intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngôi bất thường (Kỳ 3)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

117
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Đại cương Ngôi trán là ngôi mà phần trán trình diện trước eo trên- là ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi mặt, nghĩa là ngôi đầu cúi không tốt hoặc ngửa không tốt. Mốc của ngôi trán là gốc mũi. Tỉ lệ thường gặp khoảng 1-2/1000 các ca đẻ. Đây là ngôi thai bất thường, không thể đẻ đường âm đạo được vì đường kính của ngôi là thượng chẩm - cằm (13,5 cm) không lọt được qua đường kính chéo của eo trên (12 - 12,5 cm), trừ khi thai quá nhỏ, khung chậu bình thường,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngôi bất thường (Kỳ 3)

  1. Ngôi bất thường (Kỳ 3) NGÔI TRÁN 1. Đại cương Ngôi trán là ngôi mà phần trán trình diện trước eo trên- là ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi mặt, nghĩa là ngôi đầu cúi không tốt hoặc ngửa không tốt. Mốc của ngôi trán là gốc mũi. Tỉ lệ thường gặp khoảng 1-2/1000 các ca đẻ. Đây là ngôi thai bất thường, không thể đẻ đường âm đạo được vì đường kính của ngôi là thượng chẩm - cằm (13,5 cm) không lọt được qua đường kính chéo của eo trên (12 - 12,5 cm), trừ khi thai quá nhỏ, khung chậu bình thường, hoặc ngôi trán cao lỏng cúi thêm để biến thành ngôi chỏm hoặc ngửa thêm để biến thành ngôi mặt trong chuyển dạ, dưới sức đẩy của cơn co tử cung.
  2. Người ta cũng coi ngôi thóp trước là một loại ngôi trán đặc biệt. Có thể gọi ngôi thóp trước là ngôi trán hơi cúi, thóp trước trình diện trước eo trên, tiên lượng và cách xử trí giống ngôi trán. 2. Nguyên nhân: Ngôi trán thường là thứ phát, có những yếu tố thuận lợi gây ra ngôi trán trong khi chuyển dạ như sau: * Về phía mẹ: con rạ đẻ nhiều lần, cơ tử cung nhão; tử cung lệch trục; khung chậu dẹt. Ngôi trán gặp nhiều ở con rạ hơn con so. * Về phía thai và phần phụ của thai: thai to, đầu dài; rau tiền đạo; dây rau ngắn, quấn cổ; đa ối. 3. Triệu chứng, chẩn đoán 3.1. Trong khi có thai: không thể chẩn đoán được ngôi trán vì ngôi trán chỉ xảy ra khi đã chuyển dạ. 3.2. Trong khi chuyển dạ: * Chẩn đoán xác định: - Nhìn không thấy gì đặc biệt.
  3. - Nắn cực dưới tử cung có thể thấy đầu cúi không tốt, sờ thấy bướu chẩm và rãnh gáy. - Thăm âm đạo khi cổ tử cung đã mở, ối đã vỡ, ngôi xuống thấp cho phép chẩn đoán xác định: + Sờ thấy trán ở giữa tiểu khung, có đường khớp giữa 2 xương trán, ở đầu trên là thóp trước với hình trám, đầu dưới là 2 hố mắt, gốc mũi và 2 lỗ mũi, có thể sờ được tới hàm trên nhưng không sờ thấy mồm và cằm thai nhi. + Không sờ thấy thóp sau. * Chẩn đoán thế, kiểu thế: - Chẩn đoán thế: dựa vào mốc của ngôi ở bên trái hay bên phải của khung chậu. Mốc của ngôi là gốc mũi (không bao giờ bị phù nề), đối diện với lưng. Do đó, khi sờ nắn thấy lưng bên nào thì thế ở bên đối diện. - Chẩn đoán kiểu thế: dựa vào mốc của ngôi ở nửa trước hay nửa sau của khung chậu để chẩn đoán kiểu thế, có 4 kiểu thế lọt theo thứ tự thường gặp là: + Mũi - chậu - trái - trước (M.C.T.T). + Mũi - chậu - phải - sau (M.C.P.S). + Mũi - chậu - phải trước (M.C.P.T).
  4. * Chẩn đoán phân biệt: - Với ngôi chỏm: trong ngôi chỏm sẽ sờ thấy thóp sau hình tam giác, không sờ được gốc mũi. - Với ngôi mặt: trong ngôi mặt sờ thấy cả trán, gốc mũi, mồm và cằm (mốc của ngôi), còn trong ngôi trán có thể sờ được từ trán tới hàm trên nhưng không bao giờ sờ thấy miệng và cằm thai nhi. - Với ngôi thóp trước: là ngôi trán hơi cúi, mốc của ngôi là thóp trước; do gốc mũi ở gần bờ của khung chậu nên chỉ có thể sờ được thóp trước, trán, gốc mũi mà không sờ được tới hàm trên. 4. Cơ chế đẻ ngôi trán * Khi thai đủ tháng, trọng lượng thai trung bình hoặc thai to, ngôi trán không thể đẻ được đường âm đạo vì đường kính của ngôi quá lớn (thượng chẩm - cằm 13,5 cm) không lọt qua eo trên được, phải mổ lấy thai. * Khi trọng lượng thai rất nhỏ, khung chậu bình thường, ngôi trán có thể đẻ được đường âm đạo nhưng khó khăn hơn ngôi chỏm. Vì vậy cần nghiên cứu cơ chế đẻ ngôi trán trong trường hợp này.
  5. Do các đường kính lọt của đầu thai to hơn các đường kính của eo trên nên muốn lọt được đầu thai nhi phải lọt không đối xứng, hoặc là đầu cúi hơn để cho bướu chẩm lọt trước và khối mặt lọt sau hoặc ngược lại. Nếu lọt được, xuống và quay cũng rất chậm và khó khăn. Khi mũi đã ở bờ dưới khớp mu, chẩm ở trong hõm xương cùng, thai bắt đầu sổ. Cơ chế sổ ngôi trán gần giống cơ chế sổ chẩm-cùng trong ngôi chỏm (đầu phải cúi rồi ngửa). Khi hàm trên cố định ở dưới khớp mu, đầu cúi dần để các phần mũi, trán, thóp trước, chẩm, hạ chẩm lần lượt sổ ra ngoài. Sau đó đầu phải ngửa dần để miệng và cằm sổ ra khỏi khớp mu. Khi sổ dễ gây rách tầng sinh môn, vì vậy cần cắt nới rộng tầng sinh môn trước khi thai sổ. Sau sổ, kiểm tra thai thường thấy có hiện tượng uốn khuôn rất nhiều, trán nhô cao và đầu dài theo đường kính chẩm-cằm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2