Xây dựng quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro an toàn lao động trong hoạt động khai thác đá vật liệu xây dựng công suất nhỏ
lượt xem 2
download
Nghiên cứu "Xây dựng quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro an toàn lao động trong hoạt động khai thác đá vật liệu xây dựng công suất nhỏ" đưa ra một quy trình để nhận diện các mối nguy tiềm ẩn về ATLĐ trong hoạt động sản xuất trên các mỏ đá VLXD, từ đó tiến hành đánh giá định tính và định lượng mức độ rủi ro về ATLĐ, xác định mức độ tin cậy của các đánh giá từ đó đề ra các biện pháp giảm thiểu, kiểm soát các mối nguy có thể xảy ra và xây dựng kế hoạch ATLĐ cho hoạt động khai thác đá VLXD. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro an toàn lao động trong hoạt động khai thác đá vật liệu xây dựng công suất nhỏ
- HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Xây dựng quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro an toàn lao động trong hoạt động khai thác đá vật liệu xây dựng công suất nhỏ Đỗ Ngọc Hoàn1,2,*, Lê Thị Thu Hoa1,2, Nguyễn Anh Thơ3, Nguyễn Đình An1,2, Trần Quang Hiếu1,2, Phạm Văn Việt1,2, Lê Quí Thảo1,2, Phonepaserth Soukhanouvong1 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2 Nhóm Nghiên cứu mạnh ISRM, 3 Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động, 4 Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất TÓM TẮT Các mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng (VLXD) phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước ta chủ yếu cung cấp đá đá cho nhu cầu xây dựng của các địa phương. Các mỏ này có quy mô công suất nhỏ, công nghệ khai thác đơn giản và luôn tiềm ẩn các rủi ro mất an toàn lao động (ATLĐ). Quá trình chủ động nhận diện sự tồn tại và tiềm ẩn của các mối nguy liên quan đến ATLĐ, xác định các đặc điểm, tính chất, nguồn gốc phát sinh của chúng, để từ đó có thể đánh giá kiểm soát rủi ro bằng các biện pháp phù hợp là rất quan trọng. Nội dung của nghiên cứu là đưa ra một quy trình để nhận diện các mối nguy tiềm ẩn về ATLĐ trong hoạt động sản xuất trên các mỏ đá VLXD, từ đó tiến hành đánh giá định tính và định lượng mức độ rủi ro về ATLĐ, xác định mức độ tin cạy của các đánh giá từ đó đề ra các biện pháp giảm thiểu, kiểm soát các mối nguy có thể xảy ra và xây dựng kế hoạch ATLĐ cho hoạt động khai thác đá VLXD. Nghiên cứu còn đưa ra các quan điểm về giám sát, đánh giá lại quy trình thông qua hoạt động thực tiễn và tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực ATLĐ để xem xét cải tiến quy trình. Với việc xây dựng quy trình cải tiến liên tục sẽ hạn chế sự chủ quan trong việc nhận diện đánh ra rủi ro ATLĐ tại các doanh nghiệp khai thác đá VLXD tại Việt Nam. Từ khóa: nhận diện; mối nguy; rủi ro; an toàn; vệ sinh lao động; vật liệu xây dựng. 1. Đặt vấn đề Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ATLĐ trong khai thác mỏ nói chung và khai thác đá VLXD nói riêng, trong đó có các nghiên cứu về các nguy cơ rủi ro ATLĐ trong hoạt động khai thác đá và thuật toán nghiên cứu để hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro, xác định nguy cơ mất ATLĐ trong khai thác mỏ[5, 16]. Điển hình là các công trình như các nghiên cứu về đánh giá rủi ro trong lĩnh vực khai thác mỏ cũng như các tài liệu hướng dẫn về đánh giá rủi ro cho các mỏ [13, 14, 17]. Ngoài ra, còn có một số tài liệu về đánh gái rủi ro, như: Sổ tay về đánh giá rủi ro trong mỏ, đối với các loại mỏ kim loại, lộ thiên và khai thác đá. Các nghiên cứu này chỉ dừng ở việc nghiên cứu đơn thuần về việc đánh giá nguy cơ, rủi ro mất ATLĐ từng công việc và vị trí làm việc chứ chưa đưa ra một quy trình nhận diện đánh giá tổng quan nào. Năm 2014, PGS.TS. Bùi Xuân Nam đã công bố giáo trình “An toàn và vệ sinh lao động trong ngành mỏ”, tài liệu đã cung cấp kiến thức chuyên ngành và các kỹ thuật an toàn cần thiết liên quan tới các khâu công nghệ chính trong khai thác lộ thiên, khai thác hầm lò, tuyển khoáng, cơ điện, cơ khí mỏ,…[8]. Vấn đề đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động và đề xuất áp dụng hệ thống quản lý phù hợp ở các cơ sở khai thác và chế biến đá cũng như về lĩnh vực quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam cũng đã được quan tâm nghiên cứu [11, 12]. Tuy đã có khá nhiều các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về đánh giá rủi ro và hệ thống quản lý ATLĐ trong lĩnh vực khai thác đá VLXD, nhưng chưa có đánh giá nào xây dựng được một quy trình từ nhận diện, đánh giá định lượng rủi ro, việc đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc được đánh giá lại thông qua ý kiến của người lao động trực tiếp và hội đồng chuyên môn về ATLĐ để kiểm soát và đánh giá lại mức độ rủi ro của từng công việc, khu vực làm việc. Việc định lượng rủi ro ATLĐ cho từng khâu công nghệ, từng thiết bị, từng khu vực làm việc, kinh nghiệm và thái độ làm việc của người lao động,… tất cả các yếu tố đó sẽ được tích hợp vào quy trình để đánh giá và kiểm soát rủi ro sẽ mang lại kết quả chính xác hơn. * Tác giả liên hệ Email: dongochoan@humg.edu.vn 560
- Chủ yếu các mỏ khai thác đá VLXD thông thường sử dụng phương pháp khai thác thủ công khấu theo lớp đứng, chuyển tải bằng nổ mìn (còn gọi là công nghệ khai thác khấu suốt hay khấu tự do). Theo công nghệ khai thác này, người ta dùng búa khoan cầm tay, khoan các lỗ khoan có đường kính nhỏ từ 34÷42mm, nạp mìn vào lỗ khoan. Đá sau khi nổ mìn sẽ văng xuống sườn núi và tập trung dưới chân núi. Tại đây, dùng máy xúc thủy lực (MXTL) xúc đổ vào ô tô chở về trạm nghiền sàng để sản xuất đá các loại. Dung tích gàu của máy xúc thường E 0,5m3 phối hợp với ô tô tải trọng 5÷7 tấn. Các doanh nghiệp khai thác đá VLXD công suất nhỏ cũng chưa chú trọng huấn luyện kỹ thuật khai thác, trang bị các phương tiện, thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, mặt khác nhận thức của bản thân người lao động về vai trò của công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh sản xuất, phòng chống tai nạn cho chính bản thân cũng còn hạn chế. * Ưu điểm: Công nghệ khai thác đơn giản, đầu tư không lớn, giá thành thấp, phù hợp với các doanh nghiệp có điều kiện tài chính hạn hẹp và diện khai thác đòi hỏi không lớn. * Nhược điểm: Khai thác không an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra mất an toàn lao động trong quá trình khai thác, gây tổn thất, lãng phí tài nguyên lớn. Những năm qua, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) nổi lên với tính chất ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2021 trên cả nước có 5.797 vụ TNLĐ làm 5.910 người bị nạn trong đó: số vụ TNLĐ chết người là 574 vụ; số người chết là 602 người; số người bị thương nặng là 1.226 người. Theo đó lĩnh vực khai thác mỏ, khai thác khoáng sản chiếm 13,27% tổng số vụ TNLĐ, và 12,82% tổng số người chết [1, 2], và ngành khai thác khoáng sản được xếp là một trong 11 lĩnh vực nghề nghiệp có nguy cơ cao về mất ATLĐ. Trong đó hoạt động khai thác VLXD là lĩnh vực có quy mô khai thác nhỏ công nghệ khai thác nhiều hạn chế tiền ẩn nhiều nguy cơ thì lại đang được tiến hành trên phạm vi từ Nam ra Bắc. Theo thống kê trong lĩnh vực khai thác đá VLXD trong năm 2021 có 52 vụ TNLĐ làm chết 49 người và bị thương 33 người. Để đánh giá mức độ mất an toàn theo từng khâu công nghệ khai thác, ta đi phân loại TNLĐ theo các khâu công nghệ trong dây chuyền sản xuất: Khoan nổ mìn; xúc bốc, vận tải, thải đá, chế biến và trong các khâu khác. Việc đánh giá được thực hiện theo phân loại dựa trên số liệu về TNLĐ trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2021 thể hiện trên hình 1. [3, 10]. Hình 1. Phân loại tai nạn theo các khâu công nghệ (Nguồn: Cục An toàn Lao động - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2022) Nhìn vào biểu đồ ta thấy TNLĐ thường tập trung vào khâu xúc bốc với trên 50% số vụ và số người chết do TNLĐ. Các khâu có nguy cơ cao là khoan nổ mìn, vận tải, chế biến và khâu phụ trợ khác. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp nhận diện các yếu tố nguy hiểm Việc nhận diện rủi ro ATLĐ được tiến hành xác định thông qua việc phân tích các yếu tố về điều kiện làm việc, tay nghề của người lao động, công tác quản lý khai thác mỏ, … việc nhận diện tốt nhất được kiểm tra thực tế nơi làm việc. Phương pháp sơ đồ xương cá (Fish bone Diagram) hay còn gọi là sơ đồ Nguyên nhân - Kết quả (hình 2): Là một công cụ dùng để phân tích những khó khăn nảy sinh, giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện và tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn của một vấn đề. Việc xác định vấn đề có thể được tiến hành bằng việc trả lời các câu hỏi : ai? làm việc gì? khi nào? ở đâu? tại sao? và làm thế nào? (Who, What, When, Where, Why, How). Viết vấn đề vào ô bên trái ở giữa tờ giấy, sau đó kẻ một đường ngang chia tờ giấy ra làm hai phần. Đây chính là phần đầu và xương sống của sơ đồ xương cá [15]. Xác định nhóm nguyên nhân chính: Ứng với mỗi nhóm nguyên nhân chính vẽ một nhánh xương sườn vào sơ đồ. Thường nhóm nguyên nhân chính sẽ gồm các nhóm như sau: Con người, Máy móc thiết bị, Nguyên vật liệu, Môi trường, Hệ thống chính sách, Thông tin, Đo lường… 561
- Hình 2. Sơ đồ xương cá để nhận diện rủi ro ATVSLĐ [15] Phương pháp 5Why là một trong những kỹ năng nâng cao khả năng giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp đặt ra những câu hỏi “Tại sao” cho đến khi tìm được nguyên nhân căn cơ của một vấn đề. Việc dừng lại ở số lượng 5 câu hỏi Why không phải là bắt buộc, chúng ta có thể đi sâu hơn nếu đó chưa phải là nguyên nhân căn cơ của vấn đề. Nhưng nếu chúng ta đi nhiều hơn mức 7 câu hỏi thì đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã đi sai hướng hoặc vấn đề đó quá lớn, quá phức tạp cần phải chia nhỏ để phân tích. Ngoài ra việc nhận diện rủi ro sẽ được tiến hành bằng cách khảo sát người lao động, kiểm tra thực tế nơi làm việc, xem xét hồ sơ, tài liệu về ATLĐ: Biên bản điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất ATLĐ; số liệu quan trắc môi trường lao động; kết quả khám sức khỏe định kỳ; các biên bản tự kiểm tra của doanh nghiệp, biên bản thanh tra, kiểm tra về ATLĐ. 2.2. Phương pháp đánh giá rủi ro Việc đánh giá rủi ro sẽ được tiến hành lượng hóa bằng phương pháp đánh giá cho điểm dựa vào các tiêu chí về tần suất rủi ro (a), mức độ nghiêm trọng (b), mức độ rủi ro (c), khả năng nhận biết rủi ro (d), mức độ tiềm ẩn rủi ro (e), bậc rủi ro (f) và mức độ rủi ro (g). Các giá trị này được xác định trên cơ sở hình 3 [3]. Hình 3. Phân loại đánh giá rủi ro ATVSLĐ bằng ma trận nhận diện cho điểm Đánh giá rủi ro ATLĐ bằng ma trận nhận diện cho điểm sẽ xác định mức độ tiềm ẩn rủi ro theo 100 mức khác nhau, từ đó tiến hành phân loại thành 4 bậc rủi ro tương ứng. Bậc I - mức độ rủi ro có thể chấp nhận được; Bậc II - Mức độ rủi ro vừa phải; Bậc III – mức độ rủi ro cao và Bậc IV – Mức độ rủi ro không chấp nhận được [3]. 2.3. Kiểm soát rủi ro ATLĐ Thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro theo kế hoạch kiểm soát đã được xây dựng trong quá trình đánh giá rủi ro. Sau khi áp dụng biện pháp kiểm soát đối với mối nguy, cần đánh giá lại xem rủi ro đã đạt mức chấp nhận được hay chưa. Nếu đạt, kết thúc đánh giá. Nếu chưa đạt, lại thực hiện đánh giá tiếp để có biện pháp kiểm soát bổ sung nhằm đưa rủi ro về mức chấp nhận được. Đánh giá rủi ro cũng được thực hiện khi có bất kỳ sự thay đổi nào về công nghệ, thiết bị hay nguyên liệu đầu vào. 562
- Kiểm soát rủi ro có thể được thực hiện bằng các biện pháp: Phòng ngừa; Bảo vệ và giảm thiểu thiệt hại. Trong đó, biện pháp phòng ngừa được ưu tiên hàng đầu vì chúng kiểm soát ngày từ nguồn phát sinh các mối nguy nhằm loại bỏ hay giảm thiểu mức độ nguy hiểm, độc hại. Khi không thể loại bỏ hay giảm thiểu được, thì các giải pháp bảo vệ được áp dụng nhằm hạn chế tác động của mối nguy tới an toàn và sức khoẻ của NLĐ. Cuối cùng, khi TNLĐ, BNN xảy ra thì phải có giải pháp giảm nhẹ thiệt hại. Về bản chất, các biện pháp kiểm soát rủi ro được phân loại thành: biện pháp công nghệ; biện pháp kỹ thuật; biện pháp tổ chức lao động; Biện pháp sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân. Từ việc nhận diện đánh giá rủi ro ATVSLĐ tiến hành xây dựng các biện pháp, nhóm biện pháp về công nghệ và kỹ thuật để giảm thiểu, kiểm soát rủi ro về ATVSLĐ. Với mỗi mối nguy, sẽ có các biện pháp pháp kiểm soát tương ứng kết hợp với việc kiểm tra về ATVSLĐ nơi làm việc để kiểm nghiệm lại các đánh giá rủi ro và biện pháp kiểm soát rủi ro. Việc kiểm tra an toàn tại nơi làm việc của công ty khai thác đá được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Kiểm tra môi trường làm việc: Kiểm tra môi trường chung; Đảm bảo rằng không có đá treo, không có hiện tượng trượt lở đất đá xảy ra; Đảm bảo rằng bề mặt đi lại sạch sẽ và không có vật cản gây trơn trượt; Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị điện; Kiểm tra tình hình trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân Bước 2: Kiểm tra thiết bị, máy móc vận hành: Kiểm tra thiết bị, máy móc vận hành trước khi đưa vào hoạt động; Phải đảm bảo các thiết bị vận hành có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải có giấy chứng nhận kiểm tra hiện hành và được đặt đúng vị trí yêu cầu; Kiểm tra các hợp đồng bảo dưỡng định kỳ; Kiểm tra các vị trí rò rỉ, dây dẫn, những hao mòn quá mức hoặc những dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ trong các thiết bị; Đảm bảo có khu vực riêng để nghỉ ngơi, bảo dưỡng. Bước 3: Kiểm tra An toàn phòng cháy chữa cháy: Đảm bảo các công nhân đã được huấn luyện về công tác phòng cháy chữa cháy; Công ty đã trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy phù hợp và đầy đủ. Bước 4: Kiểm tra công tác chuẩn bị cho thiên tai: Đánh giá việc chuẩn bị trong trường hợp có thiên tại; Có các phương án sơ tán phù hợp khi có thiên tai xảy ra; Phải tuân thủ việc báo cáo bằng văn bản sau quá trình kiểm tra an toàn tại nơi làm việc. Kết quả cần được ghi chép và đánh giá phù hợp. Trong trường hợp cần phải có hành động khắc phục thì điều quan trọng là cần phải tiến hành ngay lập tức. Các biện pháp đưa ra cần phải phù hợp với từng tình huống cụ thể. 3. Xây dựng quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro ATVSLĐ trong hoạt động khai thác đá VLXD 3.1. Xây dựng quy trình nhận diện một chiều Trong quy trình này việc xây dựng quy trình sẽ đi từ việc nhận diện rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro sau đó là đề ra các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế chúng. Sau khi xây dựng kiểm soát rủi ro ATVSLĐ sẽ tiến hành kiểm tra và áp dụng quy trình vào thực tế sản xuất. Sơ đồ quy trình thể hiện trong hình 4. Hình 4. Sơ đồ nhận biết đánh giá và kiểm soát rủi ro ATVSLĐ một chiều Ưu điểm: đây là quy trình đơn giản dễ thực hiện, các rủi ro được nhận diện, đánh giá và phân tích mức độ từ đó đề ra các giải pháp kiểm soát cho từng mối nguy dựa trên cơ sở khoa học. Các biện pháp kỹ thuật được kiểm tra bởi đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trước khi xây dựng thành các nội quy để áp dụng vào thực tế. Việc xây dựng quy trình diễn ra nhanh và có thể áp dụng sớm vào giai đoạn bắt đầu đưa mỏ vào thực tế sản xuất. Nhược điểm: quy trình xem xét một chiều chưa được kiểm nghiệm kết quả từ điều kiện thực tế, phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của người xây dựng quy trình và người kiểm tra đánh giá. 3.2. Quy trình nhận diện cải tiến liên tục Trong quy trình này việc nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro được xác định thông qua phân tích các vụ TNLĐ, BNN của NLĐ từ đó phân tích nguyên nhân, đánh giá mức độ và tần suất của rủi ro ATVSLĐ từ 563
- đó xây dựng các biện pháp kiểm soát thích hợp. Việc điều chỉnh quy trình sẽ diễn ra khi có những ghi nhận về khả năng rủi ro có thể xảy ra trong thực tế sản xuất. Sơ đồ của quy trình thể hiện trong hình 5. Hình 5. Quy trình nhận diện đánh giá và kiểm soát rủi ro cải tiến liên tục Ưu điểm: phương pháp nhận diện này bám sát điều kiện thực tế nên cho kết quả chính xác, khách quan tránh được tính quan liêu trong đánh giá. Trong quá trình vận hành quy trình được cải tiến liên tục để có thể thay đổi theo hoàn cảnh mới. Nhược điểm: rủi ro ATVSLĐ chỉ được nhận biết khi mỏ đã đi vào sản xuất, không chủ động nhận diện các mối nguy có tần suất xảy ra ít nên không lường trước được mối nguy tiềm ẩn. 3.3. Quy trình nhận diện đánh giá và kiểm soát rủi ro kết hợp nổi trội Trong khai thác đá lộ thiên, các rủi ro về tai nạn lao động tiềm ẩn trong tất cả các khâu công nghệ, các quy trình sản xuất. Các khâu công nghệ chính trong hoạt động khai thác các mỏ đá lộ thiên hiện nay chủ yếu là: Khoan - nổ mìn, xúc bốc, vận tải, thải đá và các khâu phụ trợ khác như: Thoát nước, sửa chữa... Do vậy, để đánh giá rủi ro, cần phải chia nhỏ các khâu công đoạn chính thành các công đoạn nhỏ hơn theo trật tự trước - sau. Cần đặt ra một số câu hỏi trong quá trình phân tích, xác định mối nguy hiểm theo từng công nghệ áp dụng, các điều kiện liên quan đến quá trình sản xuất, sự cố khác nhau có thể xảy ra và tác hại của nó,... Căn cứ vào cơ sở dữ liệu tai nạn được tổng hợp từ các mỏ có điều kiện tương tự và những sự cố đã xảy ra trong mỏ trong thời gian xác định. Nhằm hạn chế các nhược điểm và kết hợp tính năng nổi trội của 2 quy trình trên ta có thể xây dựng một quy trình nhận diện rủi ro ATVSLĐ. Trong quy trình này thì đầu tiên dựa vào việc phân tích các công việc, điều kiện không gian làm việc, để xây dựng quy trình một chiều để xác định mối nguy, mức độ rủi ro tiềm ẩn từ đó xác định các biện pháp kiểm soát ATVSLĐ thích hợp. Quá trình này có thể được đánh giá thông qua việc lấy ý kiến chuyên gia, tham khảo các quy trình sẵn có của các mỏ có công nghệ khai thác tương tự. Sau khi kiểm tra lại quy trình sẽ tiến hành lập báo cáo để phê duyệt và phổ biến tới NLĐ, xây dựng các nội quy an toàn cho từng công việc và khu vực làm việc cụ thể trong mỏ. Trong quá trình sản xuất sẽ sử dụng quy trình cải tiến liên tục để đánh giá lại quy trình bằng các phân tích đánh giá các mối nguy tiềm ẩn hoặc hiện hữu từ việc theo dõi giám sát hoặc tiến hành lấy ý kiến người lao động nhằm cung cấp thêm thông tin và đánh giá lại quy trình nhận diện, đánh giá. Như vậy, quy trình sẽ được xây dựng từ khi dự án bắt đầu được đi vào hoạt động thông qua cải tiến liên tục sẽ giúp hoàn thiện quy trình tránh được các mối rủi ro tiềm ẩn không đáng có. 564
- Hình 6. Quy trình nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro ATVSLĐ kết hợp nổi trội 3. Kết luận Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý về ATVSLĐ cho các mỏ khai thác đá VLXD quy mô nhỏ một quy trình nhận diện, đánh giá rủi ro và kiểm soát ATVSLĐ là rất cần thiết. Quy trình đã nhận diện các mối nguy dựa trên cơ sở phân tích tài liệu công tác khai thác mỏ, khảo sát điều kiện lao động thực tế, từ đó đưa ra phương pháp định tính và định lượng để đánh giá rủi ro và phân loại chúng theo các nhóm nguy cơ và mức độ khác nhau. Sau khi các nguy cơ được nhận diện đánh giá, chúng được kiểm soát bằng các biện pháp cụ thể và được kiểm nghiệm qua thực tế sản xuất cũng như lấy ý kiến của NLĐ trước khi được phê duyệt và ban hành áp dụng sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu được các TNLĐ và BNN cho NLĐ. Với quy trình tổng hợp sẽ kết hợp tính nổi trội và tạo các vòng lặp để liên tục kiểm tra cải tiến quy trình trong quá trình sản xuất mà vẫn đảm bảo tính khách quan và khoa học. Quy trình này có thể áp dụng vào thực tế cho các mỏ khai thác đá VLXD ở Việt Nam từ đó nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ. Lời cảm ơn Nhóm tác giả xin cảm ơn sự tài trợ từ đề tài cấp cơ sở, Mã số T22-34: “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhận diện, đánh giá, kiểm soát rủi ro an toàn, vệ sinh lao động cho hoạt động khai thác đá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” của Trường Đại học Mỏ - Địa chất.. Tài liệu tham khảo Đào Phú Cường, Đinh Xuân Ngôn, Nguyễn Duy Bảo, 2016. Điều kiện lao động tại một số cơ sở khai thác mỏ ở Miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Y học dự phòng, ISBN 0868-2836, số 11(184) tr.58, Hà Nội. Đỗ Trần Hải, Phạm Quốc Quân, 2017. Phương pháp phân loại chất lượng vệ sinh môi trường lao động và cấp độ rủi ro sức khỏe nghề nghiệp do các yếu tố môi trường lao động gây ra, Tạp chí Bảo hộ lao động, N1&2/2017 Đỗ Ngọc Hoàn, 2021. Rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động vận tải tại các mỏ khai thác đá, Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, ISBN 2615-9082, Số 317 (12/2021) tr.16-19, Hà Nội. Aspirtakis I. and Galetakis M., Health and safety management in quarries industry, Ergoprolipsis - Health and safety services, Greece. Hermanus M.A., 2007. Occupational health and safety in mining - Status, new developments and concerns, The Journal of the Southern African Institute of Mining and Metalurgy, V 107, pp 531-538. Фомин С.И., Чан Динь Бао, До Нгок Хоан, 2019. Определение параметров берм безопасности 565
- для горнотехнических условий карьеров Вьетнама, Горный информационно-аналитический бюллетень, ISBN: 0236-1493, DOI: 10.25018/0236-1493-2018-1-0-166-174, Россия. Masataka Ishida, 2011. Current status of risk assessment on occupational safety and health in Japan, International Workshop on Risk Assessment, 25- 27 January in Japan, Tokyo, Japan. Bùi Xuân Nam và nnk, 2014. An toàn và vệ sinh lao động trong ngành Mỏ. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. Hồ Sĩ Giao và nnk, 2009. Khai thác khoáng sản rắn bằng phương pháp lộ thiên. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Bộ Lao động thương binh xã hội, 2022. Thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2021, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-bao-843-TB-LDTBXH-2022-tinh-hinh- tai-nan-lao-dong-2021-507584.aspx. Hà Tất Thắng, 2016. Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam, Đề tài CTTĐ 2018/02/TLĐ. Viện Khoa học ATVSLĐ Đề tài CTTĐ 2018/02/TLĐ “Nghiên cứu đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động và đề xuất áp dụng hệ thống quản lý phù hợp ở các cơ sở khai thác và chế biến đá”. EU-OSHA, Occupational safety and health risk assessment methodologies, website:https://oshwiki.eu/wiki/Occupational_safety_and_health_risk_a ssessment_method ologies. The University of Queensland, 2007. Occupational health and safety risk assessment and management guideline, Guidebook of the University of Queensland, Brisbane, Australia. "Fishbone diagram: Solving problems properly". IONOS Startupguide. Retrieved 2021-12-23. Wanjiku M. W., 2015. Occupational health and safety hazarads associated with quarrying activities; a case of Mutonga quarry, Meru county, Kenea, Thesis for master degree at Jumo Kenyatta University of Agriculture and Technology, Kenea Минздрав России, 2004. Руководство по оценке профессионального риска для здоровья работников. Организационно-методические основы, принципы и критерии оценки, Руководство Р 2.2.1766-03, Минздрав России, Москва 2004г., 21 стр. Минтруда России, 2014. Методики проведения специальной оценки условий труда, Классификатора вредных и (или) опасных производственных факторов, формы отчета о проведении специальной оценки условий труда и инструкции по ее заполнению, Приказ №33н от 24 января 2014 г. oб утверждении mетодики, Минтруда России, Mосква, 2014. Nguyễn Anh Thơ, 2020. Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung bộ, Luận án tiến sĩ. ABSTRACT Develop a process for hazard identification and risk assessment for occupational safety and health in the small limestone, Vietnam. Do Ngoc Hoan1,2,*, Le Thi Thu Hoa1,2, Nguyen Anh Tho3, Nguyen Dinh An1,2, Tran Quang Hieu1,2, Pham Van Viet1,2, Le Qui Thao1,2, Phonepaserth Soukhanouvong1. 1 Hanoi University of Mining and Geology 2 Innovations for Sustainable and Responsible Mining (ISRM), Hanoi, Vietnam 3 Vietnam National Institute of Occupational Safety and Health, Hanoi, Vietnam In mines exploiting building materials (building materials), the main form of transport is by car because of its high mobility and suitable for the actual topographical conditions of the mine. The characteristics of limestone quarries transport are the transportation of large volumes, the haul road gradient and curve of road is small. Therefore always exists dangerous factors in working environment and harmful factors in production with employee. The aim of the present paper is to determine method hazard Identification and Risk Assessment for occupational safety and health (OSH) in the limestone quarries transport. From the identification and assessment of risk, it will be quantified into a risk level to assess the risk of OSH in each specific stage in the transport technology process on the mine. Through the assessment, a classification table will be given so that employees can grasp and implement OSH in accordance with the safety procedures to avoid unnecessary occupational accidents and occupational diseases. Keywords: identification; hazards; risks; safety; occupational hygiene; small limestone. 566
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật trong phục tráng giống
27 p | 455 | 116
-
Bài giảng về Xử lý nước cấp_chương 4
18 p | 212 | 113
-
Quy trình sản xuất nước mắm
9 p | 291 | 59
-
MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC SÓNG GIÓ TRONG ĐẠI DƯƠNG BẤT ĐỒNG NHẤT KHÔNG GIAN
290 p | 166 | 28
-
Giáo trình Xử lý nước 19
9 p | 118 | 20
-
Giáo trình toán học Tập 7 P9
26 p | 115 | 19
-
Xây dựng quy trình nhân nhanh cây đinh lăng có hàm lượng Saponin cao bằng phương pháp in vitro
9 p | 114 | 6
-
Giáo trình phân tích quy trình ứng dụng thẩm định quá trình kiểm định hệ số khẩu độ p4
5 p | 59 | 5
-
Nghiên cứu quy hoạch xử lý chất thải bảo vệ môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa
8 p | 51 | 4
-
Xây dựng quy trình kỹ thuật phân tích định lượng PGA (axit phenylglyoxylic) – sản phẩm chuyển hóa của ethylbenzen trong nước tiểu bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ
8 p | 49 | 3
-
Tính toán để quy chuyển véc tơ cạnh từ các tâm pha anten máy thu về các tâm mốc trắc địa
6 p | 64 | 3
-
Nghiên cứu xây dựng phương pháp phát hiện nhanh vi khuẩn Salmonella spp. trên nền mẫu thịt bằng phương pháp Loop Mediated Isothermal Amplification (LAMP)
7 p | 95 | 3
-
Tập tính giao vỹ, đẻ trứng và ấp nở của tôm hề (hymenocera picta dana, 1852) trong điều kiện thí nghiệm
10 p | 56 | 2
-
Phát hiện vi khuẩn bằng đĩa giấy lọc hấp phụ luciferase và luciferin
4 p | 53 | 2
-
Nhận diện và phân tích xung đột môi trường trên lưu vực sông Hiến tỉnh Cao Bằng
8 p | 57 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn