intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghìn Năm Bia Miệng

Chia sẻ: Nguyenthuy Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

152
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời gian làm phai nhòa bao trang giấy, làm mờ nhạt bao tấm bia đã từng ghi khắc những lời hay ý đẹp. Riêng những gì được ghi tạc trong thâm tâm, trong ký ức của con người, vẫn trường tồn với thời gian. Chính những gì được ghi nhớ trong lòng người đã làm nên văn chương truyền khẩu, đã là nền tảng của bao nền văn hóa của nhân loại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghìn Năm Bia Miệng

  1. Nghìn Năm Bia Miệng Thời gian làm phai nhòa bao trang giấy, làm mờ nhạt bao tấm bia đã từng ghi khắc những lời hay ý đẹp. Riêng những gì được ghi tạc trong thâm tâm, trong ký ức của con người, vẫn trường tồn với thời gian. Chính những gì được ghi nhớ trong lòng người đã làm nên văn chương truyền khẩu, đã là nền tảng của bao nền văn hóa của nhân loại. Ký ức con người ghi tạc những điều tốt và điều xấu để truyền lại cho những thế hệ kế tiếp. Cứ như thế, thiên niên vạn đại về sau. Ca dao tục ngữ nước ta có câu : "Trăm năm bia đá cũng mòn, Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". Lịch sử Việt Nam đã kể chuyện nhiều trung thần lương đống đã bị triều đình hoặc quan quyền ganh ghét, hành tội. Có người như cụ Phan Thanh Giản, dù đã mang cái chết để chứng minh lòng trung liệt của mình sau khi Pháp dùng súng đạn tối tân chiếm mất 6 tỉnh Nam Kỳ, cũng bị vua tôi Tự Ðức kết án, lột hết chức tước, lại còn đục tên cụ ra khỏi bia tiến sĩ. Tưởng chừng, mất tên trên bia đá, sử xanh sẽ quên vị trung thần hết lòng vì nước vì dân. Thế mà ngày nay, người đời còn nhớ tên và tấm lòng trung quân, ái quốc của cụ Phan Thanh Giản và trong dân gian, người ta còn lấy cái gương trung nghĩa đó mà dạy cho con cái đời sau. Hỏi có còn ai nhớ những bài thơ của ông vua Tự Ðức, có ai khuyên con noi gương ông vua Tự Ðức ?... Lịch sử nước ta có những nhân vật, tuy không ghi tên trên bia đá; nhưng tiếng thơm hoặc tiếng xấu còn lưu truyền vạn đại về sau. Có những việc, những người, đã diễn ra hay đã từ hàng ngàn năm trước, mà nay người dân Việt Nam vẫn nhắc lại như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua. Thử duyệt lại chuyện của những ngàn năm trước để nghiệm những việc ngày nay mà hàng ngàn năm sau vẫn còn bia miệng. "Bia đá và Bia miệng" Trải qua gần 5000 năm lịch sử thăng trầm của dân tộc Việt Nam, có nhiều sự kiện, nhiều nhân vật được chính sử ghi chép để lại đời sau học hỏi. Cụ Trần Trọng Kim, trong lời tựa cuốn Việt Nam Sử Lược đã viết : "Sử là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc". Tuy nhiên, nếu lịch sử có loại được ghi chép bằng giấy mực, thì cũng có
  2. loại được truyền tụng bằng miệng từ đời này qua đời khác. Không thể dễ dàng đánh giá loại nào có giá trị hơn loại nào. Nói cách khác, mỗi loại có giá trị riêng của nó. Nhiều câu chuyện "hoang đường, huyền hoặc" đã là khởi đầu của lịch sử nhiều nước. Liên quan đến lịch sử nước ta, ông Trần Trọng Kim đã viết : "Những nhà chép sử đời trước cũng theo tục truyền mà chép lại, chứ không có di tích gì mà khảo cứu cho đích xác". Hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có phần "dã sử" hay huyền hoặc như vậy, pha lẫn những nhân vật, những hiện tượng tự nhiên với những nhân vật và hiện tượng siêu nhiên. Nếu trong chính sử, các sử gia chú trọng đến những chi tiết dựa trên sưu tầm uyên bác, ngày tháng chính xác thì "dân sử" thể hiện cảm xúc trực tính của nhân dân. Các sử gia ghi lại sử sách bằng sở học, bằng đầu óc. Dân gian truyền tụng huyền sử bằng cảm tình, bằng con tim. Trong lúc sách vở thì có đọc mới biết, sự truyền tụng dân gian, ở đâu cũng có thể biết, lúc nào cũng có thể nghe. Mục đích của người viết sử là muốn nêu lên những "cái gương chung cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước...". Sự khen chê của các sử gia thường chừng mực, đắn đo, dựa nhiều trên lý trí và ảnh hưởng văn hóa hấp thụ, đôi khi là ngoại nhập. Sử truyền khẩu cũng nhằm khuyên người đời noi theo những tấm gương tốt của người xưa và phê phán những điều tiêu cực trong quá khứ. Những đánh giá của quần chúng xuất phát từ tấm lòng mộc mạc bình dân, nên rất thẳng thắn, đôi khi khắt khe, nhưng nặng tính truyền thống dân tộc. Theo sử gia Trần Trọng Kim thì "nước Việt ta bắt đầu có sử từ đời nhà Trần, vào thế kỷ thứ 13". Tức là từ đời Trần, mới có người viết sử. Vị sử gia đầu tiên đó là ông Lê Văn Hưu, đỗ Bảng Nhãn trong kỳ thi Thái Học Sĩ đầu tiên năm 1247. Ông đã soạn bộ "Ðại Việt Sử Ký" dưới đời vua Trần Thánh Tôn, ghi chép từ đời Võ Vương Triệu Ðà đến Lý Chiêu Hoàng. Như vậy, những chuyện xảy ra từ ba ngàn năm trước, khởi đầu từ đời Hồng Bàng trải qua nhà Thục, nhà Triệu, với chuyện Bà Trưng, Bà Triệu rồi các triều đại Ðinh, Lê Lý, đành rằng có thể sưu tầm sử Tàu, nhưng cũng phải công nhận truyền sử đã đóng một vai trò quan trọng cho việc viết sử nước ta vào các thời đại trước. Vì vậy, nếu chính sử là những gì được truyền lại, ghi bằng giấy mực, khắc trên gỗ đá thì dã sử được lưu truyền trong dân gian bằng lời nói dưới hình thức truyện cổ tích, phương ngôn, tục ngữ, hay thi ca bình dân. "Trâu chết để da, người ta chết để tiếng" Trước khi có chính sử thì đã có dã sử. Nhưng không phải từ khi có chính sử mà dã sử bị mất đi. Thực tế đã chứng minh là không có sự thay thế dã sử bởi chính sử. Cả hai thể loại sử này song hành tồn tại. Thậm chí đôi khi người ta còn thấy là dã sử có những đánh giá khác
  3. với chính sử. Lý do là trong hơn 700 năm, qua các sử gia vốn là quan lại của triều đình, cho nên có nhiều việc đương thời khó mà giữ được khách quan. Những chuyện thượng cổ thời đại bao gồm các truyện cổ tích đời Hồng Bàng đã được phổ biến rộng rãi trong dân gian, bất kể người có học hay không biết chữ. Ðến ngày nay, người Việt Nam nào cũng biết sự tích "bánh dày, bánh chưng" ca tụng đức vua Hùng Vương thứ 6 là người cha hiền, một vị vua biết quý những thứ do đất nước sản xuất ra ; ca tụng lòng hiếu thảo của hoàng tử nghèo nhất trong 20 ngưòi con của vua, nhưng biết lấy nông phẩm quê hương làm thành những món quà dâng hiến vua cha. Truyện "Phù Ðổng Thiên Vương", nhắn nhủ toàn dân, già trẻ lớn bé đều có bổn phận bảo vệ tổ quốc khi bị quân giặc xâm lấn, đồng thời cũng nêu cao tinh thần dũng mãnh của dân tộc, có trời giúp khi làm đúng lòng dân. Truyện "Trọng Thủy Mỵ Châu"kể lại sự khờ dại của nàng công chúa Mỵ Châu đã bị chồng là người nước địch đánh lừa lấy mất móng nỏ thần khiến cho đất nước Âu Lạc bị mất vào tay Triệu Ðà. Những truyện cổ tích như "Sơn Tinh, Thủy Tinh", pha lẫn huyền bí, thần tiên không thiếu gì trong cổ sử nước ta. Nhưng từ khi ông Lê Văn Hưu dưới triều vua Trần Thánh Tôn chép sử từ đời Triệu Ðà đến Lý Chiêu hoàng và ông Ngô Sĩ Liên soạn lại bộ Ðại Việt Sử Ký dưới thời vua Lê Thánh Tôn, tức là vào thế kỷ thứ 15, ghi chép từ đời Hồng Bàng đến vua Lê Thái Tổ, chúng ta đã có lịch sử với những chi tiết sưu tầm. Các triều đại kế tiếp nhau, những thăng trầm của nòi giống với nhiều biến cố, nhiều nhân vật đã được lịch sử ghi chép. Từ đó, người ta không còn phân biệt chính sử hay dã sử nữa mà những gì được ghi chép trong sách sử đều là lịch sử của nước ta. Lịch sử, hay nói văn hoa là bia sử đã ghi công những anh hùng liệt nữ hay phê phán những kẻ thoán đoạt, phản bội, những kẻ độc ác, vô nhân, dù là vua chúa hay quan quyền trong suốt hành trình của dân tộc hướng về tương lai. Nền văn hóa nước ta, tuy chịu ảnh hưởng sâu đậm của Trung Quốc với triết lý Khổng Tử, Lão Tử và Ðạo Phật (Bắc tông) từ thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất (111 trước Tây Lịch), nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng biệt của giống nòi. Vì bản chất hiền hòa, bao dung của dân tộc ta mà những tôn giáo, những nền luân lý đó đã được dung nạp ở đất Giao Châu và bám rễ vào tâm khảm con người và xã hội Việt Nam. Vì vậy, ngay từ cái thuở hồng hoang khai thủy, dân tộc ta đã biết phân biệt cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai. Một nền cương thường đạo lý đã sớm xuất hiện và trở nên khuôn mẫu cho xã hội chúng ta từ thời dựng nước. Con người Việt Nam được đào tạo trong gia đình với những giá trị tinh thần cao quý. Ðức tính đặc trưng của người Việt Nam từ xưa là
  4. không những hiếu thảo trong gia đình, trung quân ái quốc ngoài xã hội, mà còn biết vì đại nghĩa xả thân, hướng về nhân quần xã hội mà phục vụ. Trong lúc chúng ta chưa có chữ viết, những đức tính đặc trưng của dân tộc đã được truyền tụng qua phong dao, tục ngữ để nhắc nhở người đời sau phấn đấu noi theo. Các cụ đã dạy, con người chỉ sống trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, phải cố gắng học hành, để thành tài làm được cái gì "lưu danh hậu thế". Con trâu là loài gia súc mà khi chết đi nó còn để bộ gia để lợp cái trống. Mỗi khi người ta đánh cái trống đó, người ta còn nhớ đến con trâu đã để lại bộ da tốt làm cái trống có tiếng kêu to, có độ bền lâu với năm tháng. Con người Việt Nam cũng vậy, "sĩ diện" là một điều quan trọng trong văn hóa nước ta. Dân ta, ai làm điều gì cũng chú ý cẩn trọng, làm cho có kết quả tốt đẹp kẻo "mang tiếng". Mang tiếng nhất thời đã là điều phải tránh, lưu lại tiếng xấu về sau thì thật là một điều bất hạnh. Theo quan niệm dân tộc ta, tiếng tốt, tiếng xấu đều ảnh hưởng đến danh dự con người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến danh dự của người hành tác mà còn đến cả gia đình, giòng họ nữa. Một người làm điều hay, cả họ được tiếng "thơm lây". Ðại văn hào Nguyễn Du cũng có mối ưu tư cho tiếng tăm của mình mai sau khi ông viết : "Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như" nghĩa là "Không biết ngoài ba trăm năm nữa, có còn ai khóc Tố Như ?". (Tố Như là tên tự của Nguyễn Du). "Tiếng lành đồn Xa, tiếng dữ đồn xa" Lịch sử Việt Nam là lịch sử của tinh thần bất khuất, tinh thần độc lập của dân tộc đã có những trang hào hùng lẫm liệt kể lại những cuộc chiến đấu anh dũng đánh đuổi ngoại xâm. Nhưng cũng có những trang đen tối, đất nước bị rơi vào tay ngoại xâm, dân tộc lầm than dưới ách nô lệ. Trải qua biết bao thăng trầm, lịch sử Việt Nam đã có những vị anh hùng dân tộc, được sử sách khắc ghi. Danh thơm còn lưu truyền mãi mãi về sau, không những trên miệng lưỡi hậu thế mà còn được người đời xây dựng đền đài, đúc tượng thờ kính. Nhưng trong suốt chiều dài lịch sử cũng có những con người bị lịch sử lên án. Tiếng xấu không chỉ nằm trong sử sách, tuy không ghi khắc vào bia đá, nhưng vẫn bị truyền tụng trong dân gian hết đời này qua đời khác. Những anh hùng kiệt xuất của dân tộc, những người có tài văn chương thi phú mà có công trạng với nền văn chương, văn hóa, đương nhiên là tiếng thơm muôn thuở. Ở đây chỉ nêu lên một số những trường hợp bị sử sách phê phán và bia miệng chê bai. Ðối với nền văn hóa Việt Nam, ngoài những xúc phạm đến luân thường đạo lý, trên bình diện quốc gia, có hai tội lớn mà dân ta không thể dung thứ : Ðó là tội thoán nghịch tức là phản nghịch, cướp ngôi vua ; và tội bán nước, tức là thông đồng với địch, dâng đất cho giặc.
  5. Sử gia Trần Trọng Kim kể lại đời Nhà Triệu (207 tr.TL), cháu 4 đời của Triệu Ðà lên làm vua (113 tr. TL) lúc còn nhỏ tuổi lấy tên là Triệu Ai Vương. Mẹ là Cù Thị, người Tàu, trước là nghề ca kỹ, đã tư thông với sứ nhà Tây Hán là An Quốc Thiếu Quý, xúi Ai Vương tính dâng đất Nam Việt cho nhà Hán. Âm mưu bị quan thái phó Lữ Gia phát hiện, ông đã điều cấm quân xông vào cung cấp giết chết mẹ con Cù Thị và sứ nhà Hán, rồi tôn thái tử Kiến Ðức lên làm vua, tức vua Triệu Dương Vương. Dù rằng đối với một số sử gia không coi Triệu Ðà là người Việt vì ông gốc Tàu, ông không phục nhà Hán và xưng đế, sát nhập quận Nam Hải và nước Âu Lạc chiếm được của An Dương Vương lập ra nước Nam Việt, dân ta không để ý đến chi tiết này, chỉ biết họ Triệu đã chống đánh lại nhà Hán. Nhiều nhà phê bình sử cho rằng ông Lữ Gia là người không có tài nên để chuyện âm mưu bán nước sắp đến lúc hoàn thành mới ra tay, nhưng không ai kết luận là ông giết vua để thoán nghịch. Ông đã giết những kẻ âm mưu bán nước cho ngoại bang. Ðầu thế kỷ thứ 15, Hồ Quý Ly giết vua, cướp ngôi nhà Trần là một trong những việc bị dân ta kết án. Sau đó Quý Ly lại áp dụng chính sách cai trị độc tài, khủng bố nên đã bị dân chúng cũng như giới sĩ phu trong nước bất bình. Tuy trên cái nhìn của thời buổi ngày hôm nay, nhiều người cho rằng Hồ Quý Ly đã làm một cuộc cách mạng kinh tế trước thời đại, nhưng dưới con mắt của người thời bấy giờ vẫn coi Quý Ly là phường phản nghịch. Sử gia Phạm Văn Sơn chép rằng khi bị quân Minh đuổi chạy vào đến Nghệ An, "Ngự đạo được các kỳ lão ra yết kiến và tâu : "Xứ này tên là Cơ Lê, có núi tên là Thiên Cầm, đó là điềm không lành, xin nhà Vua chớ lưu lại ở đây", (chữ cơ lê có nghĩa là trói họ Lê --Quý Ly trước họ Lê-- Thiên cầm là trời bắt). Sự thật các kỳ lão có ý đọc trệch chữ Kỳ La ra Cơ Lê. Chữ Thiên Cầm chỉ có nghĩa là đàn trời.... Quý Ly hiểu rõ tên sông núi Thanh Nghệ, biết rằng bọn phụ lão nguyền rủa mình, giận lắm cho chém hết". Sau đó quả thật Quý Ly và con là Hồ Hán Thương đều bị giặc Minh bắt ở núi Cơ Lê. Cũng liên quan đến tội thoán nghịch của Hồ Quý Ly, sau khi Lê Lợi đuổi được quân nhà Minh ra khỏi bờ cõi, bản Bình Ngô Ðại Cáo của Nguyễn Trãi, có đoạn viết : "Gần đây, nhân : Họ Hồ ngang ngược, Lòng người căm hờn, Quân Minh thừa dịp hại dân, Ðảng nguỵ manh lòng đem bán nước...". Liên quan đến Mạc Ðăng Dung, cho dù sử gia Phạm Văn Sơn có tìm cách biện hộ cho họ Mạc về cái tội thoán nghịch hay tự trói đến trước dinh của tướng Tàu Mao Bá Ôn cầu hòa, nhưng việc dâng đất 5 động cho Tàu là điều mà bia miệng vẫn còn ghi nhớ.
  6. Chuyện mà người dân Việt Nam ai cũng biết, cũng còn nhắc nhở là chuyện Lê Chiêu Thống "cõng rắn cắn gà nhà", cầu viện với thiên triều để quân nhà Thanh sang chiếm nước ta khiến vua Quang Trung Nguyễn Huệ phải một phen đánh đuổi xâm lăng sau chiến thắng Ðống Ða, tết Mậu Thân 1789. Vẫn biết rằng, người xưa có nhiều hoàn cảnh mà phải làm những điều phản nghịch như sử gia Phạm Văn Sơn thường nói, nhưng bất trung, bất nghĩa, thông đồng với ngoại bang, phản bội tổ quốc, cắt đất cho giặc đều là những điều đáng bị dân ta nguyền rủa. Luận cổ suy kim : đảng CSVN cắt đất cho Trung Quốc Ngày 30/12/1999, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc ký kết "Hiệp Ước Về Biên Giới Trên Ðất Liền" giữa cộng sản Hà Nội và cộng sản Trung Quốc. Hiệp Ước này đã được Quốc Hội bù nhìn Hà Nội khóa 10 thông qua trong kỳ họp từ 9/5 đến 9/6/2000. Sau đó đôi bên đã trao đổi Hiệp Ước được hai nước ban hành. Buổi lễ được tổ chức tại Bắc Kinh, ngày 6/7/2000. Năm tháng sau khi trao đổi văn kiện, Trần Ðức Lương, chủ tịch nước Cộg Hòa XHCN Việt Nam đã có mặt tại Bắc Kinh để chứng kiến lễ ký kết Hiệp Ðịnh Phân Ðịnh Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Ðịnh Hợp Tác Nghề Cá Trong Vịnh Bắc Bộ. Hai hiệp định này, đến nay chưa được Quốc Họi thông qua. Việc ký kết thỏa ước về biên giới giữa chính phủ hai nước để giải quyết những vụ tranh chấp là chuyện bình thường. Vấn đề đã trở nên sôi nổi từ tháng 10/2001 khi ông Ðỗ Việt Sơn, một đảng viên cộng sản lão thành với 78 tuổi đời, 54 tuổi đảng đã viết một lá thư ngỏ tung trên mạng internet, yêu cầu Quốc Hội không phê chuẩn hai Hiệp Ðịnh về vịnh Bắc Bộ nói trên. Theo ông thì Hiệp Ước về biên giới trên đất liền cũng như trên Vịnh Bắc Bộ, "Việt Nam đã nhượng bộ quá nhiều". Tuy Hà Nội vẫn dấu nhẹm nội dung các bản hiệp ước, hiệp định về biên giới, nhưng qua tiết lộ của nhiều người trong cũng như ngoài Việt Nam thì ít nhất cộng sản Hà Nội đã cắt nhượng cho Trung Quốc trên 10.000 cây số vuông trên Vịnh Bắc Bộ và trên 700 cây số vuông trên đất liền thuộc địa giới tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Theo lời thú nhận của Lê Công Phụng, thứ trưởng ngoại giao và cũng là trưởng phái đoàn đàm phán về biên giới thì hiện nay, Ải Nam Quan thuộc về Trung Quốc. Nhiều nhân chứng đã cho biết Ải Nam Quan hiện nằm sâu trong đất Tàu. Cũng theo Lê Công Phụng thì Hà Nội cũng đã cắt nhượng thác Bản Giốc ở Cao Bằng cho Bắc Kinh. Việc nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội ký kết những hiệp ước, hiệp định
  7. cắt nhượng đất đai, mặt biển cho Trung Quốc đã gây nhiều thắc mắc không những trong các tầng lớp nhân dân, mà còn trong chính hàng ngũ đảng viên của họ. Trước đây vì áp lực nặng nề của quân xâm lược phương Bắc, người xưa đã có lúc phải cắt đất, nhường dân để cầu hòa. Tuy vậy, mà bia miệng còn phê phán nặng nề. Ngày nay, kể từ khi Hà Nội "nối lại bang giao" hữu nghị với Bắc Kinh, không thấy nói có tranh chấp biên giới, không thấy nói có áp lực chiến tranh mà Việt Nam chống không nổi. Cớ sao có việc nhượng đất, nhượng biển ? Chắc chắn là có những nguyên nhân sâu xa mà cộng sản Hà Nội đã dấu diếm. Có thể phải nhìn lại quan hệ Việt - Trung từ trước đến nay, nhất là từ khi Trung Quốc xâm lăng biên giới năm 1979. Dân ta đã chứng kiến, sau khi cộng sản Hà Nội, với sự trợ giúp của cộng sản Trung Quốc và Liên Xô đã thôn tính toàn cõi Việt Nam vào năm 1975, cộng sản Hà Nội đã ngả hẳn theo phe Liên Xô, chống lại Bắc Kinh. Ðầu năm 1979, sau khi Hà Nội xâm lăng Kampuchia lúc ấy đang được sự che chở của Bắc Kinh, Ðặng Tiểu Bình đã xua quân tiến vào biên giới phía Bắc Việt Nam. Cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã thực sự diễn ra từ ngày 17/2/1979 đến ngày 16/3/1979 với tổn thất nặng nề cho đôi bên. Phía Trung Quốc thiệt hại 26.000 người chết, 30.000 người bị thương; phía cộng sản Hà Nội có 30.000 tử thương, 32.000 bị thương và 1.638 tù binh. Quân Trung Quốc đã chiếm được tỉnh lỵ Cao Bằng, Lạng Sơn và tiến sâu vào nội địa Việt Nam. Theo những chứng nhân là dân cư thì trong lúc quân Trung Quốc chiếm đóng, họ đã dời các cọc biên giới đã có từ thời Pháp thuộc vào sâu trong nội địa Việt Nam. Thực ra, cũng theo tiết lộ của những cán bộ, đảng viên cộng sản Hà Nội, thì trong cuộc chiến tranh thôn tính miền Nam, có lúc những người lãnh đạo cộng sản Hà Nội đã mượn quân đội Trung Quốc đem quân vào đất nước ta để bảo vệ miền Bắc trong lúc họ xua quân đội của họ vào đánh miền Nam. Trong thời gian này đã có hiện tượng quân Trung Quốc di dời các cột mốc biên giới, lấn đất của Việt Nam. Cộng sản thế giới sụp đổ năm 1989 khiến cộng sản Hà Nội bơ vơ trước "kẻ thù" tư bản trong lúc nội bộ có nhiều xu hướng muốn thay đổi, tranh giành quyền lực. Cộng Sản Việt Nam đã hồi đầu, nối lại quan hệ với Bắc Kinh để cầu xin một sự che chở, để tìm một chỗ dựa chính trị đối với thế giới và nhất là đối với ngay chính nội bộ cộng sản Việt Nam. Theo dõi sự chạy chọt của Hà Nội kể từ khi Ðỗ Mười và Võ Văn Kiệt sang triều kiến Bắc Kinh vào tháng 11/1991 và ký kết các văn kiện nối lại bang giao giữa hai nước, người ta thấy rõ tham vọng ngàn đời của Trung Quốc không vì chế độ cộng sản mà khác đi, và dù rằng thế giới cộng sản không còn nữa, bản chất của cộng sản Việt Nam vẫn không thay đổi, tức là vẫn lệ thuộc quan thầy. Nhưng qua vụ biên giới, người
  8. ta thấy rõ là cộng sản Hà Nội đã tiến xa hơn một bậc : đó là họ đã đánh rơi chiếc mặt nạ dân tộc giả hiệu và đã lộ chân tướng bán nước cầu vinh. Kết Luận Lịch sử Việt Nam chứng tỏ dân tộc ta có một nền văn hóa rất bao dung. Việc đánh giá, phê bình của các sử gia uyên bác còn có thể không chính xác; nhưng những phê phán của nhân dân ta rất là chí tình, chí lý. "Miệng đời" là cái gì rất đáng quan tâm. Có những lỗi lầm mà sử xanh cũng như bia miệng không tha thứ được. Ðó là phản quốc và bán nước. Trong suốt chiều dài gần 5000 năm lịch sử của dân tộc, nước ta đã bao lần đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc. Nhưng dù ta thắng trận, ta cũng biết cái thế của nước ta là một nước nhỏ sát nách với một nước lớn, luôn luôn nhòm ngó và có ý đồ thôn tính nước ta. Vì thế tiền nhân ta đã khôn khéo dùng tài ngoại giao để giữ yên bờ cõi. Mặc cho triều đình phương Bắc coi ta là chư hầu, miễn là ta giữa được độc lập, tự chủ. Trung Quốc muốn xâm lăng nước ta là không được. Quân nhà Hán đã tan tành trên sông Bạch Ðằng. Quân Mông Cổ 3 lần bỏ chạy. Quân nhà Minh đã phải nhục nhã rút quân về Tàu. Quân Nhà Thanh thảm bại ở đất Thăng Long... Sự thông hiếu sau các cuộc chiến tranh long trời lở đất không khiến cho tiền nhân ta bị lệ thuộc. Ðó là sự khác biệt cơ bản với quan hệ giữa cộng sản Hà Nội ngày nay với quan thầy Bắc Kinh. Sau chiến tranh biên giới năm 1979, đảng CSVN đã bao lần chạy chọt với "thiên triều" cầu phong và sau khi tổng bí thư đảng CSVN chịu cắt đất, dâng biển mới được Bắc Kinh ban cho "16 chữ vàng" như sự bảo đảm cho tập đoàn lãnh đạo ngồi yên vị. Hà Nội sung sướng với 16 chữ là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Ngẫm nghĩ cho kỹ thì đây là những sợi dây trói cổ tập đoàn lãnh đạo cộng sản Hà Nội và vì họ mà nhân dân cả nước ta sẽ bị liên lụy. Tập đoàn lãnh đạo cộng sản Hà Nội quả thật là những Ai Vương, Cù Thị, tệ hại hơn Mạc Ðăng Dung, Lê Chiêu Thống. Ngàn đời sau, người dân ta còn truyền tụng hành động phản quốc, bán nước ngày hôm nay. Trần Trọng Nghĩa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2