intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGỘ ĐỘC THỨC ĂN (FOOD POISONING) Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

85
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NGỘ ĐỘC THỨC ĂN (FOOD POISONING) Phần 2 18/ VI KHUẨN GÂY TIÊU CHẢY NÀO LIÊN KẾT VỚI CO GIẬT DO SỐT Ở TRẺ EM ? Nhiễm trùng Shigella nơi các trẻ nhỏ thường gây nên sốt cao với các cơn co giật do sốt (febrile seizures) trước khi khởi đầu bệnh tiêu chảy. Bệnh có thể rất nặng và tử vong do mất nước (dehydration) có thể xảy ra trong vòng 8 giờ kể từ khi bắt đầu tiêu chảy. Đau bụng và sốt thường đi trước tiêu chảy. Trong trường hợp điển hình, phân có máu và có dạng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGỘ ĐỘC THỨC ĂN (FOOD POISONING) Phần 2

  1. NGỘ ĐỘC THỨC ĂN (FOOD POISONING) Phần 2 18/ VI KHUẨN GÂY TIÊU CHẢY NÀO LIÊN KẾT VỚI CO GIẬT DO SỐT Ở TRẺ EM ? Nhiễm trùng Shigella nơi các trẻ nhỏ thường gây nên sốt cao với các cơn co giật do sốt (febrile seizures) trước khi khởi đầu bệnh tiêu chảy. Bệnh có thể rất nặng và tử vong do mất nước (dehydration) có thể xảy ra trong vòng 8 giờ kể từ khi bắt đầu tiêu chảy. Đau bụng và sốt thường đi trước tiêu chảy. Trong trường hợp điển hình, phân có máu và có dạng nhầy (mucoid). Xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu tăng cao và chuyển sang trái rõ rệt.
  2. 19/ MÔ TẢ MỘT BỆNH NHÂN TRÚNG ĐỘC THỨC ĂN DO SALMONELLA. Trong trường hợp điển hình bệnh nhân đi tiêu chảy toàn nước và đau bụng quặn, thường không có nôn mửa, xảy ra khoảng 12 đến 36 giờ sau khi ăn đồ ăn bị ô nhiễm. Các nguồn thức ăn gồm có trứng, gà vịt, thịt, gà tây và sửa hoặc nước trái cây không được tiệt trùng. Nếu như có nhiễm khuẩn huyết (bacteremia), các triệu chứng toàn thân như sốt, ho, đau đầu và viêm màng não giả (meningism) có thể xảy ra. Nên nhập viện và điều trị trường hợp sốt trong ruột (enteric fever) VIÊM DẠ DÀY RUỘT 20/ CÓ NÊN ĐIỀU TRỊ (GASTROENTERITIS) DO SALMONELLA KHÔNG? Trị liệu kháng sinh không nên được sử dụng một cách thông lệ để điều trị viêm dạ dày ruột do Salmonella, thường là một bệnh tự được giới hạn và kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Điều trị bằng kháng sinh đã không được chứng tỏ là làm rút ngắn thời gian bệnh; thay vì như thế điều trị kháng sinh liên kết với tỷ lệ tái phát lâm sàng cao hơn và với tình trạng nguoi lành mang trùng mãn tính. Tuy nhiên cần phải xét đến trị liệu kháng sinh để tránh vi khuẩn huyết (bacteremia) trong một số trường hợp chọn lọc. Mặc dầu vi khuẩn huyết xảy
  3. ra dưới 5% các bệnh nhân với viêm dạ dày ruột do Salmonella, vài nhóm bệnh nhân được xác định là có nguy cơ cao. Trị liệu dự phòng nên được xét đến đối với: những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch (immunocompromised), những bệnh nhân có bất thường van tim hoặc thành tim, những bệnh nhân với vữa xơ động mạch (atherosclerosis) hoặc phình (aneurysm) động mạch chủ nghiêm trọng, và những bệnh nhân có bộ phận giả (prothèse). Điều trị phòng ngừa cũng nên được xét đến đối với trẻ sơ sinh và những bệnh nhân trên 50 tuổi. Nếu điều trị được thực hiện, thời gian điều trị được khuyên là 48 đến 72 giờ hoặc cho đến khi bệnh nhân hết sốt . Đối với những vi khuẩn nhạy cảm, quinolone, trimethoprim-sulfamethoxazole hoặc ngay cả amoxicillin có thể được sử dụng. Salmonella đề kháng với những thứ thuốc này ngày càng gia tăng 21/ VI KHUẨN NÀO TĂNG SINH TRONG THỊT ĐƯỢC NẤU TRƯỚC HOẶC ĐƯỢC HÂM LẠI KHÔNG KỸ VÀ GÂY NÊN ĐAU BỤNG QUẶN VÀ TIÊU CHẢY 12 GIỜ SAU KHI ĂN THỨC ĂN BỊ Ô NHIỄM ? - Clostridium perfringens thường liên kết với các các cơ sở phục vụ ăn uống, nơi thức ăn được nấu trước. Những triệu chứng thông thường gồm có tiêu chảy, đau bụng và đôi khi nôn. Không có sốt và mửa.
  4. - C. perfringens, một trực khuẩn kỵ khí gram dương sinh bào tử, là nguyên nhân đứng hàng thứ ba của bệnh vi khuẩn truyền bởi thức ăn ở Hoa Kỳ.Trúng độc thức ăn do C. perfringens gây tiêu chảy và đau bụng quặn 8- 16 giờ sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm trùng, và biến mất trong vòng 24 giờ. Vi khuẩn này được tìm thấy trong dạ dày ruột của các động vật (gồm cả người) và trong thịt bò, gà vịt, và nước thịt bị ô nhiễm. Nướng thịt có thể không giết chết các bào tử và giữ thịt ở nhiệt độ của phòng có thể cho phép các bào tử nẩy mầm. Vi khuẩn tiết ra độc tố ruột (CPE: clostridium perfringens enterotoxin) sau khi hình thành bào tử ở dạ dày. 22/ NGỘ ĐỘC THỨC ĂN NÀO GÂY TRIỆU CHỨNG TRONG VÒNG 1 ĐẾN 6 GIỜ ? - Nội độc tố staphylococcus aureus bền với nhiệt ; gây nôn mửa, đau bụng quặn và tiêu chảy nhẹ. Nội độc tố này được sản xuất trong thịt làm nguội, thực phẩm, thức ăn bơ sữa, hàng bánh mì được để trong thời gian lâu ở nhiệt độ của phòng - Nội độc tố bacillus cereus được tìm thấy trong cơm và gây nên nôn mửa nhiều.
  5. 23/ KỂ TÊN CÁC VI KHUẨN SẢN XUẤT CÁC ĐỘC TỐ ĐÃ TẠO SẴN (PREFORMED TOXINS) GÂY NGỘ ĐỘC THỨC ĂN ? Staphylococcus aureus, Bacillus cereus và Clostridium botulinum. 24/ Một nhân viên thư ký 27 tuổi tham dự buổi picnic của công ty. Anh uống rượu vang đỏ pha đường và xô đa (badminton) và ăn món trứng với rau trộn dầu giấm (egg salad). Sau đó vào đêm anh buộc phải hoãn lại một buổi hẹn gặp bởi vì nôn mửa và ỉa chảy. Nguyên nhân khả dĩ nhất gây trúng độc thức ăn nơi anh thư ký này? Bệnh sử gợi ý về một độc tố được tạo thành trước (preformed toxin). Ngộ độc thức ăn do Staphylococcus aureus gây nôn mửa với khởi đầu đột ngột (76% các bệnh nhân), sau đó là tiêu chảy (77% các bệnh nhân) và đôi khi sốt (23% các bệnh nhân). Các thức ăn bị ô nhiễm bởi S.aureus chế tạo ra các độc tố bền với nhiệt (A,B,C,D,E), là nguyên nhân gây bệnh. Ngộ độc thức ăn do S.aureus là nguyên nhân đứng hàng thứ 4 của bệnh vi khuẩn truyền bởi thức ăn (bacterial food-borne illness), mặc dầu tỷ lệ mắc bệnh có lẽ bị đánh giá thấp do tiến triển nhanh của ngộ độc này. Các triệu chứng thường biến mất trong vòng 12 giờ.
  6. Những đợt ngộ độc đó S.aureus xảy ra chủ yếu vào mua hè, liên quan với giăm bông (ham), đồ ăn gà vịt, món trứng có rau trộn (egg salad) và bánh ngọt. Những người xử lý thức ăn (foodhandler) thường là nguyên nhân của sự ô nhiễm ; tuy nhiên để tăng trưởng vi khuẩn cần được tiếp xúc dài lâu với nhiệt độ chung quanh. Các vụ bộc phát ngộ độc do S.aureus có thể được xác định bằng cách cấy thức ăn gây ngộ độc cũng như phân và chất mửa. 25/ Một thiếu niên 14 tuổi đến phòng cấp cứu sau khi tiêu chảy ra máu và đau bụng quặn trong 2 ngày. Anh ta nhớ lại là đã ăn cách nay 1 tuần một hamburger khác thường. Bệnh nhân không sốt và xét nghiệm cho thấy schistocytes trên kính phết ngoại biên và giảm tiểu cầu trong máu (thrombocytopenia). Vi khuẩn nào đã gây nên bệnh tiêu chảy này? Enterohemorrhagic E.coli (EHEC) tiềm phục trong 3 đến 8 ngày và khởi đầu gây tiêu chảy toàn nước, sau đó đi chảy ra máu với đau bụng gia tăng sau 24 đến 48 giờ. EHEC là vi khuẩn không xâm nhập niêm mạc (noninvasive) và bệnh gây nên bởi vi khuẩn là do Shiga toxin. Thủ phạm là serotype 0157: H7 nhưng những serotype khác cũng có thể sản xuất Shiga toxin. Tiêu chảy do EHEC thường tự giới hạn, kéo dài 1 đến 12 ngày, nhưng có thể gây biến chứng là hội chứng huyết tán tăng urée máu (hemolytic uremic syndrome : HUS) trong 2-7% trường hợp, với tỷ lệ mắc phải cao
  7. nhất ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong do EHEC HUS từ 0 đến 2% nhưng tỷ lệ đã được báo cáo lên cao đến 36% trong 1 đợt bộc phát tại nhà trẻ. 26/ NHIỄM ĐỘC THỨC ĂN DO VI KHUẨN THÔNG THƯỜNG NHẤT Ở HOA KỲ? - Nhiễm trùng bởi Campylobacter jejuni gây đau bụng với tiêu chảy và trong 1/3 trường hợp có tiền triệu giống bệnh cúm trước khi bắt đầu các triệu chứng tiêu hóa. Phần lớn được tìm thấy trong thịt gia cầm sống hoặc không được nấu kỹ, C.jejuny có thể gây nên một hội chứng Guillain Barré hoặc viêm khớp phản ứng (reactive arthritis) trong vòng 12 giờ sau khi bị nhiễm trùng. - Campylobacter jejuni là nguyên nhân dẫn đầu của bệnh vi khuẩn truyền bởi thức ăn ở Hoa Kỳ. Vi khuẩn này thường gây ô nhiễm gà nhiều nhất. Sốt xảy ra nơi 90% bệnh nhân và bạch cầu trong phân (fecal leucocytes) hiện diện trong hơn 75% trường hợp. C.jejuni được phân biệt với các vi khuẩn khác bởi thời gian tiềm phục hơi dài hơn (đến 7 ngày) và ít triệu chứng mửa (12-15% các bệnh nhân).Vào lúc cao điểm của bệnh, bệnh nhân có thể tiêu chảy 10 lần mỗi ngày.
  8. 27/ BỆNH NHIỄM TRÙNG THỨC ĂN NÀO CÓ THỀ CÓ TRIỆU CHỨNG GIỐNG VỚI VIÊM RUỘT THỪA CẤP TÍNH NƠI TRẺ LỚN VÀ NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH? - Nhiễm trùng bởi Yersinia enterocolitica có thể dẫn đến những triệu chứng cấp tính như đau vùng hố chậu phải, sốt cao, nôn mửa và tăng bạch cầu với tiêu chảy nhẹ. Hội chứng này, được gọi là viêm ruột thừa giả (pseudoappendicitis) hay viêm hạch mạc treo (mesenteric adenitis) đã dẫn đến nhiều trường hợp cắt bỏ ruột thừa không cần thiết. - Yersinia enterocolitica là một trực khuẩn gram âm có thể gây sốt, đau bụng quặn, và tiêu chảy 16 đến 48 giờ sau khi ăn. Động vật là ký chủ tự nhiên của Yersinia. Những đợt bùng phát ở Hoa Kỳ được gây ra bởi ruột lợn, sữa và giá đậu bị nhiễm bởi vi khuẩn này. Các triệu chứng có thể kéo dài từ 1 đến 30 ngày. Hiếm có vi khuẩn huyết (bacteremia) nhưng có thể xảy ra nơi những người có yếu tố nguy cơ ( đái đường, hemochromatosis, xơ gan và những bệnh nhân có quá tải sắt ). Sepsis gây bởi Yersinia có tỷ lệ tử vong 50%. 28/ SCOMBROID LÀ GÌ?
  9. - Ngộ độc bởi histamine của cá ( histamine fish poisoning) ( hay scombroid ) được gây nên do sự tạo thành histamine hay amine trong cá ngừ California ( tuna ), cá xanh ( bluefish ), cá thu ( mackerel ), cá marlin ( poisson épieu). Các triệu chứng đỏ bừng mặt ( flushing ), mày đay ( urticaria), chóng mặt và dị cảm ( paresthesia ) xảy ra từ nhiều phút đến nhiều giờ sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm. Hầu hết các trường hợp được tự hạn chế và diphenhydramine và cimetidine có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng. Một số bệnh nhân có thể bị độc tính tương đương với quá mẫn cấp tính ( acute anaphylaxis ) và cần được xử lý tích cực hơn. - Các bệnh nhân bị ngộ độc bởi các độc tố scombroid thường đến phòng cấp cứu một giờ sau khi ăn cá ngừ (thon), cá thu (maquereau).Các triệu chứng ngộ độc giống như sau khi khi ăn phải histamine : khô miệng, đỏ da (flush cutané), cảm giác bỏng trong miệng và họng, nôn, mửa, tiêu chảy, đau bụng quặn, ngứa và nổi mày đay. Có thể có đau đầu. Ban đỏ thường quan trọng ở mặt và ở vài bệnh nhân có thể có co thắt phế quản (bronchospasm). Bệnh lý này là do ăn phải độc tố bền với nhiệt, đuợc sản xuất do sự thoái hóa histadine bởi các vi khuẩn gây nhiễm thịt cá. Có lẽ sự khiếm khuyết về việc đông lạnh là nguyên nhân của quá trình bệnh lý này.
  10. 29/ KÝ SINH TRÙNG NÀO NÊN ĐƯỢC NGHI NGỜ NƠI MỘT NGƯỜI ĐI CẮM TRẠI BỊ TRƯỚNG BỤNG KINH NIÊN VÀ TIÊU CHẢY LUÂN PHIÊN VỚI TÁO BÓN Giardia lamblia gây dịch địa phương (endemic) ở nhiều vùng ở Hoa Kỳ và là ký sinh trùng quan trọng nhất của nước Mỹ. Nhiễm trùng mắc phải do uống nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc từ người này qua người khác (person-to-person contact). Trên toàn bộ dân số có 7% người mang ký sinh trùng ở giai đoạn nang (cystic stage). Thường được điều trị hiệu quả với metronidazole, mặc dầu việc sử dụng thuốc này trong điều trị bệnh nhiễm trùng này không được ưng thuận. 30/ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN NHƯ THỂ NÀO? Cột trụ của điều trị chủ yếu là bù nước (rehydration). Các thuốc làm chậm nhu động (antimotility agents) làm giảm triệu chứng nhưng thường không nên dùng nơi những bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng xâm nhập (sốt, tiêu chảy ra máu, bạch cầu trong phân ), đặc biệt là ở những bệnh nhân nghi nhiễm trùng bởi E.coli 0157 : H7. Điều trị kháng sinh dành cho những bệnh nhân với tiêu chảy xâm nhập (invasive diarrhea) có sốt cao, tiêu chảy ra máu, hoặc bệnh kéo dài hơn một tuần, hoặc bệnh nhân có thai, nhiễm HIV
  11. hoặc bị suy giảm miễn dịch (immunocompromised). Điều trị kháng sinh có thể làm giảm thời gian bệnh và sự phóng thải vi khuẩn. Trong những trường hợp như thế có thể sử dụng fluoroquinolone hoặc trimethoprim - sulfamethoxazole. Ở Hoa Kỳ ít nhất 10% C.jejuni đề kháng với fluoroquinolone, còn ở Thái lan lên đến 84%. Do đó, erythromycin là điều trị chọn lựa cho nhiễm trùng bởi C.jejuni. Đối với các bệnh nhân nghi tiêu chảy ra máu do E.coli 0157 : H7 kháng sinh nên tránh sử dụng bởi vì chúng làm gia tăng nguy cơ mắc phải hội chứng huyết tán tăng urée máu. 31/ CÓ NÊN SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN HAY KHÔNG? Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh tiêu chảy gây tranh cải và kháng sinh không được chỉ định đối với những trường hợp tiêu chảy không xâm nhập niêm mạc (noninvasive diarrhea). Bất cứ kháng sinh nào cũng có khả năng đưa lại sự tăng sinh vượt mức của Clostridium difficile, dẫn tới bệnh viêm đại tràng giả mạc (pseudomembranous colitis). Điều trị kháng sinh bệnh tiêu chảy ra máu (bloody diarrhea) nói chung không được khuyến nghị do sự liên kết giữa hội chứng huyết tán tăng urée máu (hemolytic- uremic syndrome) với nhiễm trùng bởi E.coli 0157 : H7. Những người trưởng thành có bệnh tiêu chảy với thời gian dưới hai tuần, sốt và có bạch
  12. cầu trong phân (fecal keucocyte) hay phân dương tính với Hemoccult có thể được điều trị trong 3 đến 5 ngày với trimethoprim-sulfamethoxazole (1viên, 2 lần mỗi ngày), ciprofloxacin ( 500mg, hai lần mỗi ngày), norfloxacin ( 400mg, hai lần mỗi ngày), levofloxacin (500mg, mỗi lần mỗi ngày) hoặc azithromycin (500mg mỗi lần mỗi ngày) 32/ CÓ NÊN ĐIỀU TRỊ GIẢM TRIỆU CHỨNG BẰNG CÁC THUỐC CẦM TIÊU CHẢY KHÔNG ? Điều trị giảm triệu chứng bằng các thuốc cầm tiêu chảy chỉ được đề nghị cho những bệnh nhân với tiêu chảy không xâm nhập niêm mạc (noninvasive diarrhea) (không có sự hiện diện của bạch cầu trong các kính phết phân). Các bệnh nhân tiêu chảy xâm nhập niêm mạc (invasive diarrhea) có thể phát triển chứng đại tràng do độc tố (toxic megacolon) và tiếp tục thải các vi khuẩn nếu được điều trị bằng các thuốc chống lại nhu động (antimotility drugs). Tuy nhiên, mới đây, loperamide đã được sử dụng một cách an toàn cho tất cả các dạng viêm dạ dày ruột (gastroenteritis), nhưng với diphenoxylate (Lomotil) thì nên tránh trong trường hợp tiêu chảy xâm nhập niêm mạc. >>> more >>> 33/ TÓM TẮT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NGỘ ĐỘC THỨC ĂN . pdf (128KB)
  13. BS NGUYỄN VĂN THỊNH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2