YOMEDIA
ADSENSE
NGOẠI GIAO TRIỀU TỰ ĐỨC (1847 - 1883) - PHẦN 2
76
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Pháp xâm lược miền Bắc Việt Nam Bấy giờ có mấy tên lái buôn Pháp là Jean Dupuis, Millot buôn bán ở Thượng Hải, muốn đưa binh khí, súng đạn vào Bắc Kỳ theo đường sông Hồng, đem lên bán cho bọn quân phiệt nhà Thanh ở Vân Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGOẠI GIAO TRIỀU TỰ ĐỨC (1847 - 1883) - PHẦN 2
- NGOẠI GIAO TRIỀU TỰ ĐỨC (1847 - 1883) - Pháp xâm lược miền Bắc Việt Nam Bấy giờ có mấy tên lái buôn Pháp là Jean Dupuis, Millot buôn bán ở Thượng Hải, muốn đưa binh khí, súng đạn vào Bắc Kỳ theo đường sông Hồng, đem lên bán cho bọn quân phiệt nhà Thanh ở Vân Nam. Nhưng việc làm của chúng không được quan lại nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ cho phép. Jean Dupuis (Giăng Đuy-puy sách sử chữ Hán ghi tên là Đồ Phổ Nghĩa, có sách sử của triều đình Huế, in chữ quốc ngữ, xuất bản năm 1925 lại viết là Từ Phổ Nghĩa) vào Sài Gòn yêu cầu viên thống đốc Pháp ở Nam Kỳ can thiệp, giúp hắn thông thương. Viên thống đốc Pháp nắm được cơ hội, cho ngay viên trung tá hải quân Sénès đem tàu Bourayne ra Bắc Kỳ, vào Quảng Yên, theo sông Hồng nghênh ngang lên Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh xem xét các nơi. Trong thời gian này, Jean Dupuis sang Hồng Công, cùng Millot đem ba chiếc tàu nhỏ là “Hồng Giang", “Lao Kay”, và "Sơn Tây" chở vũ khí cùng các hàng hóa khác vào Quảng Yên. Trên tàu còn có hai người ngoại quốc: một người Anh và một người Trung Quốc. Sử ta viết rằng người Anh này làm quan ở Trung Quốc, tên là Kiều Nhĩ Trì; người Trung Quốc, tên là Lý Ngọc Trì làm tri phủ. Dupuis xin được phép vào cửa Cấm theo đường Hải Dương, Đông Triều, Bắc Ninh tới Hà Nội để lên Vân Nam. Quan nhà Nguyễn ở Quảng Yên báo cáo về triều. Tự Đức cho gửi thư sang Lưỡng Quảng, nhờ Lưỡng Quảng tư tờ hỏi Vân Nam xem như thế nào. Khi có thư trả lời của Vân Nam, sẽ hay. Dupuis không nghe, cứ cho tàu vào Hải Dương, lên đậu ở Hà Nội. Bấy giờ là cuối năm 1872, Dupuis thuê thuyền chở hàng lên Vân Nam. Cá thuyền buôn của Dupuis và Willet có đông thủy thủ có vũ trang. Chuyến đi trót lọt. Cuối năm 1873, chúng chở hàng hóa từ Vân Nam về Hà Nội, đem theo một toán giặc Cờ vàng người Trung Quốc. Tới Hà Nội, Dupuis và mấy người Trung Quốc là Bành Lợi Ký, Quan Tá Đình chở gạo, muối, súng đạn lên bán ở Vân Nam. Quan lại nhà Nguyễn ngăn cản việc này, vì việc buôn bán, chuyên chở hàng lên bán ở Vân Nam chưa được triều đình Huế cho phép. Bọn Dupuis không nghe. Quan nhà Nguyễn ở Hà Nội cho bắt hai Hoa kiều là Bành Lợi Ký và Quan Tá Đình. Sẵn có trong tay nhiều lâu la có vũ trang, Dupuis chống lại quan nhà Nguyễn. Hắn cho người đi bắt quan lãnh binh phòng thành Hà Nội và quan huyện Thọ Xương đem xuống giam dưới thuyền của chúng. Quan nhà Nguyễn ở Hà Nội không dám phản ứng mạnh. Nhưng các sĩ phu yêu nước thì rất bất bình, tìm cách chống lại những hành động gián điệp, cướp phá của bọn Dupuis. Một ông nghè là Lê Đình Diên, làm đốc học Hà Nội đã về hưu, mở trường dạy học, ngày 20 tháng 6 năm 1873, ngăn cản không cho tên Dupuis vẽ cổng thành Hà Nội, bị bọn chúng hành hung. Các văn thân sĩ phu Hà Nội đâu chịu khoanh tay ngồi yên trước thái độ nhu nhược, yếu hèn của bọn quan lại triều đình ở Hà Nội. Cử nhân Ngô Văn Dạng dạy học ở thôn Kim
- Cổ (khoảng phố Hàng Bông Hà Nội bây giờ) đứng ra tổ chức một đội nghĩa quân gồm 300 người, luyện tập quân sự cấp tốc trong một tháng rồi đi trừ diệt bọn thổ phỉ do Dupuis đưa từ Vân Nam sang. Cùng thời gian này, cử nhân Tạ Văn Đình cũng hoạt động chống bọn gián điệp Dupuis. Cuối năm 1873, khi Pháp đem quân ra đánh Hà Nội, chúng bắt ông Tạ Văn Đình, đem giết tại bờ hồ Hoàn Kiếm. Trước những hành động ngang ngược, tàn sát của một nhúm mấy tên thực dân Pháp tại Hà Nội, các quan nhà Nguyễn ở ngoài Bắc và vua tôi nhà Nguyễn tại triều đình Huế cho một phái bộ gồm các ông Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Tăng Doãn vào Sài Gòn nhờ viên thống đốc Pháp ở Nam Kỳ cho người ra giải quyết giúp. Đây là một thứ ngoại giao khờ khạo. Trước đã để thực dân Pháp cướp mất nước ở phía Nam, nay lại tự ý dẫn đường cho chúng đưa quân ra Bắc. Thế làm sao mà không mất nước. 4. Pháp đánh chiếm Hà Nội - chỉ huy quân Pháp Francis Garnies bị giết tại trận - Huế ký hàng ước 1874 Thực dân Pháp từ sau khi chiếm được miền Nam, đã có mưu đồ đánh chiếm miền Bắc, chỉ chờ cơ hội thuận tiện để có thể tiến quân dễ dàng, thành công nhanh chóng. Viên thống đốc Pháp ở Nam Kỳ lúc ấy là Dupré, thiếu tướng hải quân có dã tâm xâm lược miền Bắc từ lâu. Hắn từng đánh điện về Paris cho chính phủ Pháp rằng: "Việc Jean Dupuis ở Bắc Kỳ đã thành công. Cần phải chiếm lấy Bắc Kỳ và giữ con đường thông sang Tàu. Không cần phải viện binh. Thành công rất chắc chắn". Nay Tự Đức và triều đình Huế lại cho người vào yêu cầu thống đốc Pháp ở Nam Kỳ cho người ra xử lý việc Jean Dupuis ở Hà Nội thì thật là dịp may ngoài mơ tưởng của Pháp. Tướng Dupré cho gọi ngay viên đại úy hải quân Francis Garnier đang ở Thượng Hải về Sài Gòn nhận lệnh và kế hoạch ra Hà Nội. Hối hả thực hiện mưu đồ xâm lược miền Bắc, Garnier chỉ đem mấy chiếc tàu nhỏ và 170 lính ra Đà Nẵng, rồi lên cửa Thuận An, nghỉ lại đây mấy hôm để chờ phái viên của triều đình Huế cùng đi. Ra tới Hải Dương, bọn Garnier nghỉ ở Kẻ Sặt, cho người cầm thư lên Hà Nội báo cho Jean Dupuis biết. Nhận được thư, Dupuis cho đem chiếc tàu "Mạn Hảo" đi đón Garnier lên Hà Nội. Ngày 5 tháng 11 năm 1873, Garnier t ới Hà Nội. Các quan nhà Nguyễn là khâm mạng Nguyễn Tri Phương, bố chính Vũ Đường, lãnh binh Nguyễn Đăng Nghiễm đều có mặt nơi đón tiếp Garnier. Hắn ngang ngạnh, đòi đem quân vào đóng trong thành. Các quan nhà Nguyễn không đồng ý phải nói mãi hắn mới chịu đóng quân ở Trường Thi. Tại đây, Garnier cho người đi đón Puginier giám mục đạo Giê-su ở Kẻ Sặt (Cẩm Bình, Hải Hưng ngày nay) lên làm phiên dịch và viết thông cáo với nhân dân Hà Nội: "Bản chức - tức Garnier ra Hà Nội để dẹp yên giặc giã và mở mang việc buôn bán". Garnier đưa thư cho Nguyễn Tri Phương trách: các quan Nam triều làm ngăn trở việc buôn bán của Jean Dupuis, cho nên vì sự văn minh và quyền lợi của nước Pháp, quân Pháp ra khai thông việc buôn bán ở Bắc Kỳ, triều đình Huế và quan lại ở Bắc Kỳ không muốn cũng không được.
- Phía nhà Nguyễn lúng túng, không biết xử trí như thế nào. Nửa thảng sau khi tới Hà Nội, tới ngày 20 tháng 11 năm 1873 (âm lịch là 15 tháng 10 năm Quý Dậu), Garnier đột ngột nổ súng đánh thành. Chúng phá cửa đông nam. Nguyễn Tri Phương và con trai là phò mã Nguyễn Lâm vừa từ Trung Bộ ra thăm tha, cùng đem quân chống giữ cửa đông nam. Nhưng hai cha con không giữ được. Nguyễn Lâm bị giặc bắn chết. Nguyễn Tri Phương bị giặc bắn trọng thương. Giặc Pháp tiến vào chiếm thành, bắt Nguyễn Tri Phương và quan Khâm phái Phan Đình Bình đưa xuống tàu của chúng. Nguyễn Tri Phương lúc đó đã ngoài 70 tuổi, không chịu để cho giặc cứu chữa vết thương và nhịn ăn mà chết. Garnier một mặt tổ chức ngụy quyền tại Hà Nội, một mặt cho quân đánh chiếm thêm mấy tỉnh. Ngày 15 tháng 10 âm lịch, quân Garnier đánh lấy tỉnh Hải Dương, ngày 16 tháng 10 lấy tỉnh Ninh Bình, ngày 21 lấy tỉnh Nam Định. (Ba ngày âm lịch là theo sách Quốc triều chánh biên toát yếu của triều đình Huế.) Được tin quân Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Bắc, triều đ ình Huế phải tính việc đối phó. Việc đầu tiên là cho Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường làm chánh và phó sứ vào Nam thương thuyết với thống đốc Pháp ở Sài Gòn về hành động của Garnier. Việc thứ hai là cho Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp, Trương Gia Hội cùng hai cố đạo người phương Tây là giám mục Bình (Mgr Sohier), linh mục Đăng (Dangelzer) ra Hà Nội điều đình với Pháp. Việc thứ ba là lệnh cho ông Hoàng Kế Viêm ở Sơn Tây làm tiết chế quân vụ, phòng giữ các nơi ngoài Bắc. Lúc này, ông Hoàng Kế Viêm đã liên kết với đội quân Cờ đen do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy, hoạt động ở lưu vực sông Hồng, miền tây bắc Việt Nam. Tự Đức phong Lưu Vĩnh Phúc làm đề đốc để cùng quan quân nhà Nguyễn chống Pháp. Quân Lưu Vĩnh Phúc đã đánh tập kích quân Pháp nhiều lần. Trong khi tại Hà Nội, về mặt ngoại giao, các ông Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp đương thương thuyết với Garnier, thì quân Nguyễn và quân Cờ đen từ phía Sơn Tây xuống đánh Hà Nội. Ngày 21 tháng 12 năm 1873, t ức một tháng sau khi quân Pháp chiếm đóng Hà Nội, Garnier đem quân tiến lên phía Sơn Tây để đánh quân Cờ đen, nhưng mới đi tới Cầu Giấy thì quân Pháp đã bị quân Cờ đen đặt phục binh, đánh cho tan tác. Francis Garnier bị giết chết tại trận. Ở Sài Gòn, khi được tin Garnier đánh chiếm Hà Nội, thống đốc Pháp Dupré cho viên đại úy hải quân Philastre (sách sử chữ Hán của triều Nguyễn viết là Hoắc Đạo Sinh) đi cùng Nguyễn Văn Tường, phó sứ của triều đình Huế, ra giải quyết các việc ở ngoài Bắc. Hai người ra tới cửa Cấm (Hải Phòng) ngày 5 tháng 11 âm lịch thì được tin Francis Garnier cùng mấy tên trung úy, thiếu úy chỉ huy quân Pháp đã bị quân Nguyễn giết tại trận. Hai người lên ngay Hà Nội xem xét tình hình, rồi vào Sài Gòn để thương thuyết cùng viên thống đốc Pháp. Trước những sự việc đã xảy ra ở Hà Nội, Garnier và toán quân Pháp phải bỏ mạng, thống đốc Pháp ép triều đ ình Huế phải ký một hàng ước, đền bù những thiệt hại của Pháp. Ngày 27 tháng giêng năm Giáp Tuất (1874) hai ông Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường thay mặt triều đình Huế cùng tướng Pháp Dupré ký hoà ước mới, thường gọi là hoà ước năm Giáp Tuất gồm 22 điều khoản, trong đó có những điều khoản chính như sau (Lược theo bản ghi chép trong sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim.):
- Điều II - Tổng thống Pháp thừa nhận quyền độc lập của nước Nam, vua nước Nam không phải thần phục nước nào khác và khi vua nước Nam cần việc gì để đánh giặc, nước Pháp sẵn lòng giúp, không yêu cầu điều kiện gì. Điều III - Vua nước Nam phải cam đoan tuân thủ chính sách ngoại giao của nước Pháp. Chính sách ngoại giao ấy như thế nào phải theo như thế không được thay đổi . Tổng thống nước Pháp tặng vua nước Nam: - 5 chiếc tàu có vũ trang. - 100 khẩu súng đại bác, mỗi khẩu có 200 viên đạn . - 1 000 khẩu súng tay và 5.000 viên đạn. Điều IV - Tổng thống nước Pháp hứa cho võ quan sang giúp vua nước Nam luyện tập thủy binh, bộ binh, cho các kỹ sư sang dạy mọi việc và cho những người giỏi tài chính sang tổ chức các việc thuế má, thương chính... ĐiềuV - Vua nước Nam phải nhường đứt hẳn đất đai sáu tỉnh Nam Kỳ cho nước Pháp . Điều IX - Vua nước Nam phải để cho các giáo sĩ được tự do đi giảng đạo và để dân tự do theo đạo. Điều XI - Vua nước Nam phải mở cửa Thị Nại (Quy Nhơn), cửa Ninh Hải (Hải Phòng), thành Hà Nội và sông Hồng cho ngoại quốc vào buôn bán. Điều XIII - Nước Pháp được quyền đặt lãnh sự ở các cửa biển và các thành thị đã mở cho người ngoại quốc vào buôn bán. Điều XV - Người nước Pháp và các người nước ngoài có giấy thông hành của lãnh sự Pháp và có chữ phê chuẩn của quan Việt Nam thì được phép đi thăm các nơi trong nước. Điều XVI - Người nước Pháp và các người nước ngoài có điều gì kiện tụng tại Việt Nam, thì do lãnh sự Pháp xét xử. Điều XX - Sau khi hoà ước này đã ký, tổng thống nước Pháp sẽ đặt sứ thần ở Huế để chiếu theo những điều đã giao ước mà thi hành. Vua nước Nam cũng được quyền đặt sứ thần ở Pari và Sài Gòn. Hoà ước Giáp Tuất này buộc triều đình Huế phải công khai chấp nhận Sài Gòn và sáu tỉnh Nam Kỳ không còn là của Việt Nam mà là đất đai của Pháp, mặc dầu nước Pháp ở cánh xa Nam Kỳ hàng vạn dặm. Hoà ước còn trao cho Pháp một quyền rất quan trọng là Pháp được đặt lãnh sự ở các cửa biển, các thành thị và lãnh sự Pháp có quyền cấp giấy thông hành cho các người nước ngoài đi xem xét khắp nước Việt Nam. Với hoà ước này,
- triều đình Huế trao gần hết chủ quyền ở miền Bắc cho thực dân Pháp. Đầu năm 1874, ngay sau khi ký ho à ước, Tự Đức lệnh cho các quan cơ mật và các quan thương bạc (ngoại giao) vẽ hai bản đồ Việt Nam; một bản đưa nhà vua ngự lãm, một bản đưa cho "Pháp soái", tức viên thống đốc Pháp ở Nam Kỳ. Giữa năm 1874, triều đình Huế cho thượng thư Bộ Hình là Nguyễn Văn Trường và thị lang Bộ Lại là Nguyễn Tăng Doãn thảo luận và ký thương ước với Pháp. Nội dung chủ yếu của thương ước là cho Pháp đặt lãnh sự và mở phố buôn bán ở Hà Nội. Ngày 20 tháng 7 năm Giáp Tuất, tức 31 tháng 8 năm 1874, thương ước lập xong. Về sau, thương ước có bổ sung thêm là cho Pháp tiếp tục đặt lãnh sự và mở phố buôn bán ở một số địa phương khác trong nước, cho Pháp được có quân đóng ở lãnh sự quán, được lập sở thương chính tại Hải Dương năm 1875, tại Quy Nhơn năm 1876. Tại Hà Nội, từ giữa năm 1874, triều đ ình Huế lo tổ chức nơi ăn, nơi ở cho quân Pháp. Tháng tám âm lịch, Tự Đức cho Nguyễn Tăng Doãn ra xem xét địa thế các vùng ngoại thành Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng để lấy chỗ cho Pháp đóng quân. Tại Hà Nội, pháp lấy khu Đồn Thủy ở bờ sông Hồng làm khu nhượng địa để chúng xây dựng trại lính, các dinh thự và các nhà làm việc của bọn lãnh sự Pháp. Theo thương ước ngày 31 tháng 8 năm 1874, khu nhượng địa rộng 2 héc-ta, nhưng Pháp lấn dần, chỉ một năm sau, nhượng địa đã rộng tới 18 héc-ta, Pháp đặt tên là khu "Nhượng địa" (Concession). Trong năm 1876, lãnh sự Pháp tại Hà Nội hai lần xin phép triều đình Huế đi lên các miền núi đông bắc và tây bắc nước ta mục đích để thăm dò, thám thính, chuẩn bị thực hiện mưu đồ xâm lược lên các miền này.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn