Ngõ Nhà Nghèo
lượt xem 4
download
Nó bước ra từ một con ngõ nghèo xác nghèo xơ, ngõ của những khúc đường đèo dốc quanh co len lõi qua từng ngọn đồi trơ con suối vắng. Vùng đất ấy là nơi của những người đi tha phương cầu thực, rời bỏ quê xưa để mong tìm cho mình một vùng đất hứa, gia đình nó nằm trong số đó. Thuở ấy đất vẫn còn hoang vu, chỉ cần phát một bờ ranh sẽ trở thành chủ nhân khu rừng ấy. Ba đi ranh nguyên một quả đồi đâu hơn chục héc ta và nơi đó trở thành...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngõ Nhà Nghèo
- Ngõ Nhà Nghèo
- Nó bước ra từ một con ngõ nghèo xác nghèo xơ, ngõ của những khúc đường đèo dốc quanh co len lõi qua từng ngọn đồi trơ con suối vắng. Vùng đất ấy là nơi của những người đi tha phương cầu thực, rời bỏ quê xưa để mong tìm cho mình một vùng đất hứa, gia đình nó nằm trong số đó. Thuở ấy đất vẫn còn hoang vu, chỉ cần phát một bờ ranh sẽ trở thành chủ nhân khu rừng ấy. Ba đi ranh nguyên một quả đồi đâu hơn chục héc ta và nơi đó trở thành đất sống. Ba làm ăn thất bại thẹn trong lòng bỏ xứ đi. Ngày ở quê, năm 1989 nhà nó cất được cái nhà khang trang đầy đủ hơn hàng xóm một chút. Làm ăn thua lỗ, nhà nước tới phát mãi nhà đâu được nửa giá. Đời ba nó lênh đênh từ đó, đi qua nhiều vùng đất rồi trôi dạt đến đây. Cũng vì cái cơ duyên ấy nên nó hội ngộ cùng cái ngõ nghèo này. Tay trắng lập nghiệp đã tiềm ẩn trong mình những lận đận, bao năm trôi qua vẫn cứ nghèo và nó lớn lên cùng cái nghèo ấy. Con ngõ nằm im lìm theo năm tháng nhìn nó lớn khôn qua hết thời cấp hai, cấp ba
- rồi vào đại học. Ngày ngày đi trong lòng con ngõ ấy, từ bước chân trẻ con bước ngắn bước dài vô ưu, cho tới bước chân thấm đẫm những ưu phiền, nó đi tìm cái chữ, mơ một ngày thành đạt để có thể trở về quê xưa mua lại căn nhà cũ, xây mái nhà thật đẹp nằm giữa triền đồi. Sống ở đây bao năm nó yêu chốn này yêu đến từng cành cây ngọn cỏ và yêu cả những cơn gió lao xao. Hết thời phổ thông, nó đi tìm ước mơ và hoài bão. Thi rớt vào ngành báo chí, như bước chân hụt hẫng khi vừa mới bắt đầu, và nó như kẻ bơi chơi vơi giữa biển chưa biết bấu víu vào đâu. Nó thích làm báo, thời cấp hai có viết, và nó nhận thấy viết báo kiếm tiền thật dễ dàng chỉ cần viết đều tay lại tự do tự tại. Nhưng đời vốn dĩ đâu như mơ! Nó với nghề báo như những kẻ yêu nhau thắm thiết nhưng chưa có duyên nợ ba sinh để có thể nên vợ thành chồng, và rồi nó rẽ sang hướng khác, học du lịch, nhưng niềm đam mê vẫn còn tiềm ẩn sâu trong lòng nó. Xuống Sài Gòn học đại học, dường như đời nó gắng chung với những con ngõ
- nghèo thì phải. Nó cứ thế đi từ cái ngõ nghèo này sang cái ngõ nghèo khác. Xóm trọ nằm trong một ngõ vắng, nơi đó có những người buôn gánh bán bưng: bán hủ tiếu, bán võng, bán đậu hủ, bán bánh mì, bán vé số,… và trăm vạn nghề khác của những khách trọ đến rồi đi như nó. Xóm trọ nghèo nàn lụp xụp nhưng được cái sạch sẽ. Chiều xóm trọ buồn tênh, từng cơn gió lùa chút rác rưởi vào cuối góc tường như gom hết những dơ bẩn vào một góc giữ lại cái sạch chung, như giữ cái sạch chung trong nhân cách mỗi người. Nỗi buồn đó phả lên nét mặt mệt nhoài của chị bán vé số, phả lên tiếng thở dài của một ngày buôn bán ế ẩm, hay chỉ là một ánh mắt ngại ngùng vì tiền nhà qua nữa tháng mà chưa có trả. Phòng nó nằm trên gác, căn gác duy nhất trong xóm trọ, cao ráo và thoáng đãng. Nó ngồi trên có thể quan sát hết mọi vui buồn vươn trên nét mặt từng người. Nó là con bé sinh viên duy nhất trong xóm ấy, và vì những cái duy nhất ấy nên luôn nhận được sự cảm mến yêu thương từ những con người cùng khổ. Nó vẫn hay thích ngồi trên gác nhìn xuống như nhìn xuống từng số phận con người với sự đồng cảm sâu sắc nhất. Nó không biết cụ thể họ ở đâu, nhưng điều nó biết là họ cũng như nó cũng bước ra từ một con ngõ nghèo nào đó, chỉ có cái khác, nó bước ra để đi tìm ước mơ và ước mơ của nó có thế bay xa, còn họ, họ bước ra chỉ để đi tìm nguồn sống cho những nhu cầu đủ ăn đủ mặc rất đổi trần trụi của con người.
- -Hoa, xuống đây chị cho cái bánh trán. -Hoa, ăn bom không xuống anh lấy. -Hoa xuống đây chị cho mấy cũ khoai. …………… Những câu nói ấy vang lên hằng ngày trong xóm mỗi khi đi học về với vẻ mặt bơ phờ vì đói, vì mệt, nó sống trong tình yêu thương của những người nghèo giống nó. Nó nghèo, nhưng ở đây nó nhận ra cái nghèo của vẫn còn cao sang lắm, vì nơi nó bước tới những con ngõ nghèo ấy không phải là một kẻ khố rách áo ôm cùng đinh mạc vận, mà là sự thất cơ lỡ vận của một kiếp người. Ba vun đấp ước mơ đi tìm tri
- thức cho nó để vươn lên sống không thẹn với đời và nó chưa từng sống cảnh “ăn mấm mút giòi” trần ai khổ cực. Một mình trên căn gác trọ hai mươi mét vuông, có đầy đủ bàn ghế, tủ nệm, ti vi, đủ tiện nghi để nó thư thái tâm hồn mà học. Còn những con người nơi đây họ làm ngày nay không biết ngày mai ăn gì, cơm áo gạo tiền làm họ già nua trước tuổi, làm đủ ăn với họ đã là cái mừng cho những ngày bon chen, tương lai mù mịt. -Hoa, em còn tiền cho chị mượn năm chục mua thuốc thằng ku, tối anh lãnh lương về chị trả. -Em còn có ba chục, chị cầm đi. Chị Thu đi lên cầu thang, nhẹ nhàng bước vào phòng, nó ngồi học bài không để ý cho tới khi chị lên tiếng. Trong túi nó hết tiền chỉ còn nhiêu ấy, chị cầm tiền và bước xuống cũng nhẹ nhàng như lúc bước lên, nét mặt u sầu nhưng bước chân lại cố đi nhè nhẹ, bước chân ngại ngần của những người đi nhờ cậy người khác dù việc nhờ nó nhỏ hơn hạt bụi.
- -Hoa, em có tiền cho anh mượn hai chục anh mua đồ ăn cho con bé, mẹ nó đi làm tăng ca chưa về anh không giữ tiền. -Anh cầm năm chục đi. Anh Hiền cầm tiền cảm ơn nó và bước xuống cầu thang, đàn ông nhưng sao anh cũng có bước chân nhẹ nhàng đến thế, không tiếng động. -Bác cho con nợ tiền nhà tới ngày mười lăm con lãnh lương trả, công ty phát lương trể quá! -Ừ, mà mày cứ trể miết. Nó ngồi học bài nghe tiếng vọng lên dưới cầu thang, cửa nhà chủ nhà nằm ngay
- cầu thang lên căn gác của nó, tiếng anh Vũ hẹn tiền nhà. Những cuộc trò chuyện bâng quơ như thế vẫn vang đều trong xóm trọ mỗi ngày. Nó cũng đôi lần hẹn nợ tiền phòng khi má chưa xuống, và cũng đôi lần mượn tiền của một ai đó trong xóm trọ, đời nghèo nhưng dường như ai cũng cuối xuống những nỗi trăn trở khó khăn của nhau mà chia sẽ cảm thông thì phải. Mối nhân duyên sâu đậm nhất ở xóm trọ nghèo này có lẽ là với anh chị Hủ Tiếu. Nó vẫn gọi anh chị bằng cái tên theo đúng đặc điểm nghề nghiệp. Ngày đầu tiên đến đây nó không mấy cảm tình với đôi vợ chồng này, vì thấy ở họ một sự tính toán chi li, ki bo từng đồng một, dẫu biết nghèo nhưng tính kĩ quá thế nó không thích. Và rồi càng ngày nó càng nhận ra sau vẻ bề ngoài lúc nào cũng lắm lemdầu nhớt đen thui đen thít của anh là một tấm lòng rất sạch và ấm. Sau những câu nói không mấy thiện cảm của chị là một trái tim biết yêu thương sâu sắc. Anh chị vào Sài Gòn đã hơn mười năm, từ ngày mua xe hủ tiếu này bán lời dăm ba đồng bạc lẽ không đủ ăn, cho đến hôm nay, anh chị dành dụm cũng được kha khá, số tiền tích lũy lên đến ba bốn trăm triệu. Nhưng cái nghèo đã thắm sâu vào máu, sài đồng tiền vẫn ki cóp từng cắc một, vẫn biết là tiết kiệm mới giàu, nhưng cách tiết kiệm đó có
- chút gì hơi quá trong suy nghĩ của nó. Ngày anh ăn từ sáng, đi mua nhớt tới hai ba giờ chiều mới về ăn rồi ngủ, tối lại ra phụ bán cho chị, mười năm trời ở sài Gòn không hề biết một tô phở vị nó ra sao, chỉ ăn cơm nhà. Nghe chị bảo," anh kẹo lắm", đi xa về chẳng bao giờ mua kẹo bánh cho con, cho nó tiền nó mua gì thì mua, chứ anh mua anh tiếc. Một cách suy nghĩ rất riêng của những người nghèo. Có lẽ thâm tình bắt đầu bằng một tối nó ăn hủ tiếu. -Sao không nấu cơm ăn mà ăn hủ tiếu tối đói sao? -Em hết tiền mua đồ ăn rồi, mốt má mới xuống, ăn hủ tiếu trừ cơm. Chị nấu cho nó tô hủ tiếu mì nhiều gắp đôi và bỏ thêm vài miếng bò viên, nó ăn no căn bụng. Tô hủ tiếu gõ ngon gắp vạn lần món ăn cao lương mĩ vị ở một nhà hàng Tây nào đó. Món ăn của tình người.
- -Chị cho mượn một trăm nè, má xuống trả chị. -Dạ thôi! -Cầm đi, chị “quánh” giờ, ngại gì, má xuống trả chị gấp đôi. Chị vừa cười vừa nói. Nó ngại ngùng đưa tay cầm mà muốn rưng rưng... Nó cảm ơn chị rồi bước về phòng trọ. Gió chớm đông lành lạnh, Sài Gòn bắt đầu chuẩn bị Noel, nhiều nhà đã trang trí cây thông trước ngõ, nhìn những ngọn đèn chớp chớp nó thấy vui. Buổi tối mùa đông ấm áp. Chị như một ngọn đèn nhấp nháygiữa màn đêm. Sau lần ấy bắt đầu nó hiểu tâm tính của anh chị, thấy được tấm lòng sau vẻ bề ngoài có vẻ kĩ tính ấy. Nhưng cũng lạ, xóm trọ lắm người nghèo, chị là típ người kín của nên hầu như không bao giờ cho ai mượn tiền dù là vài chục vậy mà với nó chị cho mượn năm ba trăm, có lúc nó kẹt tiền đóng tiền học những lớp ngoại ngữ,
- mượn ba triệu, bốn triệu gì chị cũng đưa. Nó học ngoại ngữ Anh, Nhật, Hoa …và những thứ linh tinh khác đa số là tiền chị cho mượn rồi má xuống trả lại. Đôi lúc nó hỏi. -Chị không sợ em giựt sao? -Mày giựt mà mày ăn được hết đời thì chị cũng cho mày giựt. Nó thật không hiểu, một người tiếc tiền mua kẹo cho con sao lại dám lấy tiền triệu ra cho nó mượn, và chỉ nó thôi chứ không một ai khác có thể mượn được ở cái xóm trọ thập phương này. Năm năm qua đi, nó ra trường, rồi lại học thêm một cái ngành khác, chị cứ hay hỏi” học gì học miết vậy em” nó lại cười trả lời "em còn thích học". Chị cũng có hai đứa con, một trai một gái học ở quê nhưng nó học dở rồi một đứa bỏ học năm lớp mười vào học sửa điện thoại, một đứa rớt tốt nghiệp rồi vô học hớt tóc, chị cứ
- hay bảo” con chị mà học được chị bán nhà cho nó học chị cũng cam.” Người dưng, nhưng chị cũng góp phần vào xây dựng ước mơ cho nó, dù biết là mượn nợ rồi trả, nhưng có ai không không đem cho một con bé sinh viên nghèo không biết rõ lai lịch, không khéo nửa đêm nó bỏ đi thì tiền mất tật mang chẳng lợi lọc gì. Người với người đôi khi cũng có thứ tình cảm chi chi đó gắn bó lạ lắm và không thể giải thích được. Sự yêu thương quá đôi khi cũng làm người ta khó xử. Có nhiều lúc chị thương nó mà cho nó khúc cá kho, miếng thịt hầm, nhưng hương vị mỗi nơi mỗi khác nó không ăn được, từ chối thì chị giận, nên nó tránh những giờ cơm nhà chị. Và cũng bởi nó là một người ngại phải nợ nần người khác nếu không phải quá cùng cực. Một ngày cuối năm, chủ xóm trọ lấy lại nhà để sửa sang, nó lại chuyển qua một con ngõ nghèo khác, ngõ của những người công nhân áo xanh, lại bước tới và cảm nhận đời ở một khía cạnh khác. Người trong xóm cũ tản ra mỗi người một nơi, chị cũng chuyển đi khi nó về nhà nghĩ tết, và rồi cũng từ đó không còn liên lạc nữa.
- Cũng hơn một năm nó chưa ăn hủ tiếu gõ, hôm nay đi dạy về ngang một xe hủ tiếu mùi thơm ngào ngạt, nó dừng xe gọi một tô, cô bán hàng giọng cũng rặc chất Quảng làm nó nhớ về xóm trọ ngày xưa, không biết giờ chị ở đâu, đã về quê hay vẫn còn lập nghiệp ở Sài Gòn. Lâu lâu đi qua khu ấy, nó vẫn hay nhìn vào những xe hủ tiếu, hy vọng một ngày nào đó có thể kêu lên một tiếng “Chị” khi bất ngờ gặp ở góc vỉa hè với xe hủ tiếu ngày xưa. Nhưng cũng có lúc nó không mong gặp lại chị trong tình huống ấy, vì như thế là chị vẫn còn nghèo, và chị vẫn còn phải vất vã mưu sinh giữa đêm sài gòn hỗn tạp. Từ những con ngõ nghèo đi ra, hy vọng một ngày không còn ai nơi con ngõ ấy nữa. Khó đó! Vậy thì ít đi một chút cũng được! Nó bâng quơ!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Liêu trai chí dị - Phần 80
14 p | 85 | 15
-
Tác phẩm Tắt đèn: Phần 2
74 p | 86 | 11
-
Liêu trai chí dị - Phần 59
8 p | 69 | 10
-
Liêu trai chí dị - Phần 90
5 p | 73 | 8
-
Thành phổ cổ tích St. Petersburg
8 p | 77 | 7
-
Lỗi của tờ tiền polymer
6 p | 59 | 7
-
Xóm Nghèo Ăn Tết Chó
6 p | 67 | 7
-
Một câu chuyện nghẹn lòng
9 p | 77 | 6
-
Dear mine - Tập 1
199 p | 62 | 5
-
Viên Phấn Phù Thủy
10 p | 88 | 4
-
Giấc Mơ Của Anh Chị Hồng Đào
2 p | 81 | 4
-
Những chùa ở Hà Nội có tên bà
4 p | 71 | 3
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 24 (B)
12 p | 62 | 3
-
Chuyện Anh Chị Tôi
2 p | 44 | 2
-
Kỳ quan nổi tiếng thế giới bất ngờ xuất hiện tại Châu Á
3 p | 61 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn