intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu xây dựng quy trình tách và làm giàu lượng vết ion kim loại trên cột chiết chứa vật liệu hấp phụ biến tính từ bã mía

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu xây dựng quy trình tách và làm giàu lượng vết ion kim loại trên cột chiết chứa vật liệu hấp phụ biến tính từ bã mía trình bày việc xác định nhóm chức trên vật liệu bằng phổ hồng ngoại; Nghiên cứu các điều kiện tách, làm giàu trên cột chiết; Xây dựng quy trình xử lý Cu2+ , Pb2+ , Zn2+ , Cd2+ trên cột chiết; Ứng dụng tách, làm giàu ion Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ trong các đối tượng mẫu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu xây dựng quy trình tách và làm giàu lượng vết ion kim loại trên cột chiết chứa vật liệu hấp phụ biến tính từ bã mía

  1. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH TÁCH VÀ LÀM GIÀU LƯỢNG VẾT ION KIM LOẠI TRÊN CỘT CHIẾT CHỨA VẬT LIỆU HẤP PHỤ BIẾN TÍNH TỪ BÃ MÍA Đặng Ngọc Định1*, Trần Phúc Nghĩa1, Trần Thị Hằng2, Nguyễn Thị Lan Anh3, Vũ Thị Nha Trang3, Nguyễn Thị Phương Thùy3 1 Phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì 2 Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì 3 Khoa Kỹ thuật Phân tích, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì * Email: dangngocdinh36@gmail.com Tóm tắt Trong bài báo này chúng tôi đã nghiên cứu hấp phụ Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ trên cột chiết chứa vật liệu biến tính từ bã mía bằng dithizon có tác nhân sodium dodecyl sulfate và xây dựng được quy trình tách, làm giàu dựa trên các điều kiện khảo sát như tốc độ hấp phụ là 1 ml/phút, khối lượng vật liệu từ 0,5 g, chất rửa giải HNO3 0,1 M, tốc độ rửa giải 0,5 ml/phút, hệ số làm giàu đạt 10 lần, khả năng tái sử dựng vật liệu 4 lần, sựa ảnh hưởng các ion kim loại khác có trong mẫu lớn hơn 4 lần, đồng thời đã đánh giá quy trình xây dựng cho kết quả có độ tin cậy cao có độ biến thiên nhỏ hơn 1%, hiệu suất thu hồi đạt trên 96%, đã ứng dụng tách làm giàu mẫu giả có hiệu suất cao trên 96%, các mẫu thực đều đạt yêu cầu về hệ số làm giàu trên 10 lần để có thể xác định hàm lượng ion kim loại bằng thiết bị F-AAS và tách gần như hoàn toàn các ion. Từ khóa: ion kim loại, bã mía, chất hấp phụ STUDY ON BUILDING OF SEPARATION PROCESS AND ENRICH THE METAL IONS ON THE EXTRACTION COLUMN CONTAINING ADSORBENT METERIAL MODIFIED FROM BAGASSE Abstract This paper we have studied adsorption Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ on extraction column containing modified material from bagasse by dithizone with agent sodium dodecylsulfate and build the separation process, enrichment based on the actual conditions such as adsorbent speed are 1 ml/min, the amount of material from 0.5 g, solution remove ions in columns is HNO3 0.1 m, elution speed 0,5 ml/min, enrichment coefficient 10 times, ability to re-use materials 4 times, presence of other metal ions over 4 times without affect, evaluated the construction process have high reliability based in degrees variability less than 1%, recovery performance over 96%, addition to the application of enrichment in fake samples have high efficiency over 96%, samples enrichment 10 times and determine the metal ion content with equipment F-AAS device, separate almost completely ions from the sample solution. Keywords: metal ions, bagasse, adsorbent. 164
  2. 1. MỞ ĐẦU Phân tích, đánh giá chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở hàm lượng nhỏ đang được quan tâm, xác định hàm lượng dang vết và siêu vết bằng các thiết bị phân tích như UV-VIS, F-AAS… cần làm giàu nhiều lần. Các kỹ thuật tách, làm giàu đã được ứng dụng gồm chiết lỏng – lỏng, cộng kết, chiết pha rắn… Chiết pha rắn được ứng dụng rộng rãi vì dễ thực hiện, tiêu tốn ít hóa phẩm, ít gây ô nhiễm môi trường, tận dụng nguyên liệu rẻ tiền, có thể tự động hóa quá tình thực hiện…[1-3]. Vật liệu hấp phụ có nguồn gốc trong nông nghiệp như bã mía, lõi ngô, vỏ trấu… có chứa nhiều nhóm chức liên kết với ion kim loại khá tốt, đặc biệt có thể biến tính chúng bằng các tác nhân khác để tăng dung lượng [4-5]. Bã mía có chứa cellolose, hemincellulose, lignin… ưu thế của vật liệu này dễ tìm kiếm, rẻ tiền, có khả năng tái sử dụng [3-6]. Trong nghiên cứu này chúng sử dụng vật liệu biến tính từ bã mía khảo sát các điều kiện hấp phụ trên cột chiết để xây dựng quy trình tách, làm giàu một số ion kim loại. 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Dụng cụ, thiết bị Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (F-AAS) Analytik Jena (novAA® 350) và các dụng cụ thủy tinh… 2.2. Hóa chất - Dung dịch tiêu chuẩn Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ loại 1000 mg/l của Merck - Axit clohidric, axit sunfuric, axit nitric, natri hidroxit … của Merck. 2.3. Biến tính vật liệu hấp phụ từ bả mía Bả mía được rửa sạch, phơi khô, nghiền nhỏ (VL1), cân 10 g VL1 cho vào cốc chứa 100 ml H2SO4 13 M khuấy trong 1 giờ ở nhiệt độ khoảng 80oC, sau đó rửa sạch phơi khô (VL2). Cân 5,0 g vật liệu VL2 cho vào bình nón nút nhám, thêm vào 100 ml dithizone 0,1 M. Đậy kín ngâm trong 3 giờ, lắc trên máy với tốc độ 250 vòng/phút, lọc, đem sấy 70-80oC trong 4 giờ thu được vật liệu mới ( VL3). 2.4. Hấp phụ để tách, làm giàu Chuẩn bị cột chiết có đường kính 0,5 cm, chiều dài 10 cm đã nhồi 1,0 g VL3, cột được rửa bằng nước cất, cho mẫu chứa ion kim loại Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ có nồng độ 10 mg/l chạy qua để nghiên cứu các điều kiện hấp phụ và rửa giải như tốc độ hấp phụ, lượng vật liệu, thể tích mẫu, chất rửa giải, tốc độ rửa giải… từ đó xây dựng quy trình tách, làm giàu và ứng dụng đối với mẫu thực. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xác định nhóm chức trên vật liệu bằng phổ hồng ngoại Sau khi biến tính vật liệu từ bã mía theo mục 2.3, chúng tôi đo phổ hồng ngoại để xác định nhóm chức. Kết quả thể hiện trên Hình 1. 165
  3. 120 VL H(%) (a) 3… 70 (a) 20 0 0.5 1 1.5 v (ml/phut) 2 100 VL (b) H(%) 3… 95 (b) 90 0 200 400 600 800 V(ml) 1000 (c) 100 H(%) VL3-Cu (c) 90 VL3-Pb VL3-Zn 80 VL3-Cd 0 0.5 1 1.5 m(g) 2 Hình 1. Phổ hồng ngoại của các vật liệu Hình 2. Kết quả khảo sát hấp phụ (a) là VL1; (b) là VL2; (c) là VL3 (a): tốc độ hấp phụ; (b): thể tích dung dịch mẫu; (c): lượng chất hấp phụ. H(%) VL3- 90 Cu 70 50 0 0.5 1 1.5 V-r(ml) 2 100 VL H(%) 3… 90 80 5 10 15 20 25 30 Vr(ml) 35 100 V… H(%) V… 90 80 70 0 1 2 3 4 5 n (lan) 6 Hình 3. Kết quả khảo sát các điều kiện rửa giải (a): tốc độ rửa giải; (b): hệ số làm giàu; (c): tái sử dụng vật liệu. Bảng 1. Kết quả nghiên cứu các điều kiện hấp phụ tĩnh Điều kiện thí nghiệm Các ion kim loại hấp phụ trên VL1, VL2 và VL3 - Cu2+ Pb2+ Zn2+ Cd2+ Môi trường (pH) 6 Thời gian thiết lập cân VL1 ≥ 210 bằng (phút) VL2 ≥ 180 166
  4. VL3 ≥ 90 Khối lượng vật liệu (g) 0,5 Nồng độ ion kim loại (mg/l) 100 ≤ VL1 3,83 4,10 3,54 3,61 Dung lượng (mg/g) VL2 9,91 8,98 9,95 8,87 VL3 14,27 14,45 15,87 15,13 Từ kết quả chỉ ra trong Bảng 1 cho thấy việc axit hóa và gắn dithizon lên bề mặt vật liệu là có hiệu quả vì tăng dung lượng so với vật liệu chưa biến tính (VL3>VL2>L1). Chúng tôi sử dụng VL3 để nhồi cột và nghiên cứu các điều kiện hấp phụ, từ đó xây dựng quy trình tách, lầm giàu các ion kim loại. 3.3. Nghiên cứu các điều kiện tách, làm giàu trên cột chiết 3.3.1. Ảnh hưởng của tốc độ nạp mẫu Chúng tôi pha 500 ml dung dịch ion Cu2+ (tương tự ion Pb2+, Zn2+, Cd2+) đều có nồng độ 10 mg/l, điều chỉnh pH = 6, cho chảy qua cột chiết để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng. Khảo sát tốc độ khác nhau từ 0,2-2,5 ml/phút, xác định hàm lượng ion kim loại còn lại trong dung dịch sau khi qua cột. Kết quả được chỉ ra trên Hình 2 (a). Từ kết quả Hình 2(a) cho thấy phần trăm ion kim loại bị giữ trên cột chiết chứa VL3 giảm dần khi tăng tốc độ nạp mẫu. Tốc độ nạp mẫu từ 0,2 đến 1,0 ml/phút thu giữ đạt từ 95%, từ 1,5 ml/phút khả năng hấp phụ giảm rõ rệt. Để đảm bảo hiệu suất hấp phụ cao và thời gian hấp phụ ngắn, chúng tôi chọn tốc độ nạp mẫu là 1,0 ml/phút cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.3.2. Ảnh hưởng thể tích mẫu Sau khi cho chảy qua cột với tốc độ 1 ml/phút, thu dung dịch qua cột để xác định nồng độ các ion, ion kim loại bị giữ trên cột thể hiện trên Hình 2 (b) cho thấy từ 100 – 500 ml mẫu, các ion kim loại bị giữ trên cột chứa VL3 khá cao, từ 500 - 1000 ml lượng chất bị giữ trên cột có giảm nhưng không đáng kể và đạt trên 95%, như vậy có thể khẳng định sự thay đổi thể tích dung dịch mẫu không ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ, nghiên cứu sau chúng tôi chuẩn bị mẫu chứa ion kim loại là 200 ml để khảo sát. 3.3.3. Ảnh hưởng lượng vật liệu Dựa vào kết quả thu được trên Hình 2(c) thấy vật liệu hấp phụ gần hết các ion kim loại khi tăng khối lượng, từ 0,2 g chỉ đạt dưới 90%, từ 0,5 gam đạt trên 95%, khối lượng từ 1 g trở lên hấp phụ gần 100%, chứng tỏ khi tăng khối lượng vật liệu, chiều cao cột tăng thì khả năng hấp phụ tăng rõ rệt, khối lượng vật liệu nhỏ thì chiều cao cột thấp nên hiệu suất đạt thấp. Tuy nhiên khối lượng vật liệu lớn sẽ khó khăn trong quá trình rửa giải, để thuận tiện trong việc rửa giải chúng tôi sử dụng cột chiết chứa 0,5 g vật liệu để nghiên cứu tiếp. 3.3.4. Ảnh hưởng của chất rửa giải 167
  5. Sau khi hấp phụ chúng tôi rửa giải bằng 30 ml các dung môi gồm HCl 0,1 M; HNO3 0,1 M, aceton, ethanol, HNO3 0,5/ ethanol (1/1) với tốc độ rửa là 0,5 ml/phút. Kết quả khảo sát đã chỉ ra khả năng rửa giải HCl chỉ đạt khoảng 80%, dung dịch HNO3 đạt 95%, các dung dịch ethanol, aceton và hỗn hợp hợp HNO3/ethanol đạt từ 97-99%. Tuy nhiên dung môi ethanol và aceton có chi phí cao, không thu hồi sau khi sử dụng và làm ảnh hưởng đến môi trường, trong khi HNO3 0,1 M cho hiệu suất rửa giải cao, chi phí rẻ hơn và phù hợp với điều kiện thí nghiệm khi xác định hàm lượng ion bằng phương pháp F- AAS nên chúng tôi chọn HNO3 0,1 M là dung dịch rửa giải trong các nghiên cứu về sau. 3.3.5. Ảnh hưởng tốc độ rửa giải Kết quả khảo sát tốc độ rửa giải chỉ ra trên Hình 3(a) cho thấy khi rửa giải chậm cho hiệu suất đạt cao, nếu tăng tốc độ rửa giải hiệu suất giảm dần, từ 0,2 – 0,5 ml/phút đạt hiệu suất trên 95%, từ 1 ml/phút trở lên hiệu suất giảm rõ rệt, điều này là do các ion kim loại chua kịp phân bố và chuyển từ pha tĩnh sang pha động, quá trình rửa nên chậm để các ion kịp phân bố. Các nghiên cứu về sau chúng tôi rửa giải với tốc độ chảy là 0,5 ml/phút. 3.3.6. Hệ số làm giàu Kết quả chỉ ra trên Hình 2(b) xác định hệ số làm giàu, khi tăng thể tích dung dịch rửa giải thì hiệu suất tách chất cũng tăng, ở thể tích từ 10 - 15 ml chỉ đạt dưới 90%, từ thể tích 20 ml trở lên đạt trên 95%, các thể tích cao hơn đạt gần 100%. Tuy nhiên các thể tích lớn cho hệ số làm giàu thấp, trong khi với 20 ml dung dịch rửa giả đạt trên 95% có thể chấp nhận đối với nồng độ cỡ mg/l, ở thể tích này có hệ số làm giàu là 10 lần. Các nghiên cứu về sau chúng tôi sử dụng 20 ml HNO3 0,1 M để rửa giải. 3.3.7. Sự cạnh tranh của các ion lạ Các ion Ca2+, Mg2+, Cr3+, Mn2+, Al3+, Fe3+ thường có mặt đồng thời với các ion Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ trong các đối tượng mẫu. Chúng tôi khảo sát sự có mặt các ion gây ảnh hưởng ở các nồng độ tăng dần so với các ion chính, theo khảo sát các ion Ca2+, Mg2+, Cr3+, Mn2+, Al3+, Fe3+ cũng hấp phụ trên VL3 nhưng không mạnh bằng Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+, chúng sẽ làm cho dung lượng cột chiết giảm. Tuy nhiên kết quả thu được cho thấy sự có mặt của các ion Ca2+, Mg2+ gấp 7 lần, Cr3+ gấp 10 lần, Mn2+ gấp 5 lần, Al3+, Fe3+ gấp trên 10 lần đều không gây ảnh hưởng gì. Khi xử lý mẫu thực cần phải có biện pháp xử lý nếu các ion lạ có mặt nhiều hơn tỉ lệ khảo sát trên. 3.3.8. Khả năng tái sử dụng vật liệu Việc sử dụng lại vật liệu là cần thiết, tuy nhiên hiệu suất cần phải đạt cao. Sau khi khảo sát tái sử dụng cột 10 lần, kết quả thu chỉ ra trên Hình 3(c) hiệu suất đạt trên 95% cho các lần 1- 4, lần thứ 5 hiệu suất giảm xuống dưới 90%. Theo chúng tôi các lần tái sử dụng sau cho hiệu suất giảm có thể do lực hút tĩnh điện, sự trao đổi giảm, đặc biệt sau nhiều lần sửa dụng có sự phân hủy phân tử dithizon bám trên bề mặt vật liệu nên 168
  6. khả năng tạo phức kém dần. Nhưng việc tái sử dụng đến 4 lần là một thành công và có thể chấp nhận được. 3.4. Xây dựng quy trình xử lý Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ trên cột chiết Hình 4. Quy trình tách, làm giàu lượng vết các ion kim loại bằng vật liệu từ bã mía 3.5. Đánh giá phương pháp Đánh giá qui trình bằng cách pha 200 ml dung dịch chứa Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ có nồng độ 10 mg/l, thêm các ion Ca2+, Mg2+, Cr3+, Mn2+, Al3+, Fe3+ với các hàm lượng không gây ảnh hưởng gây ảnh hưởng đã được nghiên cứu ở trên. Thực hiện tách, làm giàu theo quy trình Hình 4. Kết quả chỉ ra trong Bảng 2. Bảng 2. Kết quả đánh giá phương pháp hấp phụ xử lý các ion trên cột chiết Thông số Nguyên tố Lượng Lượng xác Phương sai Độ lệch Độ thu Độ biến thiên đầu (mg) định (mg) 2 (S ) chuẩn (S) hồi (%) CV(%) Cu2+ 2 1,93 0,000195 0,013971 96,3 0,73 Pb2+ 2 1,94 0,000333 0,018254 96,9 0,94 Zn2+ 2 1,93 0,000309 0,017584 96,3 0,91 Cd2+ 2 1,93 0,000173 0,013161 96,6 0,68 Toàn cột 8 7,72 0,001011 0,031793 96,5 0,41 169
  7. Kết quả đánh giá quy trình thu được khá khả quan, có độ biến thiên khi tách, làm giàu thấp từ 0,68 - 0,94%, độ thu hồi trung bình đạt 96,5%. Từ kết quả này cho thấy quá trình hấp phụ xử lý các ion Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ trên quy trình xây dựng được là đáng tin cậy, có thể ứng dụng để xử lý trong các đối tượng mẫu thực. 3.4. Ứng dụng tách, làm giàu ion Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ trong các đối tượng mẫu 3.4.1. Xử lý và phân tích mẫu giả Pha 200 ml dung dịch chứa các ion Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ đều cố nồng độ 5 mg/l, thêm các ion gây ảnh hưởng ở tỉ lệ không gây ảnh hưởng đã khả sát. Tiến hành theo quy trình mục 3.4. Kết qủa thu được trình bày trong Bảng 3. Bảng 3. Kết quả xác định Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ trong mẫu giả (n = 5) Nồng độ đầu Xác định sau Độ thu hồi Độ biến thiên Nguyên tố (mg/l) rửa (mg/l) % CV(%) Cu2+ 5 4,76 95,2 1,2 Pb2+ 5 4,83 96,6 0,8 Zn2+ 5 4,78 95,5 1,3 Cd2+ 5 4,77 95,3 1,1 Kết quả tách, làm giàu các ion kim loại xử lý mẫu giả chỉ ra trong Bảng 3 cho thấy hàm lượng Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ trên cột chứa VL3 có độ thu hồi đạt khoảng 96%, độ biến thiên nhỏ hơn từ 0,8 đến 1,3%, chứng tỏ phương pháp có độ lặp nhỏ và độ thu hồi tốt. Có thể ứng dụng trong xử lý và phân tích mẫu thực tế. 3.4.2. Hấp phụ xử lý Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ trong mẫu thực Mẫu 1: Mẫu nước giếng khoan tại Hoàng Cương - Thanh Ba – Phú Thọ (M1) Mẫu 2: Mẫu nước thải khai thác quặng Apatit – Tỉnh Lào Cai gồm M2 và M3. Thực hiện theo quy trình ở mục 3.4. Kết quả tách, làm giàu được chỉ ra ở Bảng 4. Bảng 4. Kết quả tách, làm giàu mẫu thực (n=5) Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Nguyên Nồng độ sau Nồng độ Nồng độ sau Nồng độ Nồng độ sau Nồng độ tố làm giàu ion sau xử làm giàu ion sau xử làm giàu ion sau xử (mg/l) lý (mg/l) (mg/l) lý (mg/l) (mg/l) lý (mg/l) 2+ Cu 1,2 - 108,5 0,22 107,8 0,28 Pb2+ 9,7 - 80,9 0,24 79,8 0,17 Zn2+ 0,6 - 110,2 0,26 105,6 0,17 Cd2+ - - 10,2 0,02 11,1 0,03 Kết quả tách, làm giàu và xử lý các mẫu nước. Đối với mẫu M1 hàm lượng Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ nằm dưới giới hạn của TCVN, tuy nhiên sau khi làm giàu 10 lần cũng có thể xác định hàm lượng các ion bằng F-AAS. Đối với mẫu nước thải việc tách và xử lý đạt hiệu quả khá cao trên 97%, hàm lượng ion kim loại còn lại trong dung dịch sau hấp phụ nằm đều nằm dưới mức cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT. 170
  8. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được quy trình tách, làm giàu ion Cu2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+ bằng vật liệu biến tính từ bã mía, quy trình có độ chính xác cao dựa trên các thông số thu được như độ biến thiên, độ thu hồi, hệ số làm giàu…, đồng thời đã ứng dụng trong tách, làm giàu các ion kim loại trong mẫu giả đạt hiệu suất cao trên 96% và trong mẫu thực có thể làm giàu để xác định bằng F-AAS cũng như tách hoàn toàn ion kim loại ra khỏi mẫu nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. G. Doner, A. Ege (2005), “Determination of copper, cadmium and lead in seawater and mineral water by atomic absorption spectrometry after coprecipitation with aluminum hydroxide”, Analytica Chimica Acta, 547, p. 14-17. [2]. P.K. Tewari, A.K. Singh (2000) “Amberlite XAD-7 impregnated with Xylenol Orange; a chelating collector for preconcentration of Cd(II), Co(II), Cu(II), Ni(II), Zn(II) and Fe(III) ions prior to their determination by flame AAS”, Fresenius J. Anal. Chem, 367, p.562. [3]. Kumar, U. Bandyopadhyay, M., (2006), “Sorption of Cd(II) from aqueous solution using pretreated rice husk”, Bioresource Technology, 97, pp.104-109. [4]. Puspa LalHomagai, Kedar NathGhimire, KatsutoshiInoue (2010), “Adsorption behavior of heavy metals onto chemically modified sugarcane bagasse”, Bioresource Technology, Volume 101 (6), Pages 2067-2069. [5]. Vitória Brocardo deLeon… (2020), “Artificial neural network for prediction of color adsorption from an industrial textile effluent using modified sugarcane bagasse: Characterization, kinetics and isotherm studies”, Environmental Nanotechnology, Monitoring & Management, Volume 14, 100387. [6]. YongfeiMa, YongQi, LieYang, LiWu… (2021), “Adsorptive removal of imidacloprid by potassium hydroxide activated magnetic sugarcane bagasse biochar: Adsorption efficiency, mechanism and regeneration”, Journal of Cleaner Production, Volume 292, 126005. [7]. Surafel MustefaBeyan, S. VenkatesaPrabhu, T. TsegayeSissay, A. AbrahamGetahun (2021) “Sugarcane bagasse based activated carbon preparation and its adsorption efficacy on removal of BOD and COD from textile effluents: RSM based modeling, optimization and kinetic aspects”, Bioresource Technology Reports, Volume 14, June 2021, 100664. 171
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1