bảo mật cơ sở dữ liệu (1) và Server (2) quản lý toàn bộ hệ thống; Hệ thống quản lý (4) quản lý trực tiếp hệ thống và các Client (5) là các giao diện, đăng nhập, sử dụng hệ thống; hoạt động độc lập thông qua môi trường internet; thuận lợi cho việc vận hành, khai thác, sử dụng; dễ dàng mở rộng, tích hợp thêm các module chức năng trong tương lai. 416
  8. CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Hệ thống phần mềm bao gồm các nhóm chức năng: + Nhóm Quản lý tài khoản người dùng bao gồm các chức năng chính: đăng ký tài khoản, quản lý đăng nhập; quản lý tài khoản, quản lý lịch sử người dùng. + Nhóm quản trị hệ thống bao gồm các chức năng chính: quản lý các tài khoản, quản trị hệ thống, quản lý đơn vị; quản lý thiết bị, quản lý các nội dung, hạng mục kiểm tra, đánh giá; quản trị an ninh mạng,.. + Nhóm chức năng kiểm tra, quản lý thiết bị; quản lý kế hoạch kiểm tra bao gồm các chức năng chính: kiểm tra thiết bị, kiểm tra phát nhiệt, kiểm tra Offline; chức năng cảnh báo; ghi chú bằng hình ảnh, note, speech to text. + Nhóm giao diện người dùng: dashboard; đồ thị xu hướng; cảnh báo (notification); tổng hợp thiết bị không đạt, sắp đến hạn/ quá hạn kiểm tra; tổng hợp số lượng truy cập, người dùng, thiết bị. + Nhóm chức năng tìm kiếm, báo cáo: tìm kiếm theo các trường dữ liệu: thiết bị, tên trạm, đơn vị, chi danh, tên tài khoản,… + Nhóm chức năng liên kết, mở rộng hệ thống, các tính năng: liên kết với các phần mềm bằng các giao diện lập trình ứng dụng (API). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau thời gian nghiên cứu, phối hợp phát triển, nhóm thực hiện Đề tài đã hoàn thành xây dựng hệ thống quản lý TBA bao gồm hệ thống cơ sở dữ liệu chạy trên hệ thống máy chủ độc lập thông qua đường truyền internet; Giao diện của phần mềm với người dùng cài đặt trên điện thoại di động thông minh hệ điều hành Android và iOS, trên máy tính bảng và máy tính cá nhân. Hình 3. Giao diện hệ thống trên ĐTDĐ và máy tính 417
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 Giao diện chính bao gồm các Tab: - Kiểm tra thiết bị - Kiểm tra phát nhiệt - Chức năng báo cáo - Chức năng tra cứu - Cài đặt hệ thống - Hướng dẫn, hỗ trợ. Dashboard tổng hợp: - Thống kê thiết bị không đạt. - Biểu đồ tổng hợp tình hình kiểm tra kèm báo cáo chi tiết. Hình 4. Giao diện chính và dashboard tổng hợp Hình 5. Đăng nhập bằng password và sinh trắc học 418
  10. CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Hình 6. Hệ thống từ chối đăng nhập do không đúng vị trí, thiết bị Hình 7. Chọn tiêu chí, nhập kết quả kiểm tra khi thực hiện kiểm tra thiết bị 419
  11. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 Hình 8. Cảnh báo khi kết quả kiểm tra có tình trạng không đạt Hình 9. Giao diện kiểm tra khi không có internet Hình 10. Giao diện kiểm tra phát nhiệt thiết bị 420
  12. CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Hình 11. Giao diện tìm kiếm, báo cáo Hiện tại, trong và ngoài nước chưa có sản phẩm tương tự đang sử dụng, vận hành. Đề tài khai thác, kết hợp ứng dụng thành quả của khoa học máy tính vào công tác QLVH, giải quyết được rất nhiều yêu cầu cần thiết và cấp bách của thực tiễn sản xuất, có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý vận hành TBA lưới điện truyền tải: số hóa toàn bộ hồ sơ, quy trình, nghiệp vụ trong công tác quản lý vận hành, kiểm tra thiết bị; thay đổi phương thức tổ chức sản xuất từ phương pháp truyền thống sang áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng quản lý góp phần năng suất, hiệu quả công việc. Hệ thống có tính bảo mật cao do: thông tin được gửi từ Server đến Client và ngược lại đều được mã hóa theo 1 khóa bảo mật (khóa bảo mật có được lúc xác thực người dùng) sẽ tránh bị rò rỉ thông tin; Database Proxy, API Server được cài đặt trên các máy chủ độc lập; khi bị tấn công hệ thống, chỉ API Server bị ảnh hưởng; các hệ thống còn lại không bị ảnh hưởng và dễ dàng khôi phục lại hệ thống. Hệ thống sử dụng GPS để kiểm tra vị trí thiết bị hiện tại so với vị trí đã được lưu trên hệ thống và chỉ cho phép thực hiện kiểm tra khi vị trí phù hợp; tránh trường hợp NVVH không đến tại chỗ vị tri lắp đặt thiết bị để kiểm tra, cập nhật thông tin, từ đó sẽ kiểm soát, giám sát tình trạng, chất lượng thực tế của thiết bị; kịp thời phát hiện các bất thường, hư hỏng, xu hướng suy giảm chất lượng của thiết bị để có biện pháp xử lý phù hợp ngăn ngừa sự cố, đảm bảo vận hành an toàn. Dữ liệu kiểm tra khi cập nhật lên hệ thống rất nhỏ (khoảng vài chục kB) nên không yêu cầu cao với hệ thống máy chủ; muốn mở rộng số lượng người dùng, thiết bị chỉ cần nâng cấp máy chủ, đường truyền. Có thể tích hợp, phát triển các module chức năng dưới dạng các module tích hợp theo trục cấu trúc (core) đã có của hệ thống trong trường hợp cần bổ sung, mở rộng. 421
  13. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC NĂM 2022 Phần mềm đã được triển khai áp dụng, khai thác, sử dụng thử nghiệm thành công tại 09 TBA thuộc phạm vi của Đề tài và 18 TBA trực thuộc PTC3 từ tháng 12/2021 đến tháng 06/2022. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Đề tài đã được nghiên cứu, xây dựng và áp dụng thử nghiệm thành công tại các TBA 500kV, 220kV thuộc phạm vi của Đề tài. Bảng 3. Số liệu tổng hợp kết quả triển khai, áp dụng STT Nội dung Số liệu 1. Số lượng TBA/ Đơn vị 27/ 12 2. Số lượng thiết bị 9.314 3. Số lượng tài khoản ~ 300 4. Số lượt kiểm tra >79.000 5. Số lượng người dùng nhiều nhất (cùng một thời điểm) >110 6. Số lượng thành viên tham gia nhóm Zalo 184 Căn cứ kết quả theo dõi và hiệu quả áp dụng thực tế Hệ thống quản lý TBA ở giai đoạn thử nghiệm, sản phẩm nhiệm vụ khoa học công nghệ “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý TBA bằng thiết bị thông minh” có khả năng ứng dụng rộng rãi trong toàn bộ các TBA 500kV, 220kV trực thuộc EVNNPT và cũng có thể ứng dụng ở các đơn vị trong toàn EVN. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực triển khai thực hiện, nhóm thực hiện Đề tài đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện từ các đơn vị:  Lãnh đạo Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia.  Lãnh đạo, CBNV các ban Kỹ thuật, Viễn thông Công nghệ thông tin EVNNPT.  Lãnh đạo, CBNV Trung tâm phát triển phần mềm - Công ty Viễn thông Điện lực và sCông nghệ thông tin (EVNICT).  Lãnh đạo, CBNV các PTC1, 2, 3, 4; lãnh đạo, NVHH các TBA trực thuộc các PTC1, 2, 3, 4 tham gia áp dụng, thử nghiệm. 422
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2