intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngộ độc thuốc gây nghiện ( Nhóm OPI, Heroin và morphin )

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

162
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuốc gây nghiện: thuốc phiện, codein, morphin và heroin rất dễ gây ngộ độc cấp khi xử dụng, đặc biệt ở những người lạm dụng thuốc và phụ thuộc thuốc. Có thể tử vong do suy hô hấp cấp ( ngừng thở, phù phổi cấp ) Một số dẫn chất opi là thuốc giảm đau, giảm ho ( đặc biệt là ho ra máu ) và cầm ỉa chảy, dùng dài ngày có thể gây nghiện. Người bệnh thèm thuốc, tìm mọi cách để có thuốc dùng. Có thuốc lại dùng quá liều sẽ bị ngộ độc cấp. Tiêm chích không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngộ độc thuốc gây nghiện ( Nhóm OPI, Heroin và morphin )

  1. Ngộ độc thuốc gây nghiện ( Nhóm OPI, Heroin và morphin ) Thuốc gây nghiện: thuốc phiện, codein, morphin và heroin rất dễ gây ngộ độc cấp khi xử dụng, đặc biệt ở những người lạm dụng thuốc và phụ thuộc thuốc. Có thể tử vong do suy hô hấp cấp ( ngừng thở, phù phổi cấp ) Một số dẫn chất opi là thuốc giảm đau, giảm ho ( đặc biệt là ho ra máu ) và cầm ỉa chảy, dùng dài ngày có thể gây nghiện. Người bệnh thèm thuốc, tìm mọi cách để có thuốc dùng. Có thuốc lại dùng quá liều sẽ bị ngộ độc cấp. Tiêm chích không vô khuẩn gây nhiễm HIV suy giảm miễn dịch, viêm nội tâm mạc. Điều trị chủ yếu đảm bảo thông khí và thuốc giảm độc naloxon ( Narcan ). Điều trị cai nghiện được đảm bảo an toàn nhất ở các Trung t âm Chống độc. I. Chẩn đoán ngộ độc cấp:
  2. 1) Chẩn đoán xác định: Triệu chứng ngộ độc cấp xảy ra từ 30 - 60 giây sau khi đưa thuốc gây nghiện trên vào cơ thể, người bệnh có cảm giác “ khoái cảm ”, “ êm đềm ” ( đi mây về gió ), sau đó đi vào hôn mê. Các dấu hiệu chủ yếu: - Thở chậm dần rồi ngừng thở, có thể phù phổi cấp, tím - Mất ý thức, đồng tử co nhỏ, mất các phản xạ. - Huyết áp hạ, lạnh do hạ thân nhiệt Trên bệnh nhân trẻ, có vết tiêm trích hay nghi lạm dụng thuốc 2) Chẩn đoán phân biệt: - Hôn mê do uống thuốc ngủ và an thầ n quá liều. - Hôn mê do hạ đường huyết, thường gặp ở người tiểu đường dùng thuốc hạ đường máu quá liều. - Tai biến mạch não. II. Xử trí:
  3. 1) Tại chỗ: - Thổi ngạt 14 - 16 lần/1phút ( nếu ngừng thở ) - ép tim ngoài lồng ngực ( nếu ngừng tim ) - Tiêm naloxon 0,4mg ( bắp hay tĩ nh mạch ). Nhắc lại sau mỗi 5 phút. - Nếu bệnh nhân tỉnh lại, thở được, không tím, đồng tử 3 - 4mm thì thôi. - Nếu bệnh nhân tỉnh, tự thở rồi nhanh đi vào hôn mê lại, thở chậm, yếu, tím, cho lại Naloxon và gọi xe cấp cứu. - Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch 2) Trên xe cấp cứu: - Bóp bóng ambu 14 - 16l/phút, 30% oxy - Hoặc đặt ống nội khí quản thở máy, nếu bệnh nhân có ph ù phổi cấp, cho Lasix 40mg/TM. - Truyền dịch - thuốc vận mạch nếu hạ huyết áp. - Naloxone truyền TM 0,4mg/giờ III. Tại Khoa Cấp cứu và Chống độc
  4. 1) Nếu bệnh nhân thở dưới 10lần/phút, tím, hạ HA, đồng tử co: - Naloxon: 0,4 - 0,8mg TM. Trẻ em 0,2 - - 0,4mg TM Năm phút sau không tỉnh lại có thể cho tiếp lần 2 hay lần thứ 10 cho đến khi có kết quả, giảm dần naloxon. - Naloxon tiếp tục truyền liên tục, duy trì 0,4mg/g iờ ở người lớn và 0,01ng/kg 3 phút ở trẻ em. - Đếm nhịp thở, theo dõi ý thức, huyết áp và đồng tử trong 10giờ. - Thông khí nhân tạo: + Bóp bóng ambu với FiO2 50% + Thở máy không xâm nhập nếu còn nhịp tự thở. + Đặt ống nội khí quản thở máy ( đặc biệt khi phù ph ổi cấp ) trong khoảng từ 1 giờ đến 10giờ + Truyền dịch nâng HA ( có thể dùng thêm thuốc vận mạch ) 2) Nếu bệnh nhân thở > 10lần/phút: - Naloxon 0,4mg tiêm bắp hay tĩnh mạch. - Thở O2 4lít/phút
  5. - Truyền dịch ( glucose 5% ) - Theo dõi nhịp thở, ý thức và huyết áp 15ph/ lần. 3) Theo dõi dấu hiệu thèm thuốc sau dùng naloxone. Đó là: Đồng tử giãn ( vã mồ hôi ), sởn gai ốc, vật vã, run cơ, sôi bụng, nôn, tim nhanh, thở nhanh . . . Cho thêm các thuốc ngủ và an thần, đồng thời lập kế hoạch cai nghiện cho bệnh nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2